Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.63 KB, 99 trang )

KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN!........................................................................................ 4
PHẦN A:
Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài...........................................5
PHẦN B:
Nội dung của khóa luận..........................................................................7
CHƯƠNG 1:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI ............................7
1.1. Phố cổ Hà Nội - giá trị truyền thống và hiện đại...............................7
1.1.1. Quan niệm về phố cổ.....................................................................7
1.1.2. Giá trị khu phố cổ.........................................................................9
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các
giai đoạn chính...........................................................................................13
1.2.1. Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La:.....................13
1.2.2. Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ................................................15
1.2.3. Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh............................................18
1.2.4. Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn thế kỷ XIX
.................................................................................................................19
CHƯƠNG 2:
NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC -
LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH22
2.1. Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội.........................................22
2.1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường...........................................22
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà
Nội...........................................................................................................24
2.1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV......................24
2.1.2.2. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX...................25
2.1.2.3. Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay.........................................26


2.1.3. Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội..........................27
2.1.3.1. Giá trị lịch sử văn hóa..........................................................27
2.1.3.2. Giá trị về không gian đô thị, về quần thể kiến trúc................28
2.1.3.3. Giá trị của một trung tâm kinh tế..........................................30
2.2. Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ Hà Nội
.....................................................................................................................31
2.2.1. Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu phố cổ..............................31
2.2.2. Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế.......................................33
2.2.2.1. Tiềm năng các công trình di tích...........................................34
2.2.2.1.1. Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng)............36
2.2.2.1.2. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng.......................................38
2.2.2.1.3. Di tích của ô..................................................................47
2.2.2.1.4. Kiến trúc công trình văn hoá công cộng.......................48
2.2.2.1.5. Kiến trúc thương nghiệp...............................................49
2.2.2.1.6. Di tích cách mạng kháng chiến....................................49
2.2.2.2. Tiềm năng làng nghề, phố nghề............................................54
2.2.2.2.1. Giá trị của việc bảo tồn và duy trì nghề truyền thống
trong khu phố Cổ Hà Nội phục vụ du lịch....................................54
2.2.2.2.2. Một số khái niệm về ngành nghề, làng nghề, phường
nghề và phố nghề thủ công truyền thống......................................55
2.2.2.3. Thực trạng về nghề truyền thống trong khu Phố Cổ Hà Nội.57
2.2.2.4. Tham quan Phố Cổ Hà Nội...................................................62
2.2.2.3.1. Lộ trình số 1 - Khu vực phía Đông phố cổ...................63
2.2.2.3.2. Lộ trình số 2 - khu vực phía Tây Phố Cổ.....................68
2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA
KHU PHỐ CỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI......................77
3.1. Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá phố Cổ Hà Nội........................77

3.1.1. Bảo tồn cảnh quan, kiến trúc phố cổ Hà Nội............................78
3.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.........................................82
3.2. Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội.............84
3.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch.....88
3.4. Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa
dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao............................................90
3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch..........91
3.6. Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các
giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ..................92
KẾT LUẬN...........................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................99
3
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt bốn năm học qua, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong trường Đại Học Dân lập Đông Đô Hà Nội, em đã tiếp thu được
chút ít những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để hôm nay trở thành một
người tri thức vững vàng và tự tin trong cuộc sống.
Luận văn tốt nghiệp của em tuy chưa phải là tổng kết tất cả những kiến
thức đã được trong suốt bốn năm đại học, nhưng nó là kết quả của một sự nỗ
lực cố gắng của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ
của bố mẹ, của nhà trường cùng các thầy cô và các cô chú, anh chị trong Ban
Quản Lý Phố Cổ Hà Nội - nhất là dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo -
Trần Đức Thanh em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người thân mến nhất đã không
quản những khó khăn, vất vả của cuộc sống để nuôi dưỡng con trưởng thành
đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô
giáo.
Chân thành cảm ơn và chúc thành công với tất cả các bạn sinh viên lớp

VH
9
.
4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
PHẦN A:
Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài
1. Lý do chọn đề tài:
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn vật, "thứ nhất kinh kỳ", luôn tồn tại
sống trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Để rồi "dù có bốn phương
trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội", Hà Nội như là một biểu tượng văn hóa bậc
nhất của con người và đất nước ta. Và nằm trong lòng thủ đô là khu phố cổ 36
phố phường của thành Thăng Long cũ. Nếu như Hà Nội là trái tim của Việt
Nam, thì phố cổ chính là trái tim của thủ đô yêu dấu. Cùng hướng về kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô đang có những bước
chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực để xứng đáng là trung tâm văn hóa,
kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước.
Đóng góp vào sự phát triển chung đó là khu phố cổ Hà Nội với sức hấp
dẫn lan tỏa mạnh mẽ, với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc
dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004, phố cổ Hà Nội được công
nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và nhận được sự quan tâm xứng
đáng của các ban ngành có liên quan. Đây là một bằng chứng của lịch sử về
sự sức sáng tạo trong lao động, sự hài hòa về con người trong môi trường
cuộc sống của cư dân thành Thăng Long còn tồn tại đến ngày nay mà không
phải thành phố lớn nào trên thế giới cũng có được. Với tư cách là một tài
nguyên du lịch đầy tiềm năng, đã và đang được khai thác có hiệu quả cho
ngành du lịch, phố cổ Hà Nội mang đến cho du khách những cảm xúc khó tả
và những kỷ niệm khó quên. Là một sinh viên ngành Văn hóa du lịch, em
nhận thấy đây là một đề tài khoá luận phù hợp với khả năng và niềm yêu thích
của mình. Với mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và đưa ra những ý kiến đóng

