Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huy động nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt trong phát triển doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 5 trang )

Huy động nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt
trong phát triển doanh nghiệp
Khuyến khích niềm say mê của con người với cơng việc - tức là huy động
con người, được xem là vấn đề đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây và
chắc chắn ngày càng trở nên quan trọng khi tiêu chuẩn giáo dục và mức sống tăng
lên.

Bước sang thiên niên kỷ mới, đây là
thời điểm có những thay đổi lớn như sự tòan
cầu hóa về kinh tế, sự phát triển công nghệ
thơng tin, phát triển khoa học kỹ thuật, tự do
trao đổi thương mại và những thay đổi về văn hóa, chính trị, xã hội. Tất cả đã tạo
nên sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy và các lĩnh vực liên quan đến huy động
con người. Giữa những thay đổi về cơ cấu trong các ngành, các doanh nghiệp cũng
thay đổi trong việc tìm ra hướng đi vì sự tồn tại của chính mình.
Ðể thích ứng được với những thay đổi, các cơng ty tập trung vào các
hoạt động :
Huy dong nguon nhan luc
• Nâng cao tinh thần quốc tế hóa;
• Phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới;
• Tập trung vào nghiên cứu và phát triển;
• Chú trọng tới các hoạt động tiếp thị và bán hàng;
• Yêu cầu các nhân viên trong công ty phải có khả năng thích ứng với sự
thay đổi.
Huy động con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được
mục tiêu công việc. Khi một người được gắn vào một nhiệm vụ nào đó, và nếu
được khuyến khích đầy đủ, họ có thể vượt qua bất cứ khó khăn nào.
Về vấn đề này, ông Miyai, chủ tịch Trung tâm Năng suất Nhật Bản vì Sự
phát triển kinh tế xã hội đã phát biểu như sau: "Theo phân tích và kinh nghiệm của
chúng tôi, trong mọi nỗ lực nâng cao năng suất, phát triển kinh tế - xã hội thì yếu
tố con người là quan trọng nhất. Một số người


cho rằng"vốn" là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển công nghiệp, một
số người khác lại cho rằng "công nghệ" là yếu tố chủ đạo đối với năng suất. Ðúng,
yếu tố này rất quan trọng, nhưng vốn có thể bị sử dụng sai nếu con người lạm
dụng nó, và tiêu chuẩn công nghệ cao khó có thể duy trì nếu không phát triển
nguồn nhân lực và nâng cấp thường xuyên nhờ nỗ lực của con người. Ðiểm này
đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển nhanh về công nghệ".
Giáo sư Kondo, người đã nghiên cứu về vấn đề huy động con người trong
nhiều năm, đã đưa ra nhận xét sau: "Cơ sở của việc huy động con người là thừa
nhận và sử dụng nhân tố con người trong công việc, đặc biệt là tính sáng tạo và
tính xã hội. Ðiều này chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình tồn
tại của lòai người trên trái đất này, không có sự phân biệt về màu da hay chủng
tộc. Tuy nhiên, những ưu tiên mà việc huy động con người hướng vào sẽ thay đổi
cùng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới".
Huy động nguồn nhân lực trong công việc
Như trên đã đề cập, huy động nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng. Ðĩ là
việc ta đưa tính nhân bản jđặc biệt là tính sáng tạo và tính xã hội vào công việc;
nghĩa là bằng cách nào đó, khích lệ tinh thần làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn,
phát huy hết khả năng của từng người để làm việc có năng suất nhằm đáp ứng mục
tiêu chung của tổ chức. dưới đây là các điểm quan trọng để huy động nguồn nhân
lực trong công việc.
1. Nêu rõ mục đích, ý nghĩa của công việc: Một trong những điều kiện
hàng đầu của sự thành công là mọi người liên quan cần phải có những mục đích
thực sự để làm việc. Mục đích đó phải được giải thích rõ ràng và tất cả mọi người
đều hiểu và nhận thức được tầm quan trọng phải đạt được những mục đích đó.
2. Nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc: Không thể tạo ra sự nhận
thức sâu sắc về trách nhiệm đối với công việc nếu coi người lao động như một
dạng thay thế cho máy móc và không giải thích rõ mục đích của công việc. Mặc
dù có sự tự động hóa quá trình thì việc không thể thiếu được con người vận hành
máy móc, thiết bị. Với luận điểm này, việc giáo dục và đào tạo con người trở nên
rất quan trọng. Nhưng trên tất cả, điều quan trọng nhất là phải thông báo rõ mục

đích thực sự của công việc, thì để con người có trách nhiệm trong công việc và có
thể nghĩ ra những cách tốt nhất để thực hiện công việc đó.
3.Phát huy tính sáng tạo: Khi mọi người cảm thấy có trách nhiệm cao, họ
sẽ chú ý tới tầm quan trọng của vấn đề và suy nghĩ về nó một cách sâu sắc, từ đó
sẽ nảy sinh những ý tưởng sáng tạo. Những ý tưởng xuất sắc phần lớn được tạo ra
khi ta suy nghĩ đến vấn đề một cách kỹ lưỡng và đạt tới một tư duy sâu và độc lập.
Khi đó, người lãnh đạo cần trở thành người bảo trợ và khuyến khích các ý tưởng
đó phát triển.
4. Khuyến khích và động viên: lãnh đạo cần nên đề cao những nỗ lực và
động viên tinh thần kịp thời. Ðiều quan trọng không phải tập trung hòan tòan vào
việc kết quả có đáp ứng được mục tiêu hay không mà cần tìm ra lý do tại sao và
bằng cách nào đã tạo ra được sự thay đổi. Ðiều đó cho chúng ta thấy được con
người đã có những nỗ lực như thế nào đối
với quá trình và họ đã phát huy tính sáng tạo như thế nào.
5. Phát huy làm việc theo tổ đội: Công việc tổ đội không chỉ tạo ra ý thức
trách nhiệm đối với công việc mà còn tạo ra ý thức quan tâm đến công việc của
người khác trong đội có liên quan đến công việc của mình.
Kinh nghiệm cho thấy, các ý tưởng xuất sắc thường được hình thành từ sự
tổng hợp trí lực của các thành viên trong nhóm. Người quản lý cần khuyến khích
những cạnh tranh lành mạnh nhằm kích thích sự mong muốn cải tiến và tinh thần
học hỏi của mọi người.
6. Phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao tinh thần tham gia của mọi
người: Trong vấn đề này, vai trò lãnh đạo là định hướng, thuyết phục cấp dưới
thấu hiểu mục tiêu và khuyến khích sự tham gia của mọi người. Mặc dù, việc thu
hút và thuyết phục nhiều người là công việc tốn nhiều thời gian nhưng nếu sự
tham gia làm tăng được khả năng của tất cả các thành viên trong nhóm thì thời
gian để đạt tới mục tiêu sẽ giảm đi và kết quả đạt được sẽ là những lợi ích to lớn từ
chính sự ủng hộ và tham gia của mọi người.



×