Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu kiểm nghiệm một số dược liệu từ các cây thuộc họ cà phê ( rubiaceae )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.96 MB, 33 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
rÈ>° c a
NGUYỄN VÃN VINH
NGHIÊN cúư KIỂM NGHIỆM
MỘT SỐ DƯỢC LIỆU TỪCÁC CÂY
THUốC HỌ CÀ PHÊ
( R u b i a c e a e )
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC sĩ KHOÁ 1999 - 2004)
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Thân
TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu
Thời gian thực hiện: 2 - 5/2004
/ W « 2 3 $ ò<í 'l .
HÀ NÔI - 5/2004 *
• y
JịJ!
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Viết Thân
TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, kỹ
thuật viên Bộ môn Dược liệu đã tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận
đúng thời hạn.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy
cô giáo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn trường đã tạo
điều kiện cho em học tập tốt trong 5 năm qua. Cám ơn gia đình và bạn
bè đã tạo điều kiện và động viên em trong suốt quá trình học tập.


Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2004
Sinh viên
Nguyễn Văn Vinh
MỤC LỤC
■ ■
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
PHẦN 1-TỒNG QUAN 2
PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 3
2.1.1. Nguyên liệu 3
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 3
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 6
2.2.1. Cỏ lưỡi rắn 6
2.2.2. Dạ cẩm 10
2.2.3. Câu đằng 15
2.2.4. Cây đơn đỏ 20
2.2.5. Cây mơ tam thể 23
2.2.6. Canhkina 25
PHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUAT 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
ĐẶT VẤN ĐỂ
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi có một
thảm thực vật rất đa dạng và phong phú. Từ lâu, ông cha ta đã sử dụng cây cỏ
làm thuốc chữa bệnh và ngày càng phổ biến hơn trong nhân dân. Ngày nay,
Đảng và Nhà nước ta đề ra quan điểm kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y
học dân tộc, tận dụng và khai thác hợp lý nguồn dược liệu đa dạng và phong
phú. Nguồn dược liệu trong nước cùng với nguồn nhập ngoại tạo nên một thị
trường thuốc đông dược hết sức phức tạp, khó quản lý.

Tinh trạng nhầm lẫn và giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng thuốc y học cổ
truyền. Nguyên nhân phổ biến dãn đến tình trạng trên là thiếu các tài liệu
phân biệt và kiểm nghiệm dược liệu. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá
chất lượng thuốc là phải có các tiêu chuẩn đánh giá về mặt thực vật. Đây là
tiêu chuẩn khởi điểm trong các chuyên luận kiểm nghiệm thuốc đông dược.
Có rất nhiều cây thuộc các họ khác nhau được dùng làm thuốc. Trong đó họ
Cà Phê (Rubiaceae) chiếm một lượng không nhỏ. Để góp phần tạo lập cơ sở
thành lập các chuyên luận kiểm nghiệm thuốc đông dược, chúng tôi tiến hành
khoá luận “Nghiên cứu kiểm nghiệm một sô' dược liệu từ các cây thuộc họ
Cà Phê (Rubiacecie)” với các mục tiêu:
o . Nghiên cứu đặc điểm hiển vi, hoá học các bộ phận dùng làm thuốc
của một số cây họ Cà Phê, tạo cơ sở thành lập các chuyên luận kiểm nghiệm
chung.
© Sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: chụp ảnh hiển vi, kỹ thuật
xử lý ảnh vi tính trong quá trình nghiên cứu tạo nên những hình ảnh có độ
chân thực và tính khách quan cao phù hợp với yêu cầu chung về kiểm nghiệm
dược liệu trong khu vực.
PHẦN 1
TỔNG QUAN
Họ Cà phê (Rubiaceae) thuộc bộ Long đởm (Gentialanes), phân lớp hoa
môi (Lamiidae). Họ Cà phê có khoảng 450 chi, 6500-7000 loài, phân bố vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số vùng ôn đới. Việt Nam có trên 90 chi, khoảng
4300 loài [4, 5].
Các cây họ Cà phê là cây gỗ, cây bụi, cây thảo hoặc dây leo. Lá đơn nguyên
mọc đối (trừ một số ít mọc so le) có lá kèm. Lá kèm có nhiều hình dạng khác
nhau, mọc ở giữa lá và thân, ở 2 bên cuống lá hoặc ở giữa một đôi lá. Lá kèm
có khi dính lại với nhau và to như phiến lá, trông như có 4 hoặc 8 lá mọc
vòng. Yếu tố mạch thường có lỗ thủng. Hoa mọc đơn độc, mọc thành xim
hoặc dạng đầu. Hoa đều lưỡng tính, mẫu 4-5. Đài ít phát triển, dính với bầu,

