Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các trung tâm phòng chống HIV AIDS tuyến tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.83 MB, 214 trang )

Bộ y tế
Cục phòng, chống hiv/aids

đánh giá thực trạng
Và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, năm 2008

Chủ nhiệm đề tài: TS. Dơng Quốc Trọng
Cơ quan thực hiện: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế

7504
07/9/2009

Hà Nội, 2008


Xây dựng đề tài nghiên cứu:
Cục Phòng, chống HIV/AIDS –Bộ Y tế
Nhóm chuyên gia kỹ thuật về M&E CTPC HIV/AIDS quc gia
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Dơng Quốc Trọng
Tham gia nghiờn cu:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long
Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính
Thạc sĩ Chu Quốc Ân
Tiến sĩ Nguyễn Đắc Vinh
Thạc sĩ Phan Thị Thu Hơng
Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm
Cử nhân Lê Anh Tuấn
Bác sĩ Đặng Đôn Tuấn


Tiến sĩ Trần Văn Sơn
Thạc sĩ Hoàng Đình Cảnh
Bác sĩ Võ Hải Sơn
Bác sĩ Nguyễn Việt Nga
Thạc sĩ Nguyễn Đức Huy
Thạc sĩ Nguyễn Quang Khải
Cử nhân Lê Tống Giang
Cử nhân Bùi Thu Trang


Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn lÃnh đạo chính quyền địa phơng các tỉnh,
Đơn vị phòng chống HIV/AIDS các tỉnh đà tham gia cung cấp thông tin cho
nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành
thu thập số liệu nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ các Trung tâm và đơn vị phòng chống
HIV/AIDS 14 tỉnh Lai Châu, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An,Quảng
trị Khánh Hòa, Quảng NgÃi, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long
An,Tiền Giang đà hợp tác chặt chẽ và tham gia tích cực vào nghiên cứu.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các chuyên gia đà tận
tình hớng dẫn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đà đóng góp nhiều
ý kiến quý báu cho nghiên cứu hoàn thiện.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2008


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

BCC
BCS
BLTQĐTD
BKT
BTBC
CBYT
CCVC
CLB
ĐHYTCC
ĐTNC
GDVĐĐ
GMD
GSTĐ
HC-TH

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm HIV
Truyền thông thay đổi hành vi
Bao cao su
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bơm kim tiêm
Bạn tình bất chợt
Cán bộ y tế
Cơng chức, viên chức
Câu lạc bộ
Đại học Y tế công cộng
Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục viên đồng đẳng
Gái mại dâm
Giám sát trọng điểm
Hành chính – Tổng hợp


H§C§

Huy động cộng đồng

HIV

Tên virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

KHTC

Kế hoạch Tài chính

NCMT
Nghiện chích ma túy
NTLTQĐTD Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
NVQS
Nghĩa vụ qn sự
NXB
Nhà xuất bản
PTTH
Phổ thơng trung học
PVS
Phỏng vấn sâu
QHTD
Quan hệ tình dục
SKSS
Sức khỏe sinh sản
STDs
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

SYT
Sở y tế
TCMT
Tiêm chích ma tuý
THCN
Trung học chuyên nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
TTGDTT
Thông tin giáo dục truyền thơng
TTPC
Trung tâm phịng chống
TTYT
Trung tâm y tế
TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
YTDP
Y tế dự phòng
UBND
Ủy ban nhân dân
UNAIDS
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
WB
Ngân hàng thế giới


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Thực hiện cam kết trong cơng tác phịng, chống đại dịch HIVAIDS của
Đảng, Chính phủ Việt Nam trong “chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Phòng,
chống HIVV/AIDS phát triển và tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu, đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các Trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh” trong thời gian từ đầu năm 2007 đến tháng
9/2008. Đây là nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và
định tính. Tiến hành điều tra trên tồn bộ 64 tỉnh thành. Công cụ thu thập số liệu là
bảng thu thập thông tin cơ bản của 64 tỉnh thành, bảng hỏi định lượng và bảng
hướng dẫn phỏng vấn sâu được sử dụng điều tra tại 14 tỉnh, thành phố đại diện cho
7 vùng địa lý trên toàn quốc, đã được chọn ngẫu nhiên, nhằm bổ sung các thông
tin liên quan đến chiến lược đầu từ cơ sở hạ tầng, nhân lực và chun mơn của hệ
thống phịng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số
vấn đề sau:
Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS: Hệ thống văn bản
hướng dẫn thành lập hệ thông phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh đã khá đầy đủ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và xây dựng hệ thống Trung tâm phịng,
chống HIV/AIDS tuyến tỉnh mang tính ổn định và bền vững; Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS tuyến đã được thành lập ở hầu hết các tỉnh, tạo thuận lợi cho
việc quản lý, triển khai các chương trình phòng chống HIV/AIDS theo chiều sâu
và tránh được sự chồng chéo.
Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo: Số lượng cán bộ biên chế tham gia
cơng tác phịng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố thiếu rất nhiều so với nhu
cầu (50%); Thiếu các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu như tiến sĩ, thạc sỹ, bác
sĩ tốt nghiệp chuyên ngành về y tế cơng cộng và y học dự phịng (chỉ có 8,2% trên
đại học nhưng phần lớn lại làm cơng tác quản lý như lãnh đạo trung tâm). Số cán
bộ có trình độ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao trong hàng ngũ cán bộ trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh (39,26%); Đào tạo theo chương trình mục
tiêu quốc gia chủ yếu tập trung về công tác truyền thơng thay đổi hành vi và điều
trị ARV cịn lại chương trình giám sát, đánh giá, can thiệp giảm tác hại cán bộ
chưa được đào tạo nhiều; Các cán bộ làm cơng tác phịng, chống HIV/AIDS đều
có nhu cầu cao về đào tạo nâng cao năng lực, tập chung chủ tập trung ở 2 nhóm

ngăn hạn (<3 tháng) và trung hạn (<12 tháng). Với thực trạng thiếu cán bộ tại các


