Tải bản đầy đủ (.pdf) (461 trang)

Nghiên cứu sàng lọc một số dược liệu để phân lập các chất mới có tác dụng diệt tế bào ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.02 MB, 461 trang )

Bộ khoa học và công nghệ

Viện khoa học và công nghệ
việt nam
Viện hoá học các hợp chất
thiên nhiên


Ch ơng trình khcn cấp nhà n ớc
kc10/06-10
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng


báo cáo tổng hợp
kết quả khoa học công nghệ đề tài

nghiên cứu sàng lọc một số d ợc liệu để phân lập
các chất mới có tác dụng diệt tế bào ung th
Mã số: kc10.20/06-10



cơ quan chủ trì: viện hoá học các hợp chất thiên nhiên
viện khoa học và công nghệ việt nam
chủ nhiệm nhiệm vụ: pgs.ts hoàng thanh h ơng









Hà nội-02/2011
Bộ khoa học và công nghệ

Viện khoa học và công nghệ
việt nam
Viện hoá học các hợp chất
thiên nhiên


Ch ơng trình khcn cấp nhà n ớc
kc10/06-10
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng



báo cáo tổng hợp
kết quả khoa học công nghệ đề tài
nghiên cứu sàng lọc một số d ợc liệu để phân lập
các chất mới có tác dụng diệt tế bào ung th
Mã số: kc10.20/06-10

chủ nhiệm nhiệm vụ






PGS.TS hoàng thanh h ơng
cơ quan chủ trì nhiệm vụ


Bộ khoa học và công nghệ









Hà nội-02/2011
Mục lục
Trang
Báo cáo thống kê kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp Nhà n ớc KC10.20/06-10
Mở đầu 4
Ch ơng 1. Tổng quan
6
Ch ơng 2. Ph ơng pháp nghiên cứu
33
Ch ơng 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu
43
3.1. Đánh giá nguồn d ợc liệu có khả năng diệt tế bào ung th
33
3.1.1. D ợc liệu sàng lọc 33
3.1.2. Kết quả tạo dịch chiết 57

3.1.3. Kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học 59
3.1.4. Nhận xét 65
3.2. Nghiên cứu hóa học theo định h ớng diệt tế bào ung th của các d ợc liệu
chọn lọc
66
3.2.1. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ cây bòn bọt Glochidion
eriocarpum Champ. (Euphorbiaceae)
66
3.2.2. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ cây na rừng Kadsura
coccinea (Lem.) A. C. Smith (Schisandraceae)
124

3.2.3. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ cây cẩu tích Cibotium
barometz J. Sm. (Thyrsopteridaceae)
166

3.2.4. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ cây dây thần thông
Tinospora cordiflolia (Willd.) Miers (Menispermaceae)
205

3.2.5. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ cây cỏ roi ngựa Verbena
officinalis L., (Verbenaceae)
243

3.2.6. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ cây diếp cá suối
Gymnotheca chinensis Decne (Saururaceae)
281

3.2.7. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ loài bọt biển (hải miên)
Ianthella flabelliformis (Pallas, 1766) (Ianthellidae)

297

3.2.8. Phát hiện các chất có hoạt tính diệt tế bào ung th từ loài san hô mềm
Lobophytum laevigatum Tixier-Durivault, 1956 (Alcyoniidae)
335

3.2.9. Nhận xét 377

3.3. Xây dựng quy trình phân lập ba hoạt chất mới GE2, CB8 và IF06
378

3.3.1. Xây dựng quy trình phân lập hợp chất glochierioside A (GE2) từ cây bòn bọt
379

3.3.2. Xây dựng quy trình phân lập hợp chất Cibotiumbaroside A (CB8) từ cây cẩu tích

383

3.3.3. xây dựng quy trình phân lập hợp chất 5,6
a
-Epoxypetrosterol (IF06) từ hải miên
388

3.3.4. Nhận xét 392

3.4. Đánh giá độ an toàn của ba hoạt chất mới
392

3.4.1. Đánh giá độ an toàn của GE2
392


3.4.2. Đánh giá độ an toàn của CB8
398

3.4.3. Đánh giá độ an toàn của IF06
404

3.4.4. Nhận xét 410

3.5. Nghiên cứu tác dụng diệt tế bào ung th in vivo của ba chất mới GE2, CB8 và
IF06
410

3.5.1. Chuẩn bị tế bào ung th gốc và cấy ghép tạo ung th thực nghiệm 410

3.5.2. Đánh giá hiệu lực ức chế ung th của các chế phẩm 412

3.5.3. Nhận xét 424

Ch ơng 4. Kết luận và kiến nghị
425

Danh mục các công trình đã công bố trong khuôn khổ đề tài 427

Tài liệu tham khảo 431


VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HÓA HỌC

CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2010.


BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ
NƯỚC KC10.20/06-10

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên và mã số đề tài:
- Tên đề tài : Nghiên cứu sàng lọc một số dược liệu để phân lập các chất mới có tác
dụng diệt tế bào ung thư.
- Mã số : KC10.20/06-10:
Thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng Mã số:
KC10/06-10
- Thời gian thực hiện: 1/2008-12/2010.
2. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04-8360830; Fax: 04-7564390
Cơ quan phối hợp chính:Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng, Học viện
Quân y, Viện Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Dược liệu,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
3. Chủ nhiệm Đề tài: PGS. TS. Hoàng Thanh Hương
Địa chỉ: Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 04 8361532 Nhà riêng: 04 7563025
Fax: 04- 7564390 ; Email:
Thư kí khoa học: PGS TS. Phan Văn Kiệm
Địa chỉ: Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 04-7562378; Fax: 04- 7564390
Email:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: 30 tháng từ ngày 1 tháng 4 năm 2008 đến ngày 31
tháng 10 năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 1/4/2008 đến tháng 10 năm 2010

2. Kinh phí và sử dụng kinh phí: 2.600 tr.đ
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 2600 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2600 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 0,0 tr.đ.
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)

Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 2008-2010 2600 2008-2010 2600 2600
c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1 Trả công lao động
(khoa học, phổ
thông)
1471 1471 1456,912 1456,912

2 Nguyên, vật liệu,
năng lượng
834 834 829,338 829,338
3 Thiết bị, máy móc

4 Xây dựng, sửa chữa
nhỏ

5 Chi khác 295 295


313,75 313,75


Tổng cộng
- Lý do thay đổi (nếu có): Chi khác tăng do tiết kiệm được từ công lao động và
mua nguyên vật liệu theo TT93 chuyển chênh lệch vào quỹ phát triển SNKH.
Đơn vị tính: Triệu đồng
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
Số

TT

Số, thời gian ban hành
văn bản
Tên văn bản
1 QĐ số 2336/QĐ-BKH CN ngày
20/10/2007
QĐ của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc phê duyệt
các tổ chức và cá nhân trúng tuyển chủ trì thực
hiện đề tài thuộc chương trình “Nghiên cứu ứng
dụng và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng”, mã số
KC 10/06-10
2 Hợp đồng 20/2008/HĐ-ĐTCT-
KC10.20/06-10 ngày 15 tháng
03 năm 2008
Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ “Nghiên cứu sàng lọc một số dược liệu để
phân lập các chất mới có tác dụng diệt tế bào ung

thư” Mã số KC10.20/06-10



4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức
đã tham gia
thực hiện
Nội dung
tham gia chủ yếu
Sản phẩm chủ
yếu đạt được
Ghi chú*
1 Trường Đại học
Khoa học tự
nhiên
Trường Đại
học Khoa học
tự nhiên
Đánh giá sàng lọc
các dịch chiết
Nghiên cứu tác
dụng diệt tế bào
ung thư của 03
chất mới trên động

vật thực nghiệm
Kết quả đánh
giá sàng lọc
hoạt tính của 42
mẫu dược liệu
và 10 mẫu sinh
vật biển
Kết quả nghiên
cứu in vivo của
03 chất mới
Thay đổi
người
thực hiện
chính
bằng
PGS.TS
Nguyễn
Thị Quỳ
2 Viện Dược liệu Viện Dược
liệu
Đánh giá an toàn
độc cấp và độc bán
Đánh giá an
toàn độc cấp và
độc bán của 01
hợp chất mới
Thay đổi
người
thực hiện
chính

bằng ThS
Đỗ Thị
Phương
3 Học Viện Quân
Y
Học Viện
Quân Y
Đánh giá an toàn
độc cấp và độc bán
Đánh giá an
toàn độc cấp và
độc bán của 02
hợp chất mới

4 Viện Công nghệ
sinh học
Viện Công
nghệ sinh học
Đánh giá hoạt tính
sinh học các chất
sạch
Kết quả đánh
giá hoạt tính
sinh học của
các hợp chất
phân lập từ 7
mẫu nghiên cứu


5 Viện Tài

nguyên và Môi
trường Biển Hải
phòng
Viện Tài
nguyên và
Môi trường
Biển Hải
phòng
Thu thập 10 mẫu
sinh vật biển
Thu thập, định
loài, tên khoa
học, tiêu bản
của 10 mẫu
sinh vật biển

6 Viện Sinh thái
và Tài nguyên
Sinh vật
Viện Sinh
thái và Tài
nguyên Sinh
vật
Thu thập trên 40
mẫu dược liệu
Thu thập được
42 mẫu dược
liệu, xác định
tên khoa học,
tiêu bản.



- Lý do thay đổi (nếu có):
+ PGS. TS Trần Công Yên, Đại học Khoa học tự nhiên bị mất đột ngột và được
thay bằng PGS.TS Nguyễn Thị Quỳ, Đại học Khoa học Tự nhiên.
+ PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Viện Dược liệu chuyển công tác đến Viện Y
học cổ truyền Tuệ Tĩnh nên được thay bằng ThS Đỗ Thị Phương, Viện Dược liệu.
5. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ:
a. Thành viên chính
1. PGS TS Hoàng Thanh Hương Chủ nhiệm đề tài
2. PGS TS Phan Văn Kiệm
Thư ký đề tài
3. GS TS Châu Văn Minh Viện Hóa sinh biển
4. PGS TS Nguyễn Thị Quỳ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
5. PGS TS Vũ Mạnh Hùng Học viện Quân y
6. PGS TS Lê Mai Hương Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
7. TS Trần Huy Thái Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
8. TS Đỗ Công Thung Viện Tài nguyên và Môi trường biển
9. ThS Đỗ Thị Phương Viện Dược liệu
10. ThS Nguyễn Xuân Cường Viện Hóa sinh biển
11. TS Nguyễn Hoài Nam Viện Hóa sinh biển
12. TS Đỗ Thị Thảo Viện Công nghệ Sinh học

b. Cán bộ tham gia
1. TS Nguyễn Tiến Đạt
Viện HSB
18. TS Ninh Khắc Bản Viện HSB
2. TS Nguyễn Hữu Tùng Viện HSB 19. ThS Nguyễn Thế Cường Viện STTNSV
3. NCS Trần Hồng Quang Viện HSB 20. NCS Vũ Kim Thư Viện HSB
4. NCS Nguyễn Xuân Nhiệm Viện HSB 21. ThS. Nguyễn T Kim Thúy


Viện HSB
5. TS Trần Thị Như Hằng Viện HCTN

22. NCS. Nguyễn Đăng Ngải Viện TN&MT Biển
6. NCS Phạm Hải Yến Viện HSB 23. NCS. Trần Mạnh Hà Viện TN&MT Biển
7. ThS Cầm Thị Ính Viện HCTN

24. CN Nguyễn Thế Hoàng Viện TN&MT Biển
8. CN Trần Hồng Hạnh Viện HSB 25. CN Lê Thị Thúy Viện TN&MT Biển
9. CN Nguyễn Phương Thảo Viện HSB 26. NCS. Nguyễn Văn Quân Viện TN&MT Biển
10. CN Phan Thị Hương Viện HSB 27. TS. Đàm Đức Tiến Viện TN&MT Biển
11. TS Nguyễn Hồng Vân Viện HSB 28. ThS. Chu Thế Cường Viện TN&MT Biển
12. ThS Nguyễn Hải Đăng Viện HSB 29. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trường Đại Học
KHTN Hà Nội
13. NCS Trần Thu Hà Viện HSB
30. Bùi Thị Vân Khánh
Trường Đại Học
KHTN Hà Nội
14. NCS Nguyễn Thị Mai Viện HCTN

31. Hoàng Thị Mỹ Nhung
Trường Đại Học
KHTN Hà Nội
15. ThS Mai Ngọc Toàn Viện HCTN

32. Đỗ Thị Phương Viện CNSH
16. NCS Nguyễn Văn Thanh
Viện

STTNSV
33. Nguyễn Thị Trang Viện CNSH
17. CN Đan Thúy Hằng Viện HSB 34. Nguyễn Thị Cúc Viện CNSH


6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm,
tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng
người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm,
tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng
người tham gia )
A Đoàn ra
1 Năm 2009:
Nội dung: Nghiên cứu sàng lọc một số
dược liệu và phân lập các chất mới,
đánh giá hoạt tính sinh học
Thời gian: 03 tháng
Kinh phí: Theo thuyết minh
Tên tổ chức tiếp nhận: GS.TS Young
Ho Kim Tr êng §¹i häc Chung Nam,
Hàn Quèc
Tên cán bộ Việt Nam: Ths Phạm Hải
Yến, Ths Nguyễn Xuân Cường
Năm 2009:
Nội dung:

Nghiên cứu sàng lọc một số dược liệu và
phân lập các chất mới, đánh giá hoạt tính
sinh học
Thời gian: 03 tháng
Kinh phí: Theo thuyết minh
Tên tổ chức tiếp nhận:
GS.TS Young Ho Kim Tr êng §¹i häc
Chung Nam, Hàn Quèc
Tên cán bộ Việt Nam: Ths Phạm Hải
Yến, Ths Nguyễn Xuân Cường
2 Năm 2010:
Nội dung: Xác định cấu trúc một số
hợp chất mới và đánh giá hoạt tính sinh
học
Thời gian: 10 ngày
Kinh phí: Theo thuyết minh
Tên tổ chức tiếp nhận: GS.TS Young
Ho Kim Tr êng §¹i häc Chung Nam,
Hàn Quèc
Tên cán bộ Việt Nam: TS Nguyễn
Tiến Đạt, Ths Nguyễn Xuân Cường,
Ths Cầm Thị Ính
Năm 2010:
Nội dung: Xác định cấu trúc một số hợp
chất mới và đánh giá hoạt tính sinh học
Thời gian: 10 ngày
Kinh phí: Theo thuyết minh
Tên tổ chức tiếp nhận:
GS.TS Young Ho Kim Tr êng §¹i häc
Chung Nam, Hàn Quèc


Tên cán bộ Việt Nam: TS Nguyễn Tiến
Đạt, Ths Nguyễn Xuân Cường, Ths Cầm
Thị Ính
B Đoàn vào


7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm )
1
Nội dung: Hội thảo khoa học tổng
kết kết quả thực hiện nhiệm vụ
Thời gian: 10/2010
Địa điểm: Viện Hóa học các
HCTN
Thành viên: Các bộ khoa học
tham gia đề tài và những người
khác
Nội dung: Hội thảo khoa học tổng kết kết quả
thực hiện nhiệm vụ
Thời gian: 22/10/2010
Địa điểm: Nhà H1, Phòng Họp A3, Viện Hóa
học các Hợp chất thiên nhiên
Chủ trì hội thảo PGS.TS Hoàng Thanh Hương,

thư ký PGS.TS Phan Văn Kiệm và các chủ
nhiệm đề tài nhánh, các thành viên tham gia.


8. Túm tt cỏc ni dung, cụng vic ch yu:
(Nờu ti mc 15 ca thuyt minh, khụng bao gm: Hi tho khoa hc, iu tra kho sỏt trong
nc v nc ngoi)
Thi gian
S
TT
Cỏc ni dung, cụng vic
ch yu
(Cỏc mc ỏnh giỏ ch yu)
Theo k
hoch
Thc t
t
c
Ngi,
c quan
thc hin
1
Nội dung 1: Đánh giá nguồn
d ợc liệu có khả năng diệt tế
bào ung th của 40 cây thuốc
và 10 sinh vật biển
- Thu thập 40 mẫu cây thuốc,
10 mẫu sinh vật biển
- Tạo dịch chiết phục vụ sàng
lọc

- Đánh giá sàng lọc hoạt tính
diệt tế bào ung th in vitro
của 40 mẫu thực vật và 10
mẫu sinh vật biển
2008-
2009
2/2007 PGS.TS Hong Thanh
Hng, TS Trn Huy Thỏi,
TS Ninh Khc Bn, TS
Cụng Thung,
PTS.TS Nguyn Th Qu,
PGS.TS Phan Vn Kim, Ths
Nguyn Xuõn Cng v cỏc
cs
2
Nghiên cứu hóa học và hoạt
tính sinh học 05 cây thuốc
chọn lọc, 02 mẫu sinh vật
biển và xây dựng quy trình
tách chiết, phân lập 3 chất
mới có hoạt tính diệt tế bào
ung th

2.1
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ cây thuốc chọn lọc thứ
nhất (cây bòn bọt -
Glochidion eriocarpum
2008
2008 PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,

PGS.TS Phan Văn Kiệm, NCS
Vũ Kim Th , Ths Phạm Hải
Yến, Ths Nguyễn Xuân
C ờng, TS Đỗ Thị Thảo, PGS.
TS Lê Mai H ơng, PGS.TS
Nguyễn Thị Quỳ và các cộng
sự khác
2.2
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ cây thuốc chọn lọc thứ
hai (Cây na rừng Kadsura
coccinea)
2008
2008 PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, TS
Ninh Khắc Bản, Ths Bùi Văn
Thanh, Ths Nguyễn Xuân
C ờng, TS Đỗ Thị Thảo, PGS.
TS Lê Mai H ơng, PGS.TS
Nguyễn Thị Quỳ và các cộng
sự khác
2.3
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ cây thuốc chọn lọc thứ
ba (Cây cẩu tích Cibotium
barometz)
2008
2008 PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, TS
Nguyễn Hoài Nam, TS

Nguyễn Tiến Đạt, Ths
Nguyễn Xuân C ờng, Ths
Nguyễn Xuân Nhiệm, TS Đỗ
Thị Thảo, PGS. TS Lê Mai
H ơng, PGS.TS Nguyễn Thị
Quỳ và các cộng sự khác
2.4
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ cây thuốc chọn lọc thứ
t (Cây dây thần thông
Tinospora cordifolia)
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, TS
Nguyễn Hoài Nam, TS
Nguyễn Tiến Đạt, Ths
Nguyễn Xuân C ờng, CN
Nguyễn Ph ơng Thảo, TS Đỗ
Thị Thảo, PGS. TS Lê Mai
H ơng, PGS.TS Nguyễn Thị
Quỳ và các cộng sự khác
2.5
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ cây thuốc chọn lọc thứ
năm (Cây cỏ roi ngựa
Verbena officinalis)
2010 2010
2.6
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ sinh vật biển chọn lọc

thứ nhất (Hải miên
Ianthella flabelliformis)
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, TS
Nguyễn Hoài Nam, TS
Nguyễn Hữu Tùng, Ths Trần
Thu Hà, Ths Nguyễn Xuân
C ờng, CN Nguyễn Ph ơng
Thảo, TS Đỗ Thị Thảo, PGS.
TS Lê Mai H ơng, PGS.TS
Nguyễn Thị Quỳ và các cộng
sự khác
2.7
Phát hiện chất diệt tế bào ung
th từ sinh vật biển chọn lọc
thứ hai (San hô mềm
Lobophytum laevigatum)
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, Ths
Trần Thu Hà, Ths Trần Hồng
Quang, Ths Nguyễn Xuân
C ờng, CN Nguyễn Ph ơng
Thảo, TS Đỗ Thị Thảo, PGS.
TS Lê Mai H ơng, PGS.TS
Nguyễn Thị Quỳ và các cộng
sự khác
2.8
Xây dựng quy trình và phân

lập 30g chất mới thứ nhất
Glochierioside A (ký hiệu
GE2) từ cây bòn bọt
2008 2008
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, Ths
Nguyễn Xuân C ờng, CN
Nguyễn Ph ơng Thảo và các
cộng sự khác
2.9
Xây dựng quy trình và phân
lập 30g chất mới thứ hai
Cibotiumbaroside A (ký
hiệu CB8) từ cây cẩu tích
2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, Ths
Nguyễn Xuân C ờng, CN
Nguyễn Ph ơng Thảo và các
cộng sự khác
2.10
Xây dựng quy trình và phân
lập 30g chất mới thứ ba 5,6a-
Epoxypetrosterol (ký hiệu
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Phan Văn Kiệm, Ths
Nguyễn Xuân C ờng, CN
IF06) từ hải miên
Nguyễn Ph ơng Thảo và các

cộng sự khác
3
Nội dung 3: Đánh giá tính an
toàn của các hoạt chất mới



Đánh giá liều độc cấp của
Glochierioside A (ký hiệu
GE2)
2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Vũ Mạnh Hùng

Đánh giá liều độc cấp của
Cibotiumbaroside A (CB8)

2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Vũ Mạnh Hùng

Đánh giá liều độc cấp của
5,6a-Epoxypetrosterol (ký
hiệu IF06)
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
TS Đỗ Thị Ph ơng và cộng sự


Đánh giá liều độc bán cấp của

Glochierioside A (ký hiệu
GE2)
2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Vũ Mạnh Hùng

Đánh giá liều độc bán cấp của
Cibotiumbaroside A (ký
hiệu CB8)
2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Vũ Mạnh Hùng

Đánh giá liều độc bán cấp của
5,6a-Epoxypetrosterol (ký
hiệu IF06)
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
TS Đỗ Thị Ph ơng và cộng sự

4
Nội dung 4: Nghiên cứu tác
dụng diệt tế bào ung th của
03 chất trên động vật thực
nghiệm



Nghiên cứu tác dụng diệt tế
bào ung th của

Glochierioside A (GE2)
trên động vật thực nghiệm
2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Nguyễn Thị Quỳ và
cộng sự

Nghiên cứu tác dụng diệt tế
bào ung th của
Cibotiumbaroside A (ký
hiệu CB8) trên động vật thực
nghiệm
2009 2009
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Nguyễn Thị Quỳ và
cộng sự

Nghiên cứu tác dụng diệt tế
bào ung th của 5,6a-
Epoxypetrosterol (ký hiệu
IF06) trên động vật thực
nghiệm
2010 2010
PTS.TS Hoàng Thanh H ơng,
PGS.TS Nguyễn Thị Quỳ và
cộng sự
8
Báo cáo tổng kết khoa học
9/2009
12/2009

12/2009
PGS. TS Hoàng Thanh
H ơng, PGS. TS Phan Văn
Kiệm v cng s Vin Húa
HCTN


III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1 Mẫu: Mẫu cây dược liệu thu
thập trong khuôn khổ đề tài
Mẫu 40 40 42
2 Mẫu: Mẫu dược liệu biển Mẫu 10 10 10
3 Vật liệu: Các hoạt chất sạch
phân lập và xác định cấu trúc
trong khuôn khổ đề tài
chất
Không

đăng ký số
lượng
Không đăng
ký số lượng
70
b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú

1 Quy trình: Quy trình công
nghệ chiết xuất và phân lập
các chất có HTSH diệt tế bào
ung thư
03 03
Đủ số
lượng
c) Sản phẩm Dạng III và IV
Yêu cầu khoa học
cần đạt


Số
TT
Tên sản phẩm

Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi công bố

(Tạp chí, nhà xuất bản)
1 Bài báo: Công trình khoa học
đăng ở tạp chí trong và ngoài
nước
12 25
Tạp chí quốc tế: 07
Tạp chí trong nước: 18

2 Báo cáo đánh giá hoạt tính
diệt tế bào ung thư của 50
dược liệu sàng lọc
01 01 Báo cáo dạng chuyên đề
3 Báo cáo đánh giá hoạt tính
diệt tế bào ung thư của 7
dược liệu đã sàng lọc có hoạt
tính cao nhất
01 01 Báo cáo dạng chuyên đề
4 Báo cáo đánh giá hoạt tính
diệt tế bào ung thư của 03
hợp chất in vivo

01 01 Báo cáo dạng chuyên đề
8 Báo cáo tổng kết khoa học
của đề tài
01 01 Báo cáo đầy đủ

d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo
Theo kế
hoạch
Thực tế đạt
được
Ghi chú
(Thời gian kết thúc)
1 Thạc sỹ 01 03
Bảo vệ năm 2010

2 Tiến sỹ 01 02
01 đã bảo vệ cấp NN
01 đã bảo vệ cấp CS 2011

đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng:
Kết quả
Số
TT
Tên sản phẩm

đăng ký
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết thúc)
1
Sản phẩm đăng ký sở hữu
trí tuệ:
1) Hîp chÊt 3-[(6-O-
protocatechuoyl-
b
-D-
glucopyranosyl-
oxy)methyl]-2(5H)-
furanone (cibotiumbaroside
A) vµ ph ¬ng ph¸p chiÕt
hîp chÊt nµy tõ c©y cÈu tÝch
cibotium barometz
2) Hîp chÊt
(1S,2S,3E,7S,8S,11E,15S)-
1,15,7,8-diepoxy-3,11-
cembradien-16,2-olit
(laevigatol A) vµ ph ¬ng
ph¸p chiÕt hîp chÊt nµy tõ
loµi san h« mÒm
Lobophytum laevigatum
01 02
1 Đã được cấp bằng

1 Đã nhận đơn hợp lệ
2. Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
- Đóng góp các thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc tế về cấu trúc hóa học mới và
các chất diệt tế bào ung thư mới.
- Một số hợp chất phân lập được từ sinh vật biển đóng vai trò mã khóa phân
loại hỗ trợ cho việc giám định tên khoa học.
- Qua đó góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
- Sử dụng mô hình nghiên cứu tiên tiến tiết kiệm được thời gian, công sức và
chi phí.
- Định hướng bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật biển và
đất liền.
- Góp phần tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn đối với những hoạt
chất mới phân lập được, định hướng cho những nghiªn cøu tiếp theo h íng t¹o ra c¸c
s¶n phÈm øng dông phôc vô cuéc sèng th«ng qua dù ¸n s¶n xuÊt thö thö nghiÖm.

3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ
trì…)
I Báo cáo định kỳ
Lần 1 15/3/2009 Đã thực hiện đủ nội dung đặt ra theo tiến độ và
Hợp đồng;

Lần 2 15/9/2009 Đã thực hiện đủ nội dung đặt ra theo tiến độ và
Hợp đồng;
Lần 3 15/3/2010 Đã thực hiện đủ nội dung đặt ra theo tiến độ và
Hợp đồng;
Lần 4 15/9/2010 Đã thực hiện đủ nội dung đặt ra theo tiến độ và
Hợp đồng;
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1 10/4/2009 Kết luận của BCNCT các nội dung hoàn thành
theo Hợp đồng
Lần 2 10/12/2009 Kết luận của BCNCT các nội dung hoàn thành
theo Hợp đồng
Lần 3 19/4/2010 Kết luận của BCNCT các nội dung hoàn thành
theo Hợp đồng
Lần 4 25/11/2010 Kết luận của BCNCT các nội dung hoàn thành
theo Hợp đồng
III Nghiệm thu cơ sở 28/10/2010 Đánh giá Đạt, Đề nghị bảo vệ cấp Nhà nước

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)


1

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ ĐỀ TÀI

1.Tên và mã số đề tài:
" Nghiên cứu sàng lọc một số dược liệu để phân lập các chất mới có tác dụng diệt tế bào

ung thư "
Mã số : KC10.20/06-10:
Thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển
công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng Mã số: KC10/06-10
Thời gian thực hiện: 1/2008-12/2010.
2. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04-8360830; Fax: 04-7564390
Cơ quan phối hợp chính: Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng, Học viện Quân
y, Viện Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Dược liệu, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật.
3. Chủ nhiệm Đề tài: PGS. TS. Hoàng Thanh Hương
Địa chỉ: Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 04 8361532 Nhà riêng: 04 7563025
Fax: 04- 7564390
Email:
Thư kí khoa học: PGS TS. Phan Văn Kiệm
Địa chỉ: Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 04-7562378; Fax: 04- 7564390
Email:
4. Mục tiêu của đề tài:
4.1. Phát hiện được các hợp chất mới có tác dụng diệt tế bào ung thư thông qua sàng
lọc sinh học 40 cây thuốc và 10 sinh vật biển nhóm da gai, hải miên và san hô mềm.
4.2. Chiết tách và xác định được cấu trúc một số chất từ dược liệu có hoạt tính diệt tế
bào ung thư.
4.3. Đánh giá được độc tính cấp, bán cấp và tác dụng diệt tế bào ung thư in vitro và in
vivo của các chất phân lập được


5. Những nội dung chính của đề tài:
5.1. Thu thập mẫu 40 cây thuốc đã chọn lọc và 10 sinh vật biển thuộc nhóm da gai, hải
miên và san hô mềm, xác định tên khoa học, tạo tiêu bản.
5.2. Sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư từ dịch chiết metanol của 40 mẫu thực vật và 10
mẫu sinh vật biển trên các dòng tế bào ung thư (6-8 dòng), xác định IC
50
.
5.3. Nghiên cứu thành phần hoá học của 5 cây thuốc có hoạt tính tốt nhất, phân lập chất
sạch, xác định cấu trúc phân tử. Mỗi cây dự kiến phân lập 10 chất sạch chính.
5.4. Nghiên cứu thành phần hoá học của 2 sinh vật biển có hoạt tính tốt nhất, phân lập chất
sạch, xác định cấu trúc phân tử. Mỗi mẫu sinh vật biển dự kiến phân lập 10 chất sạch
chính.
2

5.5. Đánh giá hoạt tính diệt tế bào ung thư trên 8 dòng tế bào ung thư của các chất sạch
trong đó bao gồm 50 chất từ thực vật và 20 chất từ sinh vật biển, xác định giá trị IC
50
.
5.6. Xây dựng quy trình phân lập 2 chất có hoạt tính diệt tế bào ung thư tốt nhất từ thực vật
và 1 chất có hoạt tính diệt tế bào ung thư tốt nhất từ sinh vật biển (in vitro). Phân lập
mỗi hợp chất đủ 30 gam để thử nghiệm dược lý.
5.7. Đánh giá độc tính cấp và bán cấp của 2 chất có hoạt tính diệt tế bào ung thư tốt nhất từ
thực vật và 1 chất có hoạt tính diệt tế bào ung thư tốt nhất từ sinh vật biển (in vivo).
5.8. Đánh giá khả năng diệt tế bào ung thư trên động vật thí nghiệm của 3 hợp chất nêu
trên.
3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN


A. TÁC GIẢ CHÍNH
1. PGS TS Hoàng Thanh Hương Chủ nhiệm đề tài
2. PGS TS Phan Văn Kiệm Thư ký đề tài
3. GS TS Châu Văn Minh Viện Hóa sinh biển
4. PGS TS Nguyễn Thị Quỳ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
5. PGS TS Vũ Mạnh Hùng Học viện Quân y
6. PGS TS Lê Mai Hương Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
7. TS Trần Huy Thái Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
8. TS Đỗ Công Thung Viện Tài nguyên và Môi trường biển
9. ThS Đỗ Thị Phương Viện Dược liệu
10. ThS Nguyễn Xuân Cường Viện Hóa sinh biển
11. TS Nguyễn Hoài Nam Viện Hóa sinh biển
12. TS Đỗ Thị Thảo Viện Công nghệ Sinh học

B. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
1. TS Nguyễn Tiến Đạt Viện HSB 18. TS Ninh Khắc Bản Viện HSB
2. TS Nguyễn Hữu Tùng Viện HSB 19. ThS Nguyễn Thế Cường Viện STTNSV
3. NCS Trần Hồng Quang Viện HSB 20. NCS Vũ Kim Thư Viện HSB
4. NCS Nguyễn Xuân Nhiệm Viện HSB 21. ThS. Nguyễn T Kim Thúy

Viện HSB
5. TS Trần Thị Như Hằng Viện HCTN

22. NCS. Nguyễn Đăng Ngải Viện TN&MT Biển
6. NCS Phạm Hải Yến Viện HSB 23. NCS. Trần Mạnh Hà Viện TN&MT Biển
7. ThS Cầm Thị Ính Viện HCTN

24. CN Nguyễn Thế Hoàng Viện TN&MT Biển
8. CN Trần Hồng Hạnh Viện HSB 25. CN Lê Thị Thúy Viện TN&MT Biển
9. CN Nguyễn Phương Thảo Viện HSB 26. NCS. Nguyễn Văn Quân Viện TN&MT Biển

10. CN Phan Thị Hương Viện HSB 27. TS. Đàm Đức Tiến Viện TN&MT Biển
11. TS Nguyễn Hồng Vân Viện HSB 28. ThS. Chu Thế Cường Viện TN&MT Biển
12. ThS Nguyễn Hải Đăng Viện HSB 29. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trường Đại Học
KHTN Hà Nội
13. NCS Trần Thu Hà Viện HSB
30. Bùi Thị Vân Khánh
Trường Đại Học
KHTN Hà Nội
14. NCS Nguyễn Thị Mai Viện HCTN

31. Hoàng Thị Mỹ Nhung
Trường Đại Học
KHTN Hà Nội
15. ThS Mai Ngọc Toàn Viện HCTN

32. Đỗ Thị Phương Viện CNSH
16. NCS Nguyễn Văn Thanh
Viện
STTNSV
33. Nguyễn Thị Trang Viện CNSH
17. CN Đan Thúy Hằng Viện HSB 34. Nguyễn Thị Cúc Viện CNSH


4

MỞ ĐẦU

Hiện nay ung thư là nguyên nhân chính thứ hai gây tử vong ở các nước phát
triển và phổ biến ở các nước đang phát triển. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 6

triệu người chết vì ung thư. Ở Mỹ, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai
sau bệnh tim mạch. 30 năm trước đây 50% dân Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung
thư đều chết trong vòng 5 năm. Ngày nay, tỷ lệ sống sót trong thời gian này đã lên tới
65%. Còn ở Việt Nam, theo số liệu ở bệnh viện K, bệnh viện u bướu thành phố Hồ
Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 đến 150.000 bệnh
nhân mới và 70.000 người chết vì ung thư. Con số này đang có xu hướng gia tăng.
Bởi vậy việc tìm kiếm thuốc đặc trị cũng như các thuốc hỗ trợ điều trị và các tác nhân
dự phòng hoá học là hết sức cần thiết và cấp bách.
Trải suốt lịch sử nhân loại, sinh vật biển và đất liền đã trở thành nguồn nguyên
liệu tiềm năng cho phát triển các thuốc chống ung thư. Hơn 70% thuốc chống ung thư
trên thị trường hiện nay có nguồn gốc thiên nhiên hoặc được tổng hợp theo mẫu hình
cấu trúc của hợp chất thiên nhiên. Sàng lọc, tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng diệt tế
bào ung thư là bước đi đầu tiên nhưng là bắt buộc đối với quá trình phát triển thuốc
mới từ nguồn tài nguyên tái tạo này. Chỉ thông qua các bước sơ tuyển hoạt tính mới
có thể chọn ra những đối tượng có triển vọng để nghiên cứu tiếp theo (chiết tách hoạt
chất, nghiên cứu cấu trúc, các nghiên cứu in vivo, các nghiên cứu về độ an toàn, cơ
chế tác dụng dược lý…) để cuối cùng chọn ra được dược liệu và hoạt chất cho những
nghiên cứu lâm sàng tiếp sâu hơn, toàn diện hơn. Nếu hoạt chất tồn tại ở hàm lượng
cao, các nhà sinh học sẽ định hướng nuôi trồng tạo vùng nguyên liệu để thu nhận trực
tiếp. Trường hợp chất có hoạt tính tốt song hàm lượng thấp hoặc độc tính cao, các
nhà hoá học sẽ nghiên cứu tổng hợp lại theo mẫu hình cấu trúc đã được xác định hoặc
chuyển hoá thành những dẫn xuất có hiệu lực cao hơn. Trong thực tế nhiều thuốc
chống ung thư hiện đang được dùng trong liệu pháp hoá có nguồn gốc thiên nhiên đã
được tạo ra như vậy. Các tác nhân chống ung thư bắt nguồn từ thiên nhiên cũng cho
ta cơ hội to lớn để đánh giá không những các lớp chất hoá học chống ung thư mới mà
còn cả các cơ chế tác dụng mới.
Trong nhiều thập kỷ qua Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) đã đầu tư khá
nhiều công sức và tiền của vào việc điều tra sàng lọc tài nguyên sinh vật biển và đất
liền theo định hướng diệt tế bào ung thư cả ở các nước Châu Phi và Châu Á và đương
nhiên họ độc chiếm bản quyền phần lớn mọi phát minh.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 3/4 diện tích là núi rừng, Việt
Nam có gần 13000 loài thực vật bậc cao có mạch trong đó khoảng hơn 4000 loài được
sử dụng làm thuốc. Không những thế, nước ta còn có bờ biển dài 3200km và diện tích
vùng biển khoảng 1 triệu km
2
, tạo nên hệ sinh vật biển vô cùng phong phú, dồi dào cả
về trữ lượng và thành phần loài với 12000 loài sinh vật biển đã được biết đến. Từ bao
đời nay cha ông ta đã biết tận dụng nguồn tài nguyên sinh vật làm thuốc chữa bệnh.
Khu hệ sinh vật phong phú và nền y học cổ truyền của Việt Nam là một tiền đề vững
chắc cho việc phát hiện và phát triển các dược phẩm mới.
Là một nước nghèo và có nhu cầu thuốc lớn, chúng ta không thể không tính
đến việc làm thế nào để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật
biển và đất liền cùng bề dầy kinh nghiệm dùng chúng để trị bệnh từ bao đời nay của
nhân dân ta, nhất là hiện tại chúng ta hoàn toàn có đủ tiềm lực về con người, kỹ thuật,

5

thiết bị và các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Sàng lọc theo định hướng hoạt tính sinh
học không chỉ rút ngắn được đường đi, tiết kiệm chi phí mà còn giúp đánh giá đúng
giá trị và chủ động quản lý được tài nguyên, định hướng bảo tồn, khai thác, sử dụng,
đảm bảo cho một qui trình khép kín từ nghiên cứu đến ứng dụng cũng như giữ được
bản quyền.
Theo hướng nghiên cứu này, Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên đã được
Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì đề tài KC10.20/06-10 “Nghiên cứu sàng lọc
một số dược liệu để phân lập các chất mới có tác dụng diệt tế bào ung thư” nhằm
mục tiêu:
- Phát hiện được các chất mới có tác dụng diệt tế bào ung thư qua sàng lọc
một số cây thuốc và sinh vật biển ;
- Chiết tách và xác định được cấu trúc một số chất từ dược liệu có hoạt tính
diệt tế bào ung thư;

- Đánh giá được độc tính cấp, bán cấp và tác dụng diệt tế bào ung thư in vitro
và in vivo của các chất phân lập được.
Đề tài có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam. Trong thời gian 2008-2010, với sự hợp tác chặt chẽ của tập thể
cán bộ khoa học liên ngành ở Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Tài
nguyên và Môi trường biển, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Dược liệu, Học Viện
Quân Y và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đề tài đã thực hiện những
nhiệm vụ đặt hàng sau:
1. Đánh giá nguồn dược liệu có khả năng diệt tế bào ung thư từ 40 cây thuốc và
10 sinh vật biển.
2. Nghiên cứu hoá học theo định hướng diệt tế bào ung thư và xây dựng quy
trình tách chiết, phân lập 3 hoạt chất mới có hoạt tính diệt tế bào ung thư.
3. Đánh giá tính an toàn của 3 hoạt chất mới.
4. Nghiên cứu tác dụng diệt tế bào ung thư của 3 chất mới trên động vật thực
nghiệm.

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh
Ung thư là thuật ngữ chỉ hiện tượng các tế bào phát triển và biến đổi không thể
kiểm soát được. Quá trình phát triển ung thư bao gồm nhiều giai đoạn. Các tác nhân
ban đầu (chất gây ung thư) như virut, hoá chất, bức xạ ion… làm gia tăng khả năng
tạo thành các khối u. Sau khi vào cơ thể chúng có thể bị bài tiết (hoá chất), mất hoạt
tính (hoá chất, bức xạ) hoặc bị ức chế (virut). Nhưng có một nguy cơ cao là các chất
gây ung thư không bị làm mất hoạt tính bởi một trong các cơ chế kích hoạt tế bào
thường mà còn gây ra hiện tượng đột biến gen. Đầu tiên, chúng tương tác với DNA,
sửa đổi gen dẫn đến việc phản ứng với các nucleotit. Nếu như bộ gen đó được sao
chép trước khi các hư hỏng được sửa chữa bởi enzym thì DNA polymerase có thể sao

chép chuỗi hư hỏng và sửa chữa lại những hư hỏng không di truyền đó của bộ gen.
Trong hầu hết các trường hợp sẽ không ảnh hưởng đến tế bào nhưng nếu sự sửa đổi
gen xuất hiện trong vùng mã hoá hoặc một số vùng cơ bản khác như vùng phiên mã
khởi đầu thì tế bào có thể phát triển bất bình thường. Các tế bào đầu tiên đó được kích
thích phát triển bởi các gen khởi đầu và có thể phát triển thành khối u lành tính thông
qua bước xúc tiến hoặc phát triển nhân vô tính chọn lọc đặc trưng bởi sự phát triển
các khuyết tật trong việc điều khiển phát triển và biệt hoá đầu cuối. U lành tính có thể
tiếp tục phát triển dựa trên bước chuyển hoá hoặc tiến triển thành u ác tính trải qua
nhiều thay đổi làm gia tăng khả năng trở thành khối u. Mỗi bước như vậy có thể được
kích hoạt bởi các gen onco (ras, myc…) hoặc khử hoạt tính bởi các gen kìm hãm (Rb,
p53…). U ác tính theo thời gian có thể chuyển thành khối u đầu tiên (hiện tượng ung
thư lâm sàng), sau đó theo các bước trên tiếp tục tạo thành khối u tương tự khác (hiện
tượng di căn). Các tế bào ung thư đó tiếp tục lan rộng quanh các mô, di chuyển theo
hệ thống máu hoặc bạch huyết để tấn công các cơ quan khác của cơ thể. Căn cứ vào
đặc trưng của các mô xuất hiện ung thư người ta chia ung thư thành 3 loại: sacoma là
các ung thư ở những mô liên kết, glioma là các ung thư ở tế bào não và carcinoma
(dạng ung thư phổ biến nhất) xuất hiện ở các tế bào biểu mô. Việc phát triển các khối
u ác tính thường do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả ngoại sinh (môi trường) và nội
sinh (gen, hormon, miễn dịch). Quá trình gây ung thư trải qua nhiều giai đoạn như bắt
đầu, phát triển, di căn (phát triển các khối u ác tính với mức độ nguy hiểm ngày càng
lớn). Việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn có thể được tăng cường hoặc ức chế bởi
nhiều tác nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50-80% ung thư ở
người có thể ngăn ngừa được dựa trên nguyên nhân gây ra là các yếu tố ngoại sinh
như khói thuốc, hoá chất, bức xạ, cách ăn uống, các virut, vi khuẩn, ký sinh trùng…
Sự phức tạp của quá trình tạo ung thư như trên cho thấy thời gian ủ bệnh từ lúc chịu
tác động của yếu tố gây ung thư đến lúc phát triển khối u ác tính thường kéo dài khá
lâu, đây cũng là cơ hội để có thể can thiệp bằng nhiều liệu pháp khác nhau trước khi
khối u phát triển nếu phát hiện sớm.
Bên cạnh phương pháp cổ xưa nhất là dùng thuốc đông y và nhiều liệu pháp
mới được phát triển như phương pháp điều trị bằng hormon, liệu pháp miễn dịch…,

đến nay các phương pháp thông thường như phẫu thuật, bức xạ liệu pháp (xạ trị) và
hoá liệu pháp được dùng riêng biệt hoặc trong sự phối hợp vẫn là các phương pháp
điều trị ung thư hiệu quả.

7

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp mổ cắt bỏ ung thư nên chỉ có giá
trị triệt để khi ung thư còn khu trú, nó sẽ không còn hiệu lực hoặc chỉ có hiệu lực tạm
thời khi ung thư đã di căn, lúc này cần kết hợp các liệu pháp toàn thân như dùng
thuốc chống ung thư, các hormon, miễn dịch liệu pháp hoặc xạ trị. Dù sao mổ cũng là
một phương pháp hoại cơ thể rất lớn, nhiều lúc để lại cho bệnh nhân những di chứng
suốt đời.
Phương pháp dùng tia phóng xạ (xạ trị) có thể tiêu diệt tế bào ung thư bằng
cách giết các tế bào đó và làm tổn thương các mạch máu tới nuôi dưỡng. Theo các
nhà ung thư học thì hiện nay xạ trị có thể chữa tốt hơn một nửa số ung thư bằng cách
dùng riêng lẻ hoặc phối hợp các phương pháp khác. Xạ trị cũng có mặt hạn chế như
không dùng được xạ trị khi ung thư đã lan ra toàn thân. Một số ung thư chống chỉ
định của xạ trị như ung thư dạ dày, đại tràng, tụy v.v… Để đạt hiệu quả tốt, xạ trị cần
kết hợp với các phương pháp phẫu trị và hoá trị. Ngoài ra, biến chứng của xạ trị nhiều
khi khá trầm trọng ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của người bệnh, như gây tổn
thương các mô lành, làm cho các mô bị chai cứng, gây biến chứng tại các tạng rỗng
(ruột, thực quản) bị teo hẹp làm khó nuốt, khó đi ngoài, gây chảy máu các chỗ lở loét
và có thể gây ung thư khác cho người bệnh. Ngày nay nhờ có nhiều tiến bộ về kỹ
thuật chiếu tia mà sự nguy hiểm của xạ trị được giảm bớt đi rất nhiều.
Phương pháp hoá trị và các tác nhân hoá học
Hoá trị liệu đã được dùng trong điều trị ung thư hơn 60 năm qua có thể kết
hợp hoặc dùng song song với các liệu pháp phẫu thuật hay xạ trị. Hoá trị liệu thường
hướng trực tiếp vào các tế bào sinh trưởng nhanh và các thuốc sử dụng được tiêm
trực tiếp vào mạch máu hay hấp thu vào máu sau khi uống. Ngược lại với phương
pháp phẫu thuật và xạ trị, hoá trị liệu là dạng điều trị hệ thống dựa trên liều sử dụng

