Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng (Phần 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.02 KB, 7 trang )

Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng
(Phần 2)
Một bộ phận người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoài tiết kiệm.
Ngay cả những người tiêu dùng giàu có cũng ngày càng thắt chặt hầu bao.
Xu hướng tiến bộ
3. Tự nguyện tiết kiệm
Đây là một xu hướng còn khá mới và
chỉ vừa xuất hiện ba năm trước thời điểm
khủng hoảng xảy ra. Theo nghiên cứu của chúng tôi, bộ phận người tiêu dùng giàu
có ngày càng bất mãn với thói chi tiêu vô độ. Nhiều người ao ước có một cuộc
sống lành mạnh và ít lãng phí hơn. Họ quan tâm nhiều đến tái chế, mua sản phẩm
đã qua sử dụng và dạy dỗ con cái mình những giá trị truyền thống, những hành vi
liên hệ chặt chẽ với nhu cầu ngày càng tăng về tính giản đơn và sự quan tâm mạnh
mẽ đến loại hình tiêu dùng thân thiện với môi trường.
Ban đầu, nhiều người tiêu dùng không dám thừa nhận sự quan tâm của
mình đến yếu tố tiết kiệm bởi họ sợ người khác cho rằng mình ngốc hoặc ky bo.
Tuy nhiên, cuộc suy thoái đã giúp ý thức tiết kiệm được chấp nhận, thậm chí còn
rất thịnh hành. Mốt trồng rau củ trong khu vườn chiến thắng của người giàu sau
Thế chiến II đang trở lại.
Một ví dụ khác, công ty Eurocamp ở Anh chuyên tổ chức những chương
trình mang đến trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên trước đây tưởng chừng phải
lâm vào cảnh phá sản nhưng bây giờ đang phát triển mạnh mẽ, trở thành lựa chọn
thay thế cho các chuyến nghỉ dưỡng cao cấp.
Sự phục hồi của nền kinh tế thường giải phóng nhu cầu chi tiêu bị dồn nén
và chúng tôi dự đoán rằng người ta sẽ mua một số món hàng được trợ giá để thay
thế những vận dụng bền nhưng đã cũ trong nhà. Tuy nhiên, theo nhận xét của
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng
3/2009, nước Mỹ một thời nổi tiếng với lối chi tiêu thả sức sẽ không trở lại với
hình ảnh "thị trường tiêu dùng tham lam" như nhiều người dự đoán.
Theo quan sát của chúng tôi, các vụ mua bán sau suy thoái sẽ có quy mô
giới hạn hơn rất nhiều so với trước đây. Và xu hướng tự nguyện tiết kiệm sẽ tiếp


tục phát triển trong dài hạn, khi mà nó tiếp tục mang đến sự thỏa mãn cá nhân và
thực tiễn cho người tiêu dùng.

4. Tiêu dùng thay đổi liên tục
Vào thời điểm trước suy thoái, người tiêu dùng đã trở nên dễ thay đổi,
không kiên định. Họ luôn nhanh chóng tìm được sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
của mình và cũng nhanh chóng từ bỏ sau thời gian ngắn sử dụng. Và họ mang sự
trung thành vốn ngày càng thất thường này vào cuộc suy thoái.
Như phát hiện của Starbucks, khách hàng thông thường của họ đã chán
những ly cà phê giá 4 USD và bắt đầu bỏ đi theo tiếng gọi của những nhãn hiệu
cạnh tranh khác cũng tốt không kém nhưng có giá rẻ hơn như Dunkin' Donuts. Xu
hướng này ngày càng lan rộng nhờ phương thức truyền miệng thông qua các
phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.
Các chiến lược mua sắm được hỗ trợ bởi công nghệ hay các mạng xã hội sẽ
khiến xu thế này tiếp tục phát triển mạnh trong và sau quá trình hồi phục kinh tế.
Sản phẩm người tiêu dùng mua có thể thay đổi, như niềm tin thương hiệu của họ,
nhưng cơ chế họ đưa ra quyết định thì vẫn tồn tại lâu bền.
Xu hướng đang chậm lại
5. Tiêu dùng "xanh"
Ý thức bảo vệ môi trường đã ăn sâu vào nhận thức của người tiêu dùng và
các nhà hoạch định chính sách dù mức độ thể hiện ở mỗi đối tượng là khác nhau.
Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến những sản phẩm và dịch vụ "xanh"
trong thập niên qua; họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho cơ hội được làm việc tốt,
mà trong nhiều trường hợp là cơ hội được người khác thấy mình làm việc tốt.
Tuy nhiên, những sản phẩm thân thiện với môi trường đang gặp nhiều khó
khăn trong gian đoạn suy thoái khi người tiêu dùng sẽ bỏ qua chúng do mức giá
quá cao mà chuyển xuống các phương án giá rẻ hơn - từng rất khó mua một chiếc
Toyota Prius nhưng ngày nay chúng lại nằm đóng bụi trong xưởng.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, xu hướng tiêu dùng "xanh" chỉ suy giảm
nhưng không dừng hẳn trong cuộc suy thoái lần này. Người tiêu dùng đang cắt