đơn vị phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố hiện nay thì nhu cầu đào tạo
chun sâu chun mơn với thời gian dài trên 12 tháng là không nhiều.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: Phần lớn các TTPC HIV/AIDS còn phải
mượn tạm nhà của đơn vị khác làm trụ sở (66,6% còn mượn tạm, ở nhờ). Còn
nhiều TTPC HIV/AIDS vần còn làm việc trong nhà đã xuống cấp cần sửa chữa
(15,87%); Trang thiết bị theo khoa phòng đều chưa đủ số lượng để đáp ứng nhu
cầu công việc theo tứng lĩnh vực chuyên môn.
Một số vần đề liên quan đến hoạt động chuyên môn: Hệ thống văn bản nhà
nước về hướng dẫn thực hiện theo các chương trình hành động chưa được nhiều
cán bộ tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh biết đến và sử dụng. Công tác
đào tạo chun mơn theo từng chương trình hành động cho các cán bộ làm cơng
tác phịng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh đã được triển khai nhưng chưa đủ so với
địi hỏi cơng việc (77,0% có nhu cầu đào tạo nâng cao chuyên môn). Đặc biệt hoạt
động lập kế hoạch, giám sát-đánh giá và can thiệp giảm tác hại và điều trị chưa
chưa đáp ứng được yêu cầu chương trình; Mạng lưới xét nghiệm cịn rất mỏng,
chưa đáp ứng được đỏi hỏi cơng tác xét nghiệm khẳng định, nhiều tỉnh vẫn còn
phải gửi mẫu đến các viên khu vực và tỉnh khác để làm.
Trong nghiên cứu này cũng không tránh khỏi một số sai số có thể xảy ra.
Để tránh và hạn chế sai số một cách tối đa, chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp
như kiểm chéo thông tin với các báo cáo định kỳ khác của tuyến tỉnh, gọi điện
kiểm tra một số thông tin bất thường trong báo cáo, bảng thu thập thông tin, phỏng
vấn khuyết danh, đối tượng phỏng vấn chấp thuận tham gia nghiên cứu một cách
tự nguyện, tập huấn kỹ điều tra viên, kiểm tra các thông tin theo từng buổi phỏng
vấn. Nghiên cứu này cũng góp phần xây dựng một bức tranh tồn cảnh về hệ
thống phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, giúp cho Bộ Y tế, các những nhà
hoạch định chính sách đưa ra các quyết định dự phòng, can thiệp phòng chống
HIV/AIDS có hiệu quả cao, bên cạnh đó nghiên cứu này cũng có thể là tài liệu

tham khảo cho các nghiên cứu khác liên quan đến hệ thống phòng, chống
HIV/AIDS.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 4
1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống PC HIV/AIDS Việt Nam.. 11
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 24
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 24
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 26
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 26
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu........................................................... 27
CHƯƠNG III. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ..................................................... 28
3.1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh .................. 28
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo ................................................... 29
3.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ................................................................ 38
3.4. Hoạt động chuyên môn........................................................................... 41
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN .............................................................................. 60
4.1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh ........ 60
4.2. Nhân lực và đào tạo ................................................................................ 62
4.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị TTPC HIV/AIDS tuyến tỉnh ................. 69
4.4. Hoạt động chuyên môn........................................................................... 72
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN................................................................................ 77
5.1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS ......................... 77

5.2. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo ................................................... 77
5.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ................................................................ 78
5.4. Hoạt động chuyên môn........................................................................... 78
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 80
PHỤ LỤC 1. Trang thiết bị các khoa phòng....................................................... 82
PHỤ LỤC 2. Phiếu thu thập thông tin .............................................................. 104
PHỤ LỤC 3. Hướng dẫn phỏng vấn sâu........................................................... 128
PHỤ LỤC 4. Nhu cầu cán bộ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh …130


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để cơng cuộc phịng chống HIV/AIDS đạt được hiệu quả, Chương trình
phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã khuyến cáo rằng, mỗi
quốc gia cần tuân thủ theo phương án “ba trong một”: “Thứ nhất phải có một
chiến lược; Thứ hai phải có một hệ thống tổ chức; Thứ ba phải có một chương
trình theo dõi, giám sát và đánh giá chuyên biệt”. Để thực hiện nguyên tắc ba
trong một này nhiều nước đã và đang hồn thiện hệ thống tổ chức phịng chống
HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương và trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt
Nam đã và đang thực hiện theo chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020, bên cạnh đó chương trình giám sát và đánh giá cũng
được thiết lập, đặc biệt việc hoàn thiện hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ trung
ương đến địa phương cũng đang được triển khai mạnh mẽ [20].
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, tính đến ngày 31/5/2007
luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được báo cáo trên tồn quốc là 126.543
người nhiễm HIV, trong đó có 24.788 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân
AIDS và 13.874 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Tính từ 1/1/2007 đến 31/5/2007
trên toàn quốc phát hiện thêm 9.978 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 4.593 bệnh
nhân AIDS và 2.072 trường hợp bị tử vong do AIDS [8].

Nhận thức đúng tầm quan trọng của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS,
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ
đạo về cơng tác phịng, chống HIV/AIDS như: Chỉ thị số 54/CT-TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tăng cường lãnh đạo cơng tác phịng, chống
HIV/AIDS trong tình hình mới”; Luật Phịng chống HIV/AIDS đã được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khố 10 ngày 29/6/2006 và sẽ chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/2007; Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg, ngày 17/3/2004 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 [18].
Thực hiện Nghị định số 171 và 172 của Chính phủ, Thơng tư liên tịch số
11/TTLT – BNV-BYT, ngày 12/4/2005 của Liên Bộ Nội vụ và Y tế về việc hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương và Quyết định số


2
25/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Trung tâm phịng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, hiện
nay có rất nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
tuyến tỉnh và đi vào hoạt động [13],[14].
Từ năm 1987 đến nay hệ thống phòng chống HIV/AIDS Việt Nam cũng
trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về cơ cấu, tổ chức nhằm đáp ứng với tình hình
dịch cũng như cần có sự đáp ứng liên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống
phòng chống HIV/AIDS vẫn còn đối mắt với vơ số các khó khăn ở tất cả các tuyến
từ TW đến địa phương. Tại tuyến tỉnh phần lớn các Trung tâm phịng chống
(TTPC) HIV/AIDS chưa có trụ sở làm việc, các trang thiết bị xét nghiệm chưa
được trang bị và phải nhờ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) làm xét nghiệm
HIV hoặc các bệnh viện lớn, trong khi đó trang thiết bị xét nghiệm của Trung tâm
y tế dự phòng đã quá cũ, quá thời hạn sử dụng. Đội ngũ cán bộ tham gia công tác
tại tuyến tỉnh mới và còn thiếu, đồng thời lại chưa được đào tạo cơ bản về cơng tác

phịng chống HIV/AIDS. Số liệu báo cáo theo Quyết định số 26/QĐ-BYT, tính
đến 31/13/2006 mới chỉ có 30/64 tỉnh thành lập TTPC HIV/AIDS tỉnh. Số cán
tuyến tỉnh với khoảng 600, chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu so với nhu cầu tuyến tỉnh
tại thời điểm đó. Với hệ thống qua nhiều lần chuyển đổi như vậy, nhưng cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào để đánh giá tổng thể thực trạng hệ thống phòng
chống HIV/AIDS tuyến tỉnh để làm cơ sở cho Bộ Y tế cũng như Chính phủ có đủ
bằng chứng để xây dựng đề án nâng cao năng lực và tăng cường hệ thống phòng,
chống HIV/AIDS tuyến tỉnh [8].
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch HIV/AIDS và thực trạng về khó
khăn, tồn tại của hệ thống phịng, chống HIV/AIDS Việt Nam nêu trên, chúng tôi
tiến hành đề cương Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
tuyến tỉnh”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng hệ thống phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành
phố của ngành y tế hiện nay.
2. Xác định nhu cầu đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố.
3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các TTPC HIV/AIDS
tuyến tỉnh, thành phố.


4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

Những năm gần đây các nỗ lực toàn cầu trong việc đối phó với dịch AIDS đã
có nhiều tiến triển khả quan, theo báo cáo của Chương trình phối hợp phòng chống
HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính
đến cuối tháng 12 năm 2006 tồn thế giới có 39,5 triệu người nhiễm HIV và có 2,9
triệu người đã chết do HIV/AIDS [20].
Ở nhiều khu vực trên thế giới, số nhiễm mới chủ yếu tập trung trong nhóm
thanh niên (15–24 tuổi).Tính riêng số người từ 15 tuổi trở lên, thanh niên chiếm
40% số các ca nhiễm mới trong năm 2006 [20].
Bảng 1. Ước tính tình hình HIV/AIDS trên thế giới năm 2006
(Đơn vị tính: triệu người)
Tổng số
Phụ nữ

17,7
2,3
4,33

Người lớn

3,8

Trẻ em dưới 15 tuổi

0,53

Tổng số

2,98

Người lớn


2,6

Trẻ em dưới 15 tuổi

Số chết do HIV/AIDS

37,2

Tổng số
Số nhiễm mới

Người lớn
Trẻ em dưới 15 tuổi

Số hiện nhiễm

39,5

0,38

Nguồn: UNAIDS, WHO, 2006
Theo ước tính của WHO, mỗi ngày trên tồn cầu có khoảng 14.000 người
nhiễm mới HIV, trong đó trên 90% người nhiễm ở các nước có thu nhập trung
bình và thu nhập thấp. Đại dịch HIV/AIDS không loại trừ bất kỳ quốc gia nào, dù
là nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Đức,
Anh…hay các nước kém phát triển như Zimbabwe, Nigeria…Một nước bị tàn phá


5

mạnh nhất ở Châu Phi đó là Uganda, cứ 5 người thì có một người bị nhiễm HIV
[20].
Mặc dù HIV/AIDS lây lan trên toàn thế giới, tuy nhiên tại mỗi vùng, mỗi quốc
gia lại có các mơ hình lây nhiễm khác nhau, thậm chí cịn có sự khác nhau về mơ
hình lây nhiễm virus theo cộng đồng, theo vùng địa lý trong cùng một quốc gia.
Cũng theo báo cáo của UNAIDS và WHO, khu vực cận sa mạc Sahara có tỷ
lệ nhiễm HIV cao nhất. Có tới 2/3 (63%) tổng số người lớn và trẻ em sống với
HIV trên toàn cầu là đang sinh sống tại Cận Sahara Châu Phi, với tâm điểm của
dịch là miền Nam Châu Phi. Một phần ba (32%) tổng số người sống với HIV trên
toàn cầu là cư dân của miền Nam châu Phi và 34% tổng số các ca tử vong do
AIDS trên toàn cầu trong năm 2006 xảy ra ở khu vực này [20].
Đến cuối năm 2005, ước tính có 8,6 triệu người đang sống với HIV ở châu Á,
bao gồm 960.000 người mới nhiễm HIV trong năm. Khoảng 630.000 người tử
vong do các nguyên nhân liên quan đến AIDS trong năm 2006. Số người đang
được điều trị bằng thuốc ARV đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2003, và đạt con số
235.000 người vào tháng 6/2006. Con số này tương đương 16% tổng số người cần
được điều trị bằng thuốc ARV ở châu Á. Chỉ duy nhất Thái Lan là quốc gia đã
điều trị được cho ít nhất 50% số người cần những thuốc này.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khu vực Caribe, Đông Nam Châu Á, khu
vực Bắc Mỹ, hình thức lây truyền chủ yếu tại các khu vực này là lây truyền qua
quan hệ tình dục (QHTD) khác giới và tiêm chích ma t. QHTD khác giới khơng
được bảo vệ là nguyên nhân chính trong số 3,1 triệu trường hợp nhiễm mới ở
người lớn tại khu vực cận Sahara trong năm 2004. Tỷ lệ sinh đẻ cao, đồng thời với
tình trạng ít được tiếp cận với thơng tin và dịch vụ dự phòng làm cho khoảng
530.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những bà mẹ, chiếm 90% số trường hợp
trẻ em nhiễm HIV toàn cầu [20].
Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dịch HIV xuất hiện muộn hơn.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào
năm 1985, đến cuối những năm 90 Campuchia, Myanmar và Thái Lan cơng bố
bệnh dịch HIV trên tồn quốc. Năm 2001 có 1,07 triệu người lớn và trẻ em mới

nhiễm HIV tại Châu Á - Thái Bình Dương, đưa tổng số người nhiễm HIV tại khu


6
vực lên 7,1 triệu người. Dịch tễ học lây nhiễm HIV ở khu vục này có nhiều hình
thái khác biệt. Tại Thái Lan và Campuchia, hình thái lây truyền HIV chủ yếu qua
QHTD khác giới, một số nước khác như Trung Quốc, Malaysia hình thái lây
truyền chủ yếu qua tiêm chích ma t, bên cạnh đó hình thức lây truyền qua
QHTD khác giới cũng ngày càng gia tăng. Nguy cơ lây truyền qua QHTD khác
giới tiềm ẩn nhiều ở các nhóm có đặc tính di biến động cao như nhóm lái xe, công
nhân xây dụng, GMD các nhà hàng khách sạn và cả những người lao động tự do
(LĐTD) [20].
Theo số liệu của Bộ Y tế Trung Quốc, vào cuối năm 2005 ước tính trung
Quốc có 650.000 người đang sống với HIV. Mặc dù HIV đã được phát hiện ở trên
tất cả các tỉnh của đất nước rộng lớn này, nhưng phần lớn số trường hợp được báo
cáo là từ Hà Nam (Henan), Vân Nam (Yunnan), Quảng Tây (Quangxi), Tân
Cương (Xinjiang) và Quảng Đơng (Quangdong), trong khi đó các tỉnh Ninh Hạ
(Ningxia), Thanh Hải (Qinghai) và Tây Tạng (Tibet) dường như vẫn chưa có dịch
HIV. Cũng theo WHO và UNAIDS cho biết dịch tại Trung Quốc rất đặc biệt và
khác so với các nước trong khu vực, bắt đầu từ nơng thơn sau đó lan ra thành thị,
dịch HIV liên quan đến TCMT ở Trung Quốc đã đạt đến mức báo động. Gần một
nửa (44%) số người đang sống với HIV được cho là nhiễm do TCMT và gần 90%
số trường hợp nhiễm theo đường này xảy ra ở 7 tỉnh Vân Nam (Yunnan), Tân
Cương (Xinjiang), Quảng Tây (Quangxi), Quảng Đông (Quangdong), Quế Châu
(Quizhou), Tứ Xuyên (Sichuan) và Hồ Nam (Hunan) [20].
Theo các báo cáo thì gần một nửa (49%) người TCMT đã từng sử dụng bơm
kim tiêm không tiệt trùng (Ủy ban quốc gia làm việc về AIDS của Trung Quốc,
Nhóm chuyên đề của UN ở Trung Quốc, 2004). Bởi vậy khơng có gì ngạc nhiên
khi tỷ lệ hiện nhiễm HIV đã cao hơn 50% trong nhóm TCMT ở một số nơi tại các
tỉnh Tân Cương, Vân Nam và Tứ Xuyên (Sizhuan) (Mingjian và cộng sự, 2006;

Bộ Y tế Trung Quốc, UNAIDS, WHO, 2006; MAP, 2005), hay tỷ lệ hiện nhiễm
tăng cao đột ngột trong nhóm TCMT ví dụ ở khu vực Tây Nam của tỉnh Tứ Xuyên
(Sichuan), tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm TCMT ở thành thị đã tăng từ 11% lên tới
18% trong giai đoạn 2002– 2004 (Zhang và cộng sự, 2006). Một nửa số trường
hợp mới nhiễm HIV ở Trung Quốc trong năm 2005 là do QHTD khơng an tồn.
Cùng với việc HIV đang dần lan từ những nhóm quần thể có nguy cơ cao nhất


7
sang cộng đồng, số phụ nữ nhiễm HIV đang ngày càng gia tăng. Tại 3 tỉnh Vân
Nam, Quảng Tây và Quảng Đông năm 2000, tốc độ lây nhiễm HIV qua QHTD với
GMD tại Vân Nam là 4,6% (năm 1999 là 1,6%), tại Quảng Tây là 10,7% (tăng
hơn 6% so với năm 1999) [20].
Cũng theo số liệu của Bộ Y tế Trung Quốc, có nhiều dự đốn về các tác động
của di cư và di biến động ở mức độ lớn đối với sự tiến triển của dịch ở Trung
Quốc. Người ta cho rằng nam di dân thường có thể có QHTD với mại dâm, do đó
làm cho họ và bạn tình của họ có nguy cơ nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục cao hơn. Trung Quốc được dựa trên số lượng người di
cư rất lớn, ước tính 120 – 150 triệu và bằng chứng của mối liên hệ giữa di dân và
HIV từ các nghiên cứu trên dân di cư ở những nơi khác và số liệu giám sát HIV ở
người di cư ở một vài thành phố. Ở Trung Quốc, có một vài bằng chứng củng cố
cho những vấn đề này. Ví dụ, ở Suining và Luzhou tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) phần
lớn khách mua dâm là người lao động di cư, cũng là những người hay mua dâm
(trung bình 11 lần trong vịng 6 tháng trước đó) và có xu hướng khơng sử dụng
bao cao su thường xuyên (chỉ có 36% sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình
dục có trả tiền gần đây nhất) (Wan và Zhang, 2006). Trong một nghiên cứu thực
hiện trước đó (năm 2002) ở Bắc Kinh (Beijing), Nam Kinh (Nanjing) và Thượng
Hải (Shanghai), 1/10 nam di cư cho biết họ đã từng mua dâm (Wang và cộng sự,
2006) [20].
Tuy nhiên cũng nên tránh khái quát hóa vấn đề, tình hình ở khác nhau ở các

địa phương khác nhau, đặc biệt là ở những khu vực của Trung Quốc nơi có số
lượng đáng kể người di dân cùng với bạn tình của họ. Bởi vậy, nghiên cứu trên
tồn bộ dân số lần đầu tiên được triển khai ở ở thủ đô Hàng Châu (Hangzhou) của
tỉnh Triết Giang (Zhejiang) đối với nhóm đối tượng là cơng nhân và di dân Trung
Quốc đã không phát hiện được trường hợp nhiễm HIV nào. Có thể có nhiều lý do
cho với kết quả nghiên cứu này. Gần một nửa số công nhân di cư ở Trung Quốc là
phụ nữ và ít có khả năng họ mua dâm. Ở nhiều nơi trong nước, người di cư thường
đi cùng với gia đình như trường hợp 1/3 số công nhân di cư trong nghiên cứu ở
Hàng Châu (Hangzhou). Nhiều người di cư vẫn duy trì các quan niệm truyền
thống và khá bảo thủ trước vấn đề như tình dục với bạn tình khơng thường xun
(Hesketh và cộng sự, 2006) [20].


