Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Lý Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.65 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


MỤC LỤC
Trang
TÊN BẢNG............................................................................................................................2
Trang...................................................................................................................................2
Ngày lập thẻ 01/12/2007...........................................................................................................28
65
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPBH : Chi phí bán hàng
DT : Doanh thu
DN : Doanh nghiệp
DTBH : Doanh thu bán hàng
GVHB : Giá vốn hàng bán
GTGT : Giá trị gia tăng
KT : Kế toán
KH : Khách hàng
NKC : Nhật ký chung
TK : Tài khoản
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
STT Loại TÊN BẢNG Trang
1 Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 10
2 Sơ đồ 1.2 Bộ phận sản xuất của Công ty 11


3 Sơ đồ 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất 11
4 Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy phòng kế toán Công ty 12
5 Sơ đồ 1.5 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức NKC 16
6 Biểu 2.1 Hoá đơn GTGT 23
7 Biểu 2.2 Phiếu xuất kho 26
8 Biểu 2.3 Thẻ kho 27
9 Biểu 2.4 Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn 28
10 Biểu 2.5 Trích sổ NKC về bán hàng 29
11 Biểu 2.6 Sổ chi tiết doanh thu 30
12 Biểu 2.7 Sổ cái doanh thu 30
13 Biểu 2.8 Phiếu thu tiền mặt 32
14 Biểu 2.9 Sổ chi tiết phải thu khách hàng 33
15 Biểu 2.10 Sổ cái phải thu khách hàng 34
16 Biểu 2.11 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng 35
17 Biểu 2.12 Sổ chi tiết giá vốn 37
18 Biểu 2.13 Sổ cái giá vốn hàng bán 37
19 Biểu 2.14 Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra 39
20 Biểu 2.15 Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào 39
21 Biểu 2.16 Sổ cái thuế GTGT đầu ra 40
22 Biểu 2.17 Biên bản trả lại hàng 41
23 Biểu 2.18 Phiếu nhập hàng bán bị trả lại 43
24 Biểu 2.19 Sổ cái hàng bán bị trả lại 43
25 Biểu 2.20 Sổ cái chi phí bán hàng 46
26 Biểu 2.21 Sổ cái chi phí QLDN 48
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


27 Biểu 2.22 Sổ cái xác định kết quả kinh doanh 50

28 Biểu 3.1 Danh sách đối chiếu công nợ 56
29 Biểu 3.2 Bảng phân tích công nợ 57
30 Biểu 3.3 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng 59
31 Biểu 3.4 Sổ chi tiết doanh thu cung cấp dịch vụ 59
32 Biểu 3.5 Sổ chi tiết bán hàng 60
33 Biểu 3.6 Sổ cái chiết khấu thương mại 61
34 Biểu 3.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
35 Biểu 3.8 Bảng cân đối kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, với quy luật cung - cầu thì sản phẩm của doanh
nghiệp sản xuất ra là để đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ chính là giai đoạn cuối
cùng. Thông qua tiêu thụ, Công ty không chỉ thu hồi được vốn đã bỏ ra mà còn thu
được một phần thặng dư - đó chính là lợi nhuận.
Nhờ giai đoạn tiêu thụ, doanh nghiệp mới có thể bù đắp các chi phí đã chi ra
trong quá trình sản xuất, thực hiện quá trình tái sản xuất và xác định lợi nhuận kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có
ý nghĩa hết sức quan trọng tới kết quả SXKD của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế mới thì các thành
phần kinh tế được tự do phát triển, bình đẳng với nhau tạo nên sự cạnh tranh gay gắt
ở tất cả các ngành sản xuất, trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty
CP sản xuất vật liệu xây dựng Lý Nhân là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ
phần hoá. Công ty đã có tuổi đời hơn 30 năm. Trải qua bao thăng trầm cùng với
những đổi thay của đất nước, quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng
được mở rộng. Là một Công ty đặt trên địa bàn địa phương, vì vậy em rất mong
muốn được tìm hiểu thêm về quá trình tiêu thụ tại Công ty để từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Với lý
do trên và qua một thời gian thực tế tại Công ty, em đã chọn đề tài: “KẾ TOÁN
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP
SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN”.
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần chính:
PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG LÝ NHÂN
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ
NHÂN.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN
PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT VẬT
LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN.
Em xin chân thành cảm ơn GV. Trần Thị Phượng và các bác, các cô, chú trong
ban lãnh đạo, đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán của Công ty đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành Chuyên đề này.
Do thời gian thực tập không nhiều và còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên chuyên
đề thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được
sự góp ý, bổ sung của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa cũng như cán bộ
phòng Tài chính Kế toán Công ty .
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hiếu
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng



PHẦN I :
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN
I. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công
ty cổ phần sản xuất vật liệu XD Lý Nhân
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty :
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Lý Nhân có tiền thân là xí nghiệp gạch
ngói Lý Nhân – Doanh nghiệp nhà nước thuộc sở xây dựng Hà Nam. Trụ sở của công ty
đóng tại xã Nhân Mỹ - Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam.
Là một trong các công ty sản xuất gạch ngói của Miền Bắc với lịch sử phát triển
hơn 30 năm và những đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước,
quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm các giai đoạn sau :
1.1. Giai đoạn ra đời và phát triển trong cơ chế tập trung bao cấp (1971 - 1986) :
Về vị trí địa lý: Do được bao bọc bởi hai con sông (sông Hồng và sông Châu
Giang), Lý Nhân là một vùng đất trù phú và được hình thành từ phù sa đỏ nặng của
sông Hồng. Với lợi thế có nhiều vùng đất bãi, nơi đây rất phù hợp cho việc sản xuất
vật liệu xây dựng như ngói lợp và gạch nung.
Vào những năm đầu của thập niên 70 cùng với cả nước nền kinh tế còn khó
khăn, đại đa số nhân dân còn ở trong các nhà đất lợp tranh. Nắm bắt được nhu cầu,
ước muốn một ngôi nhà lợp ngói của nhân dân, năm 1971, xí nghiệp gạch ngói Lý
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Nhân - tiền thân của công ty cổ phần sản xuất vật liêụ Lý Nhân ra đời trực thuộc Sở
xây dựng tỉnh Hà Nam, có trụ sở tại Xã Nhân Mỹ - Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam.
Là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập trong thời kỳ bao cấp nên một thời gian dài
hoạt động của xí nghiệp theo kế hoạch của địa phương. Từ nguyên liệu đầu vào, sản
phẩm đầu ra đến thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh đều do kế hoạch

nhà nước quyết định. Sản phẩm chủ lực của giai đoạn này là ngói (đất sét) và gạch
nung. Quy mô của xí nghiệp ngày càng phát triển và trở thành một doanh nghiệp chủ
lực của địa phương, thu hút một lượng lớn lao động cũng như góp phần ngói hoá cho
bộ mặt nông thôn Lý Nhân. Sản xuất ổn định, thu nhập của người lao động có xu
hướng tăng lên. Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được
tặng nhiều cờ và bằng khen của cấp trên, được các tổ chức đoàn thể công nhận là đơn
vị thi đua vững mạnh.
1.2 Giai đoạn tăng trưởng kinh tế theo cơ chế thị trường (1986 đến nay)
Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong đó chuyển nền kinh tế từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Từ chỗ sản xuất tiêu thụ theo kế hoạch, sản phẩm đầu ra không có đối thủ cạnh
tranh trên thị trường đến sự bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân sản xuất cùng sản
phẩm.
Để tồn tại doanh nghiệp buộc phải đổi mới và điều chỉnh cho phù hợp. Trước sự
cạnh tranh về giá cả trên thị trường để giảm chi phí, hạ giá thành buộc doanh nghiệp
phải sắp xếp lại bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
Xí nghiệp gạch ngói Lý Nhân được đổi tên thành Công ty cổ phần sản xuất vật
liệu Lý Nhân theo Quyết định số 224/QĐ-UB ngày 07/03/2001 của UBND tỉnh Hà
Nam. Do nhanh nhạy và nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như xác định đúng
hướng phát triển của thị trường cần gạch trong xây dựng dân dụng và công nghiệp,
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Lý Nhân đã mở rộng quy mô sản xuất
của mình thành hai phân xưởng cùng sản xuất. Với lợi thế về nguồn đất bồi ven sông
Hồng, sau khi được UBND tỉnh Hà Nam cấp phép khai khoáng tại các địa điểm mới,
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Công ty đã đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong
đó thị trường lớn và ổn định của công ty là thành phố Nam Định của tỉnh Nam Định.

