Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tụt huyết áp: không thể chủ quan doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.68 KB, 5 trang )

Tụt huyết áp: không thể
chủ quan


Làm việc quá sức, cẳng thẳng thần kinh… dẫn tới hoa mắt chóng mặt,
ngất xỉu là những trường hợp không hiếm gặp ở phụ nữ trong cuộc sống hiện
nay.
Có thể bạn cho đó là chuyện bình thường, chỉ cần ăn uống nghỉ ngơi là đủ.
Nhưng thực tế đó có thể lại là một số triệu chứng điển hình của chứng tụt huyết áp
hay bệnh huyết áp thấp – một căn bệnh đang rất phổ biến hiện nay.

Gần đây, Thanh Hồng, 28 tuổi vừa phải làm việc cật lực ở cơ quan, vừa
phải ôn luyện cho kỳ thi cao học nên lúc nào cô cũng cảm thấy rất mệt mỏi, căng
thẳng và không ăn uống được, thỉnh thoảng lại thấy đau đầu, chóng mặt.
Hồng nghĩ chắc do nguyên nhân làm việc và học tập ở cường độ cao nên
mới bị như vậy, thi xong cô sẽ khỏi. Nào ngờ, sát tới ngày thi cô lại bị ngất, phải
đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết Hồng bị huyết áp thấp, lại phải làm việc với cường độ
cao nên bị tụt huyết áp đột ngột, may mà chưa có gì nguy hiểm.

Không thể chủ quan với căn bệnh huyết áp thấp.


Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, huyết áp được coi là thấp khi
trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg hoặc
giảm hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp vốn có trước đó.
Huyết áp thấp làm cho não và các cơ quan quan trọng thiếu ôxy và chất
dinh dưỡng, gây ra triệu chứng choáng váng hay chóng mặt, ngất xỉu, khó tập
trung, mờ mắt, buồn nôn, chân tay lạnh, ra mồ hồi, da tái, thở nhanh, thở nông,
mỏi mệt, trầm cảm, hay khát nước.
Bệnh huyết áp thấp lâu ngày có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận…



Phòng bệnh hơn chữa bệnh



Huyết áp thấp khác với tụt huyết áp. Người bị huyết áp thấp mà vẫn làm
việc, sinh họat bình thường thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người huyết áp
thấp có thể trạng yếu thì dễ bị tụt huyết áp.
Theo bác sĩ, cách tốt nhất để loại bỏ các triệu chứng tụt huyết áp là người
huyết áp thấp cần có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý như: dành nhiều thời gian để
nghỉ ngơi và áp dụng chế độ ăn uống điều độ, đặc biệt không nên bỏ bữa, vì nhịn
đói sẽ nhanh chóng bị hạ đường huyết, ăn đủ dinh dưỡng; thể dục đều đặn với các
hình thức nhẹ nhàng như đi bộ, cầu lông, Yoga…
Ngoài ra, có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được bào
chế theo công nghệ hiện đại, có tác dụng làm tăng huyết áp, phục hồi sinh khí và
điều hoà nhịp tim.

×