Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.53 KB, 105 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 7
1.1.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................................................................... 14
1.1.3.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán ............................................................... 14
1.1.3.2. Vai trò của thị trường chứng khoán ............................................................................ 16
1.2.3.Năm 2006 – 2007 ............................................................................................................... 23
1.2.4.Năm 2008 đến nay .............................................................................................................. 27
1.3.1. Một số chỉ số hiện nay trên thị trường .............................................................................. 28
1.3.1.1 VN-Index, Hastc-Index .................................................................................................. 28
1.3.1.3 Chỉ số P/E ...................................................................................................................... 40
1.3.2 Sử dụng chỉ số để phân tích thị trường .............................................................................. 41
CHƯƠNG 2: LỢI SUẤT DANH MỤC THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG TÍNH TOÁN
PHÂN TÍCH LỢI SUẤT DANH MỤC THỊ TRƯỜNG .................................................................................. 43
2.1 Lợi suất danh mục thị trường ..................................................................................................... 43
2.1.1 Khái niệm ............................................................................................................................. 43
2.1.2 Vai trò của lợi suất danh mục thị trường ............................................................................ 44
2.1.3 Mối liên hệ giữa lợi suất danh mục thị trường và lãi suất .................................................. 45
2.1.3.1 Lợi suất danh mục thị trường hình thành trong cân bằng thị trường chứng khoán ... 45
2.1.3.2 Lãi suất hình thành trong cân bằng thị trường hàng hóa và tiền tệ ............................ 49
2.1.3.3 Mối liên hệ giữa lợi suất danh mục thị trường và lãi suất ........................................... 57
2.1.4 Khó khăn trong việc quan sát danh mục thị trường và tính toán ...................................... 58
2.2. Các mô hình sử dụng trong tính toán phân tích lợi suất danh mục thị trường ........................ 59
2.2.1 Mô hình CAPM và lợi suất danh mục thị trường ................................................................ 59
2.2.1.1 Mô hình CAPM ............................................................................................................. 59
2.2.2 Các mô hình tăng trưởng .................................................................................................... 64
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
2.2.2.1 Mô hình Harrod – Domar và tỷ lệ đầu tư ..................................................................... 64


2.2.2.2 Mô hình Solow và sự tích luỹ vốn của nền kinh tế ....................................................... 65
2.2.3 Các mô hình kinh tế lượng .................................................................................................. 74
2.2.3.1 Mô hình ARCH, GARCH ................................................................................................ 74
2.2.3.2 Mô hình chỉ số đơn (SIM) ............................................................................................. 76
2.2.4 Các mô hình suy diễn dự báo về lợi suất danh mục thị trường .......................................... 77
2.2.4.1 Mô hình của lạm phát, tăng trưởng kinh tế và lợi suất thị trường vốn ...................... 77
2.2.4.2 Phương pháp ẩn suy từ thông tin thị trường Mỹ ........................................................ 81
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LỢI SUẤT DANH MỤC THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH ..................................... 82
3.1 Tính toán chỉ số lợi suất danh mục thị trường của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam bằng dữ liệu lịch sử .......................................................................................................... 82
3.1.1 Dữ liệu ................................................................................................................................. 82
3.1.2 Nguyên tắc hiệu chỉnh dữ liệu ............................................................................................. 82
3.1.3 Ước lượng lợi suất danh mục thị trường dựa trên thông tin thị trường chứng khoán Việt
Nam .............................................................................................................................................. 83
3.2 Ước lượng lợi suất thị trường từ việc chuyển đổi thông tin từ thị trường chứng khoán Mỹ ... 86
3.3 Ước lượng lợi suất danh mục thị trường thông qua mô hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế
.......................................................................................................................................................... 88
3.4 So sánh và phân tích ................................................................................................................... 89
3.4.1 Giai đoạn 2000 đến 2004 .................................................................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBT: Bông Bạch Tuyết
CP: Cổ Phiếu
DN: Doanh Nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