góp nhỏ bé nhưng không kém phần thiết thực cho việc phát triển du lịch của
5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
khu phố cổ Hà Nội trong bối cản phát triển du lịch của thủ đô, em đã cố gắng
thực hiện khóa luận này trong khả năng của mình.
2. Mục đích giới hạn của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu khu phố cổ Hà Nội để từ đó
đưa ra những ý kiến đóng góp cho sự phát triển du lịch của khu phố cổ Hà
Nội nhằm phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội.
Giới hạn của đề tài là không gian khu phố cổ và các đối tượng tham gia
du lịch chính trong khu phố cổ Hà Nội.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra thực địa (điền dã)
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn.
4. Bố cục khóa luận:
Phần A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài.
Phần B: Nội dung của khóa luận chia làm ba chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành của khu phố cổ Hà Nội.
Chương 2: Khu phố cổ Hà Nội với hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp khai thác tài nguyên du lịch của khu phố
cổ để phát triển du lịch Hà Nội.
Kết luận.
6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
PHẦN B:
Nội dung của khóa luận
CHƯƠNG 1:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
1.1. Phố cổ Hà Nội - giá trị truyền thống và hiện đại
1.1.1. Quan niệm về phố cổ
Cho đến thời điểm hiện nay, đất nước ta đã bước vào thiên niên kỷ thứ
ba và liền kề với ngày kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, thế
nhưng chưa có nhà khoa học chuyên ngành; liên ngành nào; dù bằng những
bằng chứng xác thực, những tư liệu lịch sử và lý luận thuyết phục; có thể đưa
ra khái niệm hoặc một định nghĩa cụ thể nào về phố cổ Hà Nội là một di sản
văn hóa cấp quốc gia vào cuối năm 2004 (quyết định số 14/2004/QĐ -
BVHTT) thì những quan niệm về phố cổ được đánh giá theo khía cạnh là một
di sản văn hóa. Các di sản văn hóa và di tích lịch sử là sản phẩm lao động của
nhiều thế hệ trước và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của ngành du lịch.
Các di tích lịch sử văn hóa không chỉ là di sản văn hóa quý giá của mỗi
địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước hay thậm chí là của nhân loại. Đó còn
là bằng chứng trung thành, xác thực nhất và cụ thể nhất về thời điểm hay thời
kỳ văn hóa. Nó mang trong mình những giá trị truyền thống, kiến trúc, thuần
phong mỹ tục để đóng góp tích cực vào việc phát triển về mọi mặt đời sống
vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người.
Di sản văn hóa cũng được coi là bức thông điệp giữa hiện tại và tương
lai. Nó chính là một dây truyền thống nối liền hiện tại và tương lai. Thông qua
những di tích lịch sử văn hóa đó mà mỗi thế hệ lớn lên lại có thể soi mình vào
cuộc sống của cha ông và hiểu rõ nguồn cội của thế hệ mình
7
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
Di tích lịch sử còn là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn. Là một di
sản văn hóa cấp quốc gia, phố cổ được tạo dựng bởi con người. Chính những
con người bản địa và nhập cư trải qua hàng thế kỷ ở vùng đất "địa linh nhân
kiệt" này bằng quá trình sống, cách ứng xử và cả nếp sinh hoạt hàng ngày đã
tại nên một khu phố cổ - cái cốt lõi, tinh tuý, trái tim của Hà Nội từ lúc nào
không hay.

Chính vì đặc trưng về sự đa dạng như đã nêu trên mà di tích lịch sử văn
hóa có rất nhiều định nghĩa, điển hình như:
- Theo đạo luật số 117 về bảo vệ bảo vật của Ai Cập (08/06/1983) thì:
"Di tích lịch sử văn hóa được coi là cổ vật bất động sản được làm ra từ các
nền văn minh khác nhau, hoặc là một sự sáng tạo nghệ thuật, khoa học, văn
hóa hoặc tôn giáo của thời đại tiền sử, hoặc các thời kỳ tiếp nhau của lịch sử
và ngược trở lên 100 năm khi tài nguyên đó có một giá trị quan trọng về khảo
cổ học hay lịch sử, là chứng cứ của nền văn minh khác nhau đã tồn tại trên đất
nước Ai Cập và những quan niệm lịch sử cũng đều được coi là cổ vật, kế cả
các di hài người và động vật cùng niên đại với thời kỳ ấy".
- Theo đạo luật số 16 về di sản lịch sử của Tây Ban Nha (25/06/1985)
thì: "Di sản lịch sử Tây Ban Nha bao gồm các bất động sản và các động sản
có lợi ích nghệ thuật, cổ sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học
hoặc kỹ thuật . Cũng cả di sản tư liệu và thư mục, các lớp mỏ, các khu vực
khảo cổ cũng như các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá
trị nghệ thuật, lịch sử hay nhân chủng học".
- Theo quy định trong Hiến chương Venice của Italia năm 1964, khái
niệm di tích lịch sử văn hóa bao gồm những chương trình xây dựng lẻ loi,
những di tích ở đô thị hay nông thôn, là bằng chứng của nền văn minh riêng
biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay một biến cố về lịch sử.
- Theo pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh của Việt Nam (04/04/1984) thì: "Di tích lịch sử - văn hóa là những
8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch
sử khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác liên quan đến cá sự
kiện lịch sử và quá trình phát triển văn hóa xã hội. Di tích lịch sử - văn hóa là
những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị
điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ta
trong lịch sử để lại.

Cho dù nhìn nhận dưới góc độ, quan điểm, khía cạnh hay khái niệm nào
đi chăng nữa thì giá trị của khu phố cổ Hà Nội vẫn luôn được ghi nhận và trân
trọng, gìn giữ suốt bao thế hệ người Hà Nội - Việt Nam.
1.1.2. Giá trị khu phố cổ
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một đô thị lớn hình thành lâu đời
nhất ở Việt Nam. Từ giữa thế kỷ VI, nơi đây là trung tâm đầu tiên của nước
Vạn Xuân với toà thành cổ đầu tiên mà sử sách còn ghi ở cửa sông Tô Lịch.
Trải qua mấy trăm năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ VII đến thế
kỷ X là trung tâm An Nam đô hộ phủ đời Đường. Từ thế kỷ XI nơi đây đã
thực sự trở thành trung tâm đầu não - kinh đô của quốc gia Đại Việt với tên
gọi là Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội định hình và phát triển rực rỡ về mọi
mặt. Từ Lý, Trần, Lê trải qua các triều đại nơi đây luôn giữ một vị trí xứng
đáng, quan trọng đối với đất nước. Đến thế kỷ XIX tuy không còn là kinh đô
nhưng Thăng Long vẫn là một đô thị bậc nhất ở Việt Nam: dân cư đông đúc,
buôn bán sầm uất, phố phường nhộn nhịp. Ca dao cổ Việt Nam có câu:
"Hà Nội ba sáu phố phường
Hàng mứt, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh"
Có rất nhiều bài ca dao và thơ nói về con số truyền thống 36 phố giống
như trên, ví dụ:
"Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
9
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
Hàng Bồ, Hàng Bạ, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay…"
Hoặc là:
"Ba mươi sáu mặt phố phường
Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào
Người đài các, kẻ thanh tao
Qua Hàng Thợ Tiện lại vào Hàng Gai…"