Năm 2006, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất mới - sản xuất gạch Tuynel.
Dây chuyền sản xuất hoạt động và cho ra sản phẩm mỗi tháng 1,5 triệu viên. Sản
phẩm sản xuất ra đã được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhanh, bước đầu mang lại
lợi nhuận cho DN. Trên cơ sở phát triển giai đoạn 1, phân xưởng sản xuất gạch
Tuynel đang chuẩn bị mở rộng giai đoạn 2 vào giữa năm 2008. Với việc hoàn thành
giai đoạn 2, dự tính năng suất và sản lượng của nhà máy sẽ đạt 3 đến 4 triệu
viên/tháng đủ đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Công
ty.
Trải qua hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất và uy tín có được, Công ty đang
bước tiếp chặng đường để khẳng định vị thế của mình. Sản xuất ngày càng phát triển,
đời sống và thu nhập của người lao động được cải thiện, đóng góp nghĩa vụ với Nhà
nước năm sau cao hơn năm trước. Công ty trở thành một DN đóng vai trò quan trọng
trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá tại địa phương.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty :
2.1 Đặc điểm về vốn
Là một công ty Cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn góp của các
cổ đông. Vốn đầu tư của các cổ đông đã lên đến 4 tỷ đồng. Nguồn vốn này liên tục
được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm. Ngoài ra, nhờ làm kinh doanh có hiệu quả,
Công ty còn huy động được vốn từ nhiều nguồn khác như: Vay ngắn hạn và dài hạn.
2.2 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Về ngành nghề kinh doanh : Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Lý
Nhân là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng với
mặt hàng chủ yếu là gạch xây tường.
Về thị trường tiêu thụ : Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ thị trường tỉnh
nhà và mở rộng ra thị trường lớn : tỉnh Nam Định và các tỉnh kế cận khác.
2.3 Đặc điểm về cơ sở kỹ thuật của Công ty:
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng



Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty gồm có : “Nhà xưởng, máy móc, thiết bị”
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà cửa vật kiến trúc gồm : Nhà làm việc của ban lãnh đạo; 5 lò gạch công suất
6 vạn viên ; nhà bao che lò nung, chế biến tạo hình, rỡ goòng, bao che đất nguyên
liệu ; nhà ở của công nhân ; nhà ăn của công nhân ; hội trường ; kho ; .......
Máy móc thiết bị : Máy móc thiết bị ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu
quả sản xuất của người lao động.
Máy móc thiết bị ở công ty gồm: Máy xúc, máy ủi, xe vận tải, dây chuyền sản
xuất, trạm biến áp, máy nổ, ….
2.4 Đặc điểm về lao động
Lao động là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của Công ty. Công ty có
một ưu thế là nguồn lao động dồi dào và sẵn có ngay tại địa phương, vì vậy hiện nay,
tổng số lao động của Công ty là 425 người. Trong đó trình độ Đại học có 6 người,
trình độ trung cấp 10 người. Công nhân kỹ thuật bậc 7/7 có 5 người, bậc 6/6 có 15
người, bậc 5+4 có 35 người, còn lại là lao động phổ thông. Cơ cấu lao động của
Công ty là khá hợp lý, thể hiện là số lao động trực tiếp chiếm đa số. Thu nhập bình
quân đầu người đang dần được cải thiện. Thu nhập bình quân là 1,3 - 1,4 triệu/ lao
động. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng hiện đại, ban lãnh đạo Công ty rất chú
ý tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ và quan tâm đúng mức tới đời sống
vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng quản lý của các phòng ban
trong Công ty
3.1 Bộ máy quản lý
Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, sau khi cổ phần hoá (2001)
bộ máy mới của công ty được sắp xếp lại gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Ban giám đốc và các phòng ban, bộ phận. Mỗi phòng ban, bộ phận được phân định
chức năng riêng nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các cổ đông đang có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.

Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn, nhiệm vụ :
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần
+ Bầu, miễn nhiệm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát …
Dưới Đại hội đồng cổ đông là Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị:
- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 người, có Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4
uỷ viên. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty.
- Ban kiểm soát : gồm 3 người, trong đó có 1 Trưởng ban và 2 thành viên
Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ : Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ kế toán và BCTC, đồng thời
thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động với Hội đồng quản trị, kiến nghị biện pháp
bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty
- Giám đốc công ty :
Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực về công tác tổ chức và quản lý
kinh tế sản xuất thi đua, đối ngoại, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt
động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị,
chịu trách nhiệm công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật sau khi có
quyết định thông qua báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc công ty : Là người giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động của
công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc, trực tiếp phụ trách những mảng
công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc Giám đốc đã
phân công và uỷ quyền.

