Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bai 13. Cong dan voi vong dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.75 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2
Bài 13
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 1)
Tại lớp: 10
5
Phòng học: 11
Giáo sinh: Phan Thị Hiên
GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo
Thời gian: Tiết 7, thứ hai, ngày 8/3/2010
Tiết theo PPCT: 26
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Biết được cộng đồng là gì, vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống học sinh của con
người.
- Hiểu thế nào là nhân nghĩa, các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa.
- Hiểu thế nào là hòa nhập, biểu hiện của hòa nhập.
- Hiểu thế nào là hợp tác, biểu hiện, cách thức hợp tác.
2. Về kỹ năng
- Biết cách sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác trong cuộc sống, công việc trong cộng
đồng.
3. Về thái độ
- có tinh thần sống đoàn kết, gắn bó, yêu thương với mọi người trong cộng đồng, có ý
thức vì cộng đồng.
II. Nội dung bài học
1. Kiến thức trọng tâm
- Cộng đồng là gì?
- Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là gì và biểu hiện của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
2. Kiến thức khó
- Cộng đồng là gi?


- Hợp tác
III. Hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học
1. Hình thức: hoạt động theo lớp, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, tình huống
3. Phương tiện: sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu thảo luận nhóm, giấy rôki viết
chữ để choi trò chơi, tranh ảnh.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Gia đình là gì? Gia đình em có những mối quan hệ nào? Trách nhiệm của mỗi người
trong gia đình là gì?
Gợi ý trả lời:
- Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ
cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
- Quan hệ vợ chồng: vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng,
chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình.
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
+ Cha mẹ có trách nhiệm thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục con cái, tạo điều
kiện cho con cái được học tập nên người.
+ Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Quan hệ giữa ông bà và các cháu:
+ Ông bà cso trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu
mực và nêu gương tốt cho các cháu.
+ Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng
ông bà.
- Quan hệ giữa anh chị em: phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và
biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
-
2. Vào bài
Tổ ong lủng lẳng trên cành,

Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
GV: Các em có nhận xét gì về đoạn thơ cô vừa đọc?
HS trả lời
GV: Đoạn thơ vừa rồi nói về sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể, hay
nói cách khác đó là sức mạnh của một cộng đồng. Một cộng đồng lớn mạnh, biết đoàn kết,
hợp tác, thương yêu nhau, sống vì nhau thì cộng đồng ấy sẽ vượt qua tất cả mọi gian khó,
như cộng đồng các dân tộc Việt Nam ta đã vượt qua bao gian lao, thử thách để đến ngày
hôm nya chúng ta được sống hòa bình như thế này. Vậy thì công đồng là gì? Cộng đồng có
vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày
hôm nay. Bài 13 Công dân với cộng đồng (tiết 1)
3. Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1: Sử dụng các phương pháp vấn đáp, thuyết trình để hình thành khái niệm
cộng đồng cho học sinh và giúp học sinh hiểu vai trò của cộng đồng đối với con người.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
1. Cộng đồng và vai trò
của cộng đồng đối với
GV: Hôm trước chúng ta đã học về khái niệm gia đình,
gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống và
gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ
hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình là một cộng
đồng, và lớp học của chúng ta cũng có thể coi là một
cộng đồng. Vậy, những người trong cùng một cộng
đồng có những đặc điểm chung nào?
HS: trả lời

GV: kết luận về điểm chung và ghi lên bảng phụ: chung
ngôn ngữ, lãnh thổ địa lý, cùng sống, cùng sinh hoạt,
cùng trình độ…
GV: Qua đó chúng ta có thể định nghĩa cộng đồng như
thế nào?
HS trả lời
GV: kết luận, ghi bảng
GV: Em hãy kể một số ví dụ về cộng đồng.
GV: ví dụ: những người trên cùng một chuyến xe khách
bắc nam và những người của một cơ quan trên chuyến
xe đi du lịch thì đâu là cộng đông, đâu không phải là
cộng đồng? vì sao?
HS: trả lời
GV: những người đi cùng trên chuyến xe bắc nam
không phải là một cộng đồng vì họ chỉ gắn bó với nhau
một khoảng thời gian rất ngắn khi cùng đi trên xe còn
họ không cùng nhau sinh hoạt cố đinh trong một thời
gian và không gian nhất định. Những người cùng cơ
quan đi du lịch nghĩa là họ đang thực hiện một sinh hoạt
cùng nhau trong một khối cố định vì vậy đó là một cộng
đồng.
GV: bản thân em tham gia những cộng đồng nào? Ba
mẹ em tham gia những cộng đồng nào?
HS: trả lời
GV: kết luận: một người có thể tham gia vào nhiều cộng
đồng khác nhau.
GV: Việc tham gia vào các cộng đồng như vậy, cộng
đồng sẽ giúp được gì cho mỗi cá nhân, hay nói cách
khác cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cá nhân
cuộc sống của con người

a. Cộng đồng là gi?
Cộng đồng là toàn thể
những người cùng sống, có
những điểm giống nhau
hợp thành một khối trong
sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng
đối với cuộc sống của con
người.
trong cộng đồng, để tìm hiểu về vai trò của cộng đồng
đối với cuộc sống của mỗi con người, chúng ta cùng tìm
hiểu mục b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống
của con người.
Cho học sinh thảo luận các câu hỏi, bài tập
Bài tập 1: Những năm học cấp 2 Lan rất nhút nhát, ít
tiếp xúc với đám đông vì không được động viên khuyến
khích đúng mức, nhưng lên lớp 10 mới có 3 tháng Lan
đã trở thành một người hoạt bát hẳn lên, Lan tham gia
các phong trào văn nghệ, thể thao của lớp một cách
nhiệt tình. Vì lớp của Lan các bạn rất nhiệt tình, nhất là
ban cán sự lớp rất quan tâm, tạo điều kiện để Lan tham
gia các hoạt động của lớp. Em nghĩ thế nào về vai trò
của cộng đồng lớp học trong trường hợp này?
HS thảo luận và trả lời
GV: Vai trò của cộng đồng lớp học trong trường hợp
này đó là tạo ra môi trường hợp tác, liên kết để Lan có
thể hòa nhập và cuộc sống chung của lớp tạo nên sự
thay đổi trong cuộc sống của Lan cũng như trong hoạt
động của lớp.
Bài tập 2: chị Hương có điều kiện kinh tế khó khăn,

chồng lại bị liệt nên không giúp đỡ đựoc nhiều, một
mình phải bươn trải nuôi chồng và hai con đang đi học,
hội phụ nữ xã đã tạo điều kiện cho chị vay số vốn là 10
triệu đồng từ nguồn quỹ của hội và giúp đỡ về giống
heo và kỹ thuật nuôi đê chị Hương phát triển kinh tế gia
đình, sau 3 năm, đến nay mặc dù chưa khá giả nhưng
chị cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Em nhận xét gì về việc
lam của hội phụ nữ xã X? Qua đó em thấy vai trò của
cộng đồng đối với con người còn được thể hiện như thế
nao?
HS thảo luận và trả lời
GV: Đó là một việc làm hết sức ý nghĩa của hội phụ nữ
xã, hội đã giúp cho chị Hương phát triển kinh tế, bớt đi
phần nào gánh nặng cơm áo. Điều đó thể hiện vai trò
chăm lo cho đời sống cá nhân cuẩ cộng đông, cộng đồng
bảo đảm cho mỗi người điều kiện phát triển.
Bài tập 3: Chị Lan có con nhỏ, lại hay đau ốm, công
việc cơ quan thì nhiều, để bảo đảm cho chị Lan có điều
kiện chăm sóc con và vẫn bảo đảm công việc của cơ
quan, Trưởng phòng đã cho Lan có thể đem tài liệu về
nhà làm, không nhất thiết phải đến cơ quan miễn sao chị
hoàn thanh tốt công việc là được. Qua đó em nhận thấy
cộng đồng còn có vai trò gì đối với con người.
HS: trả lời
GV: Cộng đồng còn giải quyết hài hòa, hợp lý giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Củng cố nội dung kiến thức phần 1 bằng sơ đồ ở phụ lục
1.
Hoạt động 2: Sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp để làm rõ nội dung
của nhân nghĩa.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
GV: Cộng đồng chỉ tồn tại và phát triển được khi những
thành viên của cộng đồng biết hưởng thụ những lợi ích
mà cộng đồng đem lại đồng thời có ý thức vì cộng đồng,
thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng mình
tham gia. Vậy, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng
đồng là gì?
HS: trả lời
GV: cá nhân trong mỗi cộng đồng phải tuân theo những
chuẩn mực đạo đức, những quy tắc xử sự riêng. Đối với
lớp học, cộng đồng nơi cư trú thì nhân nghĩa, hòa nhập,
hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất.
Trong tiết này cô cùng các em sẽ tìm hiểu về nhân
nghĩa, thế nào là nhân nghĩa, các biểu hiện của nhân
nghĩa, và làm thế nào để phát huy truyền thống nhân
nghĩa.
HS: tiến hành thảo luận.
GV: giải thích nghĩa của từ nhân nghĩa: Theo nghĩa từ
vựng thì nhân là lòng thương người, nghĩa là điều được
coi là hợp với lẽ phải, hợp với tiêu chí của xã hội. Có
thể giải thích nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử
với người theo lẽ phải. Đó là nghĩa từ vựng còn đê tìm
hiểu nội dung cụ thể của nhân nghĩa, những biểu hiện
của nhân nghĩa cô chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận
theo câu hỏi trong phiếu thảo luận. 2 nhóm sẽ thảo luận
1 nội dung (theo phụ lục 2) và sau đó một nhóm trình
bày còn nhóm còn lại bổ sung thêm.
- Phát phiếu thảo luận cho hs.
- HS tiến hành thảo luận
- GV: gọi học sinh bất kỳ của các nhóm lần lượt trình

bày kết quả thảo luận và hướng dẫn lớp thảo luận, góp
ý, kết luận theo từng nhóm, sau đó tổng kết và ghi bảng
về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta, về những
2. Trách nhiệm của cá
nhân đối với cộng đồng
a. Nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là lòng
thương người và đối xử
với người theo lẽ phải.
biểu hiện của nhân nghĩa và truyên thống nhân nghĩa
của dân tộc ta.
GV: Nhân nghĩa là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta, truyền thống ấy cần phải được phát huy hơn nữa
trong thời kỳ hiện nay cũng như mai sau. Là học sinh
em làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân
tộc ta?
HS trả lời
GV: kết luận.
- Biểu hiện của nhân
nghĩa:
+ Nhân ái, yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn
nạn, khó khăn.
+ Tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong cuộc sống hàng
ngày, trong lao động.
+ Có lòng vị tha, cao cả.
* Phát huy truyền thống
nhân nghĩa.
- Kính trọng, biết ơn, hiếu

thảo với ông bà, cha mẹ.
- Quan tâm, chia sẻ,
nhường nhịn với những
người xung quanh.
- Cảm thông và giúp đỡ
mọi người khi gặp hoạn
nạn, khó khăn, trước tiên
là người thân, bạn bè, làng
xóm….
- Tham gia cá phong trào
nhân đạo.
- Kính trọng và biết ơn
những vị anh hùng dân tộc,
những người có công với
đất nước, dân tộc.
4. Củng cố
- Củng cố: Dùng phụ lục 3 ghi trên giấy roki để củng cố.
5. Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết học sau:
- Làm bài tập 1,2 trang 94 SGK
- Mỗi tổ sưu tầm hai bức tranh về các hoạt động tình nguyện, hoạt động hợp tác trong
học tập, làm ăn…
V. Nhận xét tiết học
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2:
Nhóm 1+2
Bà Hải năm nay đã gần 80 rồi, lại bị bênh Cao huyết áp, bà chỉ ba sống với một
người cháu ngoại mồ côi mới học lớp 7, hàng ngày bà vẫn phải làm việc vất vả để nuôi
cháu ăn học. Vì vậy chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trong xã giúp đỡ bà
Hải, mọi người nhiệt tình ủng hộ, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít, thể hiện tấm lòng

tương thân, tương ái. Nhưng gia đình anh A bảo rằng “không anh em họ hàng, chẳng bà
con thân thích tự nhiên tốn tiền tốn của vô lý!”
1. Em có đồng ý với ý kiến của anh A không? Vì sao?
2. Theo em mọi người trong xã hội nên sống và đối xử với nhau như thế nào?
Nhóm 3+4
Năm 19 tuổi, Tiến đã phạm tội và bị phạt tù 2 năm, Tiến rất hối hận và đã tích cực
rèn luyện để sớm được trở về với cuộc sống xã hội. Cuối cùng sau 1 năm 5 tháng Tiến
được ra tù, Tiến rất mừng, khi về nhà mọi người đến thăm hỏi, động viên Tiến cố gắng làm
ăn. Nhưng cũng có một số người cho rằng “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Gần gũi với
Môi trường liên kết, hợp
tác → đời sống cá nhân
và cộng đồng
Chăm lo cuộc sống cá
nhân
Kết hợp đúng đắn mối
quan hệ giữa cá nhân với
cộng đồng
Cộng đồng công bằng,
dân chủ, kỷ luật
Cá nhân tuân thủ quy
tắc của cộng đồng
Cá nhân phát triển →
cộng đồng phát triển
Vai trò của cộng đồng
đối với cuộc sống của con người
Tiến có khi lại vào tù thì khổ! Vì vậy họ xa lánh Tiến, không cho con, em mình tiếp xúc
vói Tiến.
1. Theo em, tư tưởng ấy có đúng không? Vì sao?
2. Đối với những người đã từ có lỗi lầm như thế chúng ta phải đối xử thế nào cho
phải?

Nhóm 5+6
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”
“Lá lành đùm lá rách”
Em có suy nghĩ gì về những câu ca dao trên. Qua đó em thấy được điều gì?
Phụ lục 3
Hãy đánh dấu X vào biểu hiện của vai trò của cộng đồng đối với cá nhân
Hội phụ nữ cho hội viên vay vốn quay vòng để phát triển sản xuất
Lớp giúp đỡ bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn
Ban cán sự lớp tổ chưc thăm bạn ốm và giúp gia đình bạn việc nhà
Một thành viên trong lớp quan tâm đến bạn mới vào lớp.
Lớp tổ chức giao lưu để làm quen với bạn mới chuyển đến lớp
Hãy đánh dấu X và những biểu hiện của phẩm chất nhân nghĩa
Yêu thương mọi người
Giải quyết mọi chuyện bằng “đao to búa lớn”
Yêu thương những người mình cảm thấy họ có ích cho mình
Giúp đỡ mọi người vì mong muốn được họ cảm ơn, báo đáp
Có lòng vị tha
Vui vẻ, thân ái với mọi người xung quanh.
Tỏ ra quan tâm trước mặt còn sau lưng thì nói xấu
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Phương Thảo

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×