Chính là để khu vực phía Đông của Hoàng thành, là khu thị dân với 36
phố phường nổi tiếng. Thực ra đó cũng là một con số mang ý nghĩa tượng
trưng. Thời Lê có 36 phường, khái niệm "phường" là để chỉ một tổ chức
người cùng làm một nghề hay là một đơn vị hành chính của thành Thăng
Long. Các phường chia làm ba loại: nông nghiệp, thủ công, buôn bán. Các
phường lấy tên nghề của mình đặt tên cho con phố nơi họ làm ăn, buôn bán và
sinh sống. Chính vì thế mà tên gọi cua các phố trong những câu ca dao
thường bắt đầu bằng chữ "Hàng". Ngày nay các phố nhìn chung vẫn giữ
nguyên tên gọi từ thời xưa, chỉ có các chức năng ban đầu đã được chuyển đổi
hoặc không còn tồn tại nữa. Phố cổ Hà Nội ngày nay mang trong mình những
giá trị riêng biệt, to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và kinh tế
mà không một đô thị cổ nào có thể so sánh.
Lịch sử của khu phố cổ Hà Nội đã bắt đầu hình thành khi vua Lý Thái
Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010. Trải qua bao thăng trầm với biết
bao biến cố lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và thời kỳ nội chiến kéo
dài, phố cổ Hà Nội đã không còn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu của
mình. Tuy thế nó vẫn luôn gợi lại quá khứ và lịch sử của một đô thị cổ hình
thành sớm nhất của Việt Nam. Dựa vào các di tích tồn hiện, các tài liệu văn
học dân gian cổ, sách sử ký, sách vở... về khu phố cổ mà các nhà nghiên cứu
chuyên ngành - liên ngành có những phát hiện khoa học có tính chất vô cùng
10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
quan trọng. Đối với nhà nghiên cứu này thì khu phố cổ chính là một "bảo tàng
sống", một "trang lịch sử bằng đá".
Trải dài trong tiến trình lịch sử phát triển của mình, Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội, trong đó khu phố cổ là cái nôi văn hóa đã sản sinh và nuôi
dưỡng nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian, ca dao ... như Rồng vàng bay
lên, Rùa vàng đòi kiếm quý, vua chúa gặp tiền .. Mảnh đất "địa linh, nhân
kiệt" này sinh ra va thu hút không biết bao nhiêu nhân tài của đất nước trong
mọi lĩnh vực: văn học, nghệ thuật cho đến chính trị, quân sự .. nhiều không

sao kể hết. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa - nghệ thuật của khu phố cổ còn được
thể hiện qua các hội thi tài giữa các ngành nghề, các lễ hội dân gian truyền
thống, các sản phẩm thủ công bày bán trên phố, qua các món ăn dân dã mang
hồn quê hay thậm chí là qua nếp sống hồn hậu, thanh lịch của người dân nơi
này.
Về mặt kiến trúc, chỉ còn một số đình chùa còn mang kiến trúc thời Lê,
còn hầu hết những ngôi nhà cổ trong khu phố cổ hiện nay được xây vào cuối
thế kỷ 19. Điểm nổi bật của kiến trúc này là nhà hình ống. Chúng cũng còn
được gọi là "nhà ở hàng phố". Phần lớn các kiểu nhà truyền thống mà ngày
nay chúng ta vẫn có thể thấy trong khu vực phố cổ được xây từ cuối thế kỷ
XIX hoặc được xây lại vào đầu thế kỷ XX. Cấu trúc dài, hẹp của kiểu nhà này
là kết quả của tình trạng thiếu không gian trong thành phố và do khoản thuế
của triều đình đối với chiều rộng mặt tiền cửa hàng. Nhà hình ống quay ra mặt
phố, chiều rộng trung bình của mặt tiền từ 2m tới 4m, trong khi đó chiều dài
có thể từ 20m tới 60m và có một số trường hợp lên tới 150m. Nhà có nhiều
lớp và cách nhau bằng những sân trong, các sân trong thông thoáng để lấy ánh
sáng tự nhiên. Sân trong còn là nơi diễn ra các hoạt động đa năng của nhà.
Ngoài sân trong, trong các ngôi nhà này trước đây còn có các mảnh vườn nhỏ.
Ngoài ra còn có những công trình công cộng đặc trưng cho khu phố cổ,
trong đó có đền và đình của nhiều dòng họ khác nhau từ nông thôn chuyển
11
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
đến, hay các ngôi đền được xây để tưởng nhớ ông tổ nghề ... Thế kỷ XX cũng
để lại phong cách đặc trưng của nó, từ phong cách hiện đại Xô - Viết đến
những mặt tiền cầu kỳ kiểu pháp thời kỳ đầu đổi mới, cho đến những cái có
thể gọi là "kiến trúc mới" của thập kỷ 1990 với đá rửa và các mảng kính lớn.
Khu phố cổ Hà Nội là một tổng thể kiến trúc độc đáo, một cảnh quan đô thị
vừa hiện đại vừa mang dáng dấp phương Đông mà không nơi nào khác trên
thế giới có được.
Tại khu phố cổ Hà Nội, yếu tố "thị" nổi lên cũng không kém yếu tố