8
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới và dịch đang diễn ra hết sức đa
dạng với chiều hướng đang ổn định hoặc đi xuống ở một số vùng trong khi lại tiếp
tục gia tăng ở một số vùng khác. Khoảng 5,7 triệu (3,4 triệu – 9,4 triệu) người
trong đó 5,2 triệu là người trưởng thành trong độ tuổi 15 – 49 đang sống với HIV
trong năm 2005. GMD đóng góp khá lớn làm lây truyền HIV tại quốc gia này. Ở
Tamil Nadu, có 50% số GMD bị nhiễm HIV. Ở Andhra Pradesh, Karnataka,
Maharashtra và Nagaland tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các phụ nữ mang thai gần
1%. Điều này cho thấy dịch HIV đang dần chuyển dịch sang các nhóm dân cư
khác nhau.
Tại Indonesia, HIV tăng nhanh chóng trong nhóm tiêm chích ma t, GMD và
nhóm người hiến máu. Kết quả giám sát tại Indonesia cho thấy vào năm 2000,
40% số người tiêm chích đang điều trị tại Jakarta đã bị nhiễm HIV. Tại Bogor,
tỉnh Đông Java, có 25% số người nghiện chích ma t nhiễm HIV.
Tại Thái Lan, có khoảng 670.000 trường hợp nhiễm HIV. Thái Lan là nước
triển khai chương trình BCS rất sớm và các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm
HIV ở Thái Lan không tăng như những năm trước và có xu hướng giảm ở một số

nhóm đối tượng như tiêm chích ma tuý và GMD.
Dịch ở Campuchia dường như đã ổn định, bắt đầu đi xuống kể từ cuối những
năm 1990. Có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng các nỗ lực làm thay đổi
hành vi do chính phủ và các tổ chức phi chính phủ thực hiện đã có hiệu quả, đặc
biệt là ở ngành cơng nghiệp tình dục. Năm 2003, 96% người bán dâm ở các nhà
chứa ở 5 thành phố cho biết họ thường xuyên sử dụng bao cao su với khách hàng
so với chỉ có 53% ở thời điểm năm 1997. Khách hàng nam của những người bán
dâm cũng cho biết tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên khi mua dâm khá cao ở
mức 85% hoặc cao hơn nữa tùy thuộc vào từng nhóm. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở
nhóm bán dâm tại các nhà chứa đã giảm từ mức 43% năm 1995 xuống còn 21%
năm 2003.
Theo nhận định của UNAIDS và WHO, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia
tăng HIV/AIDS tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm: nạn đói nghèo,
trình độ văn hố thấp, nạn di dân tự do và sự gia tăng của các tệ nạn xã hội [20].


9
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12 năm 1990 thì đến năm 1992 phát hiện 7 tỉnh có người nhiễm
HIV, năm 1993 có 30 tỉnh, năm 1997 có 57 tỉnh, đến năm 1998 thì 61 tỉnh thành
phố báo cáo có người nhiễm HIV và số lượng người nhiễm HIV ngày càng tăng
nhanh. Năm 1993, dịch bắt đầu bùng nổ trong nhóm nghiên chích ma tuý tại một
số tỉnh phía Nam và Miền Trung như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hịa. Giai
đoạn tăng nhanh nhất là năm 2001, 2002 và năm 2003. Trong giai đoạn này toàn
quốc đã phát hiện 43.856 người nhiễm HIV mới. So sánh với giai đoạn 19902000 cho thấy số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và số người tử vong do
HIV/AIDS trong 3 năm qua tăng cao hơn so với giai đoạn 10 năm trước.
Tính đến ngày 31/5/2007 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được báo
cáo trên toàn quốc là 126.543 người nhiễm HIV, trong đó có 24.788 trường hợp đã
chuyển thành bệnh nhân AIDS và 13.874 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Tính từ

1/1/2007 đến 31/5/2007 trên tồn quốc phát hiện thêm 9.978 trường hợp nhiễm
HIV, trong đó 4.593 bệnh nhân AIDS và 2.072 trường hợp bị tử vong do AIDS
[8].
Theo số liệu báo cáo giám sát phát hiện của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ
Y tế, tính đến 31/5/2007 như sau:
+ Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới tính: Nam giới nhiễm HIV chiếm 84,46%, nữ
giới nhiễm HIV chiếm 15,14% còn lại 0,22% thuộc nhóm khơng xác định được
giới tính.
+ Đường lây nhiễm: Chủ yếu là qua đường máu chiếm 50,56%, đường tình
dục 13,41%, mẹ truyền sang con 2,24% còn lại 33,79% là nhóm khơng xác định.
+ Độ tuổi: Nhiễm HIV vẫn tập trung ở người trưởng thành có tuổi từ 20 đến
49 tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là nhóm từ 20 – 29 tuổi chiếm 54,53%, tiếp đến là
nhóm 30 – 39 tuổi chiếm 26,58%, nhóm 40 – 49 tuổi chiếm 8,14% cịn lại là các
nhóm khác.
+ Nhóm đối tượng: Nhóm NCMT có tỷ lệ cao nhất 50,69%, bệnh nhân lao
nhiễm HIV chiếm 5,36%, bệnh nhân nghi AIDS chiếm 10,61%, nhóm GMD


10
nhiễm HIV chiếm 2,33% , nhóm bệnh nhân hoa liễu chiếm 1,5%, nhóm người cho
máu chiếm 0,55%, cịn lại 21,18% thuộc các nhóm khác.
Bảng 2. Số liệu báo cáo thường quy về HIV/AIDS theo năm 2001-2007
Đơn vị tính: số người
Năm

Số lượng
2001

2002


2003

2004

2005

2006

1/1 - 31/5/07

Nhiễm HIV

43.410 59.200 76.180 90.380 104.111 116.565

126.543

Bệnh nhân AIDS

6.484

8.733

11.599 14.368 17.289

20.195

24.788

Tử vong do AIDS


3.557

4.893

6.554

11.802

13.874

8.402

10.071

Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Bộ Y Tế, 2007
Sự lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng ở Việt Nam, ước tính mỗi ngày
đi qua cả nước lại phát hiện thêm khoảng 45 - 60 người nhiễm HIV mới. Tỷ lệ
nhiễm HIV tính trên 100 nghìn dân đặc biệt cao ở một số tỉnh: cao nhất là Quảng
Ninh (692,41) tiếp đến là Hải Phịng (364,22), Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ
tư và Hà Nội đứng thứ năm (228,08) [9].
Bảng 3. 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất
(tính đến 31/5/2007)
STT