được đưa vào toàn cơ thể, tức là có khả năng tạo ra các phản ứng phụ. Tuy vậy, hoá
trị liệu là phương pháp có hiệu quả nhất để điều trị tất cả các tế bào ung thư di căn do
rất khó để định vị các tế bào di căn trong cơ thể. Liệu pháp hoá trị có thể sử dụng ở
một số mức độ khác nhau. Nhóm thứ nhất là nhóm các tác nhân có tác dụng khoá
chất gây ung thư như sử dụng các chất làm giảm việc tổng hợp các chấy gây ung thư
trong cơ thể, các chất ức chế sự kích hoạt chuyển hoá chất gây ung thư bởi các enzym
giai đoạn I hoặc tăng cường khả năng giải độc bởi các enzym giai đoạn I hoặc giai
đoạn II, các chất chống oxy hoá loại bỏ các gốc tự do, các chất giữ chất gây ung thư
không cho tương tác với DNA. Nhóm thứ hai là nhóm chặn, tiêu diệt chất gây ung
thư cũng như các chất ức chế cyclooxygenase (COX, COX-2), lipoxygenase (LOX).
Ngoài ra nhiều chất ức chế proteaza cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa tạo khối
u.
Điều trị hệ thống bằng các thuốc gây độc tế bào sau khi cá thể được dự đoán
mắc bệnh ung thư là cơ sở của phần lớn các điều trị hiệu quả bệnh ung thư [68], [89].
Các nghiên cứu theo hướng này vẫn được các hãng dược phẩm, các nhóm nghiên cứu
ở các Viện và trường Đại học tiếp tục thực hiện qua các chương trình sàng lọc độc tế
bào để phát triển các tác nhân hoá trị liệu ung thư mới. Tuy nhiên dựa trên sự hiểu
biết về cơ chế gây ung thư nghĩa là quá trình chuyển một tế bào bình thường thành
một tế bào ung thư, một chiến lược mới đầy triển vọng trong ngăn chặn bệnh ung thư
là chiến lược dự phòng ung thư (cancer chemoprevention) đã được đưa ra [21]. Theo
chiến lược này các tác nhân dự phòng ung thư (cancer chemoprevetive agents) sẽ làm
giảm nguy cơ phát triển ung thư hoặc giảm khả năng xuất hiện bệnh trở lại [44], [94].

8

Như vậy trong khi các tác nhân điều trị hoá học (chemotherapeutic agents) có mục
đích tiêu diệt các tế bào ung thư để ngăn chặn sự tiến triển tiếp của bệnh ung thư thì
các tác nhân dự phòng ung thư được định hướng can thiệp vào các giai đoạn sớm của
sự gây ung thư trước khi các u ác tính bắt đầu phát triển xâm nhập cơ thể. Các nghiên
cứu dự phòng ung thư đã được Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ thực hiện từ

những năm 1980 và đến nay vẫn đang phát triển mạnh mẽ với trên 400 tác nhân dự
phòng ung thư triển vọng là các hợp chất nguồn gốc thiên nhiên hoạt động theo
những cơ chế khác nhau [43], [77], [204].
Protein NF-kB cũng là một đích đầy triển vọng cho các liệu pháp chống ung
thư mới [37]. Ung thư là một sự rối loạn tăng sinh cao (hyperproliferative disorder),
trong đó sự xâm nhập (invasion) và sự tạo mạch (angiogenesis) dẫn đến sự di căn
khối u (tumor metastasis). Nhiều gen khác nhau tham gia vào sự xâm nhập và sự tạo
mạch lại được điều chỉnh bởi NF-kB. Chúng bao gồm các phân tử dính bám tế bào
(ICAM-1, VCAM-1, ELAM-1, COX-2, iNOS, uPA, MMP-9, MMP-2, VEGF, các
chemokin, và các cytokin viêm). Vì vậy ngăn chặn hoạt hoá NF-kB sẽ có thể triệt tiêu
sự biểu hiện của các gen này làm ngăn cản sự di căn khối u.
Nhiều loại tế bào ung thư khác nhau, bao gồm các dòng tế bào bệnh bạch cầu,
u lympho, u tủy, u hắc sắc tố, các loại ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, vú, tuyến tụy,
carcinoma có vảy ở đầu và cổ, đã biểu hiện dạng hoạt động của NF-kB một cách cơ
định. Người ta cũng đã chứng minh được rằng sự biểu hiện cơ định của TNF và IL-1
là nguyên nhân dẫn đến sự biểu hiện của dạng hoạt động của NF-kB ở u lympho đa tế
bào T (do TNF) và bệnh bạch huyết cấp tính ở tủy xương (do IL-1). Sự kìm hãm việc
sản xuất TNF và IL-1 đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh xuống sự biểu
hiện của NF-kB hoạt động, và việc có tương quan với sự ức chế tăng sinh các tế bào
ung thư. Như vậy sự ức chế NF-kB trong các tế bào ung thư có thể cung cấp thêm
một đích cho việc ngăn ngừa, dự phòng ung thư.
Hầu hết các nhân điều trị hoá học (chemotherapeutic agents) như taxol,
doxorubicin, daunorubicin, etoposide, vincristine, vinblastine, ara-C, cisplatin,
phenobarbital, tamoxifen, camptothecin… và sự bức xạ ion hoá gây ra apoptosis
thông qua nhiều con đường khác nhau. Chúng cũng hoạt hoá antiapoptosis thông qua
sự hoạt hoá NF-kB, điều này rút cục dẫn đến sự đề kháng của các tế bào khối u đối
với sự điều trị. Trong khi đó hầu hết các tác nhân dự phòng hoá học
(chemopreventive agents) như curcumin (từ củ nghệ, Curcuma longa), resveratrol (từ
quả nho, có trong rượu vang đỏ), emodin (có trong loài lô hội Aloe barbadensis; và
trong cốt khí củ Polygonum cuspidatum), các polyphenol của chè xanh (từ lá chè,

Camellia sinensis), silymarin (từ quả cây cúc gai, Silybum marianum), b-lapachone
(từ gỗ lõi của cây tếch, Tectona gradis) ức chế sự hoạt hoá NF-kB. Bởi vậy các tác
nhân điều trị hoá học và sự bức xạ gamma nên được sử dụng phối hợp với các tác
nhân dự phòng hoá học trong việc điều trị ung thư. Ngoài việc ngăn cản sự hoạt hoá
NF-kB, các tác nhân dự phòng hoá học như curcumin và resveratrol cũng được biết là
có tác dụng gây ra apoptosis. Như vậy không giống như các tác nhân điều trị hoá học,
các tác nhân dự phòng hoá học gây ra apoptosis mà không hoạt hoá con đường
antiapoptosis. Hầu hết các tác nhân dự phòng hoá học là các sản phẩm có nguồn gốc
thiên nhiên từ thực vật, nên độc tính của chúng thường rất thấp. Điều này cung cấp