"thành". Khu vực phố cổ là nơi diễn ra hoạt động buôn bán sầm uất nổi tiếng
với các khu chợ: Đồng Xuân (Chợ lớn nhất Hà Nội, nằm ở trung tâm khu phố
cổ), Hàng Bè, Hàng Da.
Bản thân khu vực phố cổ cũng được coi là trung tâm buôn bán của toàn
thành phố. Người dân có thể tìm mua được tất cả những gì cần thiết cho sinh
hoạt hàng ngày cũng như những vật dụng đặc biệt, độc đáo không đâu có.
Không những thế, khu phố cổ Hà Nội còn là tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhất
trong các tour du lịch nội thành Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước.
Do đó nó có giá trị kinh tế rất lớn đối với sự phát triển của du lịch. Đây có thể
coi là thế mạnh tuyệt đối của khu phố cổ Hà Nội nếu được khai thác cụ thể và
hợp lý.
Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và kinh
tế nêu trên, cùng với việc được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia
(2004) phố cổ Hà Nội chính là một “kho báu” quý giá của ngành du lịch Việt
Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng.
12
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai
đoạn chính
1.2.1. Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La:
Hà Nội vốn là địa danh lâu đời được hình thành trên hai bên bờ sông
Hồng, giữa một đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ khi mới hình thành.
Hội tụ đủ những yếu tố thuận lợi, tính ưu việt của vị trí địa lý (tụ thủy),
nơi tập trung đông dân cư (tụ nhân), Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội có cơ
sở để được khẳng định là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, khoa học,
xã hội … quan trọng bậc nhất nước ta.
Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, độ cao trung bình ở khoảng 5-
20 m so với mặt biển, giới hạn địa lý được xác định từ 20
0
53 đến 21

0
33 vĩ độ
Bắc và 105
0
44 đến 106
0
2 kinh độ Đông, tọa lạc ngay giữa vùng châu thổ sông
Hồng (sông Nhị Hà). Đây là chỗ khúc sông đang chuyển dồng từ hướng Tây
Bắc - Đông Nam sang hướng Bắc Nam với độ dài khoảng 30 km. Đặc điểm
nơi đây được chuyển hóa thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Chính tại nơi đây đã hình thành nên đô thị cổ nhất nước ta, theo truyền thuyết:
“Hà Nội có nguồn cội từ một làng ven sông Tô, trung tâm là núi Nùng mà
phát triển lên, làng ấy có tên là Long Đỗ”.
Ngược dòng lịch sử, từ xa xưa người Việt cổ đã cư trú, sinh sống tại đây
từ thời đại đồng thau, thời đại của nền Văn minh lúa nước vùng châu thổ sông
Hồng với quốc gia Văn Lang của các đời vua Hùng trong buổi lập nước bình
minh của lịch sử. Cơ sở cho việc lập luận trên là trong báo cáo của nhà Hà
Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “Ngành khảo cổ học đã cho biết, ngay tại nội
thành cũng có rìu đá mái, có mũi giáo và trồng đồng. Các di vật đó khoảng
vài ba nghìn tuổi. Tại ngoại thành dấu vết cư dân cổ còn dầy hơn. Khắp
năm huyện đều có đồ đá mới, đồ đồng. Điều này cho thấy vùng đất Hà Nội
có người làm ăn sinh sống từ các thiên niên kỷ thứ ba, thứ hai trước Công
13
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
nguyên. Thuở đó làng dựng trên những dải đất cao ven sống và đầm, hồ lớn
nhỏ”.
Từ những đặc điểm địa lý, tự nhiên trên, Hà Nội xưa là nơi cư trú lâu đời
của cư dân bản địa. Tại nơi đây xóm làng quần tụ trên những gò đất cao ven
sông Tô, sông Nhuệ, sông Đuống… Về sau, nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà
thôn tính kéo theo sự phân hóa của nền văn minh bản địa. Người Việt cổ bước

vào giai đoạn đen tốt nhất trong lịch sử kéo dài gần nghìn năm Bắc thuộc.
Suốt thời kỳ Bắc thuộc bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lược
nước ta đều đóng căn cứ địa ở những nơi bên tả ngạn sông Hồng, như thành
Long Biên. Đây là nơi đồn trú của quân xâm lược, nơi xưởng thủ công, phục
vụ cho quan lại, binh lính của bộ máy cai trị. Đó chính là những yếu tố tiền đề
quan trọng trong việc hình thành nên một đô thị lớn sau này. Giữa thế kỷ VI,
cuộc khởi nghĩa của Lý Bí - Lý Nam Đế thắng lợi. Cùng với sự ra đời của nhà
nước Vạn Xuân năm 544, Lý Nam đế cho xây dựng một thành luỹ bằng tre gỗ
đất dựng ở cửa sông Tô Lịch. Đây là thành lớn đầu tiên được xây dựng ở
vùng đất này và được sử sách ghi lại. Không lâu sau đó đầu thế kỷ VII nhà
Tùy (Trung Quốc) đem quân sang xâm chiếm, đặt thủ phủ của chính quyền đô
hộ gọi là An Nam đô hộ phủ ngay tại huyện Tống Bình - vùng đất cổ có thành
lũy của Lý Nam Đế tức Hà Nội ngày nay. Say nhà Tùy đến nhà Đường
(Trung Quốc) xây dựng La Thành được Tiết Độ Sứ Cao Biền mở rộng và
củng cố trở thành Đại La Thành năm 866. Trải qua những cuộc khởi nghĩa
của người dân tộc nước Nam như cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương
Phùng Hưng giành lại độc lập (776 - 791) hay Dương Thanh (819 - 820) đều
chiếm thành Đại La làm căn cứ. Đầu thế kỷ X đánh dấu sự tan rã của chế độ
phong kiến nhà Đường (Trung Quốc) cùng sự kiện hào trưởng Khúc Thừa Dụ
nổi dậy chiếm thành Đại La trở thành thủ phủ của dân tộc ta trong ba đời nhà
họ Khúc - Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ. Năm 930 nhà Nam
Hán (Trung Quốc) đem quân sang đánh chiếm nước ta bắt được Khúc Thừa
Mỹ và chiếm thành Đại La. Thành 3 năm 931 Dương Đình Nghệ phát quân
14
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
đánh đuổi Thứ sử Giao Châu và đánh tan quân tiếp viện của Nam Hán ngay
phía ngoài thành Đại La. Tháng 4 năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công
Tiễn giết chết để tranh giành quyền lực.
Năm 938 Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa - kinh thành cũ của

