I. Giới thiệu
1.1 Tóm lược bài nghiên cứu
“Chính sách tài khóa trong thập niên gần đây phản ánh ở nhiều khía cạnh chính sách tài
khóa của thập niên 1980. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp sự gia tăng của thâm hụt ngân
sách được phản ánh trong sự gia tăng của thâm hụt tài khoản vãng lai. Các thâm hụt kép đang
quay trở lại! "Jeffrey Frankel (2004), Đại học Harvard.
Sự gia tăng thâm hụt ngân sách liên bang và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ và các nơi
khác đã làm dấy lên mối quan tâm cao về tác động của thâm hụt trong và ngoài nước lên tiềm
năng tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Mối liên kết giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và
thâm hụt ngân sách của nền kinh tế là vấn đề của cân nhắc chính sách quan trọng và kiểm định
thực nghiệm những năm đầu thập niên 90. Quan điểm truyền thống (cũng dựa theo quan điểm của
Keynes) là khi một nền kinh tế đang vận hành dưới mức toàn dụng, thâm hụt ngân sách thúc đẩy
tất cả các thành phần của tổng cầu bao gồm cả nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Miễn là xuất khẩu
không tăng tương ứng để bù đắp gia tăng nhập khẩu, thì thâm hụt ngân sách tăng một cách đáng
kể thâm hụt đối ngoại. Những người ủng hộ quan điểm này chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách lớn
làm tăng lãi suất trong nước và do đó làm tăng tỷ giá hối đoái. Vì vậy, sự kết hợp của tỷ lệ lãi suất
cao hơn và đồng tiền mạnh hơn góp phần” làm cho thương mại và tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán thành thâm hụt ". Quan điểm thông thường về mối quan hệ giữa hai thâm hụt này
không được biết đến rộng rãi . Nhiều nhà nghiên cứu đã dẫn ra giả thuyết tương đương Ricardo để
chứng tỏ rằng thâm hụt ngân sách chủ yếu là kết quả từ việc cắt giảm thuế mà có xu hướng giảm
cả thu nhập lẫn tiết kiệm của nhà nước. Trong khi những cắt giảm thuế có tác động làm giảm tiết
kiệm công và làm tăng thâm hụt ngân sách, thì việc cắt giảm thuế này làm tăng tiết kiệm tư nhân
với một lượng tương đương. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng sự thay đổi trong thành
phần nguồn tài chính công (ví dụ nợ so với các loại thuế) không có ảnh hưởng đến lãi suất thực,
tổng cầu và chi tiêu tư nhân. Bài nghiên cứu này nghiên cứu chủ đề bằng cách sử dụng dữ liệu từ
khu vực “under-researched" (nghiên cứu không đầy đủ) của thế giới bao gồm Ai Cập, Iran,
Jordan, Kuwait, Morocoo, Oman, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen.