3.2 Chức năng của các phòng ban trong Công ty
- Tại các phòng ban có cấp trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên.
*Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu quản lý và triển khai thực hiện công
tác tổ chức lao động tiền lương công tác hành chính quản trị, Nghiên cứu xây dựng tổ
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


chức bộ máy quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và
chiến lược phát triển của công ty. Đồng thời, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề tổ
chức hành chính, điều hành công việc về văn phòng và quản lý cán bộ
* Phòng tài chính kế toán : thực hiện công tác tài chính, kế toán trong Công
ty(quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty; kế hoạch tài chính; hạch toán kế
toán; thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm sản xuất kinh doanh của
Công ty an toàn, đạt hiệu quả cao)
* Phòng kỹ thuật công nghệ : quản lý nghiệp vụ kỹ thuật công nghệ và đầu tư
gồm: quản lý kỹ thuật đầu tư sửa chữa, nghiên cứu và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ
thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dây truyền công nghệ mới vào các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
* Phòng bán hàng : Xây dựng biện pháp kinh doanh, chính sách bán hàng và tổ
chức lập hợp đồng bán hàng, thực hiện bán hàng. Đồng thời, thống kê, tổng hợp báo
cáo các tài liệu về hoạt động bán hàng theo yêu cầu của lãnh đạo, quản lý, điều hành
kinh doanh của Công ty.
Các phòng ban Công ty có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một
tập thể thống nhất thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau :
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm của Công ty:
Do đặc thù sản xuất vật liệu xây dựng với sản phẩm là gạch ngói phải dựa trên
nguồn nguyên liệu tại chỗ để tránh chi phí vận chuyển nên các phân xưởng đều được
xây dựng gần với nguồn nguyên liệu. Công ty có 2 phân xưởng sản xuất. Điểm mạnh
của tổ chức lập các phân xưởng sản xuất là sẵn có nguồn nguyên liệu đất, giảm chi
phí vận chuyển, từ đó có điều kiện giảm giá thành sản phẩm. Mỗi phân xưởng đều
làm nhiệm sản xuất sản phẩm. Với mỗi phân xưởng lại đựơc phân ra nhiều tổ đội sản
xuất theo từng công đoạn để có điều kiện chuyên môn hóa như : Tổ ra goòng, tổ tạo
hình, tổ nung đốt, tổ phơi đảo, ...
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ bộ phận sản xuất của Công ty
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó GĐ
Phòng TC-
KT
Phòng bán
hàng
Phòng TC
hành chính
Phòng KT-
CN
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng



Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm :
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất :
Nguyên liệu đất sau khi được ủi, xúc bằng máy ủi, máy xúc sẽ được phơi ải rồi
cho vào máy thái và tiến hành ngâm ủ với nước. Than và đất sẽ được cho lên băng tải
để cán thô và cán mịn, nhào bằng máy nhào 2 trục. Rồi lên băng tải vào máy nhào
đùn liên hợp có hút chân không. Sau khi đùn ép chân không, đất sẽ được ra để tạo
hình khuôn gạch cho sản phẩm là gạch mộc. Gạch mộc được chuyển ra phơi, sấy và
xếp lên goòng, cùng với than sẽ được cho vào lò nung cho sản phẩm là gạch.
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây
dựng Lý Nhân
1. Tổ chức bộ máy kế toán
1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
Ban quản lý
Phân xưởng 2
Đội 1 Đội 2 Đội 1 Đội 2 Đội 3
Phân xưởng 1
Đội 3
gạch mộc
Lò nungGạch
thành
phẩm
Máy cán
mịn
Máy cán
thô
Thái đất và
ngâm ủ

Đất
nguyên
liệu
Tạo khuôn
gạch
+ Than
+ Than
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, theo kiểu trực
tuyến, hoạt động theo phương thức trực tiếp, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều
hành các kế toán viên phần hành.
Tên gọi đầy đủ : Phòng tài chính - kế toán.
Hiện nay, phòng kế toán của công ty gồm:1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên phần
hành và 1 thủ quỹ được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.4 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của
công ty SX vật liệu XD Lý Nhân
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng tài chính - kế toán, chịu trách
nhiệm trước giám đốc công ty về thông tin tài chính kế toán cung cấp. Tổ chức điều
hành và SX-KD về công tác quản lý tài chính kế toán. Đồng thời hướng dẫn, cụ thể
hoá kịp thời các chế độ, chính sách quy định tài chính của Nhà nước.
Ở đây, Kế toán trưởng đồng thời kiêm kế toán tổng hợp chi phí và tính giá
thành.
- Kế toán tổng hợp : Kiêm nhiệm cụ của kế toán tiền, kế toán thanh toán, kế
toán tiền lương và TSCĐ. Đồng thời điều chỉnh và tổng hợp số liệu kế toán do các bộ
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
13

Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiêm:kế toán
TSCĐ, kế toán tiền lương
Kế
toán
bán
hàng
Kế
toán
vật tư
Thủ
quỹ
Kế
toán
chi phí
và tính
giá
thành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


phận kế toán khác chuyển sang để ghi sổ tổng hợp, thực hiện các bút toán kết chuyển,
khoá sổ kế toán cuối kỳ.
- Kế toán vật tư : Theo dõi tình hình sử dụng và quản lý các loại vật tư cho sản
xuất, lập báo cáo nhập - xuất - tồn về vật tư. Đồng thời đối chiếu với kho và cung
cấp số liệu cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán bán hàng : có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, mở các sổ kế toán có liên
quan đến toàn bộ quá trình mua hàng, bán hàng cả về số lượng, chất lượng, giá cả và
tình hình thanh toán với cả khách hàng và nhà cung cấp.
- Thủ quỹ : là một nhân viên độc lập có nhiệm vụ: Kiểm tra chứng từ tiền,

thực hiện việc thu chi tiền mặt dựa trên chứng từ liên quan, phản ánh vào sổ quỹ
và thường xuyên tiến hành kiểm kê và đối chiếu lượng tiền mặt hiện có với kế toán
thanh toán.
1.3. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý chung
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tập trung, đơn giản, gọn nhẹ phù hợp
với quy mô, bộ máy quản lý của công ty. Nhờ vậy đã hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo,
cũng như kiểm tra, phối hợp với các phòng ban khác trong công ty. Do đó, bộ máy kế
toán luôn cung cấp thông tin trực tiếp, kịp thời và chính xác, cả thông tin tổng hợp và
chi tiết phục vụ cho công tác quản trị .
Phòng tài chính – kế toán kết hợp với Phòng tổ chức hành chính để nắm vững
tình hình, số lượng và thu nhập lao động tại mỗi thời kỳ, lập ra các Báo cáo chi phí
tiền lương, Báo cáo lao động và thu nhập của người lao động.
Phòng tài chính – kế toán hỗ trợ cho Phòng kỹ thuật công nghệ tính và xây dựng
các định mức đơn giá của công ty, lập dự toán … góp phần vào kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như sự phát triển lớn mạnh của công ty.
Với sự thiết kế hài hoà đó, công tác hạch toán kế toán, trình tự luân chuyển các
chứng từ trong công ty được thực hiện nhịp nhàng, được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo
tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý… tạo điều kiện cho lãnh đạo kiểm tra, kiểm soát chứng
từ khi cần thiết.
2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung tại công ty
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


- Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 cùng năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán và nguyên tắc ghi chép, chuyển đổi các
đồng tiền khác: Đơn vị tiền tệ để ghi chép là Việt Nam đồng (VND); nguyên tắc
chuyển đổi các đồng tiền khác là theo tỷ giá thông báo của ngân hàng ngoại thương.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá tài sản là theo nguyên giá và
giá trị còn lại; Phương pháp khấu hao áp dụng : theo phương pháp khấu hao bình
quân năm sử dụng(khấu hao đường thẳng).
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho là theo
giá gốc; Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên, phương pháp
tính giá xuất HTK : Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ.
- Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ
2.1 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo nội dung kinh tế. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo
Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm
9 loại tài khoản trong bảng cân đối kế toán và 6 TK ngoài bảng.
2.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty được thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên
quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
Hệ thống biểu, mẫu chứng từ kế toán được áp dụng tại Công ty, gồm 5chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
+ Chỉ tiêu bán hàng
+ Chỉ tiêu tiền tệ
+ Chỉ tiêu TSCĐ
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty

đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ
ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên
chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp,
đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy định. Đối với chứng từ lập nhiều
liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung viết lồng bằng
giấy than. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên
chứng từ mới có giá trị thực hiện.
2.3. Đặc điểm tổ chức sổ sách
Sổ kế toán dùng để ghi chép và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến DN.
Dựa trên quy mô, đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý, Công ty sử dụng hệ thống sổ
sách theo hình thức nhật ký chung để ghi chép, sử dụng , bảo quản, lưu trữ sổ kế toán.
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ
NKC, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán)
của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng
nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung,
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Quy trình ghi sổ Nhật ký chung của Công ty như sau:
Sơ đồ 1.5 : Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức NKC của Công ty
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
16
Nhật ký đặc biệt
Chứng từ gốc

Nhật ký chung Sổ kế toán chi
tiết

TTYTTKTK6
2 621, 622,
623, 627
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Sổ Cái
622, 623, 627, 154
Bảng tổng hợp
chi tiết
tính giá thanh
Nhật ký đặc biệt
Chứng từ gốc
Nhật ký chung Sổ kế toán chi
tiết

TTYTTKTK6
2 621, 622,
623, 627
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Sổ Cái
622, 623, 627, 154
Bảng tổng hợp
chi tiết
tính giá thanh

(1)(1)
(2)
(1)
(2) (3)
(4)
(5)
(6)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


(6)
: Ghi hằng ngày
: Ghi định kỳ hoặc cuối kỳ
: Đối chiếu
(1) Từ chứng từ kế toán hàng ngày vào Nhật ký chung, Sổ chi tiết
(2) Từ NK chung hàng ngày hoặc định kỳ vào sổ cái
(3) Từ sổ chi tiết, cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết theo TK tổng hợp
để (4)
(4) Đối chiếu so sánh với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
(5) Từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu
(6) Từ bảng cân đối số PS, bảng tổng hợp chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo kế
toán.
2.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo
DN lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn
mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:
- Trung thực và hợp lý
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng



- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp.
Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng chuẩn mực cả về nội dung và
số lượng các báo cáo bắt buộc. Bao gồm 4 báo cáo bắt buộc và các báo cáo nhằm
mục đích quản trị khác :
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh BCTC
- Báo cáo nhập - xuất - tồn
- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ
- .....
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÝ NHÂN
I. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty
1. Đặc điểm sản phẩm :
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Lý Nhân là một DN chuyên sản xuất
và kinh doanh vật liệu xây dựng với mặt hàng chủ yếu là gạch xây tường. Hiện nay,
mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại gạch nung và gạch Tuynel, gồm :
- Gạch đặc (D50, D60)
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


- Gạch chỉ lỗ nhỏ(A1S, A1H,A1N, A2S, A2H.. ) với kích thước 210x100x60,
200x95x55...
- Gạch 6 lỗ tròn ( A1S, A1H, A1C)

- Gạch 6 lỗ vuông (A1S, A1H)....
Gạch nung là loại gạch truyền thống dùng trong xây dựng các công trình công
nghiệp và dân dụng không có kết cấu khung chịu lực.
Gạch Tuynel là loại gạch tạo cách âm, cách nhiệt, nhẹ tường, rất phù hợp với
các công trình xây dựng nhà hiện đại có khung cột chịu lực và chống nóng mái bê
tông.
2. Thị trường tiêu thụ :
Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ thị trường tỉnh nhà và mở rộng ra thị
trường lớn : tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận khác.
II. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm tại Công ty :
Quá trình tiêu thụ ở các doanh nghiệp có thể được tiến hành theo nhiều phương
thức khác nhau, cụ thể hiện nay ở Công ty áp dụng 2 phương thức tiêu thụ sản phẩm :
Phương thức tiêu thụ trực tiếp, phương thức tiêu thụ đại lý.
1.Phương thức tiêu thụ trực tiếp :
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại
các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của Công ty. Sản phẩm khi bàn giao cho
khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số
hàng này.
Phương thức này bao gồm cả hình thức bán lẻ tại kho và hình thức bán theo hợp đồng
đã được ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại Công ty, khi nhận hàng xong người
nhận hàng ký xác định tiêu thụ và hạch toán vào doanh thu của Công ty. Đối với khách hàng
loại này thông thường nhân viên bán hàng sẽ thu tiền trước khi nhận hàng. Khách hàng có
thể nhận hàng ngay tại Công ty và tự vận chuyển hoặc có yêu cầu thì nhân viên Công ty sẽ
vận chuyển đến tận nơi cho khách hàng. Phí vận chuyển do thoả thuận giữa Công ty và
khách hàng. Cước vận chuyển, bốc xếp được Công ty xác định thông qua các hợp
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng



đồng vận chuyển ký kết với Công ty. Cước phí này xác định căn cứ vào quãng đường
vận chuyển, chủng loại và số lượng gạch.
2. Phương thức tiêu thụ đại lý :
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý: Việc tiêu thụ theo phương thức qua các Đại lý xét
về thực chất thì Công ty không xác định đó là hàng gửi bán ở các Đại lý mà hàng đã giao
cho các đại lý là hàng đã tiêu thụ như mọi khách hàng khác. Chỉ khác ở chỗ : Các đơn vị
được xác định là đại lý của Công ty là các khách hàng có ký hợp đồng mua bán sản phẩm
lâu dài, mua sản phẩm thường xuyên và lâu dài, thực hiện ký kết hợp đồng Đại lý để được
hưởng ưu tiên trong thanh toán. Công ty quy định nếu là đại lý của Công ty thì sẽ được giảm
1 giá, tức là 10đ/viên.
Về bản chất của phương thức tiêu thụ này vẫn là tiêu thụ trực tiếp nên về thủ tục,
chứng từ, TK sử dụng và phương pháp hạch toán được tổ chức như phương thức tiêu thụ
trực tiếp nhưng ở đây chủ yếu là thanh toán trả chậm.
III. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
1. Hạch toán doanh thu tiêu thụ
Bán hàng là khâu cuối cùng và cũng là một khâu quyết định quá trình hoạt động
kinh doanh của DN sản xuất. Quá trình bán hàng là quá trình DN chuyển giao quyền
sở hữu hàng hoá cho khách hàng và khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
như hai bên đã thoả thuận. Thời điểm DN chuyển giao quyền sở hữu hoặc thời điểm
lập hoá đơn được xác định là thời điểm xác định doanh thu của DN.
1.1 TK sử dụng
Việc tiêu thụ hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của Công ty.
Kế toán bán hàng có nhiệm vụ theo dõi doanh thu bán hàng trên TK 511 “Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ” trên cơ sở giá trị thực tế (số tiền ghi trên hợp đồng
mua bán hoặc hoá đơn GTGT hay hoá đơn bán hàng).
1.2 Phương pháp hạch toán
Khi Công ty bán sản phẩm, khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán ghi sổ
theo bút toán :
Nợ TK 111, 112, 131 ...
Có TK 511 – DT tiêu thụ sản phẩm

Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Có TK 33312 - Thuế GTGT đầu ra
1.3 Chứng từ và sổ kế toán
Để thực hiện khâu tiêu thụ của mình, Công ty đã sử dụng phương thức bán hàng
trực tiếp(bán hàng trực tiếp tại kho, chuyển hàng theo hợp đồng) và đại lý.
Khi khách hàng có nhu cầu về hàng hoá của Công ty thì giao dịch với Công ty
thông qua các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng. Đó là căn cứ để xác định quyền
hạn, trách nhiệm của mỗi bên và cũng để phòng bán hàng làm đầy đủ các thủ tục
chứng từ bán hàng. Tuy nhiên đối với phương thức bán lẻ tại Công ty thì quá trình
bán hàng đơn giản hơn, thông thường khách hàng đến Công ty đề nghị mua hàng,
thực hiện quá trình mua hàng và thanh toán tiền ngay.
Chứng từ :
- Giấy đề nghị mua hàng (nếu khách hàng mua lẻ), đơn đặt mua hàng (đối với khách
hàng mua theo hợp đồng).
- Hợp đồng mua bán: áp dụng với việc bán buôn hàng hoá, bán với số lượng
lớn hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng này được lập khi khách hàng gửi
đơn đặt hàng tới Công ty.
- Hoá đơn GTGT hay Hoá đơn bán hàng thông thường: được lập khi Công ty
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá cho người mua.
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu thu tiền mặt( nếu thanh toán bằng tiền mặt ngay), hoặc giấy ghi nhận nợ ( nếu
khách hàng chưa thanh toán ngay).
- Các chứng từ khác có liên quan.
Thủ tục :
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
Đơn đặt

hàng
Phòng bán
hàng
Phòng kế
toán
Kho thành
phẩm
Khách
hàng
(1)
(4)
(5)(3)
(2)
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