An Dương Vương. Năm 944 Ngô Quyền mất, loạn lạc nổi lên, từ đó gây ra
nạn cát cứ của 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên
ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư (968 - 1009) đặt tên
nước là Đại Cồ Việt.
1.2.2. Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ
Trong quá trình liên tục đấu tranh để bảo vệ và củng cố nền độc lập dân
tộc, người Việt tiến ra đóng đô ở giữa đồng bằng thể hiện ý chí kiên cường
của dân tộc. Sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn - Lý Thái
Tổ vào mùa thu năm Canh Tuất 1010 được xem là một bước tiến quan trọng
trong lịch sử dân tộc, mở đầu giai đoạn xây dựng đất nước trên quy mô lớn,
phục hồi dân tộc và phục hưng văn hóa dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc
và chống Bắc thuộc. Trong chiếu thiên đô của vua Lý Thái Tổ đã ghi: “Ở
trung tâm bờ cõi đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn
phương Đông Tây Nam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó dịa
thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì
ngập lụt, muôn vật đều phong nhiêu tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chổ ấy
là nơi hơn cả, thực là chổ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của
đế vương muôn đời!” và “đóng nơi trung tâm mưu toan việc lớn, tính kế lâu
dài cho con cháu đời sau”. Với tầm nhìn chiến lược vua Lý Thái Tổ đã nhận
thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh đô với vận mệnh của đất nước và vương
triều. Miền đất được chọn để xây thành Thăng Long vốn là nơi tập trung đông
đúc, buôn bán phát triển thịnh vượng, ruộng đồng phì nhiêu trù phú….
15
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đó là thành thị ngã ba sông, đô thị
sông, đô thị trên bờ phải sông Cái với hai sông nhánh là Tô Lịch, Kim Ngưu,
tất cả cùng bọc lấy và luôn giới hạn trong không gian đô thị", thì kinh thành
Thăng Long - Hà Nội cổ được bao bọc bởi ba con sông chính và được dân
gian cảm khái là:
Nhị Hà quanh Bắc sang Đông

Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này.
Kim ngưu chảy viền phía Nam Kinh thành, qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa,
Ô Cầu Dền đến đường Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay)
Tô Lịch chảy viền phía Tây Kinh Thành, tả ngạn sông Tô từ nam Hồ
Tây đến Ô Cầu Giấy.
Phía Đông Kinh thành là hữu ngạn sông Hồng (sông Nhị Hà) từ Bến
Nứa đến Ô Đống Mác.
Thành Thăng Long với lối kiến trúc ba vòng thành bao bọc vào nhau và
kết cấu trong thành ngoài thị đã sớm được hình thành ngay từ ban đầu, trong
đó bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Đó là ba nhân tố
quan trọng trong tổng thể đô thị đương đại của các nước phương Đông. Ba
thành phố này được sắp xếp theo hệ thống sau:
+ Kinh thành là nơi ở của thường dân và quan lại cấp nhỏ, bao bọc ra
bên ngoài cùng.
+ Hoàng thành là nơi vua ở, đồng thời là nơi làm việc của các quan lại
trong triều.
+ Bên trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu nhỏ hơn được gọi là Tử
Cấm thành, có tường xây kiên cố, quân lính canh gác nghiêm ngặt ngày đêm.
Đây là nơi dành cho vua ở và sinh hoạt hàng ngày. Tất cả các cung tần, mỹ
nữ, cùng hoàng hậu và các con vua cũng sống ở đây.
16
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
Trong đó Tử Cấm thành là trung tâm hành chính - chính trị tối cao của
cả nước. Di tích còn sót lại là một lầu cửa Đoan Môn, một nền điện Kính
Thiên và một kỳ đài. Phía Đông Hoàng thành cho tới bờ sông Nhị Hà là cả
một bãi dải phù sa mà trên đó là cả một hệ thống các làng thủ công, một hệ
thống bến, chợ của Kinh Thành. Dân cư ngày càng an cư lập nghiệp, phố xã
cũng theo đó mà phát triển để rồi dần dần hình thành nên một khu đô thị đóng
vai trò trung tâm của cả nước. Các nhà làm nghề nông, những phường buôn
bán, những làng nghề thủ công thường tập trung theo lối phường hội để hỗ trợ

nhau trong sản xuất và buôn bán, bởi vì: "buôn có bạn, bán có phường". Bên
cạnh đó bốn cổng thành là bốn khu chợ lớn.
- Đông Bạch Mã, sau này người Pháp chuyển lên chợ Đồng Xuân ngày
nay
- Tây Hoàng Hoa nay là chợ Ngọc Hà
- Bắc Yên Quang nay là chợ Châu Long
- Cửa Nam nay vẫn còn đó những tên quen thuộc như Đình Ngang, Cấm
Chỉ.
Đây là những nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi trực tiếp của
"thành" và "thị". Phố phường chợ bến trên bến dưới thuyền tạo nên một
quang cảnh buôn bán sầm uất. Dân cư nơi đây sinh sống làm nghề thủ công
truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm nghề thủ
công truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm gốm
sứ, làm giấy, đồ trang sức mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, làm mộc … Bên cạnh
đó là những xưởng thợ thủ công tập trung của Nhà nước phong kiến như
xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, xe điệu, võng lọng của vua qua…
Chính những tổ chức phường hội này là tiền tố cơ bản hình thành nên 36 phố
phường và sau này là khu phố cổ. Trong khoảng 100 năm, sau khi trở thành
kinh đô, Thăng Long đã được xây dựng trở thành trung tâm chính trị - kinh tế
- văn hóa - lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước. Thành luỹ, đê điều, các loại
17
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
kiến trúc cung điện, dân gian, văn hóa, tôn giáo …. Tất cả hòa quyện với nhau
tạo nên dáng vẻ riêng của kinh thành.
Năm 1226 nhà Trần nối ngôi nhà Lý, nền văn minh Đại Việt tiếp tục
phồn thịnh. Nhà Trần củng cố lại Hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh
thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn. Khu vực này còn tiếp nhiều
khách nước ngoài đến làm ăn sinh sống. Kinh tế công thương nghiệp thành thị
sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân, thậm chí đã có sinh hoạt giải trí
ban đêm.