GDCK: Giao dịch chứng khoán
QĐ: Quyết định
GTTT: Giá trị thị trường
HTX: Hợp tác xã
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
VN: Việt Nam
DANH MUC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 7
CHƯƠNG 2: LỢI SUẤT DANH MỤC THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG TÍNH TOÁN
PHÂN TÍCH LỢI SUẤT DANH MỤC THỊ TRƯỜNG .................................................................................. 43
2.1 Lợi suất danh mục thị trường ..................................................................................................... 43
2.2. Các mô hình sử dụng trong tính toán phân tích lợi suất danh mục thị trường ........................ 59
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LỢI SUẤT DANH MỤC THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH ..................................... 82
3.1 Tính toán chỉ số lợi suất danh mục thị trường của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam bằng dữ liệu lịch sử .......................................................................................................... 82
3.2 Ước lượng lợi suất thị trường từ việc chuyển đổi thông tin từ thị trường chứng khoán Mỹ ... 86
3.3 Ước lượng lợi suất danh mục thị trường thông qua mô hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế
.......................................................................................................................................................... 88
3.4 So sánh và phân tích ................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 93
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường Chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000 đánh dấu một bước tiến về
sự phát triển nền kinh tế đất nước. Dù trải qua bao thăng trầm và sóng gió nhưng thị
trường chứng khoán Việt Nam ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế và đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn đầu tư hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Xu thế phát triển mạnh
mẽ, dần đi vào chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán Việt Nam là điều có thể
khẳng định. Hội nhập và mở cửa là một động lực quan trọng đem lại khí thế và sinh
lực cho thị trường, nhưng đồng thời cũng chính sự hội nhập và mở cửa đã tạo ra sức
ép phát triển thị trường theo những quy tắc và chuẩn mực chung.
Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt và lợi suất chứng khoán là con số
mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Hiện nay trên thị trường chứng khoán
Việt Nam chỉ số Vn-Index và Hastc-Index được coi là các chỉ số đại diện thị trường.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng cả hai chỉ số đều không xứng đáng đại diện cho
thị trường vì những hạn chế trong phương pháp tính và xử lý số liệu. Vì vậy việc
xây dựng chỉ số đại diện cho thị trường là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chuyên đề này được thực hiện với đề tài: “Phân tích
lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2000 – 2008”.
Chỉ số lợi suất danh mục thị trường nhằm đo lường biến động của thị trường
chứng khoán, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Mục tiêu xây dựng và sử dụng chỉ số này là
giúp cho nhà đầu tư thấy được sự biến động của tất cả các chứng khoán, qua đó có sự
nhìn nhận khách quan và tổng thể đối với thị trường, lựa chọn thời điểm thích hợp
nhằm có quyết định nhanh để đầu tư.
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
Kết cấu chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương II: Lợi suất danh mục thị trường và các mô hình sử dụng trong tính

toán phân tích lợi suất danh mục thị trường
Chương III: Tính toán lợi suất danh mục thị trường và phân tích
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự đóng góp tâm huyết của Th.S Trần
Chung Thủy. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn cô giáo đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty chứng khoán ngân hàng công thương nói
chung, Phòng Nghiên cứu – Phân tích nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực tập.
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1 Hệ thống tài chính và sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1.1 Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều loại thị trường. Trong đó, bốn thị
trường quan trọng nhất là thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai
và thị trường vốn. Thị trường vốn là nơi diễn ra sự phân bố vốn giữa những người
thặng dư vốn và những người có nhu cầu sử dụng vốn.
Việc phân bổ nguồn vốn từ nơi thặng dư vốn đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn
được thực hiện bởi hệ thống tài chính mà nó gồm bốn thành phần cơ bản gồm: các tổ
chức tài chính, các thị trường tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài
chính.
• Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là những cơ chế giàn xếp cho phép các công cụ tài chính
được mua bán, trao đổi.
- Phân loại thị trường tài chính theo chức năng:
+ Dựa trên thời hạn của tín dụng: tín dụng ngắn hạn (dưới 1 năm) hay
dài hạn (từ 1 năm trở lên).
 Thị trường tiền tệ
 Thị trường vốn