Tỉnh, thành phố

Tỷ lệ nhiễm/100.000 dân

Lũy tích


1

Quảng Ninh

692,41

7.456

2

Hải Phòng

364,22

7.775

3

Bà Rịa - Vũng Tầu

275,73

3.396

4

An Giang

262,03


7.652

5

Hà Nội

228,08

10.791

6

Bắc Cạn

220,71

1.009

7

Cần Thơ

181,69

3.553

8

Cao Bằng


176,94

1.578

9

Tp. Hồ Chí Minh

120,35

17.364

10

Lạng Sơn

116,67

2.216


11
1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống PC HIV/AIDS Việt Nam
Với sự quan tâm chỉ đạo Đảng và sự đầu tư của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ
tích cực của cộng đồng quốc tế, hệ thống phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam từ
trung ương đến địa phương đã góp phần đáng kể vào một số kết quả khả quan
trong sự nghiệp ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch thế kỷ HIV/AIDS. Điều đó thể hiện
qua một số mặt chính sau:
- Khẳng định vị trí khơng thể thiếu được của cơng tác và hệ thống phịng,
chống HIV/AIDS trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Xây dựng và phát triển được hệ thống tổ chức phịng chống HIV/AIDS trên
tồn quốc.
- Góp phần hạn chế tốc độ gia tăng HIV/AIDS.
- Góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết cũng như sự tham gia ủng hộ của
mọi tầng lớp nhân dân về nguy cơ của đại dịch AIDS cũng như các biện pháp
phòng tránh.
1.2.1. Giai đoạn 1987-1994: Hình thành, xây dựng hệ thống phịng, chống
HIV/AIDS
Trước khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào năm
1990, cơng tác phịng chống HIV đã được đặt ra đối với ngành y tế. Ngày
24/5/1987, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký: Quyết định số 528-QĐ/BYT đặt viên gạch
đầu tiên cho hệ thống phòng, chống AIDS. Theo Quyết định này, một Tiểu ban
phòng chống SIDA (tên tiếng Pháp của AIDS) thuộc Uỷ ban phòng, chống bệnh
nhiễm khuẩn của Bộ Y tế, có trụ sở tại Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội, được thành
lập. Tiểu ban này bao gồm đại diện các Vụ, Viện: Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Da
liễu, Viện Huyết học và Truyền máu, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, Khoa
truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, và Vụ Vệ sinh phòng dịch - Bộ Y tế. Nhiệm vụ
của Tiểu ban chủ yếu làm các chức năng thuộc ngành y tế đơn thuần, đó là nghiên
cứu giám sát dịch tễ học, làm xét nghiệm chẩn đoán, tuyên truyền giáo dục phổ
cập kiến thức y tế về bệnh AIDS cho nhân dân, đề xuất với Bộ Y tế các biện pháp
cụ thể về phòng chống AIDS, và hợp tác khoa học kỹ thuật với các tổ chức quốc tế
(Bộ Y tế, 1987). Tuy nhiên, Tiểu ban này chỉ mang tính chất phối hợp nên các vấn
đề về tổ chức như hệ thống tổ chức, cán bộ để thực hiện cho hoạt động của Tiểu
ban không được đề cập trong quyết định.


12
Việc phát hiện trường hợp HIV đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1990
và dựa trên các dự báo của Chính phủ về các khả năng xâm nhập dịch HIV/AIDS
vào nước ta (Chỉ thị số 339-CT ngày 2/12/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)

cùng với yêu cầu cấp thiết của việc liên kết các bộ ngành trong việc phòng chống
AIDS là tiền đề cho việc thành lập Uỷ ban Quốc gia phòng chống SIDA
(UBQGPC SIDA) năm 1990.
Uỷ ban Quốc gia phòng chống SIDA là một cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, do Bộ
trưởng Bộ Y tế làm Chủ tịch (Quyết định số 358-CT của Chủ tịch HĐBT ngày
06/10/1990). So với Tiểu ban phòng chống SIDA, UBQGPC SIDA có cơ cấu tổ
chức với qui mơ lớn hơn nhiều và đã vươn ra ngoài lĩnh vực y tế vì đây là một Ủy
ban mang tầm cỡ quốc gia và có chức năng phối hợp liên ngành. Điều này được
thể hiện ở chỗ, ngồi những thành viên nịng cốt thuộc Tiểu ban phòng chống
SIDA của Bộ Y tế trước đây, UBQGPC SIDA, ngoài Bộ Y tế là cơ quan chủ chốt,
lần đầu tiên có sự tham gia của khá nhiều Bộ/ngành khác như Đoàn Thanh niên,
Hội Phụ nữ, Bộ Văn hố-Thơng tin-Thể thao-Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp. Với cơ cấu tổ chức mới, UBQGPC SIDA
cũng phải đảm trách những nhiệm vụ quan trọng hơn như: xây dựng kế hoạch tồn
diện phịng, chống AIDS áp dụng trong phạm vi cả nước; chỉ đạo việc triển khai
các hoạt động phòng chống AIDS; tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về
phòng, chống HIV/AIDS; và huy động lực lượng của các Bộ/ngành tham gia vào
cơng tác phịng, chống AIDS.
Mặc dù UBQGPC SIDA đã được thành lập với cơ cấu đa ngành gồm 16 Bộ,
ngành thành viên, nhưng do vẫn là bộ phận hành chính thuộc Bộ Y tế nên chức
năng quản lý và điều phối của tồn chương trình vẫn nằm chủ yếu trong nhiệm vụ
của ngành y tế. Ngoài ra cịn có những hạn chế khác như: Uỷ ban quốc gia chưa có
hệ thống tổ chức phịng, chống AIDS của các địa phương; sự tham gia của các Bộ,
ngành chưa thực sự rõ nét, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế rất hạn chế.
1.2.2. Giai đoạn 1994- 2000: Tăng cường, củng cố Uỷ ban phòng chống AIDS,
xây dựng các chương trình độc lập
Kế hoạch trung hạn phịng, chống HIV/AIDS giai đoạn 1996-2000 đã xác định
mục tiêu dài hạn là huy động toàn xã hội triển khai đường lối, biện pháp tổng hợp,
và hợp tác quốc tế để hạn chế việc lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng, hạn chế
tỷ lệ mắc, chết do HIV/AIDS, và giảm bớt thiệt hại về kinh tế xã hội. Do đó cần



