Di truyền, sự tương tác giữa di
truyền và môi trường - yếu tố
quyết định chiều cao của con
người
Nhân bài viết Chiều cao thân thể -
Di truy
ền và hoàn cảnh của nhóm
tác gi
ả Viện Khoa học Thể dục Thể
thao đăng trên Tạp chí Hoạt động
Khoa học số 4.2006, GS Nguyễn
Văn Tuấn đã có một số bình luận
rất đáng chú ý về vấn đề: Di truyền
hay hoàn cảnh, cái nào chiếm vai
trò quan trọng hơn. Khác với một
số ý kiến của nhóm nghiên cứu
thuộc Viện Khoa học Thể dục Thể
thao, những nghiên cứu của nhóm
tác giả Nguyễn Văn Tuấn lại cho
những kết quả chứng minh vai trò
ưu th
ế của di truyền. Nâng cao chất
lượng hệ thống y tế công cộng ở
nông thôn nước ta phải đặt thành
một trọng tâm hàng đầu để cải tiến
thể lực của dân tộc - m
ột đề xuất rất
tâm huyết của tác giả cần có sự
đồng thuận của các nhà quản lý.
Hiện nay, có một số ý kiến cho
rằng, chiều cao của người Việt
Nam còn thấp so với các sắc dân
trong vùng, nên chúng ta cần phải
tìm cách để phát triển chiều cao
hơn nữa. Chương trình quốc gia
Nâng cao thể lực và tầm vóc người
Việt Nam bằng giải pháp dinh
dưỡng và thể dục thể thao (bao
g
ồm 4 đề án, với ngân sách dự kiến
600 tỷ đồng trong 5 năm đầu) do
Ủy ban Thể dục Thể thao phối hợp
với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em soạn thảo (đang trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt) là một
công trình rất quy mô, kéo dài đến
25 năm (2006-
2030). Tuy nhiên, tôi
thấy mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu của chương trình này
nên được xem xét lại, đặc biệt là
tính khả thi cũng như ý nghĩa thực
tiễn của chương trình này đối với
người dân.
Đã có một phát biểu cho rằng: “So
với người trưởng thành ở Nhật Bản
cùng nhóm tuổi thì ngư
ời Việt Nam
vẫn còn thấp hơn 10 cm” [1]. Thật
ra, tôi có lý do đ
ể cho rằng, có lẽ đó
là một phát biểu sai. Xin nhắc lại
để nhấn mạnh: Rất sai.
Trong một nghiên cứu trên gần
2.500 phụ nữ Nhật Bản[2] trong độ
tuổi từ 18 đến 79 cho thấy, chiều
cao trung bình được ghi nhận là
153,4 cm. Một nghiên cứu trên
1.400 phụ nữ Việt Nam trong cùng
độ tuổi (do chúng tôi tiến hành ở
Việt Nam) cho thấy, chiều cao
trung bình là 153,9 cm.
Ở nam giới,
chiều cao trung bình của người
Nhật là 164,5 cm. Nghiên cứu trên
gần 700 đàn ông Việt Nam của
chúng tôi cho thấy, chiều cao trung
bình là 164,3 cm[3]. Nếu xem xét
đến những dao động về chọn mẫu,
chúng ta dễ dàng thấy chiều cao
của người Việt Nam tương đương
(chứ không thể nói rằng thấp hơn)
chiều cao của người Nhật.
Th
ật ra, cũng có thể nói rằng, chiều
cao người Việt Nam hiện nay cũng
tương đương với chiều cao người
Thái Lan[4] (165 cm ở nam giới và
155 cm ở nữ giới) và người Trung
Quốc[5] (164 cm ở nam giới và
155 cm ở nữ giới).
Trong một quần thể, mức độ khác
biệt về chiều cao giữa các cá nhân
khá lớn. Những khác biệt này phần
lớn là do di truyền mà ra. Thật vậy,
rất nhiều nghiên cứu (kể cả nghiên
cứu của người viết bài này) trong
hơn 50 năm qua cho thấy, các yếu
tố di truyền có ảnh hưởng đến độ
khác biệt về chiều cao giữa các cá
nhân từ 65% đến 87%. Tôi chưa
thấy (xin nhắc lại để nhấn mạnh:
“Chưa thấy”) nghiên cứu nào cho
rằng các yếu tố di truyền ảnh
hưởng đến chiều cao chỉ 23% như
ph
ần trích dẫn số liệu của Nhật Bản
mà bài báo nêu trên của các tác giả
Viện Khoa học Thể dục Thể thao
đã đưa ra.
Để chứng minh cho ý kiến này, tôi
xin trình bày kèm theo đây biểu đồ
tương quan về chiều cao của các
cặp sinh đôi một hợp tử (còn gọi là
monozygotic twins, tức là hai
người có cùng gen) và các cặp sinh
đôi hai hợp tử (dizygotic twins, hai
người có khác gen) dưới đây.
Như chúng ta nhìn thấy trong biểu
đồ phía trái, các cặp sinh đôi có
cùng gen rất giống nhau về chiều
cao; ngược lại, các cặp sinh đôi hai
hợp tử không hoàn toàn gi
ống nhau
về chiều cao. Điều này cho thấy, rõ
ràng r
ằng các yếu tố di truyền đóng
vai trò rất quan trọng trong việc
quyết định chiều cao của một cá
nhân.
