Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tự sơ cứu khi bị cơn đau thắt ngực dữ dội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.96 KB, 5 trang )

Tự sơ cứu khi bị cơn đau thắt
ngực dữ dội



Sơ cứu xong cần sớm đưa vào bệnh viện

Tôi có bệnh cao huyết áp và tăng mỡ máu, đã có lần bị cơn đau thắt ngực. Hiện
tôi vẫn thường xuyên điều trị và theo dõi bệnh. Do e ngại có ngày bị tái phát cơn đau
thắt ngực nên tôi luôn giữ bên mình ống thuốc giãn vành. Gần đây, người nhà tôi ở
nước ngoài phổ biến cho tôi cách thức tự cấp cứu bằng cách ho mạnh và liên tục khi có
cơn đau ngực đe dọa bị nhồi máu cơ tim. Xin hỏi ý nghĩa và hiệu quả của biện pháp
này? Phạm Văn Bích, Hà Nội.


Trả lời:

Khi đột ngột xảy ra cơn đau ngực dữ dội, có triệu chứng bắt đầu lan ra cánh tay
(đặc biệt là tay trái) và lên cằm, bệnh nhân cần được đưa ngay vào một trung tâm hồi
sức cấp cứu.

Trong thời gian chờ đợi, bệnh nhân cần ở trạng thái nghỉ, bất động, dùng thuốc
giãn vành

Động tác ho mạnh mà bạn được mách là một phương pháp tự sơ cứu được phổ
biến ở nước ngoài trong thời gian gần đây, nhất là ở Mỹ.

Lời khuyên này dành cho những trường hợp không có điều kiện tiếp cận nhanh
chóng với các trung tâm cấp cứu.

Lời khuyên đó cụ thể như sau: Làm sao để sống sót khi xuất hiện cơn đau thắt


ngực dữ dội trong tình huống đơn độc.

- Không hốt hoảng, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và khởi động ho mạnh nhiều lần.

- Trước mỗi lần ho, hãy hít thật sâu, thật dài, sau đó mới ho bật ra như muốn
khạc hết đờm ở sâu trong lồng ngực.

- Động tác hít sâu và ho mạnh nói trên phải được lặp lại 2-3 giây một lần,
không ngưng cho tới khi có sự cứu trợ của y tế hoặc cho tới lúc tim đập trở lại bình
thường.

Có thể giải thích là: động tác hít sâu sẽ mang ô xy tới phổi, còn động tác ho
mạnh sẽ tạo sức ép lên tim, làm cho tim co bóp giúp cho lượng máu tuần hoàn tốt hơn.
Sức ép lên tim cũng giúp cho nhịp tim trở lại bình thường.
Đột tử khi vận động quá mức

Nguy cơ đột tử trong thi đấu thể thao do vận động quá mức rất hiếm khi xảy ra.
Vì thế, khi có trường hợp tai biến như vậy thường gây ấn tượng mạnh.

Thực ra đột tử trong thể thao đều có nguyên nhân từ một dị tật bẩm sinh, tiềm
tàng, không biểu hiện trên triệu chứng, nên trước đó đã không được phát hiện.

Đã có một số tổng kết nghiên cứu kết quả mổ tử thi của các vận động viên bị
đột tử trong thi đấu, kết quả có tới 26,4% có nguyên nhân từ bệnh cơ tim phì đại không
được phát hiện trước đó.

Nguyên nhân thứ hai là dị dạng bẩm sinh của hệ mạch máu vành tim, có chức
năng cung cấp máu và vận chuyển ôxy cho cơ tim.

Nếu nguyên nhân này được phát hiện sớm thì có thể sửa chữa dị tật bằng phẫu

thuật.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác có thể dẫn tới hiện tượng đột tử như
bệnh viêm cơ tim, lạm dụng ma tuý hoặc hiện tượng sốc do say nắng.

Cũng có khoảng 2% không xác định được nguyên nhân.

Vì vậy, trước khi chọn loại hình luyện tập đòi hỏi cường độ gắng sức cao và
kéo dài, bạn cần được thăm khám tim mạch để có kế hoạch chủ động phòng chống
những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Sau mỗi lần vận động với cường độ cao và kéo dài, nếu thấy xuất hiện cơn đau
thắt ngực thì dù kết quả đo điện tim (ECG) bình thường cũng cần nghỉ ngơi và đi
khám ở tuyến chuyên khoa sâu về tim mạch.

Do có những dị tật bẩm sinh rất tiềm tàng, không dễ gì phát hiện được bằng các
kỹ thuật thông thường, nên trong luyện tập, thi đấu nếu thấy triệu chứng khác thường,
bạn cần phản ánh ngay với thầy thuốc.

×