A. Đọc thành tiếng :
*. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV):
- Trí dũng song toàn
- Thái sư Trần Thủ Độ
- Lập làng giữ biển
- Cao Bằng
- Luật tục xưa của người Ê – đê
- Phong cảnh đền Hùng
*. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài
B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút)
I. Đọc thầm bài văn sau:
CON ĐƯỜNG QUÊ EM
Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác.
Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt
đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng
bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, nhà
cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá
to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá
màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái.
Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em.
Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc
móng côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống
dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng,
mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui
đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.
( theo Hồng Lan)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho từng
câu hỏi dưới đây.
Câu1. Bài văn tả cảnh gì?
A. Con đường
B. Phiến đá
C. Làng quê
D. Đêm trăng đẹp
Câu 2 : Trong câu: “Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe
trâu đi.”. Tiếng “mặt” trong mặt đường là giống tiếng “mặt” trong từ :
A. Mặt người
B. Mặt mũi
C. Mặt biển
D. Vắng mặt
Câu 3 : Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê
như một người lính gác”. Từ thay thế cho từ “sừng sững” là từ:
A. Vạm vỡ
B. Lực lưỡng
C. Uy nghi
D. Cao lớn
Câu 4: Trong câu: “Hai bên đường, nhà cửa san sát” từ mà không thể thay thế
cho từ “san sát” là:
A. Chật chội
B. Chen chúc
C. Thưa thớt
D. Đông đúc
Câu 5: Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con
đường quen thuộc ấy”. Trạng ngữ trong câu này là trạng ngữ chỉ:
A. Thời gian
B. Địa điểm
C. Nguyên nhân
D. Mục đích
Câu 6: Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con
đường quen thuộc ấy.” Từ “ Vui đùa” và “ chạy nhảy” là từ:
A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. Từ ghép có nghĩa phân loại
C. Từ đơn
D. Từ láy
Câu 7: Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê
như một người lính gác”. Từ “ già” có thể thay thế bằng từ:
A. Cổ kính
B. Cổ thụ
C. Cổ điển
D. Cổ nhân
Câu 8 : Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê
như một người lính gác”. Và câu : “Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc
khăn sọc trắng vắt qua vai làng em.”. Câu văn này khi miêu tả đã sử dụng:
A. Phép so sánh
B. Phép nhân hóa
C. Phép liên tưởng
D. Cả ba cách trên.
Câu 9 : Trong câu : “Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ
xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường.” Các từ có
tiếng “xe” đều là:
A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. Từ ghép có nghĩa phân loại
C. Từ đơn
D. Từ láy
Câu10 : Bài Văn tả theo thứ tự:
A. Từ xa đến gần
B. Từng bộ phận của cảnh
C. Theo trật tự thời gian
D. Cả 3 cách trên.
II. PHẦN VIẾT
1. Chính tả nghe – viết (5 điểm). Thời gian: 15 – 20 phút
Đọc cho học sinh viểt bài sau:
Tiếng đàn
Thủy nhận cây đàn vi – ô – lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em
bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên
vai. Khi ắc- sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm
thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi
nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi.
Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những
vũng nước mưa.
Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới vớt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh
các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt đi nhanh trên những mái nhà cao
thấp.
Lưu Quang Vũ
2. Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian: 35 phút (Với HS lớp 5A
3
, thời gian có thể từ 35 – 40
phút)
Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
ĐÁNH GÍA VÀ CHO ĐIỂM
I. Phần đọc : (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng : (5 điểm )
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS . Cụ thể :
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ
trở lên: 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu
cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi : 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời
được: 0 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm )
Học sinh chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm. Đáp án:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C B C A B B A B D
II. Phần viết:(10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả:
5 điểm
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa
đúng quy định): trừ 0,5 điểm
+ Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày
bẩn, : trừ 1 điểm toàn bài
*. Lưu ý : Đối với HS là người dân tộc (Ba na), mỗi lỗi về dấu thanh trừ 0,25 điểm (với
các tiếng giống nhau chỉ trừ điểm một lần)
2. Tập làm văn: (5 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả đồ vật đủ các phần MB, TB, KB đúng yêu cầu đã học; độ dài bài
viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 –
4, , 1, - 0,5
–––––