Các chuyên gia trong lĩnh vực dinh
dưỡng thì cho rằng, cần phải nâng
cao chế độ dinh dưỡng cho người
dân; các chuyên gia về thể lực thì
tin rằng, khuyến khích người dân
vận động hơn nữa là biện pháp để
nâng chiều cao cho dân tộc. Có lẽ
cả hai quan điểm đều đúng, nhưng
chưa đủ. Yếu tố di truyền rất quan
trọng, và chính sự tương tác gi
ữa di
truyền và các yếu tố môi trường
như dinh dưỡng và vận động thể
lực mới quyết định chiều cao của
một cá nhân. Nhưng yếu tố di
truyền có ảnh hưởng tùy theo độ
tuổi. Đã có một số nghiên cứu tại
các nước có đông người Việt sinh
sống như Úc và Mỹ cho thấy, trẻ
em gốc Việt sinh ra và lớn lên tại
các nước này có chiều cao tương
đương với chiều cao của trẻ em
người bản xứ, và cao hơn đồng lứa
trong nư
ớc. Ngay trong những năm
đầu lớn lên, tốc độ tăng chiều cao
của trẻ em gốc Việt vẫn tương
đương, thậm chí nhanh hơn trẻ em
gốc bản xứ[2]. Nhưng đến độ tuổi
20 hay 30 trở lên, tính trung bình,
người gốc Việt vẫn thấp hơn chiều
cao người Tây phương da trắng.
Điều này cho thấy, các yếu tố như
dinh dưỡng và v
ận động thể lực tuy
có ảnh hưởng đến chiều cao, nh
ưng
chỉ trong giai đoạn trước dậy thì;
còn giai đoạn sau dậy thì, các yếu
tố di truyền đóng vai trò quan tr
ọng
hơn môi trường.
Như vậy, không thể quá kỳ vọng
vào việc can thiệp bằng dinh dư
ỡng
và thể dục thể thao mà xem nh
ẹ yếu
tố di truyền. Chúng ta không thể
phát triển chiều cao tương đương
với người Âu, Mỹ trong vòng 20
năm, bởi vì cấu trúc gen của chúng
ta không tương đương với cấu trúc
gen của người Âu Mỹ. Ngay cả
giữa các sắc dân người Âu, Mỹ
cũng có khác biệt về chiều cao, nh
ư
người Hà Lan thường cao hơn
người Mỹ và người Pháp khoảng 3-
6 cm, dù chế độ dinh dưỡng chẳng
khác nhau giữa các sắc dân này.
Chúng ta không thể thành Phù
Đổng Thiên Vương trong vòng vài
mươi năm được.
Trong y sinh học, người ta phát
hiện rằng, yếu tố X có liên hệ với
bệnh Y không có nghĩa là can thi
ệp
thay đổi X sẽ làm thay đổi Y.
Chẳng hạn như, nghiên cứu cơ bản
cho thấy ăn uống nhiều chất béo
làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và
ung thư, nhưng khi các nhà nghiên
c
ứu Mỹ bỏ ra 415 triệu USD để can
thiệp làm giảm chất béo trong chế
độ ăn uống trong suốt 15 năm mà
vẫn chưa ghi nhận được trư
ờng hợp
nào cho thấy có sự suy giảm nguy
cơ mắc bệnh tim và ung thư. Lý do
đơn giản cho sự thất bại này là, họ
bỏ qua mối tương tác giữa chất béo
và các yếu tố nguy cơ khác, kể cả
gen.
Nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp
ở Thái Lan cũng cho thấy, tính
trung bình chiều cao người Thái ở
nông thôn thấp hơn chiều cao
người Thái ở Bangkok khoảng 2,6
cm (nữ giới) và đến 4,3 cm (nam
giới), một phần lớn là do khác biệt
về dinh dưỡng và hệ thống chăm
sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi
niên thiếu ở nông thôn c
òn quá kém
so với thành phố[3]. Ngo
ài ra, phân
tích chiều cao của người dân tại 47
huyện và quận ở Nhật Bản trong
thời gian 1892-1941 cho thấy rõ
rằng, tình trạng bất bình đ
ẳng trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe chính
là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự
khác biệt về chiều cao của dân
số[4].
Nâng cao chiều cao và thể lực của
người Việt Nam là một mục tiêu
lâu dài. Chúng ta có lý do để tin
rằng, chiều cao của người Việt
Nam sẽ còn tăng trong tương lai,
nhưng chúng ta không nên kỳ vọng
đạt cho bằng chiều cao của người
Tây phương, vì cấu trúc di truyền
của chúng ta khác họ. Nếu kết quả
nghiên cứu trong quá khứ là một
chỉ đường thì việc nâng cao hệ
thống y tế công cộng ở nông thôn
nước ta cần phải đặt thành một
trọng tâm hàng đầu để cải tiến thể
lực của dân tộc. Chúng ta không
cần thiết phải chi ra hàng trăm tỷ
đồng để đi tìm câu trả lời m
à chúng
ta đã biết trước.