Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỒI SINH TIM - PHỔI (HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP) (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.98 KB, 5 trang )

HỒI SINH TIM - PHỔI
(HỒI SỨC CƠ BẢN, HỒI SỨC TIM CAO CẤP)
(Kỳ 3)
II. HỒI SỨC TIM CAO CẤP
- Hồi sức tim cao cấp chỉ có ý nghĩa nếu trước đó hồi sức cơ bản được thực
hiện đầy đủ.
- Có thể coi nội dung hồi sức tim cao cấp bao gồm những vấn đề theo trình
tự D, E, F, G, H, I, K:
* D - (Diagnosis ± Defibrillation) chẩn đoán tiếp, có thể phải sốc điện
luôn;
* E - (Electro-shock, Electro-stimulation) sốc điện, tạo nhịp bằng kích
thích điện;
* F - (“F”armacotherapia) dược trị liệu;
* G - (gases) khí máu động mạch (đối với khí máu, không thể xét máu
TM vì không hằng định);
* H - (Hypotension) hạ huyết áp;
* I & K - (ion) ion đồ, trong đó rất chú ý ion K+.
D- CHẨN ĐOÁN TIẾP
Điện tim, mornitoring.
Mẫu máu TM, ĐM: Kali máu, hàm lượng CO
2
xét toan huyết (bt 40 - 50
ml%);
Khí máu ĐM PaO
2
(áp suất riêng phần oxy trong máu ĐM), SaO
2
(độ bão
hòa …), PaCO
2
.


Lượng nước tiểu/1 giờ, /3 giờ, /24 giờ.
E- DÙNG ĐIỆN XỬ TRÍ LOẠN NHỊP TIM
1. Sốc điện (để khử, xóa, phá Rung thất (RT), cũng gọi là Đảo nhịp tim)
a- Quy tắc:
Cứ hễ RT (và cả Nhịp nhanh thất - NNT mà mạch bắt không được), phải
nhận diện nhanh chóng và lập tức sốc điện ngay để khử rung càng nhanh càng tốt
Vì có đến 70 - 80% ngưng tim (ở ngoài bệnh viện) là RT cho nên cho phép
khử rung mù khi không có màn hình theo dõi nhịp.
Nhưng ngày nay hiếm khi phải làm vậy vì các máy khử rung hiện đại có thể
theo dõi nhịp ngay ở điện cực (tránh chậm trễ do mắc máy monitor)
b- Kỹ thuật:
- 200 w/sec (200j), nếu BN quá nặng cân, hoặc máy tới muộn thì dùng ngay
250 - 300j.
- Đặt một điện cực dưới xương đòn phải, bên phải xương ức (tránh xương
ức) và điện cực thứ 2 đặt ngoài núm vú với trung tâm ở đường nách giữa. Điện
cực không được tiếp giáp nhau (kể cả keo dẫn điện bôi da dưới 2 điện cực).
- Chú ý ấn mạnh để mặt điện cực áp sát da (giảm điện trở).
- Trước khi phóng điện, người bấm nút phải kiểm soát lại, không ai chạm
vào giường hay vào người BN.
- Nếu cần, đánh sốc điện lần 2: 400j.
Nếu chưa đạt:
- Na bicarbonat TM 50 ml 8,4% (đạt 50 mmol).
- Lidocain TM 100 - 200 mg (10 - 20 ml dd 1%).
- Đánh sốc điện lần 3: 400j.
Chú ý: Thời gian giữa các sốc điện không bao giờ ngưng nhấn tim và hô
hấp.
- Nếu RT sóng nhỏ: phải nâng thành sóng lớn đã: Adrenalin (tức
Epinephrin) ngày nay khuyến cáo không được chọc thẳng buồng tim nữa, mà bơm
mạnh vào TM trung tâm 0,5 mg (0,5 ml dd 0,1%).
Nếu không sẵn đường TM trung tâm, có thể bơm mạnh qua ống nội khí

quản vào các phế quản với liều lượng thuốc lớn gấp 2 - 2,5 lần.
Cũng nhắc trước một quy tắc khác là chú ý dành riêng một đường truyền
cho Na bicarbonat, không truyền nó chung một dây với Adrenalin, Dopamin, hoặc
một Catecholamin khác, thậm chí cả với Calci clorua vì Ca
++
sẽ bị kết tủa.
2. Kích thích điện (để “tạo nhịp tim” đối với vô tâm thu)
a- Nhận diện vô tâm thu:
Hình ảnh điện tim trên monitor là một “đường thẳng”. Cần phải loại trừ các
trường hợp lỏng điện cực, mất tiếp nối giữa BN và máy, chẩn đoán phân biệt với
RT sóng quá nhỏ dạng “đẳng điện” giả dạng vô tâm thu. Xem nhịp tim trên hai
hoặc nhiều chuyển đạo ghi song song sẽ giúp làm rõ ra nhịp cơ bản.
b- Xử trí:
Thử mức đáp ứng với thuốc:
- Adrenalin, cách cho như đối với RT sóng nhỏ nêu trên.
- Sau khi đã Atropin TM 1,2 mg (tổng liều < 3 mg, vì tăng nữa cũng vô
ích), cho:
- Calci clorua 10%, 10 ml.
- Isoprenalin (Isoproterenol) (BD Isuprel) 1 mg (5 ống 1 ml hoặc 1 ống 5
ml) tiêm TM rồi 1 - 5 mg/phút truyền TM, tăng dần tới 10 mg/phút (để có 10
mg/phút đó: lấy 5 ống Isuprel 5 ml = 5 mg → + 500 ml Dextrose 5%, vị chi đậm
độ sẽ là 10 mg/1 lít → 1 ml (tức 60 vi giọt nhi khoa) có 10mg, nếu không đạt thì
việc căn bản là:
c- Tạo nhịp bằng máy tạo nhịp (PACE MAKER)
Tạo nhịp tạm thời:
- Qua da.
- hoặc/và xuyên tĩnh mạch.

×