Sau một thời gian hưng thịnh, cơ đồ nhà Trần bị rơi vào tay Hồ Quý Ly,
nhà Hồ được thành lập trong thời gian vô cùng ngắn ngủi (1400 - 1407). Hồ
Quý Ly xây dựng đô thành Tây Đô ở Thanh Hóa, thành Thăng Long đổi ra
Đông Đô. Năm 1406 nhà Minh (Trung Quốc) đem 80 vạn quân sang xâm
lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, Đông Đô bị đổi tên
thành Đông Quan trở thành sào huyệt của địch. Chúng phá huỷ không biết
bao nhiêu là di sản văn hóa của Kinh thành Thăng Long.
1.2.3. Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh
Năm 1418 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ dưới tài cầm quân tài ba
của Lê Lợi. Cuộc kháng chiến 10 năm thắng lợi, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi
hoàng đế ở Đông Đô, năm 1430 đổi ra Đông Kinh, năm, 1466 đổi gọi là Phủ
Trung Đô. Thành cũ được mở ra thêm ở hướng Đông. Khu dân cư được chia
thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Số người
đổ về Đông Kinh làm ăn buôn bán ngày càng nhiều, nhưng với tư tưởng Nho
giáo chủ trương "ức thương" nên nhà Lê không muốn phát triển thành phần
kinh tế - dân cư, chỉ duy trì số dân và quan hệ hàng hoá, tiền tệ của kinh đô
trong giới hạn.
Thế kỷ XVI triều Lê sụp đổ, năm 1527 triều mạc lên thay, trong thời
gian đầu đã tạo được tình trạng xã hội ổn định, công thương nghiệp năng
động. Phật giáo và Đạo giáo được phục hưng. Đông Kinh trở lại tên gọi là
18
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
Thăng Lon, vẫn là kinh đô. Được đáp thêm ban lần lũy đất bảo vệ thành. Nhà
Trịnh lấy danh nghĩa "phò Lê" đánh bại nhà Mạc năm 1592, xây Phủ chúa
Trịnh bên cạnh Hoàng thành. Hồ Gươm lúc này rất rộng gồm hai phần Tả
vọng (là phần hồ hiện nay), và Hữu Vọng, Hồ rộng đến mức có thể thao diễn
thủy chiến nên gọi là hồ Thủy quân. Nhiều công trình được xây quanh hồ và
trên hồ, tiêu biểu là cung Khánh Thuỵ (đền Ngọc Sơn ngày nay). Thăng Long
vẫn có bộ mặt phồn vinh và phát triển. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
và sự mở rộng quan hệ ngoại thương nên thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn

hưng thịnh của các thành thị trên quy mô cả nước, đứng đầu vẫn là Thăng
Long. Về phương diện kinh tế, Thăng Long là một phức hợp kinh tế gồm
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, trong đó thương nghiệp đóng
vai trò chi phối. Bên cạnh đó Thăng Long còn là một trung tâm văn hóa lớn
với các danh nhân, với nếp sống thanh lịch và các công trình nghệ thuật và
kiến trúc đồ sộ.
1.2.4. Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn thế kỷ XIX
Trải qua thời kỳ nội chiến kéo dài hơn 200 năm, năm 1786 người anh
hùng áo vải Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ
chúa Trịnh và trao chính quyền lại cho vua Lê. Nguyễn Huệ về Nam, Lê
Chiêu Thống không điều hành nổi việc nước, các cánh quân nổi lên giành
quyền binh. Quân Tây Sơn hai lần ra Bắc dẹp loạn. Năm 1788 Lê Chiêu
Thống trốn khỏi Thăng Long sang Trung Quốc cầu cứu nhà Mãn Thanh, sau
đó "cõng rắn cắn gà nhà" trở về Đại Việt cùng với 29 vạn quân xâm lược nhà
Thanh. Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long chờ lệnh Nguyễn Huệ. Ngày
22/12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung rồi lập tức lên
đường ra Bắc đuổi giặc. Năm 1789 Quang Trung tiến vào Thăng Long đánh
đồn Ngọc Hà và đồn Đống Đa, đại thắng quân Thanh. Quang Trung đóng đô
ở Huế, Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay).
19
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
Năm 1802 Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, Nguyễn Ánh lên thay
đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long được gọi là bắc thành tổng trấn,
quản 11 trấn. Năm 1831 Minh Mạng cải cách hành chính bỏ các trấn chia cả
nước thành 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội bao gồm Thăng Long, huyện Từ
Liêm của trấn Sơn Tây và ba phủ ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấn
Sơn Nam. Thăng Long trở thành tỉnh lỵ Hà Nội. Năm 1848 vua Tự Đức cho
dỡ các cung điện cũ trong thành và các công trình kiến trúc quan trọng như
Văn Miếu Quốc Tử Giám di dời vào kinh đô Huế. So với trước đây sự phát
triển kinh tế của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX không được đều.

