Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.95 KB, 1 trang )
Lương có thể tăng trước lộ trình.
-Mức tăng dự kiến 400.000 - 420.000 đồng/tháng đối với khu vực hành chính sự nghiệp; 500.000 -
550.000 đồng đối với DN trong nước.
-Lương khởi điểm của người tốt nghiệp đại học là 982.800 đồng/tháng.
-Tăng lương, không lo tăng giá.
-Chưa thể đưa tiền tiêu chuẩn ôtô, nhà ở vào lương.
Không ngừng cải thiện chính sách tiền lương.
Nguồn tin từ Bộ LĐTBXH ngày 14/4 cho hay, bộ này đang tính toán và sẽ trình Chính phủ đề án
tăng mức lương tối thiểu, dự kiến tăng lên 400.000 - 420.000 đồng/tháng (tuỳ vùng miền) ở khu
vực hành chính sự nghiệp, 500.000 - 550.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp trong nước.
Nếu các tính toán trên được phê duyệt, mức lương trên sẽ được áp dụng từ 1/10/2006. Như vậy,
so với lộ trình cải cách tiền lương, mức lương tối thiểu tăng lên 400.000 đồng sớm trước 1 năm.
Theo các chuyên gia của Bộ LĐTBXH, sơ dĩ có sự khác nhau giữa lương tối thiểu khu vực hành
chính sự nghiệp và doanh nghiệp là để tạo ra động lực kích thích lao động tăng năng suất. Các
đơn vị hành chính sự nghiệp lương thấp hơn vì còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân sách
nhà nước.
Việc tăng lương tối thiểu trước lộ trình là một bước cải thiện đáng kể về thu nhập, bởi trước đó
Chính phủ cũng đã áp dụng việc mở rộng quan hệ bội số tiền lương là 1-2,34-10.
Như vậy, khi lương tối thiểu tăng lên 420.000 đồng, lương khởi điểm của một người vừa tốt
nghiệp ĐH sẽ tăng từ 1,9 lên 2,34, tương đương với 982.800 đồng/tháng.
Tăng lương, có lo tăng giá?
Một trong những nỗi lo của những người làm công ăn lương đó là giá cả thường leo thang (ăn
theo) mỗi khi tăng lương. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, do việc tách tài chính doanh nghiệp
với ngân sách và thực hiện từng bước tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đã hạn chế ảnh
hưởng đến giá cả thị trường khi điều chỉnh lương.
Hiện nay, lương của đại bộ phận công chức, viên chức đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu
thiết yếu, cho nên những đồng lương tăng thêm thường chỉ được tăng chi trong lĩnh vực dịch vụ,
hàng hoá có giá trị lâu bền hay tiết kiệm chứ không tăng chi cho lương thực, thực phẩm, đồ dùng
thông thường, thuốc men... Cho nên, việc tăng lương (kèm với lượng tiền lớn - khoảng 20.000 tỉ -
bổ sung cho thị trường) sẽ ít có khả năng làm tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu.
Chưa đưa tiền ôtô, nhà ở vào lương?