9

thêm một lý do căn bản cho việc điều trị phối hợp chúng với các tác nhân điều trị hoá
học hay sự bức xạ gamma.
Các hợp chất thiên nhiên thường có hoạt tính sinh học rất chọn lọc và có đích
tấn công rất cụ thể, mỗi chất lại tấn công vào một đích khác nhau và có một cơ chế
tác động riêng. Trong các cơ chế hoạt động khác nhau của hợp chất thiên nhiên trong
điều trị ung thư, tương tác với protein tubulin tế bào là cơ chế hay gặp nhất, trên 25%
các chất chống ung thư đã được thông báo là có cơ chế liên quan đến protein này
[126], [212].
Khả năng kháng của tế bào khối u đối với các chất chống ung thư là vấn đề
quan trọng nhất trong điều trị ung thư (hội chứng kháng đa thuốc - MDR). Các khối u
có thể phát triển sự đề kháng đối với các loại thuốc sau khi được sử dụng do các thay
đổi trong bộ gen cũng như việc kích hoạt các protein đặc trưng (protein hấp phụ, các
enzym giải độc, hay các protein đích). Hội chứng MDR đã được quan sát lâm sàng
đối với một số loại thuốc như alcaloit của dừa cạn, anthracyclin, kháng sinh,
epipodophyllotoxin, etoposide… Những cơ chế kháng thuốc của tế bào khối u chủ
yếu liên quan đến mục tiêu tấn công của các thuốc sử dụng như quá trình sao chép,
tổng hợp DNA và phân bào có tơ, cản trở hoặc gây rối loạn quá trình trùng hợp và
giải trùng hợp của những vi cấu trúc hình ống, bẻ gãy mạch DNA, và liên kết với

màng chất nguyên sinh [175], [243].
1.2. Nghiên cứu sàng lọc và phát triển thuốc chống ung thư có nguồn gốc thiên
nhiên trên thế giới
1.2.1. Vị trí thuốc chống ung thư có nguồn gốc hợp chất thiên nhiên trên thị
trường thế giới
Các hợp chất thiên nhiên luôn có vai trò chính trong việc phát hiện và phát
triển các dược phẩm mới. Chúng thể hiện ưu thế vượt trội so với các chất tổng hợp do
có độc tính thấp và khả năng dung nạp cao trên cơ thể sinh vật. Trong điều trị ung thư
chúng lại làm giảm độc tính, tăng cường tác dụng diệt các tế bào u, bảo vệ được tế
bào lành khỏi nguy cơ nhiễm độc và nếu được dùng ở giai đoạn sớm hiệu quả của nó
tăng rất cao. Điều đó giải thích vì sao ngày nay các nhà khoa học đang tích cực tìm
kiếm các hoạt chất chống khối u lại quan tâm đến các hợp chất thiên nhiên [44], [48],
[56], [143], [177].
Theo thống kê thì có tới trên 70% các loại thuốc chống ung thư trên thị trường
có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, trong đó có tới
14% là các hoạt chất được phân lập từ thiên nhiên. Ở các nước phương Tây trên 60%
các đơn thuốc có chứa sản phẩm tự nhiên hoặc các dẫn xuất của chúng [45], [109].
Ngoài các loại thuốc chính chữa ung thư, xu hướng dùng các thực phẩm chức năng
cũng như các bài thuốc đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư trong các liệu
pháp chữa ung thư bằng xạ trị và hoá trị ngày một gia tăng.
Tính đến 6/2006, đã có 175 hoạt chất chống ung thư lưu hành trên thị trường,
trong đó gần 80% là các thuốc bắt nguồn hoặc có liên quan đến các hợp chất thiên
nhiên, chỉ có 24% là do tổng hợp thực sự (hình 1.1). Trong 175 hoạt chất chống ung
thư đã có 157 chất được chứng nhận. Mỗi năm có thêm trên dưới 5 chất mới được
chứng nhận và đưa vào lưu hành trên thị trường, chi tiết cho trong hình 1.2.




10













N: Các hợp chất thiên nhiên
S: Các hợp chất được tổng hợp hữu cơ thực sự
S
*
: Các hợp chất tổng hợp hữu cơ theo bộ khung của một hợp chất thiên
nhiên đã biết
S/NM: Các hợp chất tổng hợp bắt chước tự nhiên
S
*
/NM: Các hợp chất tổng hợp theo bộ khung của một hợp chất thiên nhiên
theo con đường bắt chước tự nhiên.
V: Vaccin
B: Các protein hay peptit lớn (trên 45 đơn vị amino axit)

Hình 1.1: Nguồn gốc các thuốc chống ung thư trên thị trường thế giới




Hình 1.2: Các thuốc chống ung thư được chứng nhận hàng năm (1960-2006)

11

Chỉ tính riêng từ năm 2005-2007 đã có tới 79 hợp chất thiên nhiên và các dẫn
xuất của nó được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng phát triển thuốc [45]. Con số này
hứa hẹn sẽ đem đến nhiều loại thuốc chống ung thư có hiệu lực mạnh hơn cũng như
phổ chữa trị rộng hơn trong một tương lai gần.

1.2.2. Mô hình sàng lọc các hợp chất thiên nhiên theo định hướng diệt tế bào ung
thư
Ngày nay có nhiều phương pháp hiện đại và hiệu quả đang được áp dụng vào
tìm kiếm các hợp chất thiên nhiên hữu ích từ các sinh vật trên đất liền cũng như dưới
đại dương như phương pháp sàng lọc lượng lớn các hợp chất theo định hướng có hoạt
tính hay phương pháp sử dụng thư viện các hợp chất thiên nhiên. Việc nghiên cứu
theo phương pháp sử dụng thư viện hợp chất hoá học đòi hỏi phải có sự tích luỹ theo
thời gian, nghiên cứu phân loại công phu về mặt cấu trúc và hoạt tính. Việc phân loại
cũng chỉ được giới hạn trên những dữ liệu dược học đã biết. Phương pháp sàng lọc
theo định hướng hoạt tính sinh học đòi hỏi phải có thiết bị đồng bộ, tiên tiến và đội
ngũ thực hiện phải có trình độ và kiến thức trên nhiều lĩnh vực chuyên môn. Tuy vậy,
với thời gian nhanh, hiệu quả, độ tin cậy cao, phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh
học đang được nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới sử dụng như là một trong
những công cụ hàng đầu để phát hiện ra các dược tố mới.
Sàng lọc theo định hướng hoạt tính sinh học được đánh giá là một bước tiến
trong việc nghiên cứu, phát triển các dược phẩm mới. Qua những quá trình nghiên
cứu, cải tạo, với việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, ngày nay sàng lọc theo định
hướng hoạt tính đã trở thành cơ sở chính của quá trình sàng lọc hàng loạt (HTS-high-
throughput screening) [44].
Về một số phương diện nhất định, việc phối hợp các phép thử khác nhau
không chỉ giúp tăng cường khả năng sàng lọc các hợp chất có hoạt tính mà còn có thể

đưa ra những nhận xét quan trọng về cơ chế tác động và hiệu quả điều trị của mẫu thử
đó. Thêm nữa, kết quả của các quá trình sàng lọc này còn có thể cung cấp những dấu
hiệu ban đầu về những khả năng điều trị mới cho những mẫu thử nghiệm, phát hiện
những hoạt tính chưa được biết đến trước đó [76]. Khả năng hoạt động của các mẫu
đó có thể được tiến hành theo các bước sau:
- Tách chiết các phân đoạn dựa trên kết quả thử hoạt tính (Bio assay-guided
fractionation).
- Phân lập xác định cấu trúc hoạt chất và tiến hành thử nghiệm hoạt tính chất
tách được (Secondary assay).
- Tiến hành các bước tách chiết quy mô lớn hoặc tổng hợp hoá học phục vụ cho
các mục đích lâm sàng.
Một điều cần chú ý trong phương pháp này là khả năng phối hợp hoặc tương
tác của các thành phần trong mẫu có thể tạo nên các hiệu quả tốt hoặc xấu mà không
thể xác định được từ thử nghiệm in vitro. Các mẫu từ dịch chiết hoặc phân đoạn tách
trong điều kiện thử hoạt tính thường là hỗn hợp các chất có độ hoà tan khác nhau
trong môi trường nuôi cấy nước, có thể còn có những chất “trơ”. Các tính chất này
đòi hỏi cần thiết phải nghiên cứu kỹ càng điều kiện thử nghiệm. Do đó, những thí
nghiệm tiếp sau phải được thực hiện một cách nghiêm túc, và phối hợp với các kết
quả nghiên cứu in vivo.

×