Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thịt đỏ không tốt cho người tiểu đường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.74 KB, 5 trang )

Thịt đỏ không tốt cho
người tiểu đường

Trong những năm gần đây, tiểu đường và các biến chứng của nó đã và
đang có xu hướng gia tăng và thực sự đã trở thành mối lo ngại trên phạm vi
toàn thế giới.
Người bị tiểu đường nên ưu tiên ăn thịt trắng (đậu đỗ, cá, gia cầm như
gà vịt), hạn chế thịt đỏ (thịt các loại gia súc và hải sản), các dạng thực phẩm
công nghiệp và thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, giò chả…).

Tiểu đường và cao huyết áp là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có thể xuất
hiện cùng lúc và đều dẫn đến biến chứng về thận, tim, mạch máu, mắt… Cách
phòng ngừa biến chứng tốt nhất là áp dụng những phương thức giúp duy trì đường
huyết và huyết áp ở mức độ ổn định. Trong đó, ăn kiêng là một phần quan trọng.



Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, trung bình 5-6 bữa. Các bữa ăn cách
nhau 2-3 giờ. Bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ 30 phút đến 1 giờ, bữa ăn đầu tiên sau
ngủ dậy cũng 30 phút đến 1 giờ.



Trong mỗi bữa ăn, trung bình cần một phần hai bát chất bột, 30g các loại
thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu…), một bát rau đầy.
Tránh các loại chất bột tinh như bột mì trắng (bánh mì, mì tôm…), gạo chà
trắng, bột sắn dây, miến dong… Dùng các dạng bột thô, có nhiều chất xơ như ngũ
cốc nguyên vỏ, nguyên hạt, khoai củ, gạo lứt, bánh mì đen…

Với các thực phẩm cung cấp chất đạm, ưu tiên thịt trắng (đậu đỗ, cá, gia
cầm như gà vịt), hạn chế thịt đỏ (thịt các loại gia súc và hải sản). Hãy thật hạn chế


các dạng thực phẩm công nghiệp và thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, giò chả…).

Trái cây nên ăn cả xác, không chỉ ép lấy nước uống. Chọn trái cây ít ngọt
như thanh long, bưởi, dưa bở. Các loại trái cây ngọt chỉ ăn lượng thật ít, và tốt
nhất nên ăn vào các bữa ăn chính có dùng kèm thuốc hạ đường huyết.

Nếu bạn bị cao huyết áp nên kiêng muối, nên nấu ăn riêng, không nêm
muối, đường, bột ngọt, bột nêm… ; không chấm thêm bất kỳ dạng mắm muối nào
trên bàn ăn; không ăn các thực phẩm muối như dưa, cà, mắm, khô…

Nếu ăn bên ngoài, bạn nên bỏ tất cả nước dùng, nước sốt vì các hàng quán
thường nêm nhiều muối và bột ngọt.
Bạn nên bổ sung sữa trong 1-2 bữa ăn hàng ngày. Có thể dùng sữa gầy (sữa
tách béo), sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường, sữa đậu nành, hoặc các dạng bột
ngũ cốc có sữa… Dùng sữa với 1-2 đơn vị đường ăn kiêng (mỗi đơn vị tương
đương gói hoặc viên). Mỗi gói đường ăn kiêng 1g ngọt tương đương 2 thìa đường
thông thường, nên căn cứ theo khẩu vị để có độ ngọt thích hợp. Đường ăn kiêng
cũng có thể dùng để nêm nếm cho các món ăn, thức uống cho người cao huyết áp.

×