Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thị trường và con người (Phần 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.07 KB, 6 trang )

Thị trường và con người
(Phần 2)


Hành vi phi đạo đức gây khủng hoảng

Có nhiều trường phái mới nổi lên giải thích vì sao giá thị trường không
đúng, vì sao thị trường vẫn có những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage
opportunities) tồn tại lâu dài, vì sao tạo ra bong bóng và sụp đổ trong đó viện
dẫn nhiều nguyên nhân về bất cân xứng thông tin, về nhà đầu tư không hợp lý
(trường phái tài chính hành vi mới nổi gần đây), về việc có nhiều loại các nhà đầu
tư khác nhau, về thị trường hợp lý tối thiểu
Tuy nhiên, tìm kiếm đâu đó trong các lý thuyết này, trực tiếp hay gián tiếp,
người ta ngụ ý rằng, tồn tại sự lừa gạt lẫn nhau, che giấu thông tin trên thị trường.
Đó là vấn đề đạo đức, và là mầm mống căn bản của khủng hoảng.
Giám đốc công ty phù phép số liệu lợi nhuận, thổi phồng giá cổ phiếu. Tổ
chức tài chính bất chấp rủi ro, cứ bán sản phẩm phát sinh từ nợ dưới chuẩn vô tội
vạ. Công ty xếp hạng tín nhiệm lại không biết vì động cơ gì, xếp hạng những loại
chứng khoán từ nợ dưới chuẩn thuộc loại rất an toàn.
Và giám đốc quỹ đầu tư không cần biết là giá của các loại chứng khoán này
có bất hợp lý không, cứ thấy nó đang kiếm ra tiền là mua. Ngân hàng thương mại
thoải mái chiêu dụ khách hàng không đủ điểm tín dụng đi vay mua nhà. Và còn
nhiều nữa.
Một người bạn của người viết đã có một nhận định đáng chú ý: khủng
hoảng nào gần đây mà chẳng phải do đạo đức. Khủng hoảng 1997, hệ thống ngân
hàng góp phần bằng việc cho vay vô tội vạ, đặc biệt là cho những tập đoàn tầm cỡ
“quá lớn để đổ vỡ” vay.
Năm 2000, là vụ việc Enron và các công ty dotcom, và nay, là vấn đề sản
phẩm phái sinh từ nợ dưới chuẩn, mà sâu xa hơn là việc người ta khuyến khích
người khác vay tiền mua nhà; người người mua nhà, nhà tăng giá, lại đem nhà thế
chấp vay tiền. Đó là những tình huống mà lòng tham đã tạo ra những hành động


phi đạo đức, vì lợi nhuận, bất chấp tất cả.
Tiêu biểu là trường hợp Peter Kraus của Merrill Lynch bị “ra đi” với khoản
“lương hưu” trị giá 10 triệu đô la Mỹ, gần như cùng lúc với tin Bank of America
sẽ sa thải 500 nhân viên của Merril Lynch sau khi sáp nhập. Thật là một bức tranh
tương phản gây nhiều suy nghĩ.

Đối phó yếu tố phi đạo đức: pháp trị hay đức trị?

Ngày càng nhiều người nhận ra rằng vấn đề đạo đức trở thành quan trọng
trong việc duy trì một nền kinh tế khỏe mạnh. Trong ngành tài chính, các chứng
chỉ như CFA chẳng hạn đều yêu cầu học các điều khoản về đạo đức. Các khóa học
MBA bắt đầu nói nhiều hơn về đạo đức kinh doanh.
Người ta đang cho rằng dạy về đạo đức kinh doanh thì sẽ ngăn ngừa được
những hành vi phi đạo đức và ngăn ngừa khủng hoảng (?).
Trong khi đó, một cách tiếp cận thực tế hơn (ít nhất là dưới mắt người viết),
là việc siết chặt quản lý vốn đang bị bỏ lỏng quá nhiều đối với thị trường tài chính
(nhất là thị trường Mỹ và những phương thức quản lý học theo kiểu của Mỹ). Đây
có thể là cách nhìn pháp trị.
Gần đây một số nước, bao gồm Mỹ, Pháp tỏ ra mạnh tay trong việc siết lại
những “chiếc dù vàng” (tức các khoản bồi thường khi phải ra đi) của các nhà lãnh
đạo các tập đoàn lớn đang tính “hạ cánh an toàn” trong khủng hoảng. Và nhiều
người làm trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn cũng đã bị quốc hội Mỹ “hỏi
thăm” và “để mắt” đến.
Vậy là sau một thời kỳ người ta tin rằng hãy để thị trường tự điều chỉnh,
nay người ta lại quay về với pháp trị. Điều đáng lo ngại là sau khi nới lỏng quá
mức thì những luật định mới có thể lại quá khắt khe mà chưa chắc hiệu quả.

Gợi ý cho Việt Nam

Những thảo luận trên đây có thể tỏ ra có ích cho tình hình nước ta hiện nay.

Chuyện suy đồi đạo đức gây khủng hoảng cho thấy cần phải chống tham nhũng và
lãng phí mạnh hơn nữa.
Thứ hai, Việt Nam cũng nên có giải pháp ngăn chặn những trường hợp kiểu
“hạ cánh an toàn”. Những “chiếc dù vàng” ở Việt Nam có thể có nhiều dạng thức
khác, không chỉ ở các tổ chức kinh doanh mà có thể ở đâu đó trong các tổ chức
quản lý nền kinh tế hay là các tập đoàn lớn. Nó cũng là mầm mống gây khủng
hoảng. Việc triệt tiêu những mầm mống này không thể chỉ bằng đức trị mà phải
kết hợp với cả pháp trị.
Thứ ba, như đã đề cập ở trên, thả lỏng quá rồi siết lại thì đúng nhưng siết
theo kiểu dàn hàng ngang, không có mục tiêu cụ thể, thì không chừng siết chết
động lực phát triển kinh tế. Vì vậy, khi điều chỉnh nới lỏng hay siết lại các hoạt
động trong nền kinh tế, nên xem xét liều lượng cho phù hợp.
Cuối cùng, là gợi ý về chuyện chống suy thoái. Không phải cứ có tiền kích
cầu là có thể chống suy thoái. Từ chính sách đúng mà truyền động đến nền kinh tế
thì phải thông qua con người.
Con người mà không có hành động đúng trong trường hợp này thì dù có
tiền cũng không đưa nền kinh tế về cân bằng được mà khủng hoảng trầm trọng
hơn. Do đó, tiền và chính sách đúng để chống khủng hoảng chỉ mới là một mặt.
Con người chống khủng hoảng mới là quan trọng. Vì chính con người là yếu tố
quan trọng tạo ra khủng hoảng.


×