Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cơn đau thắt ngực (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.77 KB, 6 trang )

Cơn đau thắt ngực
(Kỳ 2)
Th.S. Ng. Công Phang (Bệnh học nội khoa HVQY)

2.3. Triệu chứng về điện tim.
2.3.1. Điện tim ngoài cơn đau:
- Điện tim có thể bình thường nhưng cũng không loại trừ chẩn đoán cơn
đau thắt ngực.
- Điện tim ngoài cơn có thể có các dấu hiệu gợi ý tình trạng thiếu máu cơ
tim.
- Đoạn ST chênh xuống trên >1mm ở ít nhất 2 chuyển đạo 3 nhịp liên
tiếp.
- Sóng T âm, nhọn và đối xứng gợi ý thiếu máu cục bộ dưới nội tâm mạc.
- Ngoài ra, có thể tìm thấy hình ảnh sóng Q là bằng chứng của một nhồi
máu cơ tim cũ.
2.3.2. Điện tim trong lúc có cơn đau thắt ngực:
- Hay gặp nhất là có đoạn ST chênh xuống hoặc sóng T đảo ngược
(thiếu máu dưới nội tâm mạc).
- Đôi khi kết hợp với tình trạng thiếu máu cục bộ dưới thượng tâm mạc.

- Điện tim trong lúc có cơn đau thắt ngực còn giúp xác định vị trí vùng
cơ tim bị thiếu máu cục bộ.
2.3.3. Điện tim gắng sức:
- Được thực hiện trên xe đạp, có gắn lực kế hoặc thảm lăn; chỉ được
tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa, dưới sự theo dõi chặt chẽ của một bác sĩ
nội tim- mạch có kinh nghiệm và có sẵn các phương tiện cấp cứu hồi sức.
- Nghiệm pháp ghi điện tim gắng sức được gọi là “dương tính” khi thấy
xuất hiện dòng điện của thiếu máu dưới nội tâm mạc, với sự chênh xuống trên
1mm của đoạn ST; đoạn ST chênh lên hiếm gặp hơn.
- Nghiệm pháp “âm tính” khi không đạt được các tiêu chuẩn dương
tính về điện tâm đồ như trên, mặc dù tần số tim bệnh nhân đã đạt được tần số


tim tối đa theo lý thuyết (220 trừ đi số tuổi bệnh nhân).
2.4. Chụp X quang động mạch vành:
- Đây là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh động mạch
vành. Kỹ thuật này giúp đánh giá tiên lượng và nguy cơ của thiếu máu cơ tim,
giúp chỉ định điều trị bằng ngoại khoa hay tiến hành nong động mạch vành.
- Kết quả chụp X quang động mạch vành còn cho thấy đặc tính của chỗ
hẹp: hẹp một chỗ hay nhiều chỗ; hẹp một, hai, hay ba thân động mạch vành, độ
dài của chỗ hẹp, chỗ hẹp có gấp khúc hay không, có vôi hoá hay không và có
thể phát hiện những trường hợp co thắt mạch vành phối hợp.
2.5. Một số xét nghiệm khác:
Xét nghiệm enzym (SGOT, LDH, CPK, MB), chụp xạ hình cơ tim, chụp
buồng tim có đồng vị
phóng xạ; siêu âm tim hai chiều để đánh giá mức độ tổn thương cơ tim do
thiếu máu.
3. các Thể lâm sàng của đau thắt ngực:
3.1. Đau thắt ngực ổn định ( Stable angina):
Cơn điển hình như đã mô tả ở trên: đau xuất hiện khi gắng sức, đau sau
xương ức, đau vùng ngực trái có lan ra cánh tay, cẳng tay; hết đau khi ngừng
gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành.
3.2. Đau thắt ngực không ổn định ( Instable angina):
- Đau xuất hiện khi nghỉ ngơi, thường xảy ra vào ban đêm; thời gian mỗi
cơn đau kéo dài từ 5-
30 phút, mức độ nặng của bệnh tăng dần lên, khả năng gắng sức giảm,
thời gian và tần số cơn đau cũng tăng dần, đáp ứng với thuốc giãn động mạch
vành giảm dần.
- Điện tâm đồ ghi trong lúc đau ngực thường có dấu hiệu thiếu máu nội
tâm mạc, không thấy có dấu hiệu hoại tử cơ tim trên điện tâm đồ.
- Xét nghiệm các enzym tim còn trong giới hạn bình thường.
Đây là hội chứng đe doạ chuyển thành nhồi máu cơ tim, cần phải được
điều trị và theo dõi sát.

3.3. Cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal:
- Là một dạng đặc biệt của cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau tự
phát, không liên quan đến gắng sức, đau dữ dội có thể gây ngất. Cơn đau kéo
dài 5-15 phút, thường xảy ra vào những giờ cố
định, diễn tiến theo chu kỳ.
- Điện tim trong cơn đau thấy đoạn ST chênh lên rõ rệt, ít khi có ST
chênh xuống, không thấy sóng Q hoại tử. Ngoài cơn đau thì điện tâm đồ bình
thường hoặc chỉ thay đổi ít.
- Không thấy các dấu hiệu sinh hoá biểu hiện hoại tử cơ tim.

- Nguyên nhân: do co thắt mạch vành. Diễn biến bệnh thường nặng, cần
phải được điều trị khẩn cấp.
3.4. Thiếu máu cơ tim cục bộ thể câm:
Bệnh nhân không có triệu chứng đau ngực hoặc chỉ đau rất nhẹ. Nhờ có
ghi điện tim liên tục (holter) mới phát hiện được những thay đổi của đoạn ST;
một số được chẩn đoán nhờ biện pháp gắng sức.


×