có 4-5 răng. Tràng hợp 4-5 thuỳ (đôi khi có 8-10 thuỳ), tiền khai hoa van, lợp
hay vặn. Bộ nhị gồm số nhị bằng số tràng hoa, nhị nằm xen kẽ với các thuỳ
của tràng và dính vào ống hay họng của tràng. Bầu gồm 2 lá noãn dính liền
với nhau thành bầu dưới, về cơ bản bầu có 2 ô, nhưng trong cả họ số ô cũng
có thể thay đổi từ một đến vài ô. Vòi nhụy một mảnh, núm nhụy hình đầu
hoặc chia đôi. Noãn 1 hoặc nhiều trong mỗi ô, noãn đảo, thẳng, treo hoặc nằm
ngang.
Quả là quả khô (quả nang hoặc phân thành những hạt nhỏ), hay quả thịt
(quả mọng hay quả hạch). Hạt có phôi thẳng, có nội nhũ [4, 5, 8].
Để thuận tiện cho việc theo dõi và tránh trùng lặp, chúng tôi sẽ trình bày
phần tổng quan theo từng phần tương ứng vói từng vị dược liệu được nghiên
cứu.
- 2 -
PHẦN 2
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT q u ả
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư
2.1.1. Nguyên liệu
Chúng tồi tiến hành nghiên cứu các dược liệu sau:
Dạ cẩm: Hedyotis capitellata.
Câu đằng: Uncaria sp.
Canhkina: Cinchona sp.
Cỏ lưỡi rắn: Oldenlandia corybosa L.
Mơ tam thể: Paederia foetida L.
Đơn đỏ: Ixora coccinea L.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát đặc điểm hình thái; nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, bột dược liệu và
nghiên cứu hoá học từng vị dược liệu.
Với mỗi dược liệu tiến hành theo các bước sau :
2.1.2.1. Thu mẫu và bảo quản
Lá, thân, hoa, quả của các cây thuốc được thu hái trong điều kiện tự nhiên

với các cây thuốc mọc hoang: cỏ lưỡi rắn, mơ tam thể
Các dược liệu khác được mua ở hiệu thuốc (phố Lãn Ông): Câu đằng.
Dược liệu được sấy hoặc phơi khô, cho vào túi PE đóng kín để nơi khô ráo.
Dược liệu tươi được cắt thành từng đoạn bảo quản trong hỗn hợp nước : cồn :
glycerin (1:1:1).
2.1.2.2. Quan sát đặc điểm hình thái
Dược liệu tươi hoặc khô được quan sát bằng mắt thường về hình dạng, kích
thước, màu sắc và thể chất.
2.1.2.3. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu
♦> Vi phẫu:
Các bộ phận nghiên cứu nếu cần thiết có thể được làm mềm bằng nước hoặc
hỗn hợp cồn : nước : glycerin (1:1:1).
Chọn phần dược liệu còn đầy đủ các đặc điểm thực vật, lấy một phần để cắt
tiêu bản nghiên cứu. Tiêu bản được cắt bằng máy cắt tiêu bản cầm tay, tiến
hành theo các bước sau:
-ộ* Cắt vi phẫu: tiến hành cắt bằng dao nhỏ, có lưỡi mỏng, sắc.
■ộ" Xử lý lát cắt: lát cắt được xử lý theo các bước: tẩy sáng, nhuộm màu, loại
nước, lên kính - cố định và chụp ảnh.
♦ Tẩy sáng'.
- Ngâm hoặc đun lát cắt trong dung dịch cloramin 5-10%, khoảng 5-
10 phút, tính từ lúc sôi tuỳ từng trường hợp cụ thể.
- Rửa bằng nước cất nhiều lần cho đến sạch cloramin.
- Ngâm trong dung dịch acid acetic 10% khoảng 5-10 phút.
- Rửa lại bằng nước cất đến hết acid.
♦ Nhuộm màu: Nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép thông thường với đỏ
son phèn và xanh methylen.
- Các lát cắt sau khi rửa sạch acid được nhuộm đỏ son phèn.
- Rửa lại bằng nước cất cho đến khi nước rửa không còn mầu hồng.
- Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh methylen.
- Rửa lại bằng nước cất đến khi nước rửa không còn màu xanh.

Thời gian nhuộm tuỳ thuộc tính chất bắt màu của vi phẫu.
♦ Loại nước: Vi phẫu cần được loại hết nước trước khi cố định, quá trình
loại nước được tiến hành như sau:
- 4 -
- Lát cắt sau khi nhuộm màu, được khử nước từ từ bằng cồn có độ
cồn tăng dần 20°, 30°, , 80°, 90°, cồn tuyệt đối.
- Rửa lại bằng xylen nguyên chất 3 lần.
♦ Lên kính và cố định:
- Nhỏ lên phiến kính một giọt bôm Canada (được pha loãng trong
xylen).
- Dùng bút lông nhỏ, khô lấy vi phẫu đặt vào giữa giọt bôm trên
phiến kính. Sau đó đậy lamen lên.
- Để tiêu bản ở nơi thoáng mát 1-2 tuần.
- Tiêu bản đã ổn định lên kính hiển vi quan sát, mô tả đặc điểm
giải phẫu.
♦ Chụp ảnh:
* Cây: Chọn cây lúc có hoa để chụp ảnh là tốt nhất, có thể chụp toàn bộ
cây hoặc một bộ phận mang hoa hay quả bằng máy ảnh thông
thường. Ảnh chụp được quét vào máy vi tính qua máy quét scanner
sau đó được hiệu chỉnh và in.
* Dược liệu: Chọn những dược liệu có những đặc điểm đặc trưng, rõ
ràng, đặt trên 1 nền thích hợp, chụp ảnh bằng máy ảnh thông thường.
Ảnh chụp được xử lý tương tự như phần cây.
* Vi phẫu: Sử dụng kính hiển vi có lắp thêm video-camera để chuyển
hình ảnh trực tiếp từ kính hiển vi vào các files ảnh của máy vi tính.
Sử dụng 1 số phần mềm thích hợp để xử lý, hiệu chỉnh các ảnh thu
được và sau đó chúng được in ra bằng máy in màu.
♦> Bột dược liệu:
-ộ- Nghiền bột: Dược liệu được làm khô, sau đó nghiền thành bột. Quan
sát bằng mắt thường về màu sắc, nếm, ngửi để nhận biết mùi vị của bột dược

liệu.
- 5 -
-ộ- Lên tiêu bản: Sử dụng các dung dịch lên kính khác nhau để làm tiêu
bản bột dược liệu.
•ộ- Mô tả: Quan sát các đặc điểm của bột dược liệu bằng kính hiển vi, mô
tả các đặc điểm đó.
-ộ- Ghi ảnh: Chọn các đặc điểm của bột lên kính hiển vi, sử dụng video-
camera chuyển các đặc điểm trực tiếp vào máy vi tính sau đó in tương tự như
với phần vi phẫu ở trên.
2.1.2.4. Phần hoá học
Các bột dược liệu được chiết bằng methanol, lọc, lấy dịch lọc làm dung
dịch chấm sắc ký.
Sắc ký lớp mỏng được tiến hành trên bản mỏng tráng sẩn Silicagen 60
GF254 của hãng Merck. Khai triển bằng hệ dung môi ethyl acetat: cloroform
(1:4).
Bản mỏng sau khi triển khai, để khô ỏ’ nhiệt độ phòng, quan sát bản mỏng
dưới ánh sáng thường trước khi chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số ở hai bước
sóng 254nm, 366nm có sử dụng buồng chụp CAMAG reprostans.
Xác định số vết và giá trị Rt của các vết chính trên bản mỏng thu được.
2.2.THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.2.1. Cỏ lưỡi rắn
2.2.1.1. Tổng quan
Dược liệu thường dùng là toàn cây đã phơi khô của các cây cỏ lưỡi rắn có
tên khoa học: Hedyotỉs corymbosa (L.) Lam = Oldenlandia corymbosa. cỏ
lưỡi rắn còn có các tên gọi khác là Vương thái tổ, cóc mẳn, đơn thảo, đơn
đông, tán phòng hoa nhĩ thảo, bòi ngòi ngù, vỏ chu.
Đây là loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường hay
gặp ở nơi mát. Ngoài ra còn gặp nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, Phi, Mỹ.
Cây mọc hàng năm, thân hơi vuông, mềm yếu, nhẩn, màu xanh, mang rất
nhiêu cành, chi cao 0,3m. Lá nhó mọc đôi hình dải, hình mũi mác, hẹp dài,

-6-
hoặc hình trái xoan, phiến dài l-5cm, rộng l-5mm, đặc biệt có thể rộng lcm,
hai đầu nhọn, hầu như không có cuống, mép nguyên, chỉ có gân giữa là rõ, lá
kèm mềm, cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá. Cuống chính, cuống phụ nhỏ,
ngắn, 5-10mm, gồm 2-5 hoa nhỏ, màu trắng, hay hồng nhạt. Hoa có 4 lá đài, 4
cánh hợp, 4 nhị, đài dài khoảng 2mm, tràng 2,5mm, bầu dưới, 2 ô. Quả nang
hình bán cầu, ô đính hơi phồng lên, dài rộng ước chừng l,8mm, xung quanh
có đài tồn tại, có chứa nhiều hạt hình nhiều cạnh màu nâu. Trên mặt có gợn
mịn nhỏ. Thành phần hoá học: Có chứa 0,12% alcaloid biflorin và bifloron.
Ngoài ra, còn có một số chất khác có tác dụng chữa viêm thần kinh, viêm khí
quản, viêm gan, đau xương cốt Một số nước như Ấn Độ, Philippin còn dùng
để trị sốt cách nhật, thần kinh suy nhược, vàng da Một số cây cũng có tên
cóc mẳn dùng chữa ho cần tránh nhầm lẫn [3, 10].
2.2.1.2. Kết quả thực nghiệm
*1* Mô tả cây: Mẫu nghiên cứu được thu hái tại vườn thực vật Trường Đại học
Dược Hà Nội và một số nơi khác. Cây có hình dáng như trong hình 1 với các
đặc điểm:
Cây mọc hàng năm, cao 0,2-0,3m, thân hơi vuông, phân đốt, càng lên trên
đốt càng dài. Thân nhẵn, phía trên màu xanh đậm, dưới màu nâu lục. Lá nhỏ
mọc đối hình dải, hình mũi mác phiến dài l-2cm, rộng l-5mm, mép nguyên,
mọc đối, cuống rất ngắn, gân nối rõ ở mặt dưới, có lá kèm. Hoa mọc thành
xim 2 ngả ở nách lá. Mỗi cụm hoa gồm 2-5 hoa nhỏ, màu xanh trắng, hay
hồng nhạt, hoa có 4 lá đài, 4 cánh hợp. Quả nang hình bán cầu chứa nhiều hạt.
❖ Vi phẫu:
■ộ- Lá cỏ lưỡi rắn:
* Phần gân lá: gân trên lõm, gân dưới hơi lồi. Biểu bì trên và dưới gồm
một lớp tế bào hình trứng nhưng biểu bì trên gồm các tế bào rất to so với biểu
bì dưới, xếp liên tục đều đặn. Sát biểu bì trên và dưới là lớp mô mềm gồm 3-6
lớp tế bào hình đa giác hay trứng, to, có màng mỏng, kích thước không đều. Ở
nửa gân là 1 bó libe-gỗ hình cung có libe phía dưới, gỗ ở trên. Libe gồm các