Các phường thôn phía Tây và Nam có xu hướng nông thôn hóa, chuyên
về nghề nông và có kết hợp thủ công. Bộ mặt đô thị của Hà Nội dồn phía
Đông và Đông Nam. Ở đây phố phường ngang dọc như bàn cờ nhà cửa kề
nhau. Khu Phủ chúa Trịnh (bị Lê Chiêu Thống cho phá năm 1787) và vùng
Hồ Gươm nhanh chóng trở thành khu dân cư, buôn bán và làm nghề thủ công.
Thời kỳ này các công trình văn hóa có nhiều biến đổi. Năm 1865 văn hào
Nguyễn Văn Siêu tổ chức xây dựng lại khu đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm, xây
trấn Ba Đình, dựng ở cửa đền Tháp Bút, Đài Nghiên. Năm 1842 Nguyễn
Đăng Giai cho xây dựng chùa Báo Ân trên nền cũ của lầu Ngũ Long bền bờ
Hồ Gươm. Phường Hòe Nhai. Phố Hàng Giấy trở thành nơi vui chơi giải trí,
đàn ca. Một số cửa ô được xây dựng lại, trong đó có ô Quan Chưởng (1817).
Năm 1858 giặc Pháp nã súng từ cửa biển Đà Nẵng vào đất liền báo hiệu
sự xâm nhập của chế độ thực dân. Năm 1873 Pháp đem quân ra Hà Nội đánh
thành. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng để giữ thành nhưng
do lực lượng mỏng vì triều đình nhà Nguyễn chủ hòa không phòng thủ, quân
Pháp vẫn chiếm được thành. Năm 1884 Tự Đức ký hiệp ước công nhận sự đô
hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Hà Nội nằm trong quy chế "Xứ
bảo hộ" thuộc Bắc Kỳ của chính quyền thực dân. Quy mô và bộ mặt của đô
thị cổ Hà Nội dần biến đổi. Giữa một không gian kiến trúc truyền thống đã
20
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
xuất hiện đan xen một kiểu đô thị mới theo kiến trúc đô thị phương Tây. Nhà
xây thời kỳ này chủ yếu bằng gạch và lợp ngói. Chính quyền thực dân cho lắp
sông Tô Lịch, bỏ đoạn nối sông Hồng và Hồ Hoàn Kiếm, cải tạo lại khu 36
phố phường của Hà Nội. Trong sinh hoạt và sản xuất có sự thay đổi từ hình
thức phong kiến sang hình thức tư sản một cách chậm chạp và thậm chí còn
song song tồn tại cả hai hình thức trong xã hội. Những ngôi nhà hàng phố một
tầng, mái ngói ta, kết cấu truyền thống cũng giảm dần theo năm tháng. Thay
vào đó là những ngôi nhà hình ống, dài và hẹp. Nhưng các đặc điểm truyền
thống của phố vẫn còn nguyên vẹn, các gia đình vẫn tiếp tục buôn bán các

mặt hàng truyền thống dù sự chuyển đổi giữa các ngành hàng ... Những giá trị
văn hóa được kết tinh từ lâu đời vẫn tỏa sáng và sống động trong cách sống
và quan niệm của người dân phố cổ. Chính nhờ đó mà Hà Nội vẫn giữ được
khu 36 phố phường với những giá trị to lớn của một thời Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội cho đến bây giờ và sẽ còn mãi về sau.
21
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
CHƯƠNG 2:
NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC -
LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU
LỊCH
2.1. Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thành
Đại La và đổi tên là Thăng Long, khi ấy vùng đất này “...Ở trung tâm bờ cõi
đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây
Nam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó dịa thế rộng mà bằng
phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều
phong nhiêu tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chổ ấy là nơi hơn cả, thực là
chổ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời ...”.
Thăng Long - Hà Nội nằm trong toạ độ địa lý: 105 độ 34 phút - 21 độ 12
phút vĩ độ Bắc, ở trung tâm đồng bằng hình tam giác thuộc lĩnh vực của sông
Cái (sông Hồng) do phù sa sông Hồng và các phụ lưu của nó bồi đắp thành.
Trung tâm Thăng Long - Hà Nội ở phần trung tâm của tam giác này, có
mối giao thông thuận lợi với các vùng trong khu vực và lan toả các miền
trong cả nước.
Với khí hậu phân chia bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông và những tập
hợp yếu tố địa lý - lịch sử đó là của Thăng Long - Hà Nội đã để lại cho hôm
nay không ít những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất mà chúng ta phải có
trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

Theo các nhà nghiên cứu thì khu vực Phố cổ hiện nay được hình thành từ
rất sớm, có bề dày gần 1000 năm và phát triển cùng lịch sử Hà Nội. Theo sử
cũ, khu vực Phố Cổ Hà Nội ra đời bên cạnh thành cổ. Đây là khu "thị" - khu
22
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
chợ buôn bán hàng hóa khá sầm uất phục vụ trực tiếp cho quan lại, công chức,
binh lính trong thành. Ban đầu khu phố này chỉ có vài chục phố phường, sau
phát triển lên 61 phố phường. Khu "thị" của Hà Nội thế kỷ XIX rộng hơn khu
vực Phố Cổ hiện nay về phía Bắc và phía Đông Nam. Tài liệu của Hoàng Đạo
Thuý đã chỉ ra rõ vấn đề này. Trong một cuốn sách khác, các nhà nghiên cứu
đường phố Hà Nội đã cho chúng ta thấy những con số khá khác nhau. Riêng
những con phố mang tên "Hàng" như Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đào,
Hàng Mã....cũng đã có tới 50 tên phố.
Theo đánh giá, miêu tả của một số thương nhân nước ngoài Thăng Long
vào thế kỷ 19 thì hạt nhân của khu dân cư Hà Nội là khu buôn bán - thủ công
nằm giữa tỉnh thành và bờ sông Hồng. Khu này là một hình tam giác có đỉnh
là góc thành Đông Nam (chỗ phố Cửa Nam ngày nay) và dáy là bờ sông
Hồng dài độ 3 km. Hai cạnh bên, mỗi cạnh dài khoảng 2,5 km, một cạnh là
chính bức tường phía Đông của Thành, còn cạnh kia đi sát phía Bắc Hồ
Gươm ra đến sông Hồng. Nói tóm lại, nó ở trên mảnh đất mà bây giờ ta
thường quen gọi là "khu phố cổ". Các phố phường chợ búa tập trung chủ yếu
ở khu vực này.
Khu "tam giác trên", theo quy hoạch hiện nay là bao gồm toàn bộ khu
vực Phố Cổ, tuy không đầy đủ các phố phường như trước đây, một phần vì
khu vực phía Bắc và phía Đông Nam. Khu Phố Cổ có hiện tượng biến dạng
nhiều, một phần vì lý do quản lý, nên các nhà lãnh đạo thành phố đã quy
hoạch định ranh giới phố cổ hiện nay thuộc hoàn toàn địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thiếu phần tam giác phía Bắc (thuộc quận Ba Đình)
Khu phố Cổ hiện tại là những khu phố nhỏ, chật hẹp. Các kiến trúc này
là dạng kiến trúc chợ phố nên các nhà thường sâu, thấp, tối... Hè phố nhỏ,

