Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huyết áp thấp – đáng lo không đáng sợ. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.22 KB, 5 trang )

Huyết áp thấp – đáng lo
không đáng sợ.


Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người
bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ
vì ko biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.


Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp
chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe
cho chính mình.

Huyết áp và huyết áp thấp là gì?



Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa
máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu
của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động
mạch. Ở người bình thường, huyết áp tâm thu là 100 – 140mmHg, huyết áp tâm
trương là 70 – 90mmHg.
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm
trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường
trước đó.
Việc ổn định huyết áp là rất quan trọng, bất kì sự tăng-giảm nào so với mức
bình thường đều đáng lo ngại. Tuy vậy, từ trước tới nay hầu hết mọi người chỉ
quan tâm đến huyết áp cao mà chưa thực sự chú ý đến huyết áp thấp.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?


Đây là một trạng thái bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, phụ
nữ sau khi sinh, mãn kinh với các biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn
nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt
mày… do khi đó áp lực máu không đủ để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan,
đặc biệt là não. Qua thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn
tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm
khoảng 30%. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy
hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng
cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy
yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi
thường bệnh.
Bị huyết áp thấp ta phải làm gì?
Người bệnh hoàn toàn có thể bớt lo lắng nếu chú ý theo dõi và biết cách
kiểm soát huyết áp. Đầu tiên, cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống
điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết. Ăn
mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày). Tập thể dục nhẹ nhàng và đều
đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, Yoga… Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng
thẳng và lưu ý nên dùng ngay một tách cà phê, trà đường nóng, nhân sâm, hay các
thuốc bổ tổng hợp Vitamin khi bị tụt huyết áp,… Đặc biệt hiện nay có các dạng trà
túi lọc, trà hòa tan có nguồn gốc thảo dược chứa các vị thuốc có tác dụng tăng
huyết áp, phục hồi sinh khí và điều hoà nhịp tim, sẽ giúp huyết áp tăng trở lại
nhanh chóng và ổn định lâu dài.
Theo y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp là do: khí huyết hư, tỳ thận hư,
nhưng phổ biến nhất là khí huyết lưỡng hư. Bởi vậy, để trị huyết áp thấp có hiệu
quả thì nên dùng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng
huyết.

×