+ Dựa trên loại tín dụng: vay nợ ngân hàng, tín phiếu, trái phiếu hay cổ
phiếu.
 Thị trường tín phiếu
 Thị trường trái phiếu
 Thị trường cổ phiếu
 Thị trường vay nợ ngân hàng
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
- Những phân loại khác của thị trường tài chính
+ Thị trường sơ cấp và thứ cấp
 Thị trường sơ cấp: nơi các công cụ tài chính được
pháthành.
 Thị trường thứ cấp : nơi các công cụ tài chính đã phát
hành được mua bán, trao đổi.
+ Thị trường tài chính chính thức và phi chính thức
 Thị trường chính thức: được tổ chức và quản lý một
cách hệ thống.
 Thị trường không chính thức: bao gồm những người
cho vay lấy lãi, tổ chức tiết kiệm và cho vay phi chính
thức, HTX tín dụng,…
*Các tổ chức tài chính
Tổ chức trung gian tài chính là tổ chức có chức năng chính là huy động vốn từ
người tiết kiệm và chuyển nhượng vốn này tới các nhà đầu tư.
Các tổ chức tài chính bao gồm :
+ Ngân hàng trung ương
+ Ngân hàng thương mại
+ Ngân hàng phát triển
+ Quỹ tín dụng, tổ chức tiết kiệm và cho vay
+ Các công ty bảo hiểm

+ Các ngân hàng thương nhân, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán
+ Quỹ đầu tư
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
+ Quỹ lương hưu
+ Ngân hàng phát triển quốc tế và khu vực
*Công cụ tài chính
Sơ đồ công cụ tài chính:
Vốn thường được phân bổ qua hai kênh. Kênh thứ nhất gọi là tài chính gián
tiếp. Ở đây, vốn được phân bổ qua các trung gian tài chính mà chủ yêú là các ngân
hàng hay hiệp hội tiết kiệm, hiệp hội cho vay. Kênh thứ hai gọi là tài chính trực tiếp,
vốn được chuyển trực tiếp từ người thặng dư sang người có nhu cầu trên các thị
trường trái phiếu và cổ phiếu. Ở loại hình này, các ngân hàng đầu tư, các tổ chức môi
giới chứng khoán, các sàn giao dịch chứng khoán đóng vai trò chính. Sự phân biệt
quan hai kênh chỉ mang tính tương đối. Có những loại hình rất khó phân biệt được tài
chính trực tiếp hay tài chính gián tiếp. Ví dụ, cũng đầu tư chứng khoán, nhưng các
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
nhà đầu tư không mua trực tiếp mà cũng góp vốn vào các quỹ hỗ tương (Muntual
Fund), sau đó các quỹ này mới sử dụng tiền để mua các loại chứng khoán.
Trên thế giới hiện nay, hệ thống tài chính của các nước thường phát triển theo
hai dạng chính gồm: hệ thống tài chính do thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ
yếu như các nước Anh, Mỹ… và hệ thống tài chính do các trung gian tài chính (các
ngân hàng) đóng vai trò chính như các nước Đức, Nhật, Pháp… Nhưng dù hệ thống
tài chính theo mô hình nào thì vai trò của các ngân hàng là rất lớn vì hệ thống ngân
hàng đóng vai trò chính trong việc thực hiện chức năng thanh toán của nền kinh tế.
Có nhiều thước đo đánh giá sự phát triển của hệ thống tài chính, sự phát triển
của hệ thống ngân hàng. Thước đo được sử dụng rộng rãi nhất là độ sâu tài chính (tỷ