hẹp, không có cây xanh. Lượng người cư trú buôn bán trong các phố cổ này
thường đông nên môi trường sinh sống. Qua thời gian, do sự phát triển về dân
23
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
số và nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên mỗi số nhà ngày một tăng nhan khẩu
và hộ khẩu. Có những nhà có tới 3 thế hệ cùng ở và 5-6 gia đình sinh sống.
Cũng chính vì vậy, việc cơi nới là không thể tránh khỏi. Giao thông trên
Thành Phố có nhiều phức tạp. Các nhà bên trong lấn ra hè chiếm dụng để
buôn bán. Đường phố hẹp, lưu lượng người đông làm cho môi trường ở đây
ngày càng đáng quan tâm. Hà Nội có riêng một Ban quản lý khu phố này. Hy
vọng rằng hoạt động của nó sẽ giúp cho Phố Cổ Hà Nội được bảo tồn và phát
triển.
2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội
2.1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV
Năm 1010, trung tâm Hà Nội cổ được Lý Thái Tổ gọi là " Cao Vương cố
đô Đại La Thành ". Trước khu vực này là khu làng cổ đầu tiên của Hà Nội có
tên gọi theo truyền thuyết là Long Đỗ, sau phát triển thành huyện, rồi được
đổi thành quận - mang tên gọi là Tống Bình, là trung tâm, dinh luỹ chủ yếu
của chính quyền đô hộ phương Bắc. Khi vùng đất này được Lý Thái Tổ chọn,
cũng là thời điểm bắt đầu phát triển của đô thị cổ Hà Nội.
Song thời Trần, từ năm 1225 đến hết thế kỷ XIV, kinh thành với quy mô
và cấu trúc không đổi, mà chỉ sữa chữa, mở mang và phát triển thêm khu vực
kinh tế dân cư. Năm 1230 vua Trần tu sửa thành Đại La. Năm 1243 đắp lại
thành Cấm thành, tạo khu Long Phượng thành, xây kiên cố các cửa Long
Phượng thành và Hoàng thành. Thăng Long lúc này có đủ tài liệu để chứng
minh.
Cũng như các thành thị ở phương Đông khác, khu công thương nghiệp ở
phía Đông có mối liên hệ chặt chẽ với khu nông nghiệp ở phía Tây Hoàng
thành, những nghề thủ công tập trung nhiều ở phía Đông và phía Tây. Gần
đây, kết qua khai quật khảo cổ học trong khu vực thành cô Hà Nội đã chứng

minh về trung tâm thành cổ.
24
Kho¸ luËn tèt nghiÖp §¹i häc d©n lËp §«ng §«
2.1.2.2. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Khi nhà Hồ thay thế nhà Trần, Thăng Long không còn giữ vai trò Quốc
đô nữa mà có tên gọi là Đông Đô để phân biệt với thành Tây đô ở Thanh Hóa.
Năm 1406, khi nhà Minh chiếm Đông Đô, thì lại đổi tên gọi là Đông Quan
cho đến khi chiến thắng quân xâm lược, lấy lại Thăng Long - Đông Đô, sử
dung lại làm Quốc đô và đổi tên thành Đông Kinh. Trong giai đoạn này, triều
Lê tiến hành tu bổ xây dựng lại Đông Kinh theo mô hình Nho Giáo. Khu vực
Cấm thành và Hoàng thành được kiểm soát chặt chẽ, khu hành chính quan
liêu được lan rộng ra Hoàng Thành. Năm 1477 xây dựng lại vòng thành Đại
La ở ngoài cùng. Các năm 1477, 1500, 1516 ... đã tôn tạo và mở rộng Hoàng
Thành.
Năm 1435, Nguyễn Trãi viết Thăng Long có "một phủ lộ, hai thuộc
huyện, 36 phường", mỗi huyện có 18 phường. Lúc ấy ở vùng này thì đất vàng,
mềm, ruộng thì vào loại hạng trung. Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ
đài mâm, võng, gấm, và du lọng. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Thụy
Chương và phường Nghi Tàm dệt vải lụa. ... Thăng Long 36 phường được gọi
từ đó.
Trong thế kỷ XVI, XVII và XVIII, sau cải cách của Lê Thánh Tông, nền
kinh tế của đất nước đã ổn định và phát triển. Vị thế thuận lợi của Thăng
Long đã khiến chốn Kinh Kỳ trở thành trung tâm hấp dẫn đối với địa phương
xung quanh, đặc biệt là làng thủ công nghiệp và các vùng phụ cận, đã dẫn một
luồng chuyển dịch lớn về hàng hóa, kéo theo nhiều đợt di động xã hội đến
Thăng Long. Theo Marini, vào thế kỷ XVII người ta đếm được ở đây có 72
phường... mỗi phường rộng bằng một thành phố trung bình của nước Ý. 72
phường này đầy thợ thủ công và thương nhân." Những ghi chép như vậy
trong Đại Nam Nhất Thống Chí của Trương Vĩnh Ký ... đều cho biết vào thế
kỷ XIX Thăng Long đều có rất nhiều mặt hàng riêng ở các phố vẫn không

thay đổi như hồi đầu thế kỷ.
25

×