Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quy trinh sản xuất đậu nành ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.51 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
1. Giới thiệu về cây đậu nành 2
2. Giá trò dinh dưỡng của đậu nành 2
2.1. Protein và thành phần acid amin 3
2.2. Lipid 4
2.3. Carbohydrates 4
2.4. Chất tro 4
2.5. Vitamin 5
2.6. Một số enzyme trong đậu nành 5
II.SẢN XUẤT ĐẬU PHỤ 5
1. Sơ lược về đậu phụ 5
2. Các phương pháp sản xuất đậu phụ 6
2.1. Phương pháp xay ướt 6
2.2. Phương pháp xay ướt 10
III.SẢN XUẤT CHAO 13
1.Tổng quan về chao 13
2. Nguồn vi sinh vật 15
3. Qui trình làm chao Việt Nam 16
4. Sản xuất chao theo phương pháp hiện đại 18
5. Quy trình sản xuất vi sinh vật 23
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chao 25
6.1.Ảnh hưởng của muối 25
6.2. Ảnh hưởng của sự thủy phân 26
6.3. Ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản 27
6.4. Ảnh hưởng của các peptid 27
7. Một số hiện tượng hư hỏng của chao 28
7.1. Hiện tượng chao bò đắng 28
7.2. Có mùi khó chòu 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
1
I. Nguyên liệu


1. Giới thiệu về cây đậu nành:
Đậu nành là một loại cây trồng ngắn ngày, có nhiều tác dụng như: cung cấp
thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, nông sản xuất
khẩu và cây luân, xen canh cải tạo đất tốt.
Cây đậu nành với tên khoa học là Glycin max(L) Merrill, là một trong số cây
trồng có lịch sử lâu đời nhất của loài người.
Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda(1993) và về sau nhiều nhà khoa học
khác cũng đã thống nhất rằng, đậu nành có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc) xuất
phát từ một loại đậu nành dại, thân mảnh, dạng dây leo, tên khoa học G. soja Sieb &
Zucc (t. Hymovits, 1970). Trong một số công trình nghiên cứu, các nhà khoa học dùng
tên G.usuriensis để thay cho tên trên. Từ Trung Quốc, đậu nành lan truyền dần khắp
thế giới. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, vảo khoảng 200 năm trước công nguyên,
đậu nành đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó được phát triển sang Nhật. Đến giữa
thế kỉ 17, đậu nành mới được nhà thực vật học người Đức Engelbert Caempfer đưa về
Châu Âu và đến năm 1954 đậu nành mới được du nhập vào Mỹ.
Đậu nành là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của thế giới, đứng hàng
thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Năm1994, sản lượng bột protein và bột lấy dầu
từ đậu nành trên toàn thế giới tương ứng là 80,2 triệu tấn và 78,1 triệu tấn.
Do khả năng thích ứng khá rộng nên nó được trồng khắp năm châu lục, nhưng
tập trung nhiều nhất là châu Mỹ 73,03% tiếp đến là châu Á 23,15%… Hằng năm trên
thế giới trồng khoảng 54 – 56 triệu ha đậu nành (1990 – 1992) với sản lượng khoảng
13–114 triệu tấn. Thời kỳ năm 1990 – 1992 so với thời kì từ năm 1979 – 1981, sản
lượng đậu nành đă tăng lên 26,1% còn diện tích sử dụng tăng 8,8% (FAO, 1992).
Hiện nay 88% sản lượng đậu nành thế giới được tập trung ở 4 quốc gia: Mỹ
(52%), Brazil (17%), Argentina (10%), Trung Quốc (9%). Phần còn lại phân bố ở các
nước sau: Canada, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Bắc & Nam Triều Tiên, Mexico,
Paraguay, Rumani và Nga.
2. Giá trị dinh dưỡng của đậu nành:
Đậu nành được nhiều nhà khoa học xem như là chìa khóa để giải quyết nạn
thiếu protein trong dinh dưỡng của con người. Theo Đỗ Tất Lợi, đậu nành còn được