giảm chi tiêu cho những sản phẩm "xanh" đắt đỏ (vốn là cách nhiều người bày tỏ
sự ủng hộ phong trào bảo vệ môi trường) như các loại ôtô lai hai động cơ mà thay
vào đó, họ chi tiêu một cách thận trọng, chọn những loại sản phẩm rẻ hơn và hạn
chế lãng phí bằng việc tắt đèn khi không dùng, tăng cường tái chế và giảm mua
sắm.
Xu hướng tiêu dùng "xanh" này được sự cổ vũ mạnh mẽ của xu hướng
chuộng tính giản đơn, chi tiêu tiết kiệm và các tiêu chuẩn xã hội mới hạn chế thói
tiêu dùng vô độ.
Chúng tôi hy vọng xu hướng tiêu dùng "xanh" này sẽ phục hồi và tăng
trưởng trở lại sau suy thoái theo hai khía cạnh: cắt giảm chi phí và khẳng định
thương hiệu. Khi người tiêu dùng khôi phục niềm tin và thu nhập khả dụng, họ sẽ
vẫn tiếp tục bày tỏ sự quan tâm của mình đến vấn đề biến đổi khí hậu và môi
trường.
6. Niềm tin bị bào mòn
Sự kính trọng của công chúng dành cho các viện nghiên cứu và cơ quan
chính phủ đã và đang liên tục tụt giảm trong nhiều thập niên qua bởi người tiêu
dùng ngày càng tự tin vào khả năng tìm kiếm thông tin của mình và tận dụng các
mạng gia đình và xã hội để đưa ra những lựa chọn khôn ngoan.
Niềm tin sụt giảm còn xuất phát từ việc công chúng ngày càng hoài nghi
chất lượng của các nguồn thông tin truyền thống do các doanh nhân, nhà kinh tế
học, những người khoác lên mình học vị tiến sĩ cung cấp.
Những cuộc suy thoái nhỏ thường khiến xu hướng này gia tăng do người
tiêu dùng mất lòng tin vì những sai lầm của các viện nghiên cứu. Trong những
cuộc suy thoái sâu như Đại khủng hoảng thì một phản ứng ngược có thể xảy ra:
Công chúng, dù hiểu rằng chính sự tham lam và khinh suất của chính phủ và các
doanh nghiệp là nguyên nhân đưa họ vào cảnh khốn cùng, vẫn tin rằng chỉ những
tổ chức này mới có khả năng đưa họ ra khỏi khó khăn và bắt đầu trông chờ tín
hiệu giải cứu và sự hướng dẫn từ họ.
Chính sách kinh tế mới (New Deal) của chính phủ Mỹ trong thập niên 1930
đã hình thành nên những tổ chức như FDIC, SEC và chương trình Works Progress

Administration, tạo ra công ăn việc làm cho hàng hiệu người, giúp khôi phục lòng
tin trong dân chúng vào giới cầm quyền.
Với cuộc suy thoái lần này, chúng tôi dự đoán lòng tin của dân chúng vào
chính phủ sẽ phục hồi trong ngắn hạn do những biện pháp can thiệp mạnh mẽ của
chính phủ nhằm cải tổ doanh nghiệp, bình ổn thị trường, tạo công ăn việc làm và
giúp nhiều gia đình không vào cảnh vô gia cư. Tuy nhiên, xét về dài hạn, niềm tin
sẽ tiếp tục suy giảm do người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn trong việc thu
thập thông tin và ra quyết định trong khi các nguồn thông tin và hướng dẫn truyền
thống khó lòng đáp ứng được kỳ vọng của họ.
(còn nữa)
- Bài viết của Paul Flatters và Michael Willmott trên Harvard Business
Review -

×