lệ giữa tài sản tài chính và tài sản thực) mà nó được đo bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản tài
chính của tất cả các tổ chức tài chính, hoặc là cung tiền, hoặc là tín dụng cung ứng
cho khu vực tư nhân hay tín dụng, hoặc là giá trị của thị trường chứng khoán so với
GDP.
1.1.2 Hệ thống tài chính Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm hơn 70% thị
phần tín dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đô thị và nông thôn, chiếm
11% thị phần tín dụng và huy động vốn; 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân
hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huy động vốn và tín dụng và đến cuối năm 2007
ngân hàng, tín dụng có sự đột biến với tốc độ tăng trưởng lên đến 40%. Một lượng
tiền gần 300.000 tỉ đồng được đưa vào nền kinh tế, cao hơn rất nhiều nguồn vốn
được cung ứng qua kênh chứng khoán và trở thành năm các tổ chức tín dụng cho vay
nhiều nhất từ trước đến nay để đưa tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế xấp xỉ 1 triệu
tỉ đồng, bằng 90% GDP.Trong giai đoạn này, có một sự kiện rất quan trọng ảnh
hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, hệ thống tài chính nói chung, đó
là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2001. Theo hiệp
định này, Thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam từng bước được mở cho các
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
doanh nghiệp của Hoa Kỳ và đến năm 2010, các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ được
đối xử bình đẳng như các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đây là điều kiện tốt để thị
trường tài chính Việt Nam phát triển, nhưng cũng là một thách thức rất lớn cho các tổ
chức tài chính trongnước, nhất là các ngân hàng thương mại.Ngày 28/07/2000, Trung
tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào hoạt động với
hai Công ty niêm yết đầu tiên và Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và Công ty vật
liệu Viễn thông (SACOM), 5 năm đầu (2001-2005), các công ty niêm yết lên sàn
chứng khoán vẫn còn nhỏ lẻ chập chững, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2008 thị trường
chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, kết thúc năm 2007, giá
trị thị trường của gần 250 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch sẽ vào khoảng

470.000 tỉ đồng, gấp hơn hai lần năm 2006 và bằng 41% GDP và đến cuối năm 2008
trên sàn HOSE đã có 170 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ được niêm yết và sàn HASTC
có 168 cổ phiếu niêm yết (2 cổ phiếu chuyển sàn). Thị trường bảo hiểm Việt Nam
cũng khá phát triển,năm 1999, Việt Nam đã mở rộng việc cấp giấy phép hoạt động
kinh doanh bảo hiểm cho2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-úc
(BIDV-QBE) và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CGM; và 4 công ty 100%
vốn nước ngoài là: Công ty Bảo hiểm Allianz/AGP, Công ty Bảo hiểm Chinfon-
Manulife, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm nhân thọ
quốc tế Mỹ (AIG). Kể từ khi các công ty bảo hiểm nước ngoài được cấp phép thành
lập tại Việt Nam, hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là bảo hiểm
nhân thọ bắt đầu sôi động với sự phát triển rất nhanh của các công ty bảo hiểm nước
ngoài như: Prudential, Manulife, AIA… Đến cuối năm 2004, trên thị trường bảo
hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% thị phần,
trong đó riêng Prudential chiếm đến 38%.
Chức năng cơ bản của một hệ thống tài chính là làm cầu nối giữa tiết kiệm và
đầu tư. Thị trường là công cụ hữu hiệu để khuyến khích tiết kiệm, sau đó dẫn truyền
các khoản tiết kiệm này tới các hoạt động đầu tư mang lại suất sinh lời cao nhất. Tuy
nhiên, không như các loại hàng hóa thông thường khác, tiền là một loại hàng hóa đặc
biệt. Thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ), phụ thuộc
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
rất nhiều vào niềm tin của các tác nhân tham gia thị trường, vào sự minh bạch và đầy
đủ về thông tin, và vào khả năng thực thi các quy định pháp luật về điều tiết và quản
lý thị trường của nhà nước. Hơn thế, đầu tư là một hoạt động rủi ro và phụ thuộc rất
nhiều vào các điều kiện thực tế cũng như kỳ vọng trên thị trường. Chính vì những lý
do này mà nhà nước đóng một vai trò then chốt trong việc điều tiết thị trường để
giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. Kể từ khi kiềm chế được lạm phát phi mã
vào giữa những năm 1980, Việt Nam đã thành công trong việc đạt được một tốc độ
tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Cùng với quá trình phát triển và hội

