Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dinh dưỡng cho trẻ bệnh tim potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.89 KB, 8 trang )

Dinh dưỡng cho trẻ bệnh tim

Hầu hết trẻ có bệnh
tim thường bị suy dinh
dưỡng, suy kiệt, rất
khó tăng cân,điều này
ảnh hưởng nhiều đến
việc phẫu thuật tim
của trẻ. Vậy làm thế
nào để nuôi trẻ cho đủ
dinh dưỡng, tăng cân
tốt để được phẫu thuật sớm? Muốn làm được
điều này, các bậc cha mẹ cần biết những điều
dưới đây.

1- Tại sao trẻ có bệnh tim thường bị suy dinh
dưỡng, suy kiệt và rất khó tăng cân? Bởi vì trẻ
bệnh tim có những đặc điểm sau:


- Hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có
những xáo trộn khiến trẻ không hấp thu được các
chất ăn vào.

- Trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh ở đường
tiêu hóa-gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được
thức ăn.

- Trẻ bị suy tim nên khó thở, ăn uống và bú rất
kém.


- Chế độ ăn thường phải kiêng khem (ví dụ trẻ lớn
phải ăn lạt, không nêm mắm muối) khiến trẻ ăn không
ngon miệng và chán ăn.

- Trẻ bệnh tim thường phải tiêu hao rất nhiều
năng lượng do trẻ phải thở nhanh vì bị suy tim, do trẻ
thường xuyên bị sưng phổi, sốt.

2- Hệ thống tiêu hóa-gan mật của trẻ bệnh tim
thường có những xáo trộn gì?

- Thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản,
làm viêm thực quản khiến trẻ thường xuyên bị ói
mửa, bú ăn kém.

- Khi trẻ bị suy tim, tim sẽ bóp yếu, nên bơm
không đủ máu đến ruột, tụy, gan mật, khiến những cơ
quan này không thể hoạt động hiệu quả để hấp thu
thức ăn ăn vào. Điều này khiến trẻ hay bị đau bụng,
dễ đi tiêu chảy, đi tiêu phân sống.

- Những trẻ bị suy tim mãn nặng, có thể bị xơ
gan, khiến cho khả năng chuyển hóa thức ăn giảm đi
rất nhiều.

3- Những dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa đi
kèm với tật tim bẩm sinh thường là những tật
nào?

- Dị dạng hậu môn, trực tràng.


- Teo hoặc hẹp tá tràng thường đi kèm với thông
liên thất, còn ống động mạch, kênh nhĩ thất.

- Thoát vị rốn thường đi kèm với thông liên thất,
tứ chứng Fallot, thất phải hai đường ra.

4- Nuôi dưỡng trẻ có bệnh tim thế nào để trẻ
tăng cân tốt và không bị suy dinh dưỡng?

Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi
bữa bú hoặc ăn không khác gì so với trẻ bình thường.
Tuy nhiên, do những đặc điểm của hệ tiêu hóa gan
mật của trẻ bệnh tim, được nêu ở phía trên, khi nuôi
trẻ có bệnh tim các bậc cha mẹ cần chú ý các điểm
sau:

* Về thành phần dinh dưỡng

- Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những
loại sữa có năng lượng cao, những thực phẩm giàu
năng lượng thường là chất béo. Điều này giúp cho số
lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi
nhưng trẻ được cung cấp một năng lượng cao hơn
bình thường, giúp trẻ chóng tăng cân. Tuy nhiên do
ruột của trẻ có bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc
tim bẩm sinh tím, thường có khả năng hấp thu thức
ăn kém, nên khi ăn hoặc bú những thức ăn hoặc sữa
giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường
hợp này cần giảm bớt những thứ này lại.


- Trẻ bị suy tim phải ăn lạt (không nêm mắm
muối), như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể
dễ chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích.
Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không hiểu nên
nếu cho trẻ ăn lạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong
những trường hợp này có thể cho trẻ ăn bình thường
và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm thuốc.

- Trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi cảm
thấy khát, trẻ nhỏ còn bú sữa chỉ cần bú sữa đầy đủ
là đủ nước.

- Những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như Lasix
(furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm
những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu
đủ, nước dừa,…

* Về cách cho trẻ ăn hoặc bú

- Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ
lên, tránh ọc ói, hít sặc.

- Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó
tiêu nên sẽ dễ bị ói. Chia bữa ăn hoặc số lần bú ra
nhiều lần hơn so với bình thường.

- Trong lúc trẻ bệnh nặng có thể không bú hoặc
ăn được, bác sĩ sẽ đặt ống thông vào dạ dày giúp
đưa thức ăn vào đường tiêu hóa.

HƯỚNG DẪN NUÔI DƯỠNG TRẺ
TRẺ DƯỚI 6 THÁNG
·Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn,
TRẺ TỪ 6 ĐẾN 12
THÁNG
bất cứ khi nào trẻ muốn, cả
ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần
mỗi ngày.
·Đối với trẻ 4-6 tháng tuổi,
chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy
trẻ:
-Vẫn còn đói sau mỗi lần bú
-Không tăng cân như bình
thường
·Cho trẻ ăn 1 đến 2 bữa
bột, đặc dần, với đầy đủ
thành phần giống như bột
của trẻ 6-12 tháng tuổi
·Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn
đêm, bất cứ khi nào trẻ
muốn.
·Cho trẻ ăn dặm các thức ăn
giàu chất dinh dưỡng, với
đầy đủ thành phần trong 4 ô
vuông thức ăn
·Cho trẻ ăn dặm
-3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn
bú mẹ
-5 bữa mỗi ngày nếu trẻ
không còn bú mẹ

-Mỗi bữa ¾ đến 1 chén (bát)
các thức ăn này
·Cho trẻ ăn thêm các loại
hoa quả sẵn có ở địa
phương như chuối, đu đủ,
cam, xoài,
TRẺ TỪ 12 THÁNG ĐẾN TRẺ 2 TUỔI VÀ LỚN
2 TUỔI
·Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất
cứ lúc nào trẻ muốn.
·Cho trẻ ăn dặm các thức ăn
giàu chất dinh dưỡng, với
đầy đủ thành phần trong 4 ô
vuông thức ăn
·Cho trẻ ăn dặm
-3 – 5 bữa mỗi ngày
-Mỗi bữa 1 đến 1 chén (bát)
rưỡi các thức ăn này
·Cho trẻ ăn thêm các loại hoa
quả sẵn có ở địa phương như
chuối, đu đủ, cam, xoài,
·Không cho trẻ bú bằng
bình sữa mà cho trẻ uống
bằng ly và muỗng
HƠN
·Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia
dình, ăn các thức ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng trong 4 ô
vuông thức ăn
·Xen giữa các bữa chính nên

cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa
phụ là sữa, bánh, …
·Cho trẻ ăn thêm các loại
hoa quả sẵn có ở địa
phương như chuối, đu đủ,
cam, xoài,

×