dùng để chữa bệnh tiểu đường, suy nhược thần kinh, suy nhược dinh dưỡng …
Chất lượng đậu nành của nước ta tương đối tốt, protein khoảng 38–40%, trọng
lượng 1000 hạt: 90–120g, hạt vàng hoặc xanh, rốn hạt nâu hoặc đen. Một số giống mới
chọn gần đây có cải thiện hơn về chất lượng: hạt vàng, tròn, rốn trắng, ít nứt, trọng
lượng 1000 hạt: 180–270g protein 43–47%.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt đậu nành (theo Sinha Sk, 1979):
Loại hạt Calori
e
Protein (g) Lipid (g) Glucid (g) Xơ (g) Tro (g)
2
Hạt xanh 436 40,8 17,9 35,8 6,0 5,3
Hạt trắng 444 39,0 19,6 35,5 4,7 5,5
Hạt vàng 439 38,0 17,1 40,3 4,9 4,6
Đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó đậu nành có màu vàng là tốt
nhất nên được trồng và sử dụng nhiều.
Hạt đậu nành có ba bộ phận:
o Vỏ hạt chiếm 8% trọng lượng hạt.
o Phôi chiếm 2%.
o Tử diệp chiếm 90%.
Thành phần hóa học trong các thành phần của hạt đậu nành (theo Kitrigin,
1981):
Thành phần
hạt
Lipid %
Protein
%
(Nx6,25)
Hydrate cacbon % Tro %
Tử diệp 23 43 29,0 5
Phôi 11 41,1 43,0 4,4

Vỏ hạt 1 8,8 86,0 4,3
Thành phần hóa học của đậu nành thay đổi tùy loại đậu, thời tiết, đất đai, điều
kiện trồng trọt. Có loại chứa hàm lượng protein lớn hơn 50%, lipid lớn hơn 22%.
2.1. Protein và thành phần acid amin :
Hàm lượng protein tổng dao động trong hạt đậu nành từ 29,6–50,5%, trung
bình là 36–40%. Các nhóm protein đơn giản (% so với tổng số protein): albumin (6–
8%), globulin (25–34%), glutelin(13–14%), prolamin chiếm lượng nhỏ không đáng kể.
Về giá trị protein, đậu nành đứng hàng đầu về đạm nguồn gốc thực vật và
không những về hàm lượng protein cao mà cả về chất lượng protein. Protein đậu nành
dễ tan trong nước và chứa nhiều acid amin không thay thế như lysin, tryptophan. Trừ
methionin và cystein hơi thấp còn các acid amin khác của đậu nành có thành phần
giống thịt.
Thành phần các acid amin trong protein đậu nành:
Loại acid amin Phần trăm%
Isoleucine 1,1
Leucine 7,7
Lysine 5,9
3
Methionine 1,6
Cystein 1,3
Phenylalanine 5,0
Threonine 4,3
Tryptophane 1,3
Valine 5,4
Histidin 2,6
2.2. Lipid :
Chất béo trong đậu nành dao động từ 13,5–24%, trung bình 18%. Chất béo đặc
trưng chứa khoảng 6,4–15,1% acid béo no (acid stearic, acid acid archidonic) và 80–
93,6% acid béo không no (acid enoleic acid linolenic, acid linolenic, acid oleic).
Trong dầu đậu nành còn chứa một lượng nhỏ phosphatid, đặc biệt nhiều

lecinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh mô, cứng
xương, tăng sức đề kháng.
2.3. Carbohydrates:
Glucid trong đậu nành khoảng 22–35,5%, trong đó 1–3% tinh bột.
Carbohydrates được chia làm 2 loại: loại tan trong nước chiếm khoảng 10% và loại
không tan trong nước.
Thành phần carbohydrat trong đậu nành :
Loại Phần trăm %
Cellulose 4,0
Hemicellulose 15,4
Stachyose 3,8
Rafinose 1,1
Saccharose 5,0
Các loại đường khác 5,1
2.4. Chất tro:
Chất tro trong đậu nành từ 4,5–6,8%. Nếu tính theo phần trăm chất khô toàn hạt
thì thành phần tro như sau :
4
P
2
O
5
0,6–2,18% SO
3
0,41–0,44%
K
2
O 1,91–2,64% Na
2
O 0,38%

CaO 0,23–0,63% Cl 0,025%
MgO 0,22–0,55% Chất khác 1,17%
Ngoài ra còn có các nguyên tố khoáng khác: Al, Fe, I, Mn, Cu, Mo…
2.5. Vitamin:
Đậu nành chứa nhiều vitamin khác nhau, trừ vitamin C và vitamin D. Thành
phần vitamin như sau :
Vitamin Hàm lượng Vitamin Hàm lượng
Thiamin 11–17,5 % Inociton 2300 mg%
Riboflavin 3,4–3,6 % Vitamin A 0,18–2,43 %
Niacin 21,4–23 mg/g VitaminE 1,4 mg%
Pyrydin 7,1–12 mg/g Vitamin K 1,9 mg%
Biotin 0,8 mg/g Vitamin B
1
0,54 mg%
A.patothentic 13–21,5 mg/g Vitamin B
2
0,29 mg%
A.folic 1,9 mg/g Vitamin PP 2,3 mg%
2.6. Một số enzyme trong đậu nành:
Urease: chống lại sự hấp thụ các chất đạm qua hàng ruột do đó không nên ăn
đậu nành sống.
Lipase: thủy phân glyceric tạo thành glycerin và acid béo.
Phospholipase: thủy phân ester của acid acetic.
Amylase: thủy phân tinh bột, β-amylase có trong đậu nành với số lượng khá
lớn.
Lipoxygenase: xúc tác phản ứng chuyển H
2
trong acid béo.
II.SẢN XUẤT ĐẬU PHỤ
1. Sơ lược về đậu phụ