Tác giả:
Nozar Hashemzadeh
Department of Economics, Radford University
Radford, VA 24142
E-mail: nh a sh e m z@ ra dfo r d. e du
Tel: (540)831-5100
Loretta Wilson
Department of Economics, Radford University
Radford, VA 24142
E-mail: lwilson@ ra d f o r d . e du
1
1 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)
Tel: (540)831-5100
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Các lý thuyết về mối liên hệ giữa hai thâm hụt dẫn đến việc phải kết hợp tất cả những tác
động ngắn hạn và dài hạn của nợ nằm trong giới hạn của các mô hình toán học. Trong việc giải
quyết những vấn đề này, các chuyên gia đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để phát hiện bất kỳ
các mối liên hệ cơ bản nào thông qua các dữ liệu thô. Cách tiếp cận bằng phương pháp thực
nghiệm đã cung cấp một công cụ hữu ích trong việc tìm ra những yếu tố chính đã bị giấu đi trong
các dữ liệu mà không có sự hạn chế và giả định thường xuyên tích hợp trong các mô hình toán học
phức tạp và phương pháp trừu tượng
Mục tiêu tổng thể bài nghiên cứu của chúng tôi nhằm xem xét lại các giả thuyết về thâm
hụt kép trong các quốc gia và khu vực bên ngoài phía Tây bán cầu, qua đó mở rộng phạm vi
nghiên cứu. Đối với hầu hết các phần, chúng tôi dự đoán rằng giả thuyết thâm hụt kép sẽ không
được chứng thực chung. Bằng việc đánh giá cẩn thận các dữ kiện từ nhiều nguồn khác nhau sẽ
giúp chúng tôi hiểu rõ một cách sâu sắc về các cách giải thích khác nhau của giả thuyết. Việc phân
tích sẽ tập trung lại vào các kiến thức được thừa nhận rộng rãi nhưng không được công nhận trong
các lý thuyết kinh tế vĩ mô và các tranh luận về chính sách. Hơn nữa, chúng tôi dự định cung cấp
nhiều bằng chứng thực nghiệm về tác động của thâm hụt kép ở các nước mà không có một cơ sở
thuế ổn định hay thực thế một hệ thống mã số thuế tương tự như các nền kinh tế phát triển ở Tây
bán cầu.
Việc nghiên cứu các lý thuyết về mối tương quan cơ bản của thâm hụt kép đưa ra bốn kịch
bản đối nghịch như sau: (1) thâm hụt ngân sách gây ra tình trạng thâm hụt thương mại, (2) hai loại
thâm hụt này không liên quan với nhau, (3) mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa 2 biến, (4) thâm
hụt thương mại gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là có thể
sử dụng các mô hình kinh tế lượng đơn giản để chứng minh nguyên do hoặc sự duy trì của mối
liên kết giữa hai loại thâm hụt, đặc biệt trong ngắn hạn. Mặc dù, cuộc tranh luận về thâm hụt kép
đã giúp mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về những hậu quả của việc ngân sách lớn bất thường và
thâm hụt thương mại tác động đến kinh tế vĩ mô, nó vẫn chưa cung cấp bằng chứng không thể
chối cãi rằng thâm hụt kép là có liên quan đến các kịch bản đã đề cập trên. Khó khăn trong việc
giải thích sự đối ứng của hai loại thâm hụt bắt nguồn từ thực tế rằng không có mô hình duy nhất
có thể bao quát hết đầy đủ của sự tác động của các biến số kinh tế vĩ mô và hạn chế chính trị xã
hội có ảnh hưởng đến thâm hụt kép. Do đó, cách thức có thể tin cậy được là dựa vào nhiều bằng
chứng thực nghiệm hơn và kiểm định giả thuyết bằng thực nghiệm với số mẫu ở càng nhiều khu
vực càng tốt.
II. Lý thuyết và các bài nghiên cứu trước đây
2.1 Quan điểm lý thuyết
Mối liên hệ giữa giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách (thâm hụt kép)
mở ra các cuộc tranh luận và những nghiên cứu thực nghiệm trong những năm 1980 và đầu năm
2
2 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)
1990. Quan điểm truyền thống (còn gọi là lý thuyết Keynes) cho thấy rằng khi một nền kinh tế
đang hoạt động ở (hoặc gần) mức lao động toàn dụng, với các điều kiện khác không đổi thì thâm
hụt ngân sách sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán. Thông thường các quan điểm cho rằng thâm hụt
ngân sách lớn và kéo dài sẽ tác động một cách sâu sắc đến việc tạo lập nguồn vốn, giá cả các yếu
tố sản xuất, phân phối thu nhập, tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế.
Những giải thích để làm rõ giả thuyết về thâm hụt kép được rút ra từ quan điểm định lượng
đề cập trong các bài viết của Mundell-Fleming (FM) về mô hình chế độ tỷ giá hối đoái (1962), mô
hình các thế hệ gối nhau Blanchard (1984, 1985) và các phiên bản sau đó của Auerbach và
Kotlikoff (1987) cùng các nhà nghiên cứu khác, họ đã cố gắng tìm ra câu trả lời thông qua các mô
phỏng toán học phức tạp.
