Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huyết áp không ổn định sau dùng thuốc - Vì sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.55 KB, 5 trang )

Huyết áp không ổn định sau
dùng thuốc - Vì sao?

Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
Tại sao bệnh nhân tăng huyết áp có dùng thuốc mà huyết áp vẫn không
ổn định, có lúc huyết áp vẫn lên xuống đột ngột, thậm chí có trường hợp tử
vong. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc thất bại trong điều trị tăng huyết áp?


Tự bỏ thuốc:
Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc là nguyên
nhân phổ biến. Với quan niệm huyết áp đã hạ và ổn định rồi thì không cần phải
uống thuốc nữa.

Vì thế có trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi tới 3 năm
thậm chí 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa)
nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng lên đột ngột đã khiến cho nhiều người bị tai biến
mạch máu não, thậm chí tử vong.

Tự giảm liều: Nhiều trường hợp thời gian đầu uống thuốc rất nghiêm chỉnh,
tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Ví dụ: chỉ định của bác sĩ là uống 2
viên/ngày chia 2 lần. Khi thấy ổn định tự giảm liều xuống còn 1 viên/ngày. Điều
này hết sức nguy hiểm. Vì khi uống 1 viên/ngày như vậy thì chỉ hạ được huyết áp
trong 12 giờ đầu. 12 giờ sau lại thiên về đêm, nhất là vào khoảng 3-4 giờ sáng
huyết áp bắt đầu tăng nhưng lại không có thuốc. Người bệnh dậy đi tiểu rất dễ bị
đột qụy vào lúc này.

Thuốc không còn phù hợp: Nhiều trường hợp bệnh nặng lên do thuốc
đang dùng hoặc liều dùng không còn phù hợp nữa.
Tương tác thuốc: Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp (đặc biệt ở người cao
tuổi) lại mắc đồng thời nhiều bệnh khác như: khớp, hen... Vì thế, khi đang dùng


thuốc điều trị tăng huyết áp đồng thời phải dùng thêm thuốc điều trị các bệnh khác
có thể sẽ làm tăng thêm bệnh do tương tác thuốc. Ví dụ: đang dùng thuốc tăng
huyết áp phải dùng đồng thời với các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc
corticoid...
- Các thuốc chống viêm không steroid thường làm giảm sức nạp của thận
trong khi thuốc chữa tăng huyết áp lại làm tăng độ nạp của thận. Ở người cao tuổi
bị tăng huyết áp lại thường hay mắc các bệnh về khớp, vì vậy việc điều trị thường
gặp rất nhiều khó khăn do gặp các tương tác về thuốc.
- Nhóm corticoid thường gây tăng huyết áp do giữ muối và nước. Vì vậy,
trong điều trị nên cân nhắc nếu không phải dùng đến nhóm thuốc này là tốt nhất.
- Các thuốc Đông y: nhiều bệnh nhân điều trị tây y nhưng về nhà lại bồi
dưỡng thêm thuốc bổ là thuốc Đông y. Do sự hiểu biết về Đông y có hạn, và do
trình độ một số lương y còn hạn chế nên những bệnh nhân tăng huyết áp vẫn được
kê dùng vị thuốc cam thảo trong các thang thuốc bổ mà họ không biết rằng cam
thảo là vị thuốc có tác dụng tăng huyết áp rất mạnh. Vì thế có lời khuyên người già
không nên dùng cam thảo.
- Biện pháp điều trị không dùng thuốc (luyện tập, thể dục, ăn uống): đa số
các bệnh mạn tính ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống, luyện tập, thể dục
điều độ, phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Lưu ý thể dục bằng
cách đi bộ nhẹ nhàng, vừa sức là tốt nhất nhưng thực tế có rất nhiều người tập quá
sức (chạy) vì thế rất dễ bị tai biến, đột qụy. Đối với người tăng huyết áp, không
nên dậy quá sớm, nhất là vào mùa đông (vì dậy sớm do lạnh, mạch sẽ co đột ngột
cũng rất dễ gây tai biến).
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong
suốt cuộc đời, vì thế cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của thầy thuốc. Không
được chủ quan khi huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều. Khi gặp
những thất bại trong điều trị tăng huyết áp bệnh nhân cần đi khám lại để tìm hiểu
nguyên nhân và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.


×