nhập của nền kinh tế, việc duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh trở nên
khó khăn hơn nhiều. Lạm phát giờ đây đã trở thành mối lo ngại của cả người dân lẫn
chính phủ, một phần là do mức lạm phát thực tế cao hơn nhiều so với số liệu công bố
chính thức. Kể từ năm 2003, doanh số bán lẻ danh nghĩa của Việt Nam liên tục tăng
với tốc độ trên 20% mỗi năm. Đầu tư tăng còn nhanh hơn nữa, trong khi lượng cung
thực (đo bằng sản lượng thực cộng thâm hụt thương mại thực) chỉ tăng dưới 10%
một năm. Tốc độ tăng cung tiền liên tục ở mức trên dưới 25% mỗi năm kể từ năm
2003, và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến
trong mấy năm gần đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số
hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng - hay nói chung là
những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước - không thể tăng một cách tương
ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng
cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền
và tốc độ tăng trưởng GDP trở nên ngày một lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất
hiện.
Hình1.1: Chênh lệch giữa tốc độ tăng GDP và cung tiền ở Việt Nam và
Trung Quốc
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
Nguồn: fetp.edu.vn
Như được minh họa trong hình , trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt
Nam tăng 17%, trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân
hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng
22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn của
Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi. Kết quả là trong khi chỉ
số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ khoảng 6,5% thì ở Việt Nam lên
tới 12,6%. Cung tiền Việt Nam tăng nhanh một nguyên nhân chính là do nhịp độ tăng
chi tiêu của nhà nước. Tổng chi tiêu của nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ

đồng, tăng 221.8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi
tiêu hàng năm của nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương
với tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ). Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại
không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp được chút đỉnh cho sản lượng
(tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm
phát.
Hiệu quả trong phân bổ nguồn lực sẽ quyết định kết quả của nền kinh tế, và
rộng hơn, quyết định sự phát triển của xã hội. Mặc dù thị trường chứng khoán
(TTCK) đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt
Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các ngân hàng thương mại không được kiểm soát một
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn. Đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số
ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng
trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển
tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu
vực là khoảng 3). Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một hệ thống tài chính hiện đại
vào một thời điểm tương đối thuận lợi khi thị trường vốn quốc tế, đặc biệt ở Châu Á
đang có tính thanh khoản rất cao.
1.1.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1.3.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch buôn bán các
loại chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người
mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp
khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Có
thể nói thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình
thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Trong đó chứng khoán là những giấy
tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư);
chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều

kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó.
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai, xuất
hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương
Tây. Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất, với số thành
viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau vì vậy theo tính chất tự nhiên nó
lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường
chứng khoán… .
Ở nước Việt Nam,một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho
xây dựng thị trường chứng khoán là việc thành lập ban nghiên cứu xây dựng và phát
triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước( Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày
6/11/1993 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng
đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Vì vậy
tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập ban soạn thảo pháp lệnh về chứng
khoán và thị trường chứng khoán do đồng chí thứ trưởng Bộ Tái Chính làm trưởng
ban. Ngày 29/6/1995 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 361/QĐ-TTG thành
lập ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện cận
thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định
việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch Chứng khoán và các dịch vụ
liên quan đến Chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 127/1998/QĐ-
TTG về việc thành lập trung tâm giao dịch Chứng khoán, 2 trung tâm giao dịch sự
kiến là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1/8/1998 Chủ tịch uỷ ban Chứng
khoán ra quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK ban hành quy chế tổ chức và hoạt động
của trung tâm giao dịch Chứng khoán, khẳng định trung tâm giao dịch là đơn vị sự
nghiệp có thu, trực thuộc ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có
trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí hoạt động của trung tâm giao dịch Chứng

khoán do Nhà nước cấp. Ngày 13/10/1998 UBCKNN ra thông tư số 01/1998/TT-
UBCK hướng dẫn nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về việc phát hành cổ
phiếu, trái phiểu... ra công chúng. Đến ngày 28/7/2000 trung tâm giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự phát triển
vượt bậc của kinh tế nước ta.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán có nhiều tác động đến hệ thống tài
chính. Thị trường tài chính tăng trưởng mạnh, ngoài ngân hàng thị trường tài chính
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
còn có sự phát triển của thị trường cổ phiếu và trái phiếu và tạo ra kênh huy động vốn
lớn cho nền kinh tế. Sự hình thành thị trường chứng khoán đã kéo theo sự gia tăng
mạng lưới ngân hàng với rất nhiều ngân hàng được thành lập và nhiều loại hình sản
phẩm tài chính được triển khai. Như vậy, cùng với sự ra đời của thị trường chứng
khoán là sự mở rộng và phát triển ngày càng đa dạng hơn của hệ thống tài chính trên
cả bốn thành phần thị trường tài chính, tổ chức tài chính, công cụ tài chính và cơ sở
hạ tầng tài chính.
1.1.3.2. Vai trò của thị trường chứng khoán
a. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Trước khi thị trường chứng khoán ra đời, cơ chế huy động vốn được thực hiện
chủ yếu ở kênh tài chính gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như các ngân
hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các tổ
chức tài chính tín dụng khác. Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường
chứng khoán ra đời có chức năng quan trọng đó là huy động vốn cho nền kinh tế
thông qua kênh tài chính trực tiếp. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng,
tín dụng không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán
ở nhiều nước lo được khoảng 50% nhu cầu vốn cho toàn xã hội. Khi các nhà đầu tư
mua các chứng khoán do công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào
hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng
cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những

tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị
trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động
được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục
vụ các nhu cầu chung của xã hội.
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
b. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Thị trường chứng khoán ra đời đã cung cấp cho công chúng một môi trường đầu
tư đa dạng và các cơ hội lựa chọn linh hoạt. Các loại chứng khoán trên thị trường rất
khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư dù lớn hay nhỏ
đều có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu vào sở thích của
mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết
kiệm quốc gia.
c. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng
khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả
năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà
đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường
chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng
cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
d. Xác định giá cả của các loại tài sản tài chính
Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc định giá các tài sản tài
chính. Nhờ có thị trường chứng khoán mà rất nhiều tài sản được định giá.
e. Phản ánh hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như
doanh thu, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu… Khi chứng khoán của doanh nghiệp được
niêm yết, thông qua giá chứng khoán hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh
lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới,
cải tiến sản phẩm.
f. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một
cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở
rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu
hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ
biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các
chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua
và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản
lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp
tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát
triển cân đối của nền kinh tế.
1.1.4 Các yếu tố tác động lên thị trường chứng khoán
Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường đầu tiên phải kể đến là yếu tố chính trị, sự tăng
trưởng của nền kinh tế, chính sách tiền tệ linh hoạt, lòng tin của nhà đầu tư và doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả. Thời kỳ ngắn hạn, TTCK lên xuống do những sự kiện
hàng ngày, các thông tin cập nhật, kể cả những tin đồn gây nên. Các nhà đầu tư
chuyên nghiệp và không chuyên tiếp nhận, diễn giải thông tin, suy đoán, kết luận và
quyết định mua bán có thể sai hoặc nhầm lẫn nếu thông tin đó không chính xác.Yếu
tố lãi suất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK. Sau khi có quyết định lãi suất, thị
trường sẽ có những biến động mạnh. Nếu tăng lãi suất cơ bản thì thường chứng
khoán sẽ đi xuống và ngược lại. Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, quá trình
kinh doanh của các ngành cũng như từng doanh nghiệp, triển vọng sinh lời của chúng
là những yếu tố ảnh hưởng tới TTCK trong một khoảng thời gian dài. Thêm vào đó,
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hay tình hình chính trị và chính sách tín
dụng, tiền tệ cũng rất quan trọng. Ngoài ra, vấn đề đối nội, đối ngoại, chủ trương phát

Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
triển kinh tế của nhà nước, sự phát triển thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị
trường tiền tệ,… cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK. . Những chính sách tài
chính của các nước lớn trên thế giới cũng là một trong những yếu tố tác động đến
TTCK. Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động lên của thị trường chứng khoán và nhà
nước cần có các biện pháp, chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán có thể phát
triển toàn diện.
1.2. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
1.2.1. Năm 2000 – 2003
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
2003 February March April May June July August September October November December 2004
500
1000
1500
2000
2500
x1000
130
135
140
145
150
155
160
165
170