Các mô hình của Mundell-Felming đề xuất rằng việc gia tăng thâm hụt ngân sách dẫn đến
sự mất cân bằng tài khoản vãng lai do bởi sự tăng lãi suất trong nước, tỷ giá hối đoái, và tỷ lệ của
các dòng vốn chảy vào nước. Trong khi thừa nhận những tác động gây hại đến nền kinh tế và xã
hội của thâm hụt ngân sách lớn, các nhà phê bình phương pháp của FM đã tranh cãi mạnh mẽ về
các chuỗi nhân quả của các mô hình này. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng học
thuyết tương đương của trường phái Ricardo để lập luận rằng sự thay đổi trong thành phần của tài
chính công (vd như nợ so với thuế) không có tác động đến lãi suất thực, tổng cầu, chi tiêu cá nhân,
tỷ giá hối đoái hoặc các tài khoản cán cân thanh toán vãng lai. Những người ủng hộ quan điểm này
chỉ ra rằng trong khi việc cắt giảm thuế tác động làm giảm tiết kiệm khu vực công và làm tăng
thâm hụt ngân sách, chính sách này làm gia tăng tiết kiệm cá nhân một lượng bằng với mức tăng
dự kiến gánh nặng thuế trong tương lai.
Trong "học thuyết tương đương" của nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo (1817) cho
rằng thâm hụt ngân sách không làm thay đổi việc tạo lập nguồn vốn và tăng trưởng kinh tế hoặc
làm thay đổi mức tổng cầu (bao gồm cả nhu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu) do các cá nhân sẽ
tiết kiệm nhiều hơn khi họ biết được thuế họ sẽ đóng trong tương lai sẽ tăng để tài trợ cho thâm
hụt ngân sách. Nói cách khác, lý thuyết này ngụ ý rằng không có mối tương quan rõ ràng giữa hai
loại thâm hụt trên. Mặc dù gây nhiều tranh cãi nhưng giả thuyết trung lập của Ricardo cho rằng
khu vực tư nhân xem thâm hụt ngân sách giống như các khoản đầu tư công và xem các khoản đầu
tư công và đầu tư cá nhân như là một sự thay thế hoàn hảo. Do đó, các biện pháp tài chính được
đưa ra nhằm tác động đến tổng cầu sẽ không có kết quả vì cá nhân giảm tiêu dùng nhằm tránh các
nghĩa vụ về thuế trong tương lai. Blanchard (1985) đã bác bỏ lập luận của Ricardo cho thấy rằng
việc tối đa hóa hữu dụng của tượng nộp thuế sẽ hành xử khác nhau trong một chân trời hữu hạn,
trái ngược với chân trời vô hạn như giả định của Ricardo. Blanchard cho thấy một mối tương quan
tích cực giữa thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ nước ngoài của một quốc gia.
2.2 Bài nghiên cứu ủng hộ có thâm hụt kép
Những tác động có khả năng xảy ra của thâm hụt ngân sách đến thâm hụt thương mại vẫn
là chủ đề còn được tranh luận. Dù kỹ thuật chuỗi thời gian được sử dụng nhiều, các nhà kinh tế
học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để xem xét tác động qua lại giữa 2 loại thâm
3
3 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)
hụt. Kết quả là ý nghĩa của chính sách có liên quan đến chủ đề về cơ bản vẫn chưa rõ ràng, sự phụ
thuộc giữa thời gian và không gian và từ đó không thể thực hiện.
Dựa trên sự đánh giá dữ liệu từ Mỹ, Normandin (1999, p. 74) chỉ ra rằng tăng thuế sẽ trực
tiếp làm giảm thâm hụt ngân sách và sẽ gián tiếp làm giảm thâm hụt nước ngoài, nhờ vào lượng
cắt giảm tiêu dùng hàng nhập khẩu do thu nhập cá nhân sau thuế bị giảm đi. Kenneth Kasa (1994)
chỉ ra mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách trong thời kỳ chiến tranh
giữa Mỹ, Nhật và Đức sau khi kiểm soát tác động của chi tiêu công lên GNP. Giống như vậy,
Zietiz and Pemberton (1990) and Vamvoukas (1999) cũng tìm thấy mối tương quan cùng chiều
giữa thâm hụt ngân sách và thâm hut thương mại khi chọn mẫu nghiên cứu ở Mỹ và Hy Lạp. Islam
(1990) khi sử dụng dữ liệu từ Brazil thấy rằng sự tương quan cùng chiều lâu dài giữa thâm hụt
ngân sách và thâm hut thương mại. Miller and Russek (1989) tìm ra những kết quả trái ngược phụ
thuộc vào mô hình kinh tế lượng của dữ liệu. Những tác giả cho rằng những mô hình quyết
định(deterministic) và mô hình ngẫu nhiên thống kê(stochastic) đưa ra tương quan cùng chiều giữa
thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại suốt giai đoạn áp dụng tỷ giá linh hoạt. Ngược lại khi
họ đưa ra dữ liệu giống nhau để phân tích sự cùng liên kết(cointegration analysis), họ không tìm
thấy bằng chứng ủng hộ cho mối quan hệ trong dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại.
2.3 Bài nghiên cứu không ủng hộ thâm hụt kép
Theo những cuộc điều tra khác của Kearney và Monadjemi (1990), Godley và Cripps
(1983), Enders và Lee (1990) và Evans (1993) về mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt. Những tác
giả trên bằng các sử dụng những mẫu thử khác nhau đã không phát hiện sự liên kết ổn định lâu dài
giữa hai loại thâm hụt. Tương tự như thế, trong một cuộc nghiên cứu các nước G7, Godley và
Cripps (1983) đã nhận ra không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê ngắn hạn giữa hai loại thâm
hụt này. Trong một cuộc nghiên cứu tiếp theo đã tập trung vào mối quan hệ dài hạn giữa hai loại
thâm hụt ở Mỹ, Bartlett (1999) đã kết luận rằng mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này là không
thống nhất. Các bằng chứng của Bartlett cho thấy trong suốt những năm 1980, thâm hụt ngân sách
và thâm hụt tài khoản vãng lai đồng thời di chuyển(move together). Tuy nhiên, ông phát hiện ra
rằng trong những năm 1990, mối quan hệ giữa hai thâm hụt đã đổi hướng. Laney (1986) nhận ra
rằng “không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê cho thời kỳ hậu chiến giữa số dư ngân sách thực tế
của Mỹ và số dư tài khoản vãng lai”. Ông ta đưa ra kết luận tương tự cho tình hình của hầu hết các
nước công nghiệp lớn. Evans (1988, 1993),Miller và Russek (1989), Dewald và Ulan (1990),
Enders và Lee (1990), Kasa (1994), Kim (1995) và Barlett (1999) không thể phân biệt quan hệ
nhân quả giữa hai thâm hụt trong nghiên cứu của họ. Boucher (1991) đã bác bỏ giả thuyết về mối
quan hệ dài hạn giữa hai loại thâm hụt trong trường hợp của nước Mỹ. Tương tự như thế, bằng
cách sử dụng phương pháp véc tơ tự hồi quy (VAR), Bhattacharya (1977) thấy rằng ở Hoa Kỳ, sự
đổi mới trong thâm hụt ngân sách liên bang không tác động đến thâm hụt thương mại.
Papaioannou và Kei-Mu Yi (2001) loại trừ mối quan hệ nhân quả thống kê từ thâm hụt ngân sách
và thâm hụt thương mại tại Hoa Kỳ trong những năm 1990. Họ báo cáo rằng sự gia tăng thâm hụt
thương mại của Hoa Kỳ từ năm 1966 và 1999 chủ yếu là kết quả của nền kinh tế đang bùng nổ với
môi trường lãi suất thấp, đồng đô la mạnh và tăng trưởng năng suất cao.
4
4 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)
Sử dụng dữ liệu hàng quý từ tám quốc gia trong thời gian tỷ giá thay đổi linh hoạt -1972-I
-1987-IV, C. Kearney và M. Monadjemi (1990, trang 197-219) cho thấy một mối quan hệ tạm thời
giữa hai thâm . Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra bằng chứng quan trọng của mối quan hệ nhân quả
đảo ngược giữa lập trường của các chính sách tài chính và tài khoản cán cân vãng lai. Các kết luận
của các tác giả nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa hai thâm hụt ngân sách rất phức tạp và chính
sách tài khóa không nên được sử dụng độc lập để quản lý tài khoản vãng lai.
2.4 Bài nghiên cứu ủng hộ mối Quan hệ nhân quả hai chiều(song phương)
Darrat (1988) đã đưa ra bằng chứng ủng hộ quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt kép.
Sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn năm 1960- I - 1984-IV, ông kết luận rằng trong trường
hợp của Hoa Kỳ, có bằng chứng về "mối quan hệ nhân quả thâm hụt ngân sách đến thương mại,
nhưng cũng là bằng chứng mạnh mẽ của thương mại thâm hụt ngân sách đến quan hệ nhân quả.
"Darrat cho rằng nghiên cứu đã giả định thâm hụt ngân sách là biến ngoại sinh" có thể bị sai lệch
và không phù hợp. Hơn nữa, như Cuddington và Vinals (1986) đã chứng minh được mối liên hệ
giữa hai thâm hụt bị ảnh hưởng bởi mức độ thất nghiệp và giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Các
tác giả đã chỉ ra rằng khi nền kinh tế phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cổ điển trong ngắn hạn,
"một tương lai dự kiến sẽ tăng chi tiêu chính phủ sẽ cải thiện tài khoản vãng lai ngày nay." (Ibid,
trang 115).
III. Nội dung bài nghiên cứu
3.1 Mẫu nghiên cứu và mô hình
Những ngữ cảnh khác nhau về thời gian và không gian đưa ra những kết quả nghiên cứu
khá đa dạng, những kết quả này đưa ra mối quan hệ giả định giữa hai loại thâm hụt của các quốc
gia là khác nhau. Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên, bài nghiên cứu này nghiên cứu mẫu hình về
thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách của mẫu nghiên cứu của 6 nền kinh tế: Ai Cập,
Iran, Jordan, Kuwait, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Thật không may, chúng tôi đã không thành công trong
việc định vị dữ liệu một cách kịp thời và phù hợp cho các nước khác trong khu vực bao gồm Iraq,
Ả-rập Xê-út, Oman, và vương quốc Ả-Rập thống nhất. Một vài nước trong số đó phụ thuộc nhiều
vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ.
Một cách hợp lý thì đối với các nước có dự trữ dầu lớn ở Trung Đông, mức độ thâm hụt
ngân sách gắn chặt với giá dầu thế giới, nhu cầu về sản phẩm dầu mỏ trên thế giới và hạn ngạch
của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Đối với các nền kinh tế xuất khẩu dầu, nguồn
thu từ xuất khẩu dầu chiếm phần chính yếu trong nguồn thu ngoại tệ của quốc gia. Tuy nhiên, sự
biến động của giá dầu thế giới và các nhiên liệu hóa thạch khác đã buộc một số nền kinh tế như
Iran phải dựa vào nguồn thu từ xuất khẩu sản phẩm khác(không phải gốc dầu).
