Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

chuyên đề 7 quản trị nguồn vốn trong ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.21 KB, 42 trang )

Chuyên đề 7
Quản trị nguồn vốn trong ngân hàng
Quản trị vốn tự có
Khái niệm về vốn tự có

Theo Luật các TCTD 2011:
-
VTC gồm giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD hoặc
vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các
quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của
NHNN.

Theo thông tư 13/2010 /TT-NHNN ngày 20/05/2010 của
NHNN thì VTC gồm: vốn cấp I(vốn cơ bản) và vốn cấp 2
(vốn bổ sung).
Vốn cấp 1

Vốn cơ bản:

vốn điều lệ thực có (gồm vốn đã góp, vốn đã được cấp)

các quỹ dự trữ công khai ( trích lập từ lợi nhuận sau thuê được
giữ lại) gồm quỹ dự trữ dự bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát
triển nghiệp vụ,

thặng dư vốn cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp
luật, trừ đi phần mua cổ phiếu quỹ (nếu có)

lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 2


Vốn bổ sung bao gồm:

Phần giá trị tăng thêm khi định giá lại tài sản
cố định và các loại tài sản đầu tư tài chính theo
qui định của pháp luật

Quỹ dự phòng tài chính,

Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi
do ngân hàng phát hành, giấy nợ thứ cấp có
thời hạn dài.
Đặc điểm của VTC

Cung cấp nguồn lực cho ngân hàng

Ổn định và được tích luỹ thêm

Tỷ trọng nhỏ

Quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng
(giới hạn cho vay, huy động, đầu tư )
Chức năng của vốn tự có

Chức năng bảo vệ

Chức năng hoạt động

Chức năng điều chỉnh
Quản trị vốn tự có
- Nguồn hình thành, quy mô, thành phần, tỷ lệ thành phần

đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn
và có lãi.

Bảo vệ tài sản của KH

Nâng cao sức đề khàng của NH trước rủi ro và nguy cơ
phá sản

Quản trị hiệu quả VTC và tăng khả năng sinh lời cho NH

Thi hành đúng qui định của pháp luật
Các thành phần của vốn tự có
(theo thông tư 13/2010 và thông tư 19/2011)
Vốn tự có
= VTC cấp 1
+ VTC cấp 2
– Các khoản phải giảm trừ khỏi VTC
Vốn cấp 1

Vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp,
vốn đã góp)
-
Theo qui định của luật pháp, một tổ chức
tín dụng để được phép hoạt động thì vốn
điều lệ thực tế ≥ vốn điều lệ tối thiểu (vốn
pháp định).
Các nguồn hình thành vốn điều lệ

NHTM nhà nước


NHTM liên doanh

Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài

NHTM cổ phần
Các trường hợp điều chỉnh tăng vốn điều lệ
của NHTMCP

5 trường hợp

Vốn điều lệ được sử dụng trong các trường hợp sau:
-
Xây dựng trụ sở ngân hàng, chi nhánh
-
Mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh
-
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần, cho vay…, đầu tư
chứng khoán
-
Thành lập …
Vốn cấp 1

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
 5% lãi ròng hàng năm < vốn điều lệ thực có

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ
 mở rộng quy mô hoạt động, nâng cấp trang thiết bị,
cải thiện điều kiện làm việc
 50% lãi ròng hàng năm


Lợi nhuận giữ lại
 Là phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, trích lập quỹ và được
giữ lại bổ sung vốn cho ngân hàng
Vốn cấp 1

Thặng dư vốn
= phần tăng so với mệnh giá
 Chỉ xuất hiện tại các ngân hàng TMCP phát hành thêm cổ phiếu.
 Theo quy định kết toán, thặng dư vốn nằm trong phạm trù vốn chủ
sở hữu nhưng phải ghi tách riêng với vốn điều lệ.

ghi tăng vốn góp

ghi tăng khoản vốn góp trội hơn mệnh giá
 Không được chia, nhưng được sử dụng để tăng vốn điều lệ
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1
Phần 1

Lợi thế thương mại
-
là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài
chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà
ngân hàng thương mại phải trả phát sinh từ việc sáp nhập
doanh nghiệp có tính chất mua lại do ngân hàng thương
mại thực hiện.

Khoản lỗ kinh doanh bao gồm các khoản lỗ luỹ kế

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín
dụng khác, của công ty con khác

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1
Phần 2

Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp,
một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% các
khoản được dùng để xác định vốn tự có cấp 1 sau khi
đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục các khoản
phải trừ khỏi vốn cấp 1 (phần 1)

Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ
phần vượt mức 10% nêu trên nếu tiếp tục vượt mức
40% các khoản được dùng để xác định vốn tự có cấp 1
sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục các
khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (phần 1), phần vượt mức đó
sẽ bị trừ.
Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung)
Phần 1
Bao gồm vốn định giá lại tài sản và một số nguồn vốn
huy động dài hạn:

50 % phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định
được định giá lại theo quy định của pháp luật.

40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng
khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được
định giá lại theo quy định của pháp luật.

Quĩ dự phòng tài chính
Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung)
Phần 2


Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát
hành có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thơng tối thiểu là 5
năm.

Các cơng cụ nợ thứ cấp
Lưu ý: Theo thông lệ quốc tế, vốn tự có
bổ sung của ngân hàng còn bao gồm Thu
nhập từ các công ty thành viên và từ
những tổ chức mà ngân hàng nắm cổ
phần sở hữu.
Quĩ dự phòng tài chính

Trích lập từ lãi ròng nhằm bù đắp các tổn thất về tài sản

Quy định về xử lý tổn thất về tài sản (theo 146/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2005):

Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường.

Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
 Nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng.

tỉ lệ trích bằng 10% lãi ròng hàng năm của ngân hàng, số dư của quĩ không được phép vượt
quá 25% vốn điều lệ ngân hàng.
Giới hạn xác định vốn cấp 2

Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành và các công cụ

nợ khác (mục vốn cấp 2 – phần 2) tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.

Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro.

Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau
mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi
do tổ chức tín dụng phát hành và các công cụ nợ khác (vốn cấp 2 – phần 2) phải
khấu trừ 20% giá trị ban đầu.

Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có

100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài
sản cố định theo quy định của pháp luật;

100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài
sản tài chính theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi ôn tập

Nêu sự khác nhau giữa QĐ 457 và Thông tư
13 của NHNN về quy định VTC của NHTM.
Cho nhận xét

Nêu sự khác nhau giữa QĐ 457 và Thông tư
13 của NHNN về quy định các tỷ lệ an tòan
trong hoạt động của NHTM. Cho nhận xét.
Hiệp ước Basel I về an toàn vốn
Hiệp ước Basle đã chia các nhân tố của vốn
bao gồm hai cấp:


Vốn cấp 1 (Tier 1)

Vốn cấp 2 (Tier 2)
Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 chính là vốn tự có
hay vốn cơ bản của tổ chức tín dụng.
Hiệp ước Basel I về an toàn vốn

Vốn cơ bản (core capital – basic equity),

Vốn bổ sung vốn cơ bản (supplementary capital) bao gồm
 dự trữ không công khai (undisclosed reserves)
 nguồn giá trị tăng thêm do đánh giá lại tài sản (asset
revaluation reserves)
dự phòng chung (general provisions) hay dự phòng chung về
tổn thất tín dụng (general loan-loss reserves),

Các công cụ nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu (hybrid
debt capital instruments),

Các khoản nợ thứ cấp có kỳ hạn (subordinated term debt),

Các khoản giảm trừ vốn (deductions from capital)
Hiệp ước Basel II

Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối
tác hoặc theo từng khoản tín dụng cụ thể.

Không tính đến lợi ích của đa dạng hoá hoạt
động.


Không tính đến rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại
hối
Hiệp ước Basel II (tiếp theo)

Cấp độ I (Pillar I): Quy định yêu cầu tỷ lệ vốn
tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt
động

Cấp độ II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn
liên quan đến quá trình giám sát

Cấp độ III (Pillar III): Yêu cầu các ngân hàng
cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến vốn,
rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên
tắc của thị trường

×