Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng tránh hạ huyết áp tư thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.84 KB, 5 trang )

Phòng tránh hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp (HA) tư thế là sự giảm HA động mạch khi chuyển từ tư
thế nằm sang tư thế đứng sau 3 phút (HA tâm thu giảm > 20 mmHg; HA tâm
trương giảm > 10mmHg). Nguyên nhân là do bất thường về sự thích nghi HA
của phản xạ tự nhiên.
Bệnh xảy ra trong trường hợp nào?
Trong đa số các trường hợp, hạ HA chỉ xảy ra sau bữa ăn, hoặc khi đứng
dậy đột ngột, nhưng cũng có thể hạ HA mạn tính. Hạ HA tư thế hay gặp ở người
già hoặc có bệnh lý tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, phụ nữ có
thai, giãn tĩnh mạch chi dưới, thiểu năng tuyến cận giáp không được điều trị.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hạ HA tư thế có thể do nguyên nhân thứ phát sau dùng một số thuốc như
thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc hạ HA (thuốc ức chế
canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển); thuốc chống loạn nhịp,
phenothiazin; giảm thể tích tuần hoàn (chảy máu hoặc mất nước); giảm kali trong
máu hoặc do mắc các bệnh nội tiết: bệnh Addison, thiểu năng tuyến giáp, u tuyến
thượng thận; nằm liệt giường thời gian dài sẽ gây hạ HA tư thế khi lần đầu ngồi
dậy. Ngoài ra, bệnh có thể gặp do các nguyên nhân khác như những bệnh gây tổn
thương hệ thống thần kinh: giang mai, rỗng ống tủy, Shy-Drager, đái tháo đường,
nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tắc động mạch phổi; suy tim, loạn nhịp, suy tĩnh
mạch, nghiện rượu, thuốc phiện.Trong một số trường hợp hạ HA tư thế không tìm
được nguyên nhân.
Triệu chứng bệnh
Khi có cơn hạ HA tư thế, người bệnh có thể xuất hiện mất ý thức ngắn hoặc
choáng váng với chóng mặt và rối loạn thị trường. Trong hội chứng Shy-Drager
(teo não nhiều ổ, có thể tổn thương hệ thống ngoại tháp gây bệnh Parkinson hoặc
tổn thương hệ thống tháp gây liệt nửa người hoặc phối hợp cả hai), hạ HA tư thế
phối hợp với bí tiểu, chóng mặt với mất ý thức, liệt dương (bất lực) và giảm tiết
mồ hôi, mất phản xạ đồng tử với ánh sáng.




Chẩn đoán bệnh dựa vào đo HA nhiều lần ở tư thế nằm và tư thế đứng. Xét
nghiệm bổ trợ chỉ có tác dụng tìm nguyên nhân gây hạ HA tư thế chứ không có giá
trị trong chẩn đoán bệnh.

Tiến triển của bệnh

Bệnh tiến triển tùy thuộc nguyên nhân. Trong hội chứng Shy-Drager, tiến
triển được đánh dấu bởi sự xuất hiện những triệu chứng gợi ý bệnh Parkinson. Sự
tàn phế sẽ trầm trọng hơn sau 5 – 10 năm tiến triển. Trong trường hợp không tìm
được nguyên nhân, bệnh tiến triển thay đổi, để lại di chứng ít nhiều tùy thuộc từng
bệnh nhân.
Có thể điều trị dự phòng hữu hiệu không?

Nếu xuất hiện hạ HA tư thế, cần đến bác sĩ khám. Ngừng hoặc thay thuốc
khác trong trường hợp hạ HA tư thế do thuốc. Khuyên bệnh nhân thay đổi tư thế
một cách từ từ, tránh ở tư thế nằm kéo dài, tránh dùng thuốc an thần và rượu. Băng
chun chân trong trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới (băng từ bàn chân lên tận
hông). Khuyên bệnh nhân ăn nhiều muối, nằm gối cao 20 cm. Dùng corticoid
trong trường hợp không có chống chỉ định. Trong trường hợp nặng, một vài thuốc
có thể sử dụng như ephedrin, levodopa.
Về dự phòng bệnh, không có phương pháp điều trị dự phòng hữu hiệu
nhưng sau đây là một số lời khuyên cho những người đã có cơn tụt HA tư thế:
Uống nước đều đặn. Một số nghiên cứu nhận thấy sự tăng HA tâm thu ở những
trường hợp uống một cốc nước sau khoảng nửa giờ. Hạn chế uống rượu. Băng
chun chân trong trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu phải đứng im trong một
thời gian dài, cần cử động các ngón chân và co cơ bắp chân. Bệnh nhân nên ăn
mặn, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Đối với những trường hợp hạ HA sau bữa ăn
thì nên tránh ăn quá thịnh soạn và giàu chất đường.


×