Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cơm - vị thuốc quý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.03 KB, 6 trang )

Cơm - vị thuốc quý

Dùng lượng chè xanh
vừa phải đun sôi, bỏ
nước đầu, thêm nước
vào đun sôi lần nữa
rồi dùng nước đó thổi
cơm. Loại cơm này
kết hợp được cả tác
dụng của gạo và chè
xanh: phòng bệnh tim
mạch, ung thư, đường
ruột, chống ôxy hóa,
giảm béo, làm đẹp da.

Theo Đông y, cơm gạo tẻ vị ngọt, tính bình, có tác
dụng bổ khí, mạnh gân cốt, kiện tỳ vị, bổ huyết, dùng
để chữa các bệnh đường tiêu hóa (nôn mửa, tiêu
chảy, tiêu ra máu), bệnh cơ xương khớp (đau lưng,


mỏi gối), lao lực, suy nhược.
Sách Bị cấp thiên kim yếu phương của Tôn Tử Mạc
viết: "Người đời chỉ biết dùng gạo để tránh đói mà
không biết rằng, nó cũng đứng trong hàng bách
dược". Sau đây là một số món cơm chữa bệnh:

1. Chữa bệnh bằng cách dùng trong

- Cơm nướng cháy: Cơm tẻ một nắm nướng cháy gần
hết, thêm 1 chén nước, sắc cho trẻ uống để chữa


chứng thở khò khè (nực cơm).

- Cơm bắp cải: Xào chín hành tây rồi cho bắp cải thái
nhỏ vào xào tái, thêm gia vị, tất cả cho vào khi cạn
cơm. Có tác dụng hoạt tràng, thông tiện, phòng chữa
viêm loét, ung thư đường ruột.

- Cơm tương cà chua: Xào tỏi và hành tây cho thơm
rồi thêm tương cà chua (hoặc cà rốt), sau đó cho cả
vào nồi khi cơm cạn, có tác dụng làm sáng mắt.

- Cơm hành tây: Nấu nước sôi rồi cho gạo, hành tây,
gia vị vào nấu cơm. Có tác dụng hạ huyết áp, hạ
đường trong máu, chống bệnh đường ruột, giúp tiêu
hóa tốt.

- Cơm hẹ: Cơm tẻ một nắm đem rang khô, hẹ 20 lá,
gừng 5 lát, cát căn 10 g, sắc với 2 bát nước lấy 1 bát.
Chữa tiêu chảy, mất nước, nóng sốt.

- Cơm nghệ của người Mường: Dùng nước ép nghệ
lượng vừa phải nhào với gạo, cho vào ống nứa hoặc
tre non, đốt cháy vỏ. Có tác dụng phòng chữa bệnh
gan mật.

- Cơm ý dĩ: Dùng gạo và hạt ý dĩ lượng bằng nhau
(khoảng 50-100 g) nấu cơm, có tác dụng trừ thấp
thũng.

- Cơm gà nhồi bách hợp: Gà mái tơ làm sạch rồi nhồi

gạo, bách hợp tươi, gia vị (gừng, hành) vào bụng,
khâu kín lại, luộc hoặc chưng cách thủy cho chín. Có
tác dụng ích khí, chữa các bệnh về hô hấp, hồi phục
sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

- Cơm sò: Sò làm sạch rồi ướp rượu, gừng, chao, gia
vị, cho vào nồi cơm vừa cạn, nấu tiếp cho chín. Có
tác dụng bổ huyết, phòng chữa bướu cổ, ra mồ hôi
trộm, khí hư, bạch đới, còi xương, suy dinh dưỡng.

- Cơm hến: Gạo rang qua trong niêu đất, đổ nước
hến đang sôi vào để nấu cơm. Khi cơm cạn thêm
dầu, mè đen rang, rau răm thái chỉ, hành tỏi phi. Cơm
nấu phải khô mới đạt tiêu chuẩn. Có tác dụng bổ
thận, tráng dương, sinh tinh, mạnh gân, xương.

- Cơm sữa bò (hoặc trâu, dê): Nấu cạn cơm rồi cho
sữa vào đánh đều, om chín. Có tác dụng bổ dưỡng,
chữa suy nhược, táo bón, bệnh đường hô hấp.

- Cơm thiên ma thịt lợn: Gạo 1 kg, thịt lợn nạc 100 g,
thiên ma 10 g, cà rốt 50 g, nấm hương 10 g, xì dầu 5
g, rượu chát 5 g. Thiên ma ngâm nước 2 tiếng rồi thái
miếng nhỏ. Cà rốt và thịt lợn thái miếng, nấm thái
nhỏ, tất cả cho vào nồi cùng với gạo, đổ nước thiên
ma trộn rượu vang, xì dầu nấu thành cơm. Tác dụng
bổ não, an thần, chữa suy nhược thần kinh, đau đầu,
chóng mặt.

- Cơm muối: Gạo còn nguyên vỏ cám nấu bằng niêu

đất, cơm chín nhưng hạt gạo không nứt, không khô.
Ăn với muối cùng các gia vị, ruốc, sườn Có tác
dụng tả hỏa, nhuận táo, tiêu viêm do hư hỏa, tiêu
chảy, chuột rút, mỏi mệt do viêm nhiệt, ra nhiều mồ
hôi.

2. Chữa bệnh bằng cách dùng ngoài

- Chữa các bệnh phổi (ho, tức ngực): Cơm nóng ép
thành bánh, gói vào lá chuối sạch (lá chuối tiêu là tốt
nhất), dùng vải mỏng bọc lại, đắp vào vùng trước
ngực và sau lưng ngang ngực.

- Chữa lở loét, chảy nước vàng, có mủ: Cơm nguội
100 g phơi sương 1 đêm; lá vông nem tươi non 100 g
giã nhuyễn, 2 thứ đắp lên chỗ lở đã được rửa sạch.

- Chữa nhọt lở trên đầu: Cơm nguội 4 phần, vôi tôi 1
phần, giã nhuyễn, đắp vào chỗ lở sau khi đã rửa
sạch.

- Chữa bỏng: Cơm khô rời hạt rang lên rồi tán mịn,
hòa với nước cơm xoa lên chỗ bỏng, hễ khô lại xoa.
Khi da bị bỏng lột ra, lấy bột cơm khô tán nhỏ rắc lên.

- Chữa nhọt đầu đanh ở trẻ em: Đầu trẻ bị nhọt bằng
hạt đậu, chân nhọt đỏ tía làm trẻ đau nhức, quấy
khóc, bỏ chơi, bỏ ăn. Nấu cơm bằng gạo không vo.
Chờ cơm sôi, khi bọt nước dâng lên nắp nồi thì lấy
nước bọt đó bôi lên nhọt.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×