Đậu phụ là một sản phẩm được sản xuất từ đậu nành. Đậu phụ không chỉ được
sản xuất tại Việt Nam mà còn được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, các nước
Đông Nam Á và cả ở các nước châu Au như Hà Lan, Pháp, …
Đậu phụ có nhiều dạng khác nhau, chính vì thế mà cũng có tên gọi khác nhau.
Tất cả các dạng và tên gọi khác nhau trên đều chia làm 3 loại: đậu phụ mềm, đậu phụ
cứng đậu phụ lụa.
5
Trong đó đậu phụ mềm được sản xuất nhiều nhất ở nước ta. Trung Quốc sản
xuất cả 3 loại. Nhật bản sản xuất nhiều loại đậu phụ lụa.
 Thành phần dinh dưỡng của 3 loại đậu phụ
Thành phần dinh
dưỡng
Đậu phụ cứng Đậu phụ mềm Đậu phụ lụa
Calories (gm) 120 86 72
Protein (gm) 13 9 9,6
Carbohydrate (gm) 3 2 3,2
Chất béo (gm) 6 5 2,4
Chất béo no (gm) 1 1 -
Cholesterol 0 0 0
Natri (mg) 9 8 30
Chất xơ (gm) 1 - -
Canxi (mg) 120 130 40
Sắt (mg) 8 7 1
Tuy nhiên, đậu phụ cũng là sản phẩm trung gian để sản xuất chao. Bánh đậu
phụ dùng để sản xuất chao có một số yêu cầu nghiêm ngặc hơn các loại đậu phụ dùng
để ăn.
Tiêu chuẩn bánh đậu dùng sản xuất chao tốt nhất có thành phần:
- Hàm lượng nước 68-72%.
- pH=6-6.5.
- Không chứa vi sinh vật tạp và vi sinh vật kỵ khí.

 Quá trình sản xuất đậu phụ : dùng tác động cơ học để phá vỡ cấu trúc tế
bào của hạt đậu, giải phóng các thành phần có trong hạt đồng thời dùng nước làm dung
môi hòa tan các chất đó thành dung dịch huyền phù. Sau đó lợi dụng tính chất hòa tan
khác nhau giữa các chất, dùng phương pháp lọc để tách lấy 1 dung dịch nhũ tương
trong đó chủ yếu là chất đạm tan globulin. Từ dung dịch này, dựa vào tính chất đông
tụ của globulin, thông qua các điều kiện pH, điện tích, nhiệt độ, … kết tủa chúng lại
thành các hoa đậu rồi ép định hình thành bánh đậu phụ.
2. Các phương pháp sản xuất đậu phụ
2.1. Phương pháp xay ướt
2.1.1. Qui trình sản xuất
6
7
Đu Danành
Loại bỏ tạp chất
Ngâm
Nước
Na
2
CO
3
Đãi vỏ
Xay ướt
Nước
Dịch sữa đậu thô
Chất phá bọt
Na
2
CO
3
Lọc thô

Lọc tinh
Dịch sữa

Rửa bã
Lọc

Thức ăn
gia súc
Nước

Sữa đậu
Đun sôi
Kết tủa
Ép thô
Hoa đậu
Nước
Ép
Đậu phụ
Đậu nành
2.1.2.Giải thích qui trình
 Giai đoạn ngâm hạt
Trong phương pháp xay ướt, hạt đậu phải qua giai đoạn ngâm. Ngâm hạt nhằm
mục đích làm hạt đậu hút nước và trương lên. Khi đó các phân tử nước có tính lưỡng
cực sẽ tác động lên các phân tố protein, lipit, gluxit và xenluloza. Quá trình này xảy ra
qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là quá trình solvat hoá. Ở giai đoạn này các liên kết trong hạt
đậu chưa bị phá vỡ.
- Giai đoạn hai xảy ra khi các phân tử nước tiếp tục tác động và làm phá vỡ liên
kết các phân tử trong hạt đậu và chuyển chúng sang trạng thái dịch thể keo linh động
nằm trong các tế bào hạt đậu.

