Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.27 KB, 3 trang )
Chim bồ câu ra ràng - vị thuốc quý
Tô cháo chim bồ câu ra ràng
hầm với đạu xanh, nếp hương
Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu
(Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi
rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để
sử dụng.
Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu
hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết),
phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được
dùng. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng),
dưới 1 tháng tuổi.
- Thịt chim: Chứa trên 22 % protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị
mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường
khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu
rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em
phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian
chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.
- Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, lấy
chim bồ câu non 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ,
sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với
muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng