Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 4) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.33 KB, 5 trang )

HỒI SINH TIM - PHỔI
(HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP)
(Kỳ 4)
F- DƯỢC TRỊ LIỆU
Thực ra đã có mặt trong những bước hồi sức trước.
1. Đường cho thuốc:
- Đặt ngay 2 đường truyền TM (ngoại vi, trung tâm [cổ?, dưới đòn?].
- Cũng có khi đã có sẵn 1 đường TM trung tâm từ trước khi ngừng tim thì
cho thuốc qua đường này.
Nếu chưa có gì, thì tạm đặt canule vào TM cẳng tay trước để không làm
gián đoạn hồi sức cơ bản (còn đường TM đùi không thích hợp trừ phi dùng 1
catheter TM dài đưa lên quá mức cơ hoành). Khi tạm dùng TM cẳng tay vừa nêu,
muốn đưa thuốc nhanh hơn chút tới tuần hoàn trung tâm, người ta dùng một
catheter TM dài, và mở đầu thường bơm thẳng 20 - 30 ml dịch truyền.
Thường đường TM ngoại biên không đạt, nên trước sau vẫn phải lập đường
truyền qua TM cổ trong hay TM dưới đòn.
2. Có truyền dịch không?
- Dịch, không nên truyền TM một cách thường quy cho mọi BN ngừng tim
mà không có dấu hiệu giảm thể tích (có thể làm giảm tưới máu não và vành).
- Ngược lại nếu có các dấu hiệu mất máu cấp, giảm thể tích, hay tụt HA
hoặc đối với BN NMCT cấp, đặc biệt là nhồi máu thất phải thì dịch truyền lại là
chỉ định cần thiết.
3. Truyền Na bicarbonat (dung dịch 8,4% 50 ml = 50 mmol) ngay 2 phút
sau ngưng tim, và đều đặn mỗi 10 phút (vì đã ngưng tim là có toan hóa), đó là áng
chừng, chính xác thì phải đo và tính theo công thức.
G- KHÍ TRONG MÁU (Blood Gases)
1. Là chỗ dựa cho điều chỉnh toan máu, bằng bù Na bicarbonat dựa công
thức:
Na bicarbonat = Hụt kiềm x cân nặng/6.
Nhưng cho thấp hơn chút để an toàn vì:
- Nếu dư Na bicarbonat → quá tải Na = tăng áp thẩm thấu


(hyperosmolarity).
- Còn cần xét tốc độ tạo acid dựa so sánh con số khí máu làm nhiều lần.
Nếu không có xét nghiệm: tính áng chừng là cứ mỗi 10 phút cấp cứu trôi
qua lại cần truyền 50 - 100 mmol Na bicarbonat (dành riêng một đường truyền).
2. Khí máu còn phục vụ thở máy
Oxy liệu pháp (qua một khí đạo đã được làm thông) là rất quan trọng đối
với bất kỳ một nỗ lực hồi sinh tim - phổi nào (kể cả hồi sức cơ bản đến hồi sức tim
cao cấp).
Cho BN thở oxy 100%.
Và nếu kỳ hồi sức cơ bản chưa đặt được nội khí quản thì phải đặt càng sớm
càng tốt (mà không phải ngừng nhấn ép tim quá 30 giây).
Khi thở máy, phải đánh giá vị trí của ống nội khí quản: phải nghe được âm
thở đều cả 2 phổi (tức ống nội khí quản không bị đưa quá sâu chỉ vào 1 phế quản)
cũng cần nghe và gõ ở vùng dạ dày để loại trừ đặt nhầm ống nội khí quản vào thực
quản.
Nếu đặt nội khí quản không được thì không nên cố đặt đi đặt lại, mà nên
cho BN thở qua loại mặt nạ nhỏ đeo vừa mặt BN và hút đều đờm nhớt để thông
đường thở. Thử thủ thuật Heimlich.
Có khi phải mở sụn giáp, thông khí (thở máy) qua catheter xuyên phế quản.
H- CHỈNH HUYẾT ÁP/KHI TIM ĐÃ ĐẬP LẠI VỚI NHỊP ỔN ĐỊNH
HA thấp (cùng với mạch nhỏ biểu hiện thể tích lưu thông thấp):
Cho Dopamin + bù dịch:
- Dopamin 5 mg/kg/phút nâng dần = 10 mg/kg/phút (< 20 mg/kg/phút vì?):
1 ống = 200 mg/5 ml (còn có loại ống = 400/5; 50/5; 5/10; 250/10).
- Lượng dịch truyền:
Dựa CVP (ATT - áp lực TM trung tâm) giữ ở mức 5 - 10 cm H
2
O.
Còn phải dựa áp lực ĐM phổi bít (đo qua ống thông nhỏ Swan - Ganz giữ
được ở mức 15 mmHg), nhất là khi NMCT thất phải/trên nền một NMCT hoành:

lúc này ATT có thể tăng với TM cổ nổi mà áp lực ĐM phổi bít ↓↓ → cần bù dịch.
I. ĐIỀU CHỈNH ION
Dựa xét nghiệm và Điện tim.
- ↑ K+ máu (> 5 mmol/L):
* Dùng Calciclorua 10% - 10 ml.
* Điều chỉnh toan huyết (cũng giúp giảm K+ huyết)
- ↓ K+ máu (< 3 mmol/L):
* Dùng Kaliclorua 20 mmol chậm (> 10 phút).
MỘT VẤN ĐỀ CUỐI ĐẦY TRÁCH NHIỆM
Quyết định khi nào cần chấm dứt các nỗ lực hồi sinh: liên quan tình trạng
trước ngừng tim (ví dụ di căn ung thư, nhiễm khuẩn máu, đột quỵ, xơ gan, suy
nặng thất trái …), liên quan sự không đáp ứng với nỗ lực hồi sinh, và liên quan cả
nguyện vọng đã được biết của BN.

(Tim mạch học - Bài giảng hệ Nội khoa. GS.BS. Nguyễn Huy Dung)


×