tế bào nhỏ, hình đa giác, xếp liên tục, tạo thành cung phía dưới gỗ. Gỗ gồm
các mach aỗ tương đối đều nhau xếp thành hàng liên tục.
Hình 2 - Vỉ phẫu lá cỏ lưỡi rắn
Hình 1 - Cây cỏ lưỡi rắn
* Phần phiến lá: Biểu bì trên và dưới gồm 1 hàng tế bào hình trứng, xếp
liên tục đều đặn tương tự phần gân lá nhưng biểu bì dưới nhỏ, còn biểu bì trên
rất to. Mô dậu cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau và thẳng
góc với biểu bì trên. Mô khuyết là những tế bào thành mỏng, có kích thước
không đều nhau. Có các đám tinh thể hình tròn xếp thành hàng trong mô
khuyết.
•ộ- Thân cỏ lưỡi rắn:
Tiết diện tròn, từ ngoài vào trong có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là lớp
biểu bì với các tế bào hình trứng rất đều đặn, xếp sít nhau, liên tục. Giáp với
biểu bì là lớp mô mềm với các tế bào to nhỏ khác nhau. Càng giáp lớp libe các
tế bào mô mềm càng to với nhiều hình dạng khác nhau như hình đa giác, hình
trứng. Libe gồm các tế bào nhỏ tạo thành một lớp liên tục bao quanh gỗ. Gỗ
- 8 -
tạo thành một vòng phía trong libe gồm các mạch gổ nhỏ, tương đối đểu đặn
và xếp thành hàng, rải rác có các mạch gỗ to. Trong cùng là mô mềm ruột
gồm các tế bào hình trứng hoặc đa giác, thành mỏng, càng vào trong tế bào
càng to.
K ị7:
y f
V ,
Ò
Hình 3 - Vi phẫu thân cỏ lưỡi rắn
❖ Đặc điểm bột dược liệu cỏ lưỡi rắn:
Bột màu xanh, mùi hắc, vị nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy:
r &ẵKÊBi
Hình 4 - Bột Cỏ lưỡi rắn

Tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ, đứng riêng lẻ hoặc tạo thành bó, còn
nguyên vẹn hay đứt gãy. Mảnh biểu bì gồm các tế bào có thành hơi ngoằn
nghèo (6), đôi khi mang lỗ khí (4). Các mảnh phiến lá mang mạch xoắn.
Nhiều mạch xoắn, mạch điểm (8). Các hạt tinh bột tròn, nhỏ, ở giữa có rốn
hình sao. Các hạt phấn hình cầu có hai vòng tròn, mặt ngoài nhẵn, kích thước
16-20|im, có khi tập trung thành đám (7). Các sợi tập trung thành bó hay đứng
riêng lẻ. Tế bào sợi ngắn, nhỏ, thành dày (3), còn có cả các sợi thành mỏng
(2). Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, to, thành mỏng (5) đôi khi
thấy tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Thấy nhiều mảnh vỏ quả mầu vàng (1).
♦♦♦ Phần hóa học:
Hình ảnh bản mỏng sắc ký được thể hiện trong hình 23 cột dj, d2.
A = 254nm có bốn vết, vết đậm nhất có Rf = 0,47.
Ả = 366nm có bốn vết, vết đậm nhất có Rf = 0,40.
2.2.2. Dạ cẩm
2.2.2.I. Tổng quan
Dược điển Việt Nam quy định dược liệu là phần trên mặt đất phơi hay sấy
khô của cây dạ cẩm có tên khoa học là: Hedyotis capitellata.
Cây mọc hoang ở rất nhiều nơi từ vùng Lạng Sơn đến Khánh Hoà, Kontum,
Lâm Đồng, Đồng Nai, gặp rất nhiều trên nương rẫy bỏ hoang. Cây Dạ cẩm
còn có tên gọi khác là cây loét mồm, ngón lợn, dây ngón cúi, cha khâu cắm.
Cây thảo, leo bằng thân cuốn, thường cuốn vào cây khác, dài l-2m. Cành
vuông rồi hơi phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá đơn nguyên, mọc đối hình
bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn dài 5-15cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn, mặt
trên xanh bóng, mặt dưới nhạt, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, lá kèm chia 4-5 thuỳ
hình sợi. Cụm hoa hình xim, phân đôi, hoặc tụ lại thành hình cầu ở đầu cành
hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ màu trắng hoặc trắng vàng, đài 4 thuỳ
hình ngọn giáo nhẵn, tràng hợp hình ống có lông ở họng nhị, 4 chỉ nhị ngắn,
bao phấn dài vượt ra ngoài ống tràng. Bầu 2 ô, có lông, quả nang chứa nhiều
hạt nhỏ. Toàn cây có lông mịn [ 3, 6, 7, 10].
Dạ cẩm có tác dụng chữa lở loét dạ dày, miệng lưỡi, viêm họng, lở loét

ngoài da. Trong quá trình thu mua dễ bị nhầm lẫn vói cây cỏ lạc (Oldenlandia
multiglo merulata pitard). Cây này giống cây Dạ cẩm ở đặc điểm thân vuông,
- 1 0 -
lá mọc đối, khác dạ cẩm ở chỗ cụm hoa dày đặc, không cuống, mọc ở nách lá
ngay từ gốc đến ngọn [9].
YÊU CẦU VỀ KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:
- Hình thái: Đoạn cành dài từ 30-40cm, có nhiều lông mịn (hoặc không
có lông) cành non màu nâu tím, tiết diện vuông cành già màu nâu, tiết diện
tròn, mang lá hình mác, mọc đối, có lông (hoặc không có lông), mặt trên màu
lục tím, mặt dưới nhạt màu hơn, mặt ngoài cành có rãnh dọc sâu. Ở các mấu
thường có lá kèm nhỏ, mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, màu nâu nhạt dễ bong,
các xơ gỗ lổn nhổn, tuỷ rỗng, có khi chiếm 3/4 tiết diện. Chất gỗ nhẹ, dai, dễ
bẻ [9,11].
- Vi phẫu:
Lá: biểu bì trên và dưới đều có lông che chở đa bào, ở gân giữa và gân phụ
có bó libe-gỗ. Mô mềm phiến lá chỉ có một loại tế bào mô khuyết [6,11].
Thân: biểu bì có lông che chở đa bào, mô mềm, vỏ gồm các tế bào đa giác
thành mỏng. Libe xếp thành vòng liên tục. Tế bào mô mềm ruột rất to, tròn
[6 ,11].
Bột: màu xanh lục, soi dưới kính hiển vi thấy: Biểu bì có những tế bào hình
chữ nhật tương đối đều nhau, có đính lông che chở đa bào, mảnh mô mềm
gồm những tế bào đa giác thành mỏng, bó sợi dài, tinh thể calci oxalat hình
quả dâu, mảnh mạch mạng, mảnh xoắn.
2.2.2.2. Kết quả thực nghiệm
♦> Mô tả cây:
Mẫu nghiên cứu là phần trên mặt đất của cây dạ cẩm mọc hoang được thu
hái tại Lạc Sơn-Hòa Bình tháng 2 năm 2004. Cây thảo, leo bằng thân cuống,
dài l,5-2m. Cành vuông, đoạn gần mấu tròn dần và phình to. Phần non có mầu
xanh, phần già có lớp vỏ mầu xám trắng. Toàn cây có lông mịn, lá đơn nguyên
mọc đối, cuống ngắn hình bầu dục, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt. Ở mỗi

đốt có lá kèm, chia làm các thuỳ hình sợi. Cụm hoa hình sim, phân đôi tụ lại
thành hình cầu ở đầu cành hay kẻ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ mầu trắng.
- 11-
Hình 5 - Cây Dạ cẩm
❖ Vi phẫu:
Lá dạ cẩm:
* Phần gân lá: Gân dưới lồi,
phía trên lõm xuống. Biểu bì
trên và dưới là một hàng tế bào
nhỏ, hình trứng, xếp liên tục,
đều đặn, mang lông che chở đa
bào gồm 4 - 7 tế bào xếp thẳng
hàng, các tế bào ở chân lông
ngắn, các tế bào ở đầu nhỏ và
dài. Mô dày cấu tạo bởi 2 lớp
tế bào hình đa giác có màng
dày ở góc, xếp sát dưới biểu bì.
Mô mềm là những tế bào hình
đa giác hay tròn, màng mỏng, Hình 6 _ vi phẫu lá Dạ cẩm
thước không đều, giáp bó libe-gỗ tê bào càng nhỏ. Ở chính giữa gân lá
libe-gổ hình cung, gổ ở trên, libe ở dưới. Libe gồm các tế bào nhỏ, tạo
có kích
là 1 bó
• 12-
thành lớp liên tục hình cung bao phía dưới gỗ. Trong libe thấy có các tinh thể
calci oxalat hình cầu gai. Gỗ có các mạch gỗ nhỏ, xếp thành hàng tạo thành
vòng cung liên tục. (Hình 6)
* Phần phiến lá: Biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật to
hơn so với biểu bì gân lá, mang lông che chở đa bào tương tự phần gân lá. Mô
dậu cấu tạo bởi 2-3 hàng tế bào hình chữ nhật, xếp sít nhau và thẳng góc với

biểu bì trên. Trong mô dậu có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai xếp thẳng
hàng và cách đều nhau. Mô khuyết là những tế bào to nhỏ không đều, có
thành mỏng. (Hình 6)
-ộ- Thân dạ cẩm:
Tiết diện gần tròn, từ ngoài vào trong có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là
lớp biểu bì gồm một hàng tế bào hình trứng xếp đều đặn, liên tục, có mang
lông che chở. Với phần thân già ngoài cùng là lớp bần khá dầy gồm các tế bào
hình chữ nhật xếp sít nhau. Lông che chở có tế bào chân lông ngắn, các tế bào
đầu lông nhỏ, dài và nhọn. Mô mềm giáp với biểu bì gồm các tế bào hình đa
giác hoặc hình trứng, thành mỏng. Các tế bào kích thước to nhỏ khác nhau.
Rải rác trong mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình kim. Libe gồm các tế
bào nhỏ, xếp thành vòng liên tục. Rải rác trong libe có các tinh thể calci
oxalat hình cầu gai. Gỗ gồm các mạch gỗ nhỏ, xếp thành hàng tạo thành lớp
liên tục. Trong cùng là lớp mô mềm ruột gồm các tế bào hình đa giác thành
mỏng, kích thước to nhỏ khác nhau, càng vào trong càng to. Rải rác cũng có
các tinh thể hình cầu gai. (Hình 7)
b)
Hình 8 - Bột Dạ cẩm
a)
Hình 7 -Vi phẫu thân Dạ cẩm
a) Phần thân non
b) Phẩn thân già
- 14 -
♦♦♦ Đặc điểm bột dược liệu dạ cẩm:
Mảnh mô mềm với các tế bào hình đa giác, thành mỏng (2). Đôi khi thấy
mảnh tế bào mang tinh thể calci oxalat hình cầu gai (1). Mảnh biểu bì lá gồm
các tế bào có thành ngoằn nghèo, xếp đều đặn (3). Ở phần thân già có các
mảnh bần thành dày vói các tế bào hình chữ nhật (4). Lỗ khí thường đứng
riêng lẻ (5) hoặc đi với biểu bì. Rất nhiều mảnh mạch xoắn, mạch vạch, mạch
điểm (6). Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, cũng có rất nhiều tinh thể calci

oxalat hình kim, còn nguyên vẹn hay đứt gãy, nhiều khi xếp thành bó (10).
Hạt phấn hình cầu, viền đen ở giữa hơi vàng và có các chấm đen, kích thước
20-24|im (9), đôi khi thấy cả túi hạt phấn (8). Lông che chở đa bào thành
nhẵn, cấu tạo bởi 5-7 tế bào, các tế bào chân lông ngắn và to, ở đầu lông các tế
bào dài và nhọn. Ngoài ra còn thấy các mảnh cánh hoa, các mảnh phiến lá
mang mảnh mạch.
❖ Phần hóa học Xem hình ảnh sắc ký ở hình 23.
Bước sóng
Hoa (b „,b17)

'b3|, b32)
Thân (b9|, b9?)
Số
vết
Rf vết đậm
nhất
Số
vết
Rf vết
đậm nhất
Số vết
Rf vết đậm
nhất
 = 254nm
1
0,14 2
0,89
3 0,81
A = 366nm 1
0,14 8 0,90 6

0,80
2.2.3. Câu đằng
2.2.3.1. Tổng quan
Dược liệu là đoạn thân hoặc cành có gai hình móc câu đã phơi hay sấy khô
của cây Câu đằng Uncaria sp. Rubiaceae.
Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi ở các vùng núi cao ở các tỉnh Lào
Cao, Lạng Sơn, thường thu hái vào tháng 7-9. Cây nhỡ, leo, có mấu dài 6-
10cm, lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 X 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới
mốc, gân phụ 4-6 cặp, lồi 2 mặt, cuống 5-6mm. Hoa tụ họp thành dạng đầu ở
ngọn nhánh to 8-10mm, lá đài 5, cánh hoa 5, mầu vàng hay trắng ống tràng
ngắn, nhị 5, bầu 2 ô, quả nang, chứa nhiều hạt. Thành phần hoá học: Có 2
- 15-
alcaloid chính là Rhynchophyllin và Isorhynchophyllin thường làm thuốc thần
kinh, chữa trẻ em bị kinh giật, chân tay co quắp, lên sởi, dùng làm thuốc điều
trị bệnh tăng huyết áp [3, 10, 12 ].
YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM (DĐVN3) :
- Dược liệu: Thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2-3cm, đường
kính 2-5mm, một đầu thường cắt sát đầu móc câu (ở phía trên), phần lớn mẩu
thân có 2 móc câu cong xuống hướng vào phía trong đối diện nhau, một số
mẩu chỉ có một móc ở một bên, phía đối diện là một sẹo cao hơn. Các móc
câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng, chất cứng và
dai, ruột mầu trắng vàng hoặc có lỗ, không mùi, vị nhạt.
- Vi phẫu:
Thân: Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật thành dầy. Mô mềm có
khuyết gian bào. Libe cấp 2 trong có những tế bào chứa chất nhựa màu xanh
thẫm, tầng libe-gỗ. Gỗ cấp 2 xen lẫn những sợi gỗ. Trong mô mềm có những
tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mô mềm ruột hình đa giác kéo dài.
Soi bột: Bột màu nâu, soi trên kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào có 5-
7 tế bào, đầu tế bào thuôn, nhọn, thành dầy. Trên bề mặt chứa chất mầu nâu,
sợi tụ lại từng đám, thành dầy, nhiều đám mô cứng khoang rộng, ống trao đổi

rõ, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh mạch vạch, mảnh mạch xoắn.
2.2.3.2. Kết quả thực nghiệm:
Mô tả:
Cây: Là thứ dây leo thân nhỏ. Lá mọc đối, phiến hình xoan, thuôn nhọn ở
đầu mặt trên phiến lá bóng, mặt dưới mốc. Ở mỗi đốt có hai móc hoặc một
móc hướng xuống dưới và cong vào phía trong. Hoa tụ họp thành đầu ở ngọn
cành, hoa nhỏ mầu vàng trắng, hình cầu. (Hình 9)
-ộ- Dược liệu: Các đoạn dược liệu dài 2-3cm, đường kính 2-5mm, mầu nâu
thẫm, với các đoạn non có mầu nâu vàng. Thân vuông có các nếp nhăn theo
chiều dọc. Thường mỗi đoạn dược liệu mang một mấu có hai móc cong vào
phía trong, cũng có mấu chỉ có một móc. Mặt cắt thường mầu trắng. (Hình 10)
- 16 -
Hình 9- Cây Câu đằng
Hình 10 - Dược liệu Câu đằng
Hình 11 - Vi phẫu thân Câu đằng
- 17-
*'THỰ;VJỆn H
v '\ LO. S lZ ĩ j
HỌ í
K* Vi phẫu:
•ộ" Thân câu đằng:
Mặt cắt hình tròn. Soi dưới kính hiển vi, từ ngoài vào trong có: ngoài cùng
là lớp biểu bì hình chữ nhật cấu tạo bởi một hàng tế bào thành dày xếp đều
đặn, liên tục. Tiếp giáp biểu bì là lớp mô mềm gồm các tế bào hình chữ nhật,
hình bầu dục, có thành mỏng. Trong mô mềm vỏ còn có khuyết gian bào giáp
với libe. Libe là các tế bào nhỏ, hình nhiều cạnh, xếp thành lớp liên tục bao
quanh gỗ. Gỗ gồm các mạch gỗ nhỏ tương đối đều đặn, xếp thành hàng tạo
thành một lớp liên tục, thỉnh thoảng có các mạch gỗ to hơn nằm rải rác. Trong
gỗ còn thấy nhiều sợi. Lớp mô mềm ruột gồm các tế bào to hình đa giác hay
bầu dục thành mỏng. (Hình 11)

-V" Móc câu đằng:
Mặt cắt hình elíp. Soi dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong có: ngoài cùng là
lớp biểu bì gồm một hàng tế bào tương đối đều nhau, hình trứng thành dày
liên tục. Giáp biểu bì là mô mềm có hình dạng khác nhau: hình trứng, hình đa
giác kéo dài. Libe gồm các tế bào nhỏ xếp thành hàng liên tục bao quanh phía
ngoài gỗ. Gỗ gồm các mạch gỗ nhỏ, xếp thành hàng liên tục. Trong cùng là
lớp mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, thành hơi dày, càng vào trong tế bào
càng to và thành mỏng hơn. (Hình 12).
♦♦♦ Đặc điểm bột dược liệu:
Bột màu vàng, vị nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy:
Mảnh biểu bì cấu tạo bởi các tế bào hình chữ nhật, thành dày (1), sợi đứng
riêng lẻ, hoặc tập hợp thành bó, các tế bào sợi thành dày, khoang rộng (3).
Mảnh mạch điểm nhiều, thỉnh thoảng thấy các mảnh mạch xoắn (2). Mảnh
mô mềm, các tế bào to, thành mỏng (4), hay các mảnh mô mềm mang sợi (5).
Các tế bào mô cứng đứng riêng lẻ hoặc thành từng đám, thành dày , khoang
hẹp, có nhìn rõ ống trao đổi. (Hình 13)
- 18 -
Hình 12 - Vi phẫu móc Câu đằng
Ỏ TTYhữi
M ơ i
ỉ S Ể ă í s
w iiJ' '
'A *<’ * :*rl"
' * r ' X
Hình 13 - Bột Câu đằng
- 19 -
♦> Phần hóa học:
Hình ảnh sắc ký ở hình 23 (eJ, e2) cho thấy:
Ả = 254nm có hai vết, vết đậm nhất có Rf = 0,81.
 = 366nm có hai vết, vết đậm nhất cũng có Rf = 0,81.

2.2.4. Cây đơn đỏ
2.2.4.1. Tổng quan
Dược liệu dùng là rễ, có nơi dùng cả hoa phơi hoặc sấy khô của cây đơn đỏ
có tên khoa học là Ixora coccinea L. Rubiaceae. Đơn đỏ còn có tên gọi khác
là Bông trang đỏ.
Cây nhỏ, thân cành nhẵn, cao 0,6- lm, lá mọc đối, không có cuống hay gần
như không có. Lá hình trái xoan, bầu dục hay thuôn, hai đầu nhọn, dài 5-
10cm, rộng 3-5cm, màu nâu sáng trên cả 2 mặt. Hoa nhỏ, dài, màu đỏ mọc
thành xim, dày đặc ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, có 2 ô, cao 5-6mm, rộng 6-
7mm. Mỗi ô có 1 hạt, cao 4-5mm, rộng 3-4mm, phía lưng phồng lên, phía
bụng lõm vào. Mùa hoa tháng 5-10. Thành phần hoá học chưa có tài liệu
nghiên cứu đầy đủ. Rễ của cây đơn đỏ được nhân dân dùng làm thuốc lợi tiểu,
dùng trong trường hợp đái đục, còn dùng chữa cảm sốt, đầu nhức, chữa lỵ.
Hoa cũng được dùng dưói dạng thuốc sắc để chữa lỵ [3, 10,12 ].
Phân bố: Mọc nhiều ở vùng Ân Độ, Malaysia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến
ở các đồi khô, chua, vùng trung du, thường mọc xen với các loài sim, mua.
Cây có thể được trồng bằng cành hoặc hạt, thu hái rễ, lá quanh năm [3, 12 '
' ]. Dược liệu dễ bị nhầm lẫn với cây đơn đỏ Paeonia sujfuticosa [10].
2.2.4.2. Kết quả thực nghiệm
❖ Mô tả:
Cây nhỏ, cao 0,5-lm. Gốc cây có mầu nâu nhạt, phần non xanh nhạt. Lá
mọc đối, cuống ngắn, hình bầu dục hay trái xoan, hơi nhọn ở đầu, dài từ 7-
12cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt hơn. Hoa đỏ hồng, tạo thành xim ở
ngọn. Quả nâu đen có hai ô, mỗi ô một hạt. (Hình 14)
-20-
Hình 14 - Cây đơn đỏ
♦♦♦ Vi phẫu rễ đơn đỏ:
Mặt cắt hình gần tròn, từ ngoài vào trong có: ngoài cùng là lớp bần gồm 3
hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, liến tục, có chỗ bị bong ra. Tiếp giáp
lớp bần là lớp mô mềm khá dày gồm các tế bào có hình dạng khác nhau, hình

nhiều cạnh, hình tròn, hình trứng, màng mỏng, có kích thước không đều. Libe
cấu tạo bởi các tế bào nhỏ, hình chữ nhật, xếp thành từng bó nhỏ, không liên
tục, xen kẽ giữa các bó là 1 lớp tế bào. Trong cùng là lớp gỗ chiếm khoảng 1/2
bán kính vi phẫu. Gỗ gồm các mạch gỗ khá đều đặn, xếp thành hàng liên tục
tạo thành vòng tròn. (Hình 15)
Hình 15 - Vi phẫu rễ cây Đơn lá đỏ
-21-
♦> Đặc điểm bột dược liệu rễ đơn đỏ:
Bột màu xám, vị hơi đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy:
Các tế bào cứng thành dày, khoang hẹp, nhìn rõ ống trao đổi (3). Các mảnh
bần cấu tạo bởi các tế bào hình chữ nhật thành dầy xếp sít nhau (1), thấy nhiều
tế bào bần đứng riêng lẻ (7). Mảnh mô mềm gồm các tế bào đa giác, thành
mỏng, đôi khi có tinh bột ở trong (5). Có rất nhiều mạch điểm, mạch xoắn ít
hơn (6). Sợi đứng riêng rẽ hoặc tập hợp thành bó, các tế bào sợi ngắn, thành
dày hoặc mỏng, khoang rộng (4). (Hình 16)
Hình 16 - Bột đơn lá đỏ
**** Phần hóa học:
Hình ảnh sắc ký ở hình 23 (Cị, c2) cho thấy:
Á = 254nm có hai vết, vết đậm nhất có Rf = 0,84.
Ả = 366nm có năm vết, vết đậm nhất có Rf = 0,80.

×