Có 3 yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ngâm hạt thời gian ngâm, lượng
nước ngâm và nhiệt độ nước ngâm.
- Thời gian ngâm:
+ Nhiệt độ ngoài trời từ 15
0
C – 25
0
C, ngâm 5 – 6 giờ.
+ Nhiệt độ ngoài trời từ 25
0
C – 30
0
C, ngâm 3 – 4 giờ.
Kết thúc giai đoạn ngâm là thời điểm độ ẩm hạt đậu đạt 55% - 65% là tốt nhất.
- Nhiệt độ nước ngâm: Nếu ngâm ở nhiệt độ cao, tốc độ trương của hạt nhanh
nhưng độ trương của hạt lại nhỏ. Nếu độ trương nhỏ thì các thành phần trong hạt đậu
chỉ ở trạng thái keo đông, không phải dịch thể keo, do đó khó hoà tan.
Nhiệt độ nước ngâm dùng để ngâm đậu tốt nhất là 20
0
C – 25
0
C.
- Lượng nước ngâm: thường được sử dụng Đậu : Nước = 1 : 2,5
Lượng nước ngâm này sẽ giúp độ trương của hạt đậu đạt tương đối cao, độ chua
thấp (khoảng 2,23g axit axetic trên 100g đậu) và sự hao tổn chất khô nhỏ (chỉ
0,6g/100g đậu).
 Xay
8
Xay là một quá trình cơ học để phá vỡ tế bào, nhằm giải phóng protein, lipit,
gluxit, … Nhờ có nước hoà tan các chất này và chuyển chúng sang dạng huyền phù.

Yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất trong giai đoạn xay là lượng nước cần thiết cho
vào trong khi xay. Nếu ít nước sẽ xảy ra hiện tượng hoà tan các chất kém và tạo ma sát
mạnh gây ra hiện tượng tăng nhiệt. Nhiệt tăng làm protein biến tính, do đó khả năng
tan của protein sẽ kém đi. Nếu quá nhiều nước sẽ làm tăng lượng hoà tan các chất
nhưng lại gây ra khó khăn trong các giai đoạn chế biến sau.
Nước dùng để xay bột tốt nhất nên theo tỉ lệ: Đậu : Nước = 1 : 6.
Trong khi xay phai cho nước chảy vào liên tục. Trong quá trình xay, saponin sẽ
tạo bọt vì vậy phải cho chất phá bọt, chất phá bọt thường dùng với tỷ lệ 0,05% so với
lượng đậu từ máng dẫn vào.
 Lọc
Sau khi xay ta có một dung dịch huyền phù, gốm có dung dịch keo và những
chất rắn không tan trong nước.
Trong quá trình tách dung dịch keo khỏi các chất rắn sẽ xảy ra hiện tượng các
chất rắn sẽ giữ trên mặt có những tiểu phần keo vì vậy phải dùng nước rửa lại phần bã.
Lượng nước dùng để rửa không nên quá nhiều. Trong giai đoạn lọc nên qua hai bước:
lọc tinh và lọc thô. Sữa khi lọc tinh xong phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Nồng độ sữa: 0,4 – 0,5 Be.
- pH dịch sữa: 6 – 6,5
- Lượng sữa thu được từ 1kg đậu là 9 lít.
Thành phần hoá học của dịch sữa như sau:
- Đạm tổng số 27 – 30 g/l
- Lipit 13 – 16 g/l
- Gluxit 3,2 – 4,5 g/l
- Chất khô 5 – 4,5 g/l
Sữa sau khi lọc xong thường có 15.000 – 20.000 vi khuẩn lactic/1 cm
3
. Nếu để
lâu, sữa sẽ có phản ứng hoá học xảy ra như:
C
6

H
12
O
6
= 3CH
3
COOH + 2H
2
O.
2CH
3
COOH + H
2
O = 2CH
3
CHOHCOOH
Lượng axít lactic được tạo thành sẽ làm thay đổi pH dịch sữa. Sự thay đổi pH sẽ
làm thay đổi căn bản tích chất protein. Khi pH sữa tới gần điểm đẳng điện của protein
đậu nành thì khối sữa sẽ đóng vón lại, gây khó khăn cho quá trình ép sau này. Do đó
sữa kể từ khi xay đến khi lọc xong không nên kéo dài quá 30 phút về mùa hè và 50
phút về mùa đông.
Bã đậu là phần rắn sau khi lọc. Thành phần hoá học của bã đậu gồm có:
- Protein: 3-4% - Gluxit: 5-6%
9
- Lipit: 1-2% - Độ ẩm: 8-90%
 Gia nhiệt, kết tủa
Dịch sữa sau khi lọc xong phải đem gia nhiệt ngay. Gia nhiệt nhằm phá enzym
kháng tripxin và độc tố aflatoxin, diệt vi sinh vật, khử mùi tanh của đậu nành, phá vỡ
lớp solvat tạo điều kiện cho các phân tử sữa gần lại nhau hơn và dễ keo tụ hơn.
Thời gian gia nhiệt càng nhanh càng tốt. Thời gian đun sôi 100 lít sữa trong

phạm vi 5-10 phút là tốt nhất. Trong quá trình đun sôi nên khuấy đảo luôn để tránh
cháy khét dung dịch sữa.
Sau khi đun sữa phải kết tủa sữa ngay. Sự kết tủa protein có nhiều nguyên nhân
như do sự tác dụng của nhiệt, sự thay đổi pH về vùng đẳng điện, tác dụng của muối.
Trong quá trình kết tủa, ta đun sữa đến 95 – 100
0
C để gây biến tính nhiệt và
dùng tác nhân gây kết tủa protein. Tác nhân gây kết tủa có nhiều loại như nước chua tự
nhiên, CaCl
2
, CaSO
4
, axit clohidric, axit lactic, axit axetic, … Trong các loại tác nhân
kết tủa trên, dùng nước chua tự nhiên là thích hợp nhất. Khi dùng nước chua để kết tủa
đòi hỏi người sử dụng phải có rất nhiều kinh nghiệm.
Điều kiện để kết tủa như sau:
- Nhiệt độ dịch sữa khi kết tủa > 95
0
C.
- pH của dịch sữa khi kết tủa >6.
- pH của nướcchua 4 – 4,5.
pH của nước chua có ý nghĩa rất lớn trong việc kết tủa. Nếu pH cao thì lượng
nước chua phải sử dụng nhiều, nếu pH thấp thì hiệu suất thi hồi đạm thấp. Khi dịch
sữa đạt 95
0
C ta cho nước chua vào từ từ. Quá trình này nên theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu nên dùng ½ lượng nước chua.
- Sau 3 phút chi ½ lượng nước chua còn lại.
- Sau 3 phút lại cho tiếp số lượng nước chua còn lại.
Thường lượng nước chua đem kết tủa chiếm 20 – 22% lượng sữa cần kết tủa.

 Ép định hình bánh đinh và ngâm nước.
Sau khi kết tủa và chắt bã nước trong, ta có óc đậu hay hoa đậu. Đưa hoa đậu
vào khuôn ép. Nhiệt độ của hoa đậu đem ép tốt nhất là 70 -80
0
C. Nếu dưới 60
0
C thì
hoa đậu sẽ không kết dính, bánh đậu bở và không định hình được. Thời gian ép thường
là 10 phút.
2.2. Phương pháp xay ướt
2.2.1. Qui trình sản xuất
10
2.2.2.Giải thích qui trình
 Vo đậu và hong khô
11
Làm sạch bằng nước
Làm khô
Xay khô hoặc nghiền khô
Bột đậu
Ngâm
Dd NaOH
Ly tâm
Sữa đậu

Rửa bã
Ly tâm

Thức ăn
gia súc
Nước

Đun sôi
Kết tủa
Ép thô
Hoa đậu
Nước
Ép
Đậu phụ
Đậu nành
Phương pháp xay khô không qua giai đoạn ngâm, mà chỉ vo cho sạch, loại bỏ
các chất như rơm, rác, sạn, cát, … Quá trình vo này cũng nhằm làm cho hạt đậu ngấm
một ít nước trở lại. Sau đó hong khô ngoài kh6ong khí khoảng 30 phút. Sau khi hong
khô vỏ đậu sẽ nhăn nheo. Đem hạt đậu này đi nghiền.
 Nghiền
Ta có thể nghiền bột đậu bằng nhiềuj loại máy nghiền khác nhau. bỘtg nghiền
xong phải có độ mịn qua rây có 64 lỗ/cm
2
. bột đậu nghiền xong phải sử dụng ngay,
không để quá 1 giờ vì trong quá trình nghiền, nhiệt độ sẽ tăng và làm tăng quá trình
lên men. Từ đó dẫn tớisự biến tính protein và sẽ gây tổn thất hiệu suất sau này.
 Hoà bột vào dung dịch NAOH
Đem bột đã nghiền ở trên hoà vào NaOH với pH = 11 – 12 với tỷ lệ 1 đậu 7
nước ở nhiệt độ 65 – 68
0
C. khi cho bột vào, pH sẽ giảm xuống 7 – 7,5; do tác dụng của
các phần tử protein và các axit béo có trong hạt đậu với NaOH.
Mục đích của quátrình này là để hoà tan protein và các chất có trong hạt đậu
vào nước. Từ đó tiến hành lọc, tách dung dịch protein ra khỏi phần không hoà tan. Sau
đó kết tủa và ép thành bánh.
Sau đó ly tân thu dịch sữa đậu. Các bước tiếp theo tiến hành giống phương pháp
xay ướt.

 Sản xuất nước chua
Nước chua đượcsản xuất co thành phần môi trường như sau:
- Sữa đậu nành 10% (sữa có nồng độ 0.4 – 0.5
0
Be, pH = 6,2 – 6,5).
- Nước chắt đậu 15% (có pH = 5 – 5,6).
- Nước máy đã đun sôi để nguội 75%.
- pH chung của dung dịch hỗn hợp là 6,5.
Để môi trường lên men ở 35 – 40
0
C, các vi khuẩn sẽ phát triển rất mạnh chỉ sau
39 – 42 giờ. Kết quả là pH sẽ giảm từ 6,5 xuống 4,0 – 4,5 và đạt được hàm lượng axít
cực đại là 10 – 11 g/l (tính theo axit axetic).
Trường hợp không có nước chiết đậu có thể dùng axit lactic để kết tủa protein
như trong sản xuất đậu phụ. Phần nước trong lấy ra chính là nước chua.
Trong sản xuất ta có thể nhân lượng nước chua như sau: lấy ½ lượng nước chua
trên, cho ½ lượng nước chắt đậu vào và lên men ở 35 – 40
0
C trong 1 giờ 30 phút đến 2
giờ ta có lượng nước chua cần cho sản xuất.
 Sản xuất chất phá bọt
Ta có thể tự chế tạo chất phá bọt như:
-Dầu lạc 100kg.
-KCl (loại 31%) 20kg.
-NaCl (loại 95% độ thuần) 1kg.
-Na
2
CO
3
(loại 95% độ thuần) 1,5kg.

12
Qui trình sản xuất như sau:
Dầu lạc và HCl được trộn với nhau, khuấy đều, gia nhiệt 90 – 95
0
C và giữ nhiệt
này trong 1 giờ, sau đó cho NaCl, tăng nhiệt đến 105
0
C và giữ nhiệt này trong 1 giờ.
Làm nguội đến 70
0
C dùng Na
2
CO
3
trunghoà đạt pH = 6,5. Loại bỏ cặn muối được dịch
chất phá bọt.
III.SẢN XUẤT CHAO
1.Tổng quan về chao
Chao là một sản phẩm lên men từ sữa đậu nành đông đặc do vi sinh vật tiết ra
enzyme để chuyển biến protein, chất béo, gluxit có trong sữa đậu nành thành những
phân tử đơn giản như axit amin, axit béo, các đường đơn. Nhờ vậy chao có mùi thơm,
béo đặc biệt.
Chao có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do Trung Quốc sử dụng khá nhiều tiếng địa
phương, và có nhiều trở ngại trong quá trình chuyển đổi từ tiếng Trung Quốc sang
13
Dầu lạc HCl
Phối trộn
Đồng hoá
Gia nhiệt
Tăng nhiệt

Làm nguội
Trung hoà
Loại cặn muối
Chất phá bọt
NaCl
Na
2
CO
3
NaCl
Dầu lạc
HCl
tiếng Anh, nên hiện nay chao có rất nhiều tên gọi, ví dụ như: tosufu, fu–su, fu–ru, tou–
fu–ru, teou–fu–ru, fu–ju, fu–yu và foo–yue. Một số tên gọi khác của chao đi kèm với
các thương hiệu nổi tiếng như to–fu–zu ở Mandarin, hay tau–zu (tao–hu–yi) ở Taiwan.
Từ “sufu” là tên đầu tiên của chao xuất hiện trên các tài liệu. Sufu có nghĩa là sữa lên
mốc. Ở các nước phương Tây, một số nhà nghiên cứu như Hesseltine, Wang gọi các
sản phẩm chao là phô mai Trung Quốc. Họ đưa ra quy trình sản xuất như sau: ngâm
đậu nành qua đêm, nghiền ướt để tạo chất sệt, đun sôi dịch này, lọc để lấy dịch chiết
(sữa đậu nành), thêm vào muối biển hay muối Sulfate Calcium, Magnesium khi dịch
vẫn còn nóng, sau đó kết lắng protein và lipid, gọi là dịch sữa đông. Kế đến đem đi ép,
tách nước để thu sản phẩm.
Về mặt dinh dưỡng chao có đầy đủ các chất bổ dưỡng của sữa đậu nành, nhưng
dễ tiêu hóa vì các protit, lipid, gluxit đã được các enzyme của vi sinh vật chuyển hóa
ra các phân tử đơn giản sẵn sàng được tiêu hóa và hấp thụ.
Ở nước ta, việc làm chao đã có từ lâu đời. Đây là một sản phẩm truyền thống,
có tính chất cổ truyền. Chao được làm và để lên men tự nhiên. Những mốc có sẵn
trong không khí, cứ ủ là lên men, và sau khi lên men, cho vào keo, đổ đủ nước muối
và rượu, thêm gia vị để cho chao chín, một thời gian sau là dùng được.
Với phương pháp cổ truyền này, năng suất không cao, thời gian dài và nhất là

bị tạp nhiễm nhiều loại vi sinh vật. Không những mốc chao mà còn có những mốc
khác, nấm men và vi khuẩn cũng phát triển có khi có vi khuẩn gây bệnh, vi sinh vật
gây thối, mốc làm đắng, có tiết độc tố mycotoxin… cho nên, đối với sản xuất công
nghiệp, làm chao cần phải dựa trên cơ sở khoa học, làm có kỹ thuật để năng cao năng
suất và chất lượng.
Hiện nay chao đã được sản xuất để phục vụ trong nước và xuất khẩu ở Trung
Quốc và Taiwan (Đài Loan). Vào năm 1977, sản lượng hàng năm ở Taiwan xấp xỉ
10.000 tấn và lượng tiêu thụ là khoảng 12g/người.tuần. Tuy nhiên, các nhà sản xuất
chỉ biết về quy trình sản xuất mà không hiểu rõ về bản chất khoa học của quy trình.
Thành phần hoá học của chao
Thành phần Các loại sản phẩm của chao
Chao nước Chao bánh
Phần cái(%) Phần nước(%)
Hàm ẩm 73-75 - 65-70
Đạm toàn phần 2-2.9 12.5-13 2.3-2.6
Đạm Formol 0.7-0.85 7.5-7.8 0.8-0.9
Đạm amôniac 0.3-0.4 2.5-3.0 0.3-0.4
Muối ăn 4.5-5 6-6.2 6.0-6.5
Chất béo 8-8.5 - 9.0-10.0
Độ chua 110.0-120 mg NaOH 0.1N/100g
14
Các axít amin không thay thế
Lizin 2.84-2.9 - 5.3-5.5
Treonin 3.3-3.5 2.8-2.9 -
Valin 1.7-1.75 - 1.5-1.6
Triptophan 0.15-0.2 0.4-0.45
Phenilalanin 1.55-1.6 - 2.5-2.7
Izolơxin - - -
Lơxin 1.8-1.9 - 0.8-0.9
Methionin 0.4-0.5 - 0.4-0.5

2. Nguồn vi sinh vật:
Việc chọn giống để sản xuất chao rất quan trọng. Tiêu chuẩn đối với một chủng
vi sinh vật để sản xuất chao như sau:
- Khuẩn ty thể của nấm phải tròn, bóng, có màu trắng hoặc màu hơi vàng để
chao sản xuất ra có màu đặc trưng.
- Cấu trúc của sợi nấm phải chặt, dày, tạo một lớp màng vững chắc trên mặt
bánh đậu để giữ được hình dạng ban đầu.
- Không tạo ra mùi vị khó chịu do nấm bị nhiễm.
- Tạo được enzyme có hoạt tính thủy phân đạm cao.
Vì thế muốn chao có chất lượng tốt, sản phẩm ổn định, trong sản xuất phải có vi
sinh vật thuần chủng và tạo các điều kiện tối thích như nhiệt độ, độ ẩm, môi trường,
pH, … để phát huy hết tính ưu việt của chúng.
Từ lâu người ta cho rằng sự lên men chao là một hiện tượng tự nhiên. Nhưng từ
năm 1929, người ta tin sự lên men này là do vi sinh vật. Wai (1929) đã phân lập được
một loại mốc thuộc dòng Mucor , và ông đặt tên là Mucor sufu (mốc chao). Ông tin
rằng mốc này do nguồn gốc rơm rạ mà ra, vì người ta thường dùng rơm rạ để ủ chao.
Nhìn chung, sợi nấm của giống Mucor dày hơn của giống Rhizopus. Vì thế,
giống Mucor tạo một lớp màng dày và bám chặt vào bề mặt chao. Tuy nhiên, nhiệt độ
phát triển của Rhizopus khoảng 12°C, ở nhiệt độ này, vi khuẩn khó phát triển. Còn
nhiệt độ phát triển của Mucor khoảng 15–20°C.
Wai (1968) cho rằng loài Actinomucor elegant được sử dụng rộng rãi nhất và là
một trong những loài tốt nhất cho việc sản xuất chao. Ngoài ra còn có các loài M.
hiemalis, M. silvaticus, M. praini.
Một vấn đề của các nhà sản xuất hiện nay khi sử dụng Actinomucor repens là
khi thời tiết nóng lên (nhất là vào mùa hè) thì các hoạt động của vi sinh vật này bị ức
chế, gây ảnh hưởng đến sản xuất. Tuy nhiên, một tiến sĩ Trung Quốc là Bei–Zhong
15
Han, đã tìm ra rằng Rhizopus oligosporus lại hoạt động bình thường ở mức nhiệt độ
cao như thế. Tuy nhiên, sản phẩm chao sẽ có màu xám hơn.
Người ta hiện đã lập ra các chương trình nghiên cứu vi sinh vật mới để thay thế

