Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.67 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
Lời mở đầu.............................................................................................. 3
Phần 2...................................................................................................... 5
Chương I: Thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2009..............................................................................5
1.1. Khái quát du lịch Việt Nam.................................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngành du lịch Việt Nam........................5
1.1.2. Lợi thế và tiềm tăng phát triển ngành du lịch Việt Nam...........8
1.1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch ở Việt Nam..................................8
1.1.2.2. Khó khăn.................................................................................9
1.1.3. Những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam........................11
1.2. Thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam...............20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh ngành du lịch ở
Việt Nam.....................................................................................................22
1.3.1. Nhân tố chủ quan .......................................................................22
1.3.2. Nhân tố khách quan....................................................................22
Chương II: Phân tích biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch
giai đoạn 2000-2009..............................................................................24
2.1 Phân tích biến động doanh thu của ngành du lịch giai đoạn 2000-
2009.............................................................................................................24
2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu của các cơ sở lưu trú
theo thời gian.........................................................................................24
1
2.1.1.1Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiên biến động doanh thu của các
cơ sở lưu trú giai đoạn 2000-2009.....................................................24
2.1.1.2 Nghiên cứu xu thế biến động doanh thu các cơ sở lưu trú qua
thời gian.............................................................................................26
2.1.1.3 Dự đoán doanh thu các cơ sở lưu trú năm 2010....................28
2.1.2 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành
.................................................................................................................28


2.1.2.1 Bảng biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành giai đoạn
2000-2009..........................................................................................28
2.1.2.2 Nghiên cứu xu thế biến động doanh thu của các cơ sở lữ hành
...........................................................................................................30
2.1.2.3 Dự đoán doanh thu các cơ sở lữ hành năm 2010...................31
2.2 Phân tích biến động số lượt khách.....................................................32
2.2.1 Biến động số khách trong nước...................................................32
2.2.1.1 Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiện biến động số lượng khách
trong nước giai đoạn 2000-2009 ......................................................32
2.2.1.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách trong nước qua thời
gian....................................................................................................34
2.2.1.3 Dự đoán số lượt khách trong nước năm 2010........................35
2.2.2 Biến động số khách quốc tế.........................................................36
2.2.2.1 Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiên biến động số lượng khách
quốc tế giai đoạn 2000-2009.............................................................36
2.2.2.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách quốc tế qua thời
gian....................................................................................................38
2.2.2.3 Dự đoán số lượt khách quốc tế năm 2010..............................39
2
Kết luận................................................................................................. 47
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................48
Lời mở đầu
Trên thế giới, du lịch được xem là ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với
tốc độ cao và thu hút sự đầu tư lớn của nhiều quốc gia vì những lợi ích to lớn
về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Du lịch được coi là ngành công nghiệp
không khói mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tăng cường quan
hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác.
Hơn 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990 Du lịch Việt
Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với
các nước khác trên khu vực trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế và phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.
Xuất phát từ thực tiễn và vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với
nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, em đã chọn đề tài “Phân tích thống
kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-
2009”
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Tìm hiểu biến động giai đoạn 2000-2009 về doanh thu và số lượt
khách ngành du lịch Việt Nam.
3
+ Đánh giá thực trạng doanh thu, tiềm năng, đưa ra một số giải pháp phát
triển ngành du lịch trong những năm tới.
Đối tượng nghiên cứu: doanh thu và số lượt khách ngành du lịch giai
đoạn 2000-2009
Phạm vi nghiên cứu: doanh thu và số lượt khách
Kết cấu chuyên đề:
Phần 1: phần mở đầu
Phần 2: gồm 2 chương
Chương I: thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai
đoạn 2000-2009
Chương II: Phân tích biến động kết quả doanh thu ngành du lịch giai
đoạn 2000-2009
Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt
Nam
Kết luận
4
Phần 2
Chương I: Thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt

Nam giai đoạn 2000 - 2009
1.1. Khái quát du lịch Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngành du lịch Việt Nam
Từ xưa, Du lịch được xem như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Đến nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được của đời sống văn hóa – xã hội.
Theo giáo trình thống kê du lịch thì Du lịch được định nghĩa: Du lịch là
một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan,
giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể
thao, nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu khác.
Theo pháp lệnh Du lich Việt Nam thì: Du lịch là các hoạt động có liên
quan tới chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, điều dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
Doanh thu ngành du lịch: là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán các loại
sản phẩm du lịch, hay là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ do
hoạt động kinh doanh du lịch mang lại.
Doanh thu bao gồm các khoản khách chi trả trong toàn bộ chuyến du lịch
bao gồm các khoản chi về vận chuyển, lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, mua
5
sắm, phòng ngủ, ăn…Doanh thu du lịch là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, được thu
thập và tính theo tháng, quý, năm.
Số lượng khách du lịch: là tổng số lượt khách đến và tiêu dùng các sản
phẩm du lịch trong kỳ nghiên cứu. Số lượng khách du lịch bao gồm: số lượng
khách du lịch trong nước, số lượng khách du lịch quốc tế, số lượng khách
Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động của một ngành kinh tế - xã
hội có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không
kết hợp với các hoạt động khác như công vụ, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu
khoa học và các dạng nhu cầu khác. Đây là một ngành kinh doanh tổng hợp

có một số đặc điểm:
- Du lịch là một ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du
lịch là cơ cở khách quan để hình thành nên các tuyến điểm du lịch.
- Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa
dạng và cao cấp của khách du lịch. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, tham quan
giải trí, mua hàng hóa va các dịch vụ bổ xung khác. Tiêu dùng trong du lịch
thường là tiêu dùng trung và cao cấp.
- Du lịch là ngành ngoài kinh doanh dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu
cầu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương
và cho nước đón nhận khách.
Vị trí và vai trò của ngành du lịch
a. Về kinh tế
6
Du lịch phát triển làm tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát
triển theo. Ở nhiều nước trên thế giới, Du lịch phát triển làm tăng nguồn thu
ngoại tệ rất lớn. Thậm chí còn là nguồn thu hang đầu của một số nước.
Du lịch không những góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người
lao động, theo ước tính của tổ chức du lịch thế giới(WTO) trung bình một
phòng khách sạn (từ 1-5 sao) tạo ra 1,3 chỗ làm trực tiếp và 5 chỗ làm gián
tiếp. Bên cạnh đó còn làm nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác như giao
thông, hàng không, bưu điện, ngân hang, xây dựng…phát triển theo. Du lịch
còn giúp cho các du khách biết được tiềm năng kinh tế của đất nước từ đó xây
dựng kế hoạch phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.
b. Về chính trị
Giúp cho du khách biết về đất nước, con người, truyền thống văn hóa
của nơi mình đến thăm. Du lịch làm tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc
vì hoàn bình và sự phồn vinh của nhân loại.
c. Về văn hóa – xã hội
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều có nền văn hóa, truyền thống

dân tộc riêng được tích tụ từ lâu đời. du lịch là hình thức quan trọng để các
dân tộc, các vùng miền giao lưu nền văn hóa với nhau. Những yếu tố văn
minh trong nền văn hóa của nhân loại càng kích thích phát triển những nét
độc đáo của văn hóa dân tộc.
7
Tuy nhiên, cần phải có chiến lược phát triển đúng hướng, vừa phát triển
kinh tế, vừa giữ gìn cảnh quan môi trường, lành mạnh quan hệ xã hội và đảm
bảo an ninh quốc gia.
1.1.2. Lợi thế và tiềm tăng phát triển ngành du lịch Việt Nam
1.1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch ở Việt Nam
Tiềm năng du lịch của nước ta đa dạng, phong phú và có sức hút cao đối
với du khách. Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có đủ điều
kiện phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường sắt và đường
hàng không nối liền Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Tiềm năng du
lịch của các nguồn tài nguyên Việt Nam đa dang, giàu bản sắc về thiên nhiên
như bãi biển, hang động, suối nước nóng, nước khoáng, đảo, lớp phủ thực vật
và thế giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan độc đáo điển hình…. Bên
cạnh đó là những di tích lịch sử, nghệ thuật, các phong tục tập quán, làng
nghề và những truyền thống đặc sắc của dân tộc. Tạo điều kiện cho chúng ta
phát triển cả du lịch nui, du lịch biển, du lịch dài ngày và ngắn ngày với nhiều
loại hình khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa
học, hội chợ, hội nghị, festival…
Với ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp. Núi non đã tạo nên những vùng cao khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều
hang động, ghềnh thác, hồ đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam
thắng cảnh như: Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt, Núi Bà Đen, Động Tam Thanh,
Động Từ Thức, Động Phong Nha…
8
Việt Nam có những khu rừng quốc gia nổi tiếng về động thực vật nhiệt
đới, những vùng tram chim và sân chim nổi tiếng thu hút hang ngàn du khách