Trong một bài báo gần đây, MA Alkswani (2002) đã lập luận rằng quan điểm của Keynes
cũng như Ricardo về sự tương ứng của hai loại thâm hụt dường như không xảy ra tại Vương quốc
Ả-rập Xê-út. Ông đã chỉ ra một cách chính xác rằng nguồn thu nhập chủ yếu của một nền kinh tế
phụ thuộc vào dầu chính là doanh thu từ xuất khẩu dầu và các sản phẩm phụ gốc dầu. Đổi lại,
doanh thu từ xuất khẩu tác động các khoản thu, chi tiêu của chính phủ và việc xuất khẩu hàng hóa
5
5 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)
và dịch vụ. Alkswani kết luận rằng ở Ả-rập Xê-út xu hướng của quan hệ nhân quả chạy từ thâm
hụt thương mại đến thâm hụt ngân sách.
Bằng việc sử dung cơ cấu GNP của Matthew Higgins và Thomas Klitgaard (Tháng
12 năm 1998) và những người khác, chúng tôi xác định tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu
nhập phát sinh từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng tư nhân (C), đầu tư tư nhân (Ip), chi
tiêu chính phủ về mua hàng hóa và dịch vụ (G) và xuất khẩu (X). Phù hợp cách tính GNP thông
thường, khoản nhập khẩu (M) được trừ ra để tránh tính lặp lại của việc tiêu thụ hoặc đầu tư hàng
hóa được mua nước nhưng sản xuất ở nước ngoài. Như vậy, GNP được tính như sau:
GNP = C + Ip + G + X - M, (1)
Trong đó (X – M) đại diện cho xuất khẩu ròng cộng với yếu tố thu nhập ròng. Thứ hai phương
trình cơ bản trong các tài khoản thu nhập quốc gia được thành lập trên nguyên tắc là thu nhập cá
nhân có bốn khả năng xảy ra: dùng để tiêu sài (C), tiết kiệm (Sp, tiết kiệm tư nhân), đóng thuế (T),
hoặc chuyển ra nước ngoài (Tr). Bởi vì GNP chỉ đơn giản là tổng thu nhập nhận được của tất cả
các cá thể trong nền kinh tế, chúng ta có:
GNP = C + Sp + T + Tr, (2)
Vì tính chất tương đương của hai phương trình chúng ta loại bỏ C, và sắp xếp lại thành phương
trình sau:
X - M - Tr = (Sp - Ig) + (T - G), (3)
Khoản [X - M - Tr] bằng số dư của tài khoản vãng lai. Nói cách khác, số dư tài khoản
vãng lai bằng thặng dư tiết kiệm tư nhân đối với đầu tư cộng với hiệu số của thuế và chi tiêu chính
phủ đối với hàng hoá và dịch vụ, đó là thặng dư ngân sách của chính phủ.
Trong khi phương trình (3) cho thấy số dư tài khoản vãng lai liên quan đến khoảng cách
giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, nó không đưa ra lý thuyết về số dư tài khoản vãng lai được
xác định như thế nào. Trong giai đoạn này của bài nghiên cứu, chúng tôi đã không kết hợp các mối
liên hệ về lý thuyết phức tạp giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất trong nước và các yếu tố khác có thể ảnh
hưởng đến độ lớn của tiết kiệm, đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu trong mẫu các nước nghiên cứu.
Bên cạnh đó, vì số liệu tài khoản vãng lai và ngân sách của chính phủ được báo cáo với cùng một
tần số chúng tôi tin rằng phương trình (3) không cung cấp một cơ sở thỏa đáng cho nghiên cứu
thực nghiệm và tranh luận về chính sách thương mại. Đặc biệt, nếu có một mối quan hệ chặt chẽ
và rõ ràng giữa hai loại thâm hụt ngân sách, nó cần được phát hiện một cách dễ dàng trong phương
trình 3, kết hợp những tập hợp kinh tế vĩ mô.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi cố gắng để khám phá những khái quát các giả thiết thâm hụt
kép bằng cách áp dụng thử nghiệm quan hệ nhân quả và kỹ thuật hồi quy Vector tự động (VAR)
về thâm hụt ngân sách hàng năm và thâm hụt tài khoản vãng lai cho các quốc gia lựa chọn.
