Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáu chiêu để có thể giả vờ chăm chỉ! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.6 KB, 5 trang )

Sáu chiêu để có thể giả vờ chăm chỉ!
Giả vờ chăm chỉ? Tại sao lại phải giả vờ chăm chỉ?
Trong cuộc sống thường ngày, một lúc nào đó ta không còn muốn làm việc nữa
mà xếp lại cứ bắt làm việc hoài. Đây là cách tốt nhất cho khối nhân viên cao cấp,
nhân viên văn phòng để có thể giả vờ chăm chỉ.
Có sáu chiêu vờ chăm chỉ để đối phó với xếp.
- Chiêu thứ nhất: cầm giấy tờ chạy khắp nơi. Nên biết người cầm giấy tờ trông
giống như sắp dự hội nghị cấp cao, người cầm báo giống như sắp đi toilet, còn
người không cầm thì giống ăn không ngồi rồi. Vì thế nhân viên của anh đều hiểu:
không được rời ghế; nếu rời ghế, tay phải cầm giấy tờ.
Xếp: Hoá ra vậy. Chẳng trách điệu bộ mấy gã lúc nào cũng bận rộn. Tôi thấy thế
cho là nhân tài, càng giao việc lớn, chẳng ngờ hắn lại nhảy sang công ty khác, lại
còn trộm theo bí mật của công ty tôi.

- Chiêu thứ hai là: lúc nào cũng gõ máy tính…
Xếp: Máy tính…
Đúng. Trong mắt rất nhiều người, ai vùi đầu vào máy tính là người tích cực làm
việc. Nhưng đâu ai biết họ đang làm gì? Họ có thể tìm tư liệu, viết thư tình, tính cổ
phần… đều chẳng liên quan gì tới công việc.
Xếp: Giờ mới hiểu tại sao một số kẻ "lao động ưu tú" suốt ngày lên mạng!
Xếp nghiến răng tiếp: Đến mông diễn viên có mấy mấy nốt ruồi chúng cũng đều
biết, còn tìm khách hàng thế nào thì lại không… Vậy, chiêu thứ ba là gì?

- Chiêu thứ ba: giấy tờ chồng trên mặt bàn cao như núi. Nên biết, trong công ty,
chỉ có anh và vài người phó có tài liệu do thư ký mang tới. Với những ngươi làm
công, chiếc bàn của họ quá ngăn nắp thường tạo ấn tượng về sự lười biếng. Với
người ngoài nhìn vào, tài liệu của năm trước cũng không khác gì năm nay, vậy tại
sao không xếp đống lên nhau? Khi anh cần giấy tờ gì họ sẽ lục tung đám tài liệu,
cho thấy công việc của họ nặng nề lắm. Còn không đủ tài liệu ư? Dùng sách cũng
được, tốt nhất là những cuốn sách về tin học vừa dầy vừa to
Xếp thở một hơi dài: Tôi đã từng triệu tập mấy cuộc họp, yêu cầu "hôm nào làm


xong việc hôm nấy", nhưng không hiểu sao không tác dụng?
Không ai lấy tinh thần hội nghị làm kim chỉ nam. Trong rất nhiều trường hợp, tinh
thần hội nghị như cái ổ trâu, biết rõ phía trước có ổ trâu mà vẫn sa vào, có đúng là
đại ngốc không? Ai cũng biết nếu để mặt bàn ngăn nắp, anh sẽ cho rằng họ nhàn
nhã, có đúng là mua việc không?
Xếp lặng người.

- Nghe kỹ nhé, chiêu thứ tư: mặt mũi nhăn nhó vờ tất bật. Nhiều người làm điệu
bộ như vậy để cho ông chủ thấy họ tận tâm tận lực với công việc, và cũng để
người xung quanh thấy anh ta phải chịu sức ép công việc thế nào.
Xếp cay đắng, cấp dưới của tôi ai cũng như vậy sao.

- Còn chiêu thứ năm, nếu hết giờ làm việc mà anh chưa về, họ nhất định sẽ về
muộn hơn anh, tạo cho anh ấn tượng họ "xả thân" vì công việc.
Xếp lại cười cay đắng, rồi gật đầu.

- Chiêu thứ sáu: dùng ngôn từ cao siêu. Thời nay đang sốt tin học, những người
thông minh tất xem nhiều tạp chí vi tính, nhớ được nhiều từ kỹ thuật và tên các
sản phẩm nổi tiếng. Mỗi khi bàn bạc, họ lại nói huyên thuyên đủ các từ ngữ phức
tạp làm cho ông chủ tưởng họ giỏi giang lắm, nhất là trong thời buổi trọng tin học
này, mà không biết đó chỉ là lòe bịp.

Xếp ngửa mặt thở dài:
- Tôi thật bị bọn đánh trống múa rối nó lừa. Song vì sao mà chúng đối xử với tôi
như vậy?
Vậy xin hỏi: hồi quản lý công ty, anh có thường dùng cách phạt lương nhân viên
không?
Xếp: Quả có đấy.
- Cùng một lẽ như vậy… Họ sẽ dùng trò vờ chăm chỉ để điêu bớt hai cân, trộn héo
vào tươi cho anh! Anh không nên áp dụng việc mua rau vào quản lý nguồn lực con

người, đó chính là nguyên nhân thất bại của anh.
… Xếp im lặng hồi lâu, sau đó hỏi ngạc nhiên: Này, làm sao anh nắm được lý luận
mua bán rau ở chợ vậy?
- Làm nhà quản lý quyết không dùng cách mua rau để quản lý nguồn lực con
người.
Xếp lại hỏi: Vậy tôi nên làm thế nào?
- Anh phải đối sử với nhân viên như đối với chính mình, chớ có khinh khi. Anh
làm việc cũng phải để nhân viên thở với chứ, đừng ép họ làm quá sức, sẽ càng làm
họ chóng chán. Và cuối cùng nên tạo điều kiện phát triển cho nhân viên.

LỜI KẾT

Một nhà kinh tế nổi tiếng từng phát biểu: Cái gọi là chế độ lương thưởng là đem
"nguồn nhân lực ít nhất" để mua "hiệu quả kinh doanh cao nhất". Người làm công
rất ghét quan điểm đó, bởi lao động của họ tựa hồ một loại hàng hoá được mặc cả
ở chợ. Vậy nhà kinh tế đó sai chăng? Đương nhiên không phải. Ông ta chỉ xem
nhẹ ba vấn đề dưới đây:
Thứ nhất: Lao động là loại hàng hóa đặc biệt, ngoài chuyện giá cả còn phải tính
đến lòng tự tôn của người lao động.
Thứ hai: Người làm công không chỉ đòi hỏi lương từ ông chủ, mà còn cả niềm vui
trong công việc.
Thứ ba: Người làm công nào cũng hy vọng được cùng ông chủ hưởng thành quả
kinh doanh của công ty.
Nếu bạn cũng như nhà kinh tế kia xem nhẹ tâm tư của người lao động thì làm sao
họ có thể yêu công việc? Lúc đó, quan hệ ông chủ - người làm thuê thành quan hệ
mua bán, một bên thì mặc cả xuống, bên kia thì cân điêu, trộn xấu vào tốt, mâu
thuẫn lợi ích phát sinh.
Bởi thế, làm chế độ lương thưởng cũng cần chú ý tới nhu cầu tình cảm của người
lao động, lấy "cùng chia hưởng quyền lợi nghĩa vụ" làm làm căn bản của quản lý,
khi đó quan hệ ông chủ - người làm công sẽ thành quan hệ thân thiện, đôi bên

cùng chung mục tiêu và lợi ích.

×