(1) Khi khách hàng có nhu cầu về hàng hóa của Công ty thì giao dịch với công ty
thông qua các đơn đặt hàng và căn cứ theo đơn đặt hàng đó, các nhân viên phòng bán hàng
sẽ lập hợp đồng cùng yêu cầu xuất hàng .
(2) Sau đó hợp đồng sẽ được chuyển đến phòng kế toán. Căn cứ theo hợp đồng, kế
toán bán hàng tiến hành lập Hóa đơn GTGT. Hóa đơn GTGT lập thành 3 liên
Sau đó kế toán lập phiếu thu tiền và thủ quỹ tiến hành thu tiền. Khi xuất hóa đơn GTGT,
kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung, rồi vào sổ chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng, sau
đó vào sổ Cái TK doanh thu.
(3) Khách hàng mang hóa đơn GTGT cùng yêu cầu xuất hàng xuống kho nhận hàng.
(4) Căn cứ vào hóa đơn GTGT cùng yêu cầu xuất kho, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất
kho ghi số lượng và xuất kho hàng cho khách. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên.
(5) Thủ kho gửi 1 liên lên phòng kế toán. Đồng thời ghi thẻ kho.
Khi nhận được phiếu xuất kho, kế toán ghi số lượng xuất kho vào “ Bảng kê nhập -

xuất - tồn”. Cuối tháng, kế toán lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn đối với từng mặt hàng.
Riêng đối với khách hàng lẻ thì chỉ cần đến Công ty yêu cầu mua hàng, không nhất
thiết phải ký hợp đồng.
Ví dụ: Ngày 16/12/2007 Phòng bán hàng của Công ty có bán cho ông Đỗ Hữu
Thiện 20.000 gạch Tuynel 2 lỗ A1S kích thước 210x100x60, Đơn giá chưa thuế
380/viên, thuế GTGT 10%, vận chuyển và bốc xếp 50/viên, thuế 5%.
Ngày 20/12/07 Công ty bán cho Công ty TNHH Tiến Thành 40.000 gạch
Tuynel 2 lỗ. Hai bên đã ký hợp đồng mua bán số HĐ 11608 thống nhất về giá cả.
Công ty là 1 đại lý mua hàng thường xuyên của đơn vị và được giảm giá 10đ/viên.
(Trích hợp đồng 11608)
Sản phẩm Đvt SL ĐG(chưa
thuế)
Giảm
giá
Đơn giá
thanh toán
Gạch 2 lỗ A1S
210x100x60
Viên 40.000 380 10 370
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


Kế toán bán hàng căn cứ HĐ kinh tế, đơn đặt hàng lập Hoá đơn GTGT. Hoá
đơn GTGT được lập thành 3 liên :
Liên 1 (màu tím): lưu tại quyển
Liên 2 (màu đỏ): giao cho khách hàng
Liên 3 (màu xanh): dùng để luân chuyển
Biểu 2.1 :

Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số:01 GTKT-3LL
Liên 3 (dùng để thanh toán)
Ngày 16 tháng 12 năm 2007
DP/2007
0082771
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần sản xuất Vật liệu xây dựng Lý Nhân
Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân - Hà Nam
Số tài khoản:
Mã số: 0100103524
Điện thoại: 0351-876-887
Họ tên người mua hàng: ông Đỗ Hữu Thiện
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số tài khoản:
Mã số:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
ST
T
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3

01 Gạch Tuynel 2 lỗ A1S
210x100x60
viên 20.000 380 7.600.000
Thuế suất GTGT 10%
Cộng tiền hàng
Tiền thuế GTGT
Tổng cộng tiền hàng
7.600.000
760.000
8.360.000
Số tiền viết băng chữ: Tám triệu ba trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Trần Thị Phượng


HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số:01 GTKT-3LL
Liên 3 (dùng để thanh toán)
Ngày 16 tháng 12 năm 2007
DP/2007
0082772
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần sản xuất Vật liệu xây dựng Lý Nhân
Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân - Hà Nam
Số tài khoản:

Mã số: 0100103524
Điện thoại:0351-876-887
Họ tên người mua hàng: ông Đỗ Hữu Thiện
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số tài khoản:
Mã số:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
ST
T
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3
01 Vận chuyển, bốc xếp Viên 20.000 50 1.000.000
Thuế suất GTGT 5%
Cộng tiền hàng
Tiền thuế GTGT
Tổng cộng tiền hàng
1.000.000
50.000
1.050.000
Số tiền viết băng chữ: Một triệu không trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hiếu Kế toán 46C
25

×