Thông qua phương pháp VAR bài nghiên cứu cố gắng bộc lộ nếu có tồn tại mối quan hệ nhân
quả phù hợp giữa 2 loại thâm hụt hay không. Kết quả của chúng tôi có ý nghĩa đối với các nhà
6
6 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)
hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu bằng cách làm nổi bật phạm vi mà lý thuyết tương
đồng với thực tế trong hai thập kỷ qua.
Chúng tôi áp dụng mô hình VAR nhỏ gọn để theo dõi sự cải tiến trong thâm hụt ngân sách
của Chính phủ (cán cân tài khoản vãng lai) về thâm hụt thương mại của một quốc gia (thâm hụt
ngân sách) so với độ trễ thời gian khác nhau. Mô hình Var đã được chứng minh thành công cho
hệ thống dự báo của các biến thời gian trong ngắn hạn (Watson 1994). Nói ngắn gọn, trong mô
hình Var, mỗi phương trình có biến bên vế phải của phương trình, và các biến bao gồm độ trễ của
tất cả các biến nội sinh. Bao gồm các giá trị trễ của các biến nội sinh được thiết kế để loại bỏ sự
ước lượng sai lệch liên quan đồng thời và tương quan nối tiếp. Trong mô hình VAR, độ trễ của
chiều dài được lựa chọn bằng cách sử dụng các tiêu chí khác nhau bao gồm các tiêu chí thông tin
Akaike (AIC) cũng như Sim (1980) và Blanchard (1993)
Các dữ liệu thô được thu thập từ các nguồn tuân thủ bởi IMF. Để thống nhất tất cả các
biến được đo bằng USD chứ không phải là đơn vị của đồng nội tệ. Dữ liệu kéo dài từ giữa
những năm 1970 đến cuối những năm 1990. Hầu hết các đồ thị thời gian (không được hiển thị ở
đây) của các dữ liệu thô có vẻ liên kết chặt chẽ giữa các dòng dữ liệu cho tất cả các quốc gia
trong giai đoạn mẫu.
3.3 Kết qủa từ mô hình VAR
Phương trình (3) được ước lượng theo các đặc tính thống kê của mô hình VAR bằng cách
sử dụng 2 độ trễ cho mỗi biến nội sinh, hằng số c
i
– để đánh giá sự tác động của các biến ngoại
sinh bao gồm khoảng cách ( the spread) giữa tiết kiệm trong nước và tổng đầu tư tư nhân trong
nước.
Var
1
: CAB
t
= α
11
(CAB
t-1
) + α
12
(GBB
t-1
) + β
11
(CAB
t-2
) +β
12
(GBB
t-2
) + c
1
+
ε
1t
Var2: GBBt = α21(CABt-1) + α22(GBBt-1) + β21(CABt-2) +β22(GBBt-2) + c2 + ε2t
CAB là cán cân tài khoản vãng lai, GBB là cân đối ngân sách chính phủ, c1 và c2 là hằng
số, ε1t và ε2t là các phần dư VAR dạng rút gọn của CAB và GBB tương ứng. Để cho các phần
dư này không tương quan nhau, thì chúng sẽ bị loại bỏ bất cứ thành phần nào tương đương nhau
trước khi ước lượng các tham số.
Đầu tiên là phan tích phản ứng xung lực(Impulse Response Functions – IFRS) để ước
lượng tác động của phần dư trong một biến cố định trên các biến nội sinh trong mô hình. Các hàm
phản ứng ( Fischer, 1981) là tương đương với số nhân động ( dynamic multipliers) cung cấp ước
lượng của phản ứng hiện tại và tương lai của một biến bên trái phương trình đến phần dư VAR của
một trong các biến bên phải phương trình. Sau khi ước lượng mỗi hệ thống, (IRFs) và ước lượng
phân tích phương sai được sử dụng đề theo dõi các tác động của sự đổi mới trong thâm hụt chi tiêu
( cán cân tài khoản vãng lai) trên cán cân tài khoản vãng lai (cân đối ngân sách).
7
7 International Research Journal of Finance and Economics - Issue 5 (2006)