Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ thuật hãm đào và đảo quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.42 KB, 3 trang )

Kỹ thuật hãm đào
và đảo quất

Năm nào cũng vậy, cứ trước Tết nguyên đán là người
trồng đào, quất ở ngoại thành và ven đô cũng rậm rịch vào
mùa tuốt lá, hãm quả để có được một vườn cây như ý,
phục vụ nhu cầu trang trí nhà cửa của khách hàng. Chúng
tôi xin giới thiệu một vài thao tác cơ bản trong công việc
tuốt lá đào và đảo quất theo kiểu truyền thống để bà con
tham khảo.
Kỹ thuật hãm đào
Trong khi cây sinh trưởng quá mạnh, ta phải hạn chế, bắt
cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.
Thiến đào: Hàng năm từ 10 - 20 tháng 8 âm lịch, dùng
dao sắc, khứa khoanh 1 vòng ở phần cổ cây (phần phân
nhánh) cho đứt vỏ vào tận phần gỗ. Cây khoẻ làm trước,
cây yếu làm sau. Sau một tuần khoanh, lá chuyển dần
sang màu vàng là được (lúc này cây cũng ngừng sinh
trưởng). Nếu không thấy lá chuyển màu vàng, có thể do
cắt chưa hết phần vỏ. Trường hợp này ta phải làm lại, lần
sau vết cắt phải nằm dưới vết cắt cũ
Tuốt lá đào: Đào thuộc cây rụng lá vào mùa đông hàng
năm. Sau khi lá rụng hết, nụ hoa lớn nhanh và nở. Nếu cứ
để tự nhiên, đào sẽ rụng lá vào cuối tháng 12 âm lịch, và
hoa đào sẽ nở vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau. Cho
nên muốn có hoa đào đẹp vào Tết âm lịch, đi đôi với việc
hãm đào, người trồng đào phải tiến hành tuốt lá đào trước
tết một thời gian khoảng 50 - 60 ngày, tùy giống. Với đào
bích tuốt lá vào khoảng ngày 5 – 6 tháng 10 âm lịch, tuỳ
thuộc vào thời tiết rét hay ấm, cây tơ hay già, cây khoẻ
hay yếu. Cây tơ và khoẻ thì tuốt trước, cây già và yếu tuốt


lá sau.
Đảo quất
Cây quất trồng đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 thì được tiến
hành chăm sóc với mục đích là điều khiển quất có quả và
chín vào dịp Tết.
Chăm sóc quất trước khi đảo: Trong thời gian chuẩn bị
đảo quất, tiến hành 5 ngày tưới quất một lần. Trước khi
đảo quất phải sửa tán 2 lần để cho tán tròn đẹp. Trong thời
gian trước khi đảo nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, nhằm
mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lá và cây. Bón
thúc phân trước khi đảo quất, từ tháng 1 đến tháng 5
dương lịch, cứ 50 ngày bón thúc cho quất một lần, thường
dùng phân khoáng, nước phân chuồng mục là tốt nhất, đợt
bón cuối có thể thêm một ít phân kali với nồng độ khoảng
1//200 (5g K2SO4 cho một lít), sau mỗi lần tưới nước
phân phải xới phá váng, phun thuốc sâu phòng trừ sâu
bệnh cho quất.
Giai đoạn đảo quất: Khi mùa xuân đến quất ra hoa tự
nhiên, bứt bỏ các hoa trong đợt này, cắt các cây quất 1
tuổi, 2 tuổi, để tạo thành các cành vượt dễ tạo tán cho cây.
Khoảng tháng 4 âm lịch, khi quất đã phát triển ổn định,
nghĩa là lộc đã trở thành bánh tẻ, bắt đầu đảo quất. Cách
đảo như sau: Đào 1 bầu cách gốc chứng 25 - 30 cm hoặc
35 - 40 cm, sâu 25 - 30 cm, moi dần rễ không làm đứt rễ
chính, không làm vỡ bầu, sau đó nhấc toàn bộ bầu lên
trồng sang hố khác, lấp đất chặt gốc, đóng cọc để cố định
cũng như chống gió, bão, hai ngày sau mới tưới nước.
Nếu gặp mưa khi đang đào, ta phải dừng lại, nếu đào gặp
mưa, ta để một thời gian mới đặt bầu xuống


×