13
phải củng cố tổ chức và cải tiến phương thức, điều hành của tổ chức phòng, chống
AIDS ở tuyến trung ương; kiện tồn, củng cố Uỷ ban phịng chống AIDS các cấp
để có đủ năng lực tham mưu, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện có hiệu quả
chương trình phịng, chống AIDS.
Với mục đích trên, UBQGPC SIDA đã được tách khỏi Bộ Y tế và chuyển
thành UBQGPC AIDS trực thuộc Chính phủ. Đây là thời kỳ đứng về mặt tổ chức,
vai trò của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS được đặt ở vị trí cao nhất nhằm huy
động và tập trung được các nguồn lực cho việc ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ
HIV/AIDS trên toàn quốc. Cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ của hệ
thống phịng, chống AIDS trong giai đoạn này có một số thay đổi mạnh mẽ so với
giai đoạn trước. Sự khác biệt so với giai đoạn 1987-1994 được thể hiện ở những
yếu tố chính dưới đây:
Thứ nhất, Uỷ ban quốc gia phịng chống AIDS chính thức tách khỏi Bộ Y tế
trở thành một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ do một Phó Thủ tướng làm
Chủ tịch (Quyết định số 694/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/11/1994). Ba
năm sau đó, năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung thêm thành viên cho
UBQGPC AIDS, theo đó Uỷ ban có sự tham gia của đầy đủ các bộ, ngành hữu
quan. Cũng theo quyết định này, Chính phủ đã thành lập một hệ thống của Uỷ ban
Quốc gia phòng chống AIDS theo ngành dọc từ trung ương xuống địa phương
(bao gồm cả hệ thống tại tuyến tỉnh, huyện và xã phường), giúp tỉnh chỉ đạo cơng
tác phịng, chống AIDS tại địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS tại tỉnh,
thành phố và dưới tỉnh do một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của cấp thành lập
làm Chủ tịch và có các thành viên theo thành phần của Uỷ ban quốc gia. Trụ sở
Ban chỉ đạo của các tỉnh/thành phố hầu hết được đặt tại Sở Y tế. Cơ cấu tổ chức
này thể hiện rõ rệt quan điểm coi việc phòng chống HIV/AIDS không những là
một vấn đề ưu tiên của quốc gia, mà cịn là cơng tác mang tính đa ngành, đa cấp.
Để giúp việc cho lãnh đạo UBQGPC AIDS, Thủ tướng Chính phủ quyết định

thành lập Văn phịng thường trực quốc gia phòng, chống AIDS (gọi tắt là Văn
phòng Uỷ ban) (Quyết định số 704/TTg ngày 25/11/1994). Văn phòng Uỷ ban là
cơ quan trực thuộc Uỷ ban quốc gia phịng chống AIDS), có con dấu và tài khoản
riêng bao gồm một số phịng chức năng về thực chất có nhiệm vụ tổng hợp theo
lĩnh vực là chính với 15 biên chế chính thức và khơng q 5 nhân viên hợp đồng.
Với cơ cấu tổ chức mới này, Văn phòng Uỷ ban có chức năng như một cơ quan


14
Trung uơng với nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện và
làm đầu mối điều phối các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giữa các ban ngành
và tỉnh thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế, Văn phòng đã đảm nhận
chức năng thực hiện nhiều hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý Nhà nước
khác. Đối với tuyến tỉnh, trong thời gian này, hầu hết các tỉnh theo hướng dẫn của
Trung uơng đã thành lập Văn phòng Uỷ ban phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, có
tỉnh đặt tại UBND, có tỉnh vẫn đặt tại Sở Y tế.
Thứ hai, ngay sau khi Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia phịng, chống
AIDS thì Bộ Y tế cũng thành lập Ban AIDS trực thuộc Bộ do một đồng chí Thứ
trưởng làm Trưởng ban để triển khai các hoạt động thuộc phạm vi chức trách của
Bộ Y tế bằng việc ban hành Quyết định số 605/ QĐ – BYT, ngày 03/05/1995. Ban
AIDS của Bộ Y tế có 7 Tiểu Ban đại diện cho các Viện nghiên cứu đầu ngành
trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động phòng, chống AIDS của ngành y tế với
Vụ Y tế dự phịng là đơn vị thường trực của Ban, đó là: Viện Bảo vệ Bà mẹ Trẻ
Sơ sinh (chịu trách nhiệm trong cơng tác phịng chống lây nhiễm từ mẹ sang con);
Viện Da liễu (thực hiện phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục);
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (giám sát dịch tễ); Viện Huyết học và Truyền
máu (đảm nhiệm cơng tác an tồn truyền máu); Viện Y Học Lâm sàng và các bệnh
Nhiệt đới (điều trị bệnh nhân AIDS). Đây là một cơ cấu khơng mang tính hành
chính và chỉ có mục đích phục vụ cho cơng tác chỉ đạo và điều phối trong nội bộ
ngành. Tuy nhiên theo qui định tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban AIDS

ngành y tế, một hệ thống phòng, chống AIDS của ngành cũng đợc thành lập từ Bộ
Y tế xuống tới tận các xã, phường. Ngoài chức năng chỉ đạo chun mơn trong
ngành y tế, Ban AIDS cịn thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch, giám sát việc
thực hiện các hoạt động trong ngành y tế chủ yếu thông qua các Viện đầu ngành
và hệ thống y tế dự phòng ở các địa phương.
Như vậy, thực chất về tổ chức, từ năm 1997 bắt đầu hình thành hai hệ thống
phòng chống AIDS từ Trung ương tới địa phương: một hệ thống trực thuộc Chính
phủ và một hệ thống trực thuộc Bộ Y tế.


15
1.2.3. Giai đoạn năm 2000-2002: Chương trình phịng, chống AIDS trở lại Bộ
Y tế
Với thực tế của Việt Nam là việc lây nhiễm HIV chủ yếu ở nhóm đối tượng ma
t và mại dâm, Chính phủ chủ trương cần có sự liên kết và phối hợp hơn nữa
giữa các cơ quan y tế và cơ quan phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. UBQG
phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn Ma tuý, Mại dâm (UBQG PC AIDS, MT,
MD) được thành lập năm 2000 trên cơ sở chủ yếu là hợp nhất 3 cơ quan đóng vai
trị chủ chốt trong cơng tác phịng, chống AIDS, tệ nạn ma t, và mại dâm (Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ số 61/2000/QĐ-TTg ngày 5/6/2000).
Về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban có 3 Phó Chủ tịch là Bộ trưởng của 3 Bộ thành viên
là Bộ Công an, Bộ Y tế, và Bộ LĐ-TB-XH. Giúp việc cho UBQG PC AIDS, MT,
MD có bộ phận tổng hợp thuộc Văn phịng Chính phủ, và ba Văn phòng thường
trực đặt tại ba Bộ: Văn phòng thường trực PC AIDS (khơng cịn gọi là "quốc gia"
nữa) được chuyển về Bộ Y tế quản lý, Văn phòng thường trực phịng, chống ma
túy đặt tại Bộ Cơng an, và Cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ LĐ-TB-XH.
Uỷ ban cũng vẫn quy định 16 cơ quan đại diện bộ, ngành có liên quan với các quy
định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này trong công tác phịng, chống
HIV/AIDS.
Như vậy tại thời điểm đó, đứng về góc độ quản lý Nhà nước, Chương trình

phịng,chống HIV/AIDS đã được tập trung về một đầu mối là Bộ Y tế.
Cũng theo quyết định trên, tại tuyến tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo phòng, chống
AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất
các Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, Ban Chỉ đạo phòng chống ma tuý, Ban
Chỉ đạo Phòng chống AIDS và Ban chỉ đạo 87 (văn hoá phẩm đồi truỵ). Tại tuyến
quận, huyện và tuyến xã, phường tùy theo tình hình cụ thể của địa phương mà Chủ
tịch UBND quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm.
Như vậy trong giai đoạn 2000 - 2002, từ Trung ương đến địa phương về cơ bản
có 2 hệ thống tổ chức cùng thực hiện chức năng chun mơn và quản lý trong lĩnh
vực phịng chống AIDS của quốc gia, là VPTTPC AIDS và Ban AIDS. Cả hai hệ
thống này, theo quy định của Chính phủ đều thuộc sự quản lý của Bộ Y tế.


16
1.2.4. Giai đoạn từ tháng 6/2003 - 2005: Chương trình trở thành một bộ phận
của Cục Y tế dự phòng và Phịng, chống HIV/AIDS
Giai đoạn này đã có các bước đột phá về hành lang pháp lý cho cơng tác
phịng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với hàng loạt các văn bản của Chính phủ
đã ban hành như sau:
- Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo Điều 3 của Nghị
định này, VPTTPC AIDS sẽ hợp nhất với Vụ Y tế dự phòng thành: “Cục Y tế dự
phòng và Phòng chống HIV/AIDS”. Việc sát nhập hai đơn vị này có hiệu lực pháp
lý từ ngày 18/06/2003.
- Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với những nội dung chủ yếu sau: a)
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng
của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp
đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an tồn xã hội của quốc gia. Do đó,

phịng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và
lâu dài, cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn
xã hội tham gia; b) Đầu tư cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp
phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội
trực tiếp và gián tiếp. Nhà nước bảo đảm việc huy động các nguồn lực đầu tư cho
phòng, chống HIV/AIDS từ nay đến năm 2010 và sau 2010 phù hợp với khả năng
và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn; c) Chống
kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm
của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS
với gia đình, xã hội; d) Việt Nam cam kết thực hiện các Điều ước quốc tế về
phòng, chống HIV/AIDS đã ký kết hoặc gia nhập. Bảo đảm hệ thống pháp luật
quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật
quốc tế; đ) Tăng cường hợp tác song phương, đa phương, mở rộng quan hệ, hợp
tác quốc tế với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới trong
phòng, chống HIV/AIDS; e) Các hoạt động ưu tiên đối với cơng tác phịng, chống
HIV/AIDS trong thời gian tới là: Tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông
thay đổi hành vi; Phối hợp với các chương trình khác để ngăn ngừa, giảm thiểu lây


17
nhiễm HIV/AIDS; Đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại; Tăng
cường tư vấn, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS; Tăng cường năng lực
quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình.
Các giải pháp chủ yếu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020:
Nhóm giải pháp về xã hội là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối
với cơng tác phịng, chống HIV/AIDS đưa cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trở
thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa
phương; Các cấp chính quyền địa phương đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huy động toàn dân tham

gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS; Xây
dựng chương trình phịng, chống HIV/AIDS thành chương trình phối hợp liên
ngành, tồn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với các chương
trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS;
huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phịng, chống HIV/AIDS.
Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện, tổ chức phi
chính phủ, các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV/AIDS cùng gia
đình tham gia cơng tác phịng, chống HIV/AIDS; Tiếp tục hồn thiện hệ thống
pháp luật, chế độ, chính sách trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS nhằm đáp
ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập của hệ thống pháp luật
quốc gia trong phòng, chống HIV/AIDS với pháp luật quốc tế. Tăng cường việc
phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện
các quy định của pháp luật về phịng, chống HIV/AIDS; Đẩy mạnh cơng tác thông
tin, giáo dục và truyền thông thay đổi các hành vi có nguy cơ; nâng cao số lượng,
chất lượng, tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động thông tin, giáo dục và
truyền thông. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên gắn liền với đội ngũ cộng tác
viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đồn thể ở cơ sở xã, phường. Phân
cơng trách nhiệm cụ thể về thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông
thay đổi hành vi cho từng Bộ, ngành, địa phương; đưa các nội dung về dự phòng
lây nhiễm HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe sinh sản vào trong chương trình đào tạo
của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và
phổ thông; Tăng cường tuyên truyền về chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại
nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp. Triển


18
khai chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại một cách đồng bộ bao gồm chương
trình bơm kim tiêm sạch, chương trình bao cao su. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc
tế để xây dựng và áp dụng các mơ hình triển khai chương trình bơm kim tiêm
sạch, chương trình bao cao su và các chương trình can thiệp khác ở Việt Nam;

Xây dựng hệ thống chăm sóc, hỗ trợ tồn diện cho người nhiễm HIV/AIDS;
khuyến khích việc hình thành các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm dựa vào
cộng đồng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS đối với
bản thân, gia đình và cộng đồng để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
Nhóm giải pháp về chun mơn kỹ thuật: Tăng cường hệ thống giám sát quốc
gia về HIV/AIDS, xây dựng các phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế, từng bước triển khai hệ thống giám sát đến các quận, huyện. Triển khai
chương trình giám sát toàn diện (thế hệ 2) và tăng cường sử dụng các dữ liệu giám
sát phục vụ việc hoạch định chính sách. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt
động tư vấn, xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định pháp luật bảo đảm an toàn trong truyền máu và chế phẩm máu, sàng lọc HIV
100% đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền, từng bước nâng cao chất
lượng xét nghiệm HIV trong sàng lọc máu, tăng cường tuyên truyền, vận động và
phát triển bền vững phong trào hiến máu nhân đạo; Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền cho người dân về cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế
và dịch vụ xã hội, cung cấp trang thiết bị vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế đặc
biệt là y tế quận, huyện, xã, phường, hướng dẫn và quản lý công tác dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân; Tăng
cường khả năng tiếp cận với các thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, xây dựng
chính sách về tiếp cận thuốc, đảm bảo cơ chế thuận lợi cho lưu thông và phân phối
thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS. Bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với thuốc
điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các thuốc
đông y trong điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân HIV/AIDS; Nâng cao nhận thức của
người dân trong độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và khả năng lây
truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con, tổ chức điều trị dự phòng lây truyền HIV/AIDS
từ mẹ sang con và tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị trẻ bị nhiễm HIV/AIDS và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Xây dựng mạng lưới giám sát các nhiễm khuẩn lây
truyền qua đường tình dục, cung cấp trang thiết bị xét nghiệm, tăng cường chẩn
đoán, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tăng cường đào tạo



×