Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.85 KB, 5 trang )
Dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết
tố insulin, còn được gọi là bệnh đái tháo đường.
Có hai loại đái tháo đường chính: Loại 1 là một dạng bệnh nặng, thường
gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, người mắc đái tháo đường loại 1 phải tiêm
insulin mỗi ngày nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đái tháo đường loại hai
thường gặp ở những người trên 40 tuổi và người có cân nặng quá mức, loại hai
cũng là loại thường thấy và dễ mắc hơn rất nhiều so với đái tháo đường loại 1.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường loại hai, chế độ ăn giữ một vai trò hết
sức quan trọng vì thực phẩm là nguồn cung cấp lượng đường cần thiết cho cơ thể
hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của người bệnh. Một chế độ dinh
dưỡng đầy đủ có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm các biến chứng do căn
bệnh mãn tính này gây ra.
Chế độ ăn của người tiểu đường buộc phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ
nhất là phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn;
không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như
rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận... Thứ hai là phải cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Chính vì vậy, người bị tiểu đường phải phân phối năng lượng hợp lý bằng
cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể từ hai đến ba bữa ăn phụ.
1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:
Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo
lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng
khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà
xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương
thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
2. Đối với chất đạm: