Vụ xì căng đan vắc-
xin bại liệt và nguy
cơ ung thư
Một khám phá gây chấn động
của các nhà khoa học: Có thể
hàng triệu người đã phơi nhiễm
với một loại vắc-xin bại liệt bị ô
nhiễm do Liên Xô (cũ) sản xuất.
Thật không?
Kể từ năm 1960, các liều vắc-xin
bại liệt sơ khai đã b
ị nhiễm virus 40
ở khỉ, hay SV40 thường lây nhiễm
ở khỉ macaque. 10-30 triệu người ở
Mỹ và các nước khác (chưa biết số
lượng), bao gồm Anh, Australia và
Liên Xô (cũ) có lẽ đã phơi nhiễm
với SV40 trước năm 1963. Sự ô
nhiễm này xảy ra do các tế bào th
ận
khỉ, nơi virus được nuôi trong đó
để làm vắc-xin, có nguồn gốc từ
khỉ nhiễm SV40. Theo các quan
chức y tế, vấn đề trên đã được giải
quyết sau năm 1963.
Michele Carbone thuộc
ĐH Loyola (Mỹ) vừa
tuyên bố kết quả nghiên
cứu: vắc-xin bại liệt ở
Liên Xô (cũ) bị nhiễm
virus SV40 sau năm 1963
và có lẽ kéo dài tới đầu
những năm 1980. Phát
biểu tại hội nghị cơ chất
tế bào vắc-xin ở
Rockville, Maryland,
Carbone nói: ''Liệu có
virus truyền nhiễm trong vắc-xin
hay không? Câu trả lời ngắn gọn là
có''.
Theo nhà nghiên cứu này, vắc-xin
Hy vọng
là em bé
này sẽ
không
nhiễm
SV40 từ
những
giọt vắc-
xin bại
liệt.
nhiễm SV40 gần như chắc chắn là
được sử dụng khắp Liên Xô (cũ) v
à
có lẽ được xuất khẩu sang Trung
Quốc, Nhật Bản và nhiều nước
khác ở châu Phi. Điều đó có nghĩa
là hàng trăm triệu người có lẽ đã
phơi nhiễm với SV40 sau năm
1963.
SV40 và ung thư hiếm
Hậu quả phơi nhiễm với SV40 -
virus không liên quan tới HIV - v
ẫn
chưa rõ ràng. Có bằng chứng rằng
một số người được tiêm vắc-xin
này nhiễm SV40. Nhiễm virus ấy
có thể dẫn tới một số loại ung thư
hiếm sẽ phát tác nhiều năm sau đó.
Tuy nhiên, mối liên hệ với ung thư
vẫn chưa được chứng minh. Philip
Minor thuộc Viện Tiêu chuẩn và
Kiểm soát Sinh học Quốc gia Anh
(NIBSC) cho biết: ''Có hai khả
năng, liên quan và không liên
quan''.
Minor đã tìm thấy ba mẫu vắc-xin
bại liệt dạng uống từ cuối những
năm 1960 trong thùng lạnh của
NIBSC - mẫu duy nhất còn tồn tại
từ thời gian đó. Năm 1999, ông
phát hiện chúng có kết quả dương
tính đối với SV40 trong khi mẫu
vắc-xin của Anh từ cùng th
ời kỳ lại
không có.
Tuy nhiên, ông chưa đưa
ra bất kỳ kết luận rộng rãi nào.
Carbone đã tiếp bư
ớc công việc của
ông và tiến hành thêm nhiều cuộc
xét nghiệm. Ông đã khẳng định sự
tồn tại của SV40 trong các mẫu
vắc-xin của Liên Xô (c
ũ) thông qua
ba lần kiểm tra riêng rẽ. Hai mẫu
cho th
ấy SV40 vẫn có khả năng lây
nhiễm trong khi mẫu thứ ba thì
không - dấu hiệu cho thấy mẫu vắc-
xin sống này có lẽ đã suy biến.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất được
cho là đảm bảo rằng nếu có virus
SV40, chúng sẽ bị vô hiệu. Khi
Carbone kiểm tra phương pháp vô
hiệu hoá của Liên Xô (cũ) dựa vào
magnesium chloride, ông phát hiện
nó chỉ hiệu quả 95%. Do vậy, ông
tin vắc-xin của Liên Xô (cũ) có lẽ
vẫn bị ô nhiễm cho tới đầu những
năm 1980. Vào năm 1981, Liên Xô
(cũ) đã chuyển sang sử dụng mầm
vắc-xin bại liệt do Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) cung cấp. Loại
mầm này không có SV40. Carbone
là người đầu tiên công bố bằng
chứng về mối liên quan giữa SV40
với ung thư phổi chết người
mesothelioma. Ông sẽ không thảo
luận kết quả nghiên cứu hơn nữa
cho tới khi chúng được xuất bản.
Các quan chức thuộc Cục Dược
phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA)
cũng không bình luận gì tại hội
nghị trên. FDA đang bị kiện với lý
do vắc-xin bại liệt nhiễm SV40
được sử dụng tại Mỹ và đã làm m
ột
số người mắc ung thư. Hilary
Koprowski thuộc ĐH Jefferson
(Mỹ), người bào chế một trong
những loại vắc-xin bại liệt đầu
tiên,
cho biết ông không ngạc nhiên khi
thấy tiến trình magnesium chlorid
không hiệu quả 100%. Ông nói:
''Tôi tin vẫn còn một số SV40''.
Ngưng dùng tế bào thận khỉ
Theo Koprowski, tình trạng ô
nhiễm của vắc-xin bại liệt do Liên
Xô (cũ) sản xuất nêu bật yêu cầu
cần tìm ra các phương pháp nuôi
virus an toàn hơn. Ông đang giải
quyết vấn đề này bằng cách sử
dụng tế bào thực vật.
Mỹ đã ngừng sử dụng tế bào thận
khỉ trong điều chế vắc-xin bại liệt
từ năm 2000. Tuy nhiên, vắc-xin
này vẫn được sản xuất theo cách c
ũ
tại nhiều quốc gia khác.
Konstantin Chumakov thu
ộc Trung
tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh
học của FDA cho rằng nghiên cứu
của Carbone để lại nhiều câu hỏi
chưa được trả lời. Chẳng hạn, vẫn
chưa rõ việc dán nhãn các mẫu tại
NIBSC có chính xác hay không và
khi nào chúng được sử dụng tại
Liên Xô (cũ). Cha của Chumakov
là giám đốc Viện Nghiên cứu Bại
liệt Xô Viết trong suốt thời kỳ ô
nhiễm vắc-xin. Ông được kể rằng
vào một thời điểm nào đó, Liên Xô
(cũ) đã từng cung cấp vắc-xin cho
hơn 100 quốc gia.
Chumakov đã tới Moscow vào
tháng 4/2004 để tìm hiểu nhiều h
ơn
về quá trình sản xuất cũng như thử
nghiệm vắc-xin bại liệt thời trước.
Tuy nhiên, ông không tìm th
ấy mẫu
vắc-xin từ thời kỳ đó và hiện còn
rất ít tài liệu về các lô cụ thể và
nguyên nhân chúng bị ô nhiễm.
Ông nói: ''Thật khó giải thích ô
nhiễm xảy ra như thế nào song rõ
ràng là đã có ô nhiễm''.