175
180
185
VNINDEX (166.060, 166.940, 166.060, 166.940, +0.88000)
Hình 1.2: Biến động Vnindex từ 2000 đến 2003
Đây là giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2000 mới có 5
cổ phiếu lên sàn đến cuối năm 2003 con số này là 22. Thị trường biến động khó
lường có những lúc VN-Index lên đến đỉnh ( 571.04 điểm vào ngày 25.06.2001) rồi
lại chạm đáy
(ở mức 130.9 ngày 24.10.2003). Thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn
thiếu tính minh bạch, trung thực cũng như chưa kịp thời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư
lại chưa có hiểu biết đúng đắn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các thông
tin về lợi nhuận, chi phí, các chiến lược phát tiển của công ty trong tương lai các chỉ
số tài chính EPS, P/E…gần như không được quan tâm bởi các nhà đầu tư cá nhân.
Trong thời gian này hầu hết các giao dịch dựa vào “tin đồn”. Do đó, trên thị trường
các giao dịch diễn ra chủ yếu theo “hiệu ứng đám đông”.
1.2.2. Năm 2004 – 2006
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
Hình 1.3: Biến động Vnindex từ 2004 đến 2005
Đầu năm 2004 có 22 công ty được niêm yết đến cuối năm 2005 con số này cũng
chỉ là 32. Thị trường cổ phiếu sau một thời gian dài rơi vào tình trạng trầm lắng đã có
sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index đã tăng từ 166,94 điểm vào
cuối năm 2003 lên gần 280 điểm vào hồi đầu tháng 4 (tăng 67,7%) và đứng ở mức
khá ổn định là 230 điểm.
Việc giá cổ phiếu tăng mạnh đã làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn đến thị
trường chứng khoán. Trên thị trường không chính thức, các hoạt động mua bán cổ
phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường
xuyên, tiêu biểu là cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam, Giống Cây trồng miền Nam,

Dầu Tường An, Dược Hậu Giang, Bảo Minh.
Bên cạnh đó, với nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước và được khích lệ bởi sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán, các đợt
đấu giá bán cổ phần ra công chúng đã thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng và
giới đầu tư.
Các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ cũng đã diễn ra đều đặn với mức độ
thành công vượt hẳn so với năm trước. Trên thị trường giao dịch, nghiệp vụ mua bán
trái phiếu có kỳ hạn (repo) đã giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu và
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
thực sự đem lại lợi ích cho các đối tượng tham gia mua bán trái phiếu. Các đơn vị
chiếm thị phần lớn trên thị trường trái phiếu cũng thu được lợi nhuận đáng kể từ
nghiệp vụ này, nổi bật là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Việt Nam, tình hình hoạt
động kinh doanh của phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng
đạt những kết quả khả quan, đặc biệt các công ty này đã có những tiến bộ đáng kể
trong công tác công bố thông tin.
Thời gian này cũng chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ hơn của các quỹ đầu tư
chứng khoán như VEIL, PXP Fund, VF1, giúp cho thị trường hoạt động ổn định hơn.
Bên cạnh những thành công trên, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm
2004 – 2005 cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Số lượng công ty niêm yết mới và nhà
đầu tư tham gia thị trường còn hạn chế. Tình trạng thiếu minh bạch về thông tin vẫn
xảy ra.
Tuy vậy cuối quý bốn năm 2005 có rất nhiều tín hiệu tốt cho một năm 2006
bùng nổ.
Hình 1.4: Biến động Vnindex từ 2005 đến 2006
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
1.2.3.Năm 2006 – 2007
2007 February March April May June July August September October November December 2008
500
1000
1500
2000
x10000
750
800
850
900
950
1000
1050
1100
1150
1200
VNINDEX (920.720, 927.020, 920.720, 927.020, +5.27002)
Hình 1.5: Biến động Vnindex năm 2006 và 2007
Vào cuối năm 2007 trên hai sàn, có 249 công ty niêm yết và chứng chỉ quỹ (sàn
TP.HCM 138, sàn Hà Nội 111). Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động
cũng như một số thời điểm trước đây (cuối năm 2006 có 193, cuối năm 2005 có
41),Số công ty chứng khoán hiện có là 74, cao hơn số 55 của 2006 và 14 của 2005.
Số công ty quản lý quỹ hiện có 24, tăng so với 18 của 2006 và 6 của 2005.
Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt trên 5,5 tỉ đồng, cao gấp hơn 2 lần cuối
năm 2006 và gấp 15 lần năm 2005.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường - một trong những chỉ báo có tầm quan trọng
hàng đầu phản ánh quy mô thị trường chứng khoán đã đạt khoảng 491 nghìn tỉ đồng
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47