du lịch trong và ngoài nước như: rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia
Cát Bà, rừng quốc gia Côn Đảo…
Hệ thống suối nước khoáng, nước nóng, nước ngầm cũng rất phong phú
và phân bố khá đều trong cả nước: suối nước khoáng Quang Hanh (Quảng
Ninh), suối khoáng Hải Vân(Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo(Bình Thuận),
suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình)…Những
vùng nước khoáng này trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe
được nhiều du khách ưa chuộng.
Việt Nam được đánh giá là đất nước an toàn, ổn định về chính trị xứng
đáng là “ Điểm đến của thiên niên kỷ mới” nên tạo sự an tâm cho du khách
đến du lịch.
1.1.2.2. Khó khăn
Một vấn đề đặt ra làm đau đầu các nhà lãnh đạo không chỉ trong ngành
du lịch là hoàn thiện hệ thống pháp luật. có lẽ đây là một rào cản lớn cho sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
Chúng ta chưa có một hệ thống văn bản hoàn chỉnh, thống nhất điều chỉnh
việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan,
tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch cũng như khách du
lịch.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển
thi cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đào tạo được một đội ngũ nhân viên du
9
lịch( lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên…) có nghiệp vụ, có văn hóa, biết ngoại
ngữ đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Hoạt động du lịch
ngày càng đa dạng hóa về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng
các sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải không ngừng
nâng cao trình độ nghiệp vụ. Những người làm công tác quản lý trong ngành
du lịch nước ta lại có trình độ không đồng đều, một số chưa qua đào tạo về
quản lý doanh nghiệp du lịch. Tuy tiềm năng du lịch của nước ta còn rất lớn
nhưng hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ở nước ta còn rất ít. Điển hình như ở Hà

Nội, một trung tâm văn hóa – chính trị lớn của đất nước cũng chỉ có vài
trường đào tạo về du lịch.
Trong khi nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu thì sự sắp
xếp bộ máy cán bộ không hợp lý, rườm rà gây ra lãng phí rất nhiều nguồn
nhân lực. Do đó, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ là đòi hỏi cần phải giải
quyết ngay.
So với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực như Thái Lan,
Indonesia thì chúng ta đi sau các nước này đến gần hai thập kỷ về lĩnh vực du
lịch. Đầu tư về du lịch của chính phủ tuy đang cải thiện nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng du lịch của nước ta. Một năm chính phủ Thái Lan bỏ ra
gần 100 triệu USD để quảng bá du lịch quốc gia với trên 20 văn phòng đại
diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, trong khi nước ta chưa có một văn phòng
đại diện nào. Chúng ta thiếu vốn để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng một cách
nhanh chóng. Chúng ta thiếu xe tốt, xe mới, khách sạn vào những tháng cao
điểm, chất lượng đường xá thấp, luôn xảy ra tắc đường.
10
Mặc dù tiềm năng du lịch của nước ta còn rất lớn song nếu chúng ta chỉ
biết dừng lại ở việc khai thác các tiềm năng tự nhiên hoặc sẵn có thì ngành du
lịch khó có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Chúng ta chưa tạo ra được các dịch vụ đi kèm, do đó chúng ta chỉ giữ
được khách trong một thời gian ngắn. Điển hình như ở Hạ Long, một thắng
cảnh được thế giới công nhận cũng chỉ có thể giữ được chân khách từ 1-3
ngày. Chúng ta có một lợi thế là giá sinh hoạt rất rẻ nên việc Việt Nam trở
thành “ thiên đường mua sắm ” là điều có thể làm được. Nhưng những sản
phẩm du lịch của Việt Nam chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa có sự
quản lý hệ thống các cửa hàng phục vụ khách quốc tế. Do đó chưa thu được
một nguồn lớn ngoại tệ từ dịch vụ này.
Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đó là một
tín hiệu đáng mừng. Nhưng lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam lại rất ít.
Bên cạnh đó, việc quảng bá cho du lịch Việt Nam còn hạn chế. Chỉ tập trung

quảng bá ở những thị trường cũ như khu vực Đông Á, Âu – Mỹ nên chưa thể
đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới.
1.1.3. Những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch ngày càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình
trong việc phát triển kinh tế đất nước. Trong quá trình phát triển, ngành du
lịch Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn.
Bộ máy và năng lực quản lý nhà nước về du lịch, hệ thống kinh
doanh du lịch từng bước được kiện toàn, thích ứng dần với cơ chế mới.
Ngày 18/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2003NĐ-CP về chức
năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch. Theo Nghị
11
định này, Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong du lịch và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh
nghiệp trực thuộc. Từ chức năng đó, Tổng cục Du lịch có 20 nhiệm vụ; cơ cấu
tổ chức gồm 6 Vụ, Thanh tra, Cục Xúc tiến, Văn phòng; 8 đơn vị sự nghiệp
và 15 doanh nghiệp trực thuộc. Cơ quan tham mưu cho UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch từ năm 1993
(đến trước khi tái sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được quan
tâm thành lập, củng cố và phát triển. Trước hết là việc thành lập 14 Sở Du
lịch ở các tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch; các tỉnh khác thành lập phòng
du lịch nằm trong Sở Thương mại - Du lịch Một số địa phương ở cấp quận,
huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đã thành lập phòng quản lý du lịch. Đến
trước thời điểm tái sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bộ máy
quản lý nhà nuớc về du lịch ở địa phương có 15 Sở Du lịch, 2 sở Du lịch-
Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch, hình
thành một hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến
địa phương. Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung, tạo môi
trường cho du lịch hoạt động thông thoáng. Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây
dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du
lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch
và xây dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch
đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước
12
và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu
quả. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tháng 7/2002. Chương trình Hành động quốc gia về Du
lịch được Chính phủ phê duyệt và thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 1999-
2009.
Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình
thành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế
giới. Pháp lệnh Du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp lý cao nhất, bước
ngoặt quan trọng, khẳng định vai trò của Ngành và thể chế hoá đường lối phát
triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát
triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Các nghị định, thông
tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý chi nhánh,
văn phòng đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch;
lưu trú; thanh tra du lịch; xử phạt hành chính; quản lý môi trường du lịch… đã
được ban hành và thực hiện có hiệu quả. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua
Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định
một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ chính sách và thể chế.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh
xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam; cho người nước ngoài và
các văn bản liên quan khác được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận
tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư. Việc miễn thị thực song phương cho
công dân các nước ASEAN và đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn
Quốc, 4 nước Bắc Âu, Nga và miễn lệ phí visa trong khuôn khổ Chương trình

Ấn tượng Việt Nam, đang nghiên cứu xem xét đơn phương miễn thị thực cho
13
công dân một số thị trường du lịch trọng điểm khác… là giải pháp chủ động,
tích cực trong bối cảnh suy giảm kinh tế và dịch bệnh hiện nay để thu hút
khách và các nhà đầu tư.
Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, thích nghi dần cơ chế
mới, từng bước làm ăn có hiệu quả: Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của
cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư
bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong
kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh
với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư
nhân. Tính đến nay, cả nước đã có hơn 11.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 758
doanh nghiệp lữ hành quốc tế; hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Số
lượng cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân, cổ phần và hợp tác xã chiếm tỷ trọng
lớn, xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có hàng nghìn hộ tư nhân kinh
doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
Bảng 1: Số liệu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế(7/2009)
Khu vực
Tổng số Nhà
nước
Cổ phần Liên
doanh
TNHH Tư nhân
Miền
Bắc
402 32 170 3 196 1
Miền
Trung
73 10 20 2 40 1
Miền

Nam
283 27 51 7 196 2
Tổng 758 69 241 12 432 4

14
Bảng 2: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ
Tổng Phân loại theo ngoại ngữ sử dụng
Anh phápTrung Nga Đức Nhật Hàn TBN Ý Thái Khác
5791 2631 665 1383 96 261 497 57 75 7 33 87

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp du lịch nhà nước được địa phương và Tổng cục Du lịch quan
tâm. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ thị, nghị quyết và đề án sắp
xếp doanh nghiệp du lịch nhà nước. Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon
Tourist), Vietravel và một số doanh nghiệp du lịch đã phát huy vai trò chủ đạo
trong hoạt động lữ hành, quảng bá, phát triển thị trường, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch. Hà Nội đã thành lập Công ty mẹ - Công ty con trong du
lịch. Đề án sắp xếp lại doanh nghiệp (trực thuộc Tổng cục Du lịch trước đây)
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã tổ chức triển khai từ giai đoạn
2003 - 2005, theo hướng để lại 4 doanh nghiệp mạnh ở Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; hình thành “Công ty mẹ - Công ty
con” trên cơ sở 8 công ty; cổ phần hoá các công ty hiện có. Tới nay, cả nước
đã cổ phần hoá được trên 100 doanh nghiệp. Nhìn chung, sau khi cổ phần
hóa, hoạt động hiệu quả hơn, đời sống người lao động được nâng lên.
Huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao
chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Toàn Ngành và các địa
phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy
động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch. Từ 2001 đến 2009, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ
tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Đã phối hợp với các ngành và địa

15
phương chỉ đạo phát triển các trọng điểm du lịch, các vùng du lịch mà Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010
đã xác định; khai thác và phát huy lợi thế về hạ tầng và điều kiện kinh tế - xã
hội của các khu kinh tế mở và vùng kinh tế trọng điểm để phát triển du lịch;
gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động của các khu kinh tế mở, các vùng
kinh tế trọng điểm.
Bảng 3: vốn ngân sách TW hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số vốn hỗ
trợ(tỷ
đồng)
4836 266 380 450 500 550 620 750 620 700
Số tỉnh,
thành phố
được cấp
vốn hỗ
trợ
- 13 37 43 53 58 59 59 56 55
Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước đã khuyến khích
các địa phương, các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho kết cấu
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cùng với đầu tư của Nhà nước và
các thành phần kinh tế nội địa, ngành Du lịch đã thu hút mạnh mẽ nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng 4: đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) thời kỳ 1995-2009
1995 2000 2001 2002 2003 2004 2007 2008
6
tháng
đầu
năm

2009
Số dự
án
24 02 04 25 13 15 48 26 145
Vốn
(triệu
USD)
1381.2 22.8 10.3 174.2 239 111.17 2012 9126 2483
16
Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế
đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt ngành Du lịch đã tranh
thủ được nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển
du lịch về quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây
dựng văn bản quy phạm phát luật du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã chỉ đạo
toàn Ngành tích cực tìm kiếm, khai thác nguồn đầu tư quốc tế. Các hoạt động
xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, bên cạnh việc quảng bá thu hút khách,
đều ưu tiên đặc biệt kêu gọi đầu tư du lịch.
Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực do Luxembourg tài trợ với số
vốn 10 triệu euros và dự án EU với mức 12 triệu euros, Tổng cục Du lịch đã
tiếp nhận và điều hành dự án “Phát triển du lịch Mekong” do ADB tài trợ, với
khoản kinh phí 12,2 triệu USD (có 8,47 triệu USD vốn vay ưu đãi) tập trung
chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu tư ra nước ngoài, tuy còn mới đối với Du lịch Việt Nam, được thực
hiện trên lợi thế so sánh trong khai thác giá trị văn hóa, nguyên liệu và lao
động rẻ… Các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên
doanh hoặc 100% vốn, với các hình thức kinh doanh ăn uống tại một số nước
láng giềng và các nước Nhật Bản, Đức, Lào và Hoa Kỳ. Tuy các dự án đầu tư
ra nước ngoài chưa nhiều (9 dự án), quy mô nhỏ, nhưng đây là hướng đi
đúng, đạt hiệu quả và phù hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế
giới. Đặc biệt, từ 2006, một số doanh nghiệp du lịch trong nước đã đầu tư

kinh doanh cơ sở lưu trú tại Pháp, Đức và Mỹ.
17
Trong giai đoạn 2000 - 2009, cả nước đã nâng cấp, xây mới trên 60.000
phòng khách sạn (tăng gấp gần 2,5 lần so với 30 năm trước).
Bảng 5: Số lượng các cơ sở lưu trú 2000- tháng 6/2009
Năm 2000 2002 2004 2006 2007 2008 6/2009
Số lượng
CSLTDT
3267 4390 5847 6720 8550 10400 10800
Số
buồng(1000)
72.2 92.5 125.4 160.5 184.8 205 213.2
Bảng 6: khách sạn xếp hạng(tính đến tháng 6 năm 2009)
stt Hạng Số lượng Số buồng
1 5 sao 33 8564
2 4 sao 90 10950
3 3 sao 176 12674
4 2 sao 850 31450
5 1 sao 990 20790
6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 3100 46724
Tổng cộng 5239 131152
Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô,
đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hóa. Một số khu du lịch nghỉ
dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt
động, đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân.
Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các
loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên; nhiều
đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại
18

của du khách; nhiều tuyến du lịch đường biển, đường sông như Hải Phòng -
Quảng Ninh, Hải Phòng - TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu,
Cần Thơ… đã sử dụng tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch nước ta đã đảm
bảo phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các
sự kiện, hội nghị quốc tế lớn.
Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các
tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch,
khu du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo.
Hình thành các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển,
hang động, du lịch đường bộ xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, caravan, du lịch
đồng quê, về cội nguồn… Chú trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản sắc
dân tộc, tổ chức các hội thi nấu ăn, thi hướng dẫn viên du lịch… để nâng cao
chất lượng sản phẩm. Mỗi năm đều có chủ đề riêng, không tách rời các sự
kiện lớn của dân tộc.
19

×