23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
(sàn TP.HCM 361 nghìn tỉ đồng, sàn Hà Nội 130 nghìn tỉ đồng). So với GDP tính
theo giá thực tế năm 2007, thì tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam
đạt 43%Tuy nhiên, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì tổng giá trị vốn hóa
thị trường của Việt Nam mới đạt khoảng 30,7 tỉ USD, còn thấp xa so với quy mô của
các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới.
Số lượng công ty niêm yết tăng lên, nhưng các "đại gia" mới chỉ có lác đác. Các
"đại gia" đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1.000 tỉ đồng (tức đạt trên
62,5 triệu USD) ở cả hai sàn mới đạt 70 (sàn TP.HCM 53, sàn Hà Nội 17), trong đó
số đạt từ 10 nghìn tỉ đồng trở lên (tức trên 625 triệu USD) mới có 12 (sàn TP.HCM
có 9, đứng đầu là VNM trên 29,4 nghìn tỉ đồng, tiếp đến là STB gần 28,7 nghìn tỉ
đồng, DPM trên 27,5 nghìn tỉ, FPT trên 20,4 nghìn tỉ, SSI trên 19,8 nghìn tỉ, PPC trên
19 nghìn tỉ, PVD 16,3 nghìn tỉ, HPG trên 12,4 nghìn tỉ, VIC 12,4 nghìn tỉ; sàn Hà Nội
có 3, đứng đầu - đồng thời cũng đứng đầu cả nước - là ACB gần 42,6 nghìn tỉ, tiếp
đến là KBC 17,8 nghìn tỉ, PVS trên 11,9 nghìn tỉ). Như vậy, công ty niêm yết giá trị
vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam đạt chưa được 2,7 tỉ USD và số công ty niêm
yết đạt từ 1 tỉ USD trở lên hiện mới có 10.
Số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chính thức có trên 307 nghìn tài
khoản, mặc dù tăng nhanh so với các thời điểm trước đây, nhưng so với dân số thì
chiếm chưa đến 0,4%, thấp rất xa so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên
thế giới (Trung Quốc là 7%).
Hình 1.6: So sánh chỉ số chứng khoán Việt Nam và Thái Lan
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh tế
Nguồn: fetp.edu.vn
Đầu năm 1994 SET lập kỷ lục ở mức 1800 điểm để rồi 13 năm sau quay trở về
mức 800. Qua đồ thị ta thấy có sự tương đồng giữa chỉ số VN-Índex và chỉ số SET,
vậy VN-Idex sẽ thế nào và thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao?

Một vài sự kiện lớn ảnh hướng đến sự phát triển của thi trường chứng khoán
năm 2006,2007.
Luật Chứng khoán ra đời có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, tạo hành lang pháp lý
quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển với nhiều thành viên như: công ty chứng
khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp
Lần đầu tiên báo chí phát hiện và công khai một hiện tượng chưa từng có trong
lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam: Công ty CK Thiên Việt bổ nhiệm Tổng giám
đốc khi đích danh người được bổ nhiệm không biết và cũng chưa từng ký hợp đồng
làm việc với công
Lê Thị Hoài Thanh Toán Tài Chính 47
25

×