cho men dịch vị của động vật, hiện đã tách được và xác định tên hai loài nấm là Mucor
mucedo và Mucor pusillus, chúng có tác dụng làm đông tụ sữa rất hiệu quả. Các thử
nghiệm trong việc chế biến phô mai bằng enzyme này trên môi trường rắn (cám lúa
mì) ở 28°C trong 96 giờ đã đạt được kết quả tốt. Sản lượng enzyme thu được là 2140
đơn vị
3. Qui trình làm chao Việt Nam.
Chao Việt Nam sản xuất theo phương pháp truyền thống có ba giai đoạn:
- Làm miếng chao
- Lên mốc chao
- Để chao chín
3.1. Làm miếng chao
Đậu nành tốt, đều hạt được ngâm qua đêm (5-6 giờ tuỳ tình trạng của đậu).
Đậu được xay dưới dòng nước và thu được một khối lỏng, mịn.
Lược qua vải thô để loại bỏ phần bã, còn lại là phần sữa lỏng.
Pha thêm nước cho đủ tỷ lệ một phần đậu, mười phần nước và nấu dung dịch
sữa lỏng này trong vòng 30 phút cho sôi chín và bốc mùi thơm.
Dung dịch sữa lỏng để nguội xuống 50
0
C (có thể dùng đồ khuấy cho mau
nguội) và dùng nước chua để cô kết.
Nước chua là nước ép của miếng chao để cho chua lên men lactic và thêm axit.
(Ở lần làm chao đầu tiên có thể sử dụng axit từ dấm ăn hay axit acetic pha ra có pH 3).
Lượng nước chua cho vào vừa đủ (đến khi có hiện tượng cô kết đủ). Khi cho
nước chua vào, phải khuấy mạnh, khi cho đủ, thì ngưng khuấy và để cho cô kết từ từ.
- Khi cô kết hoàn toàn, khối kết đã đứng yên, phần nước ở trên được hút
ra, phần đặc được cho khung gỗ có bề dày 2 – 2.5 cm, có vải mịn, dùng vật
nặng ép lên để loại bỏ hết nước, có được đậu hủ. Nếu dùng 18kg đậu nành tốt,
có thể thu được 55,5kg đậu hủ có 88 – 90 % nước.
Đậu hủ này có hàm lượng nước cao, không thích hợp cho lên men chao vì dễ
thúi và vi khuẩn dễ phát triển. Nên cần ép thêm cho đến khi hàm lượng nước không

quá 83% và cho cắt ra từng miếng nhỏ có kích thước 2x2x1cm hay1x1x0,7cm.
Đậu hủ dùng làm chao có hàm lượng nước 83%, đạm không tan 9,1%, đạm tan
0,4%, chất béo 4%.
3.2. Lên mốc chao
Các miếng chao được xếp vào khay có đục lỗ dưới đáy và được xếp cách đều
nhau một khoảng cần thiết cho thông thoáng để mốc chao mọc đều khắp trên bề mặt
của miếng chao.
16
Đem các khay xếp vào phòng ủ và được xếp cách đều cho thông thoáng.
Tuỳ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng, trong vòng 36-48 giờ, mốc
chao có trong không khí mọc lên iếng chao. Khi miếng chao đã phủ đầy các khuẩn ty
từ trắng, ngả sang vàng xám là được.
Không có mốc xanh, mốc đen phát triển, không có mùi khó ngửi là miếng chao
tốt – có hàm lượng nước 74%, đạm tan 2,3%, đạm không tan10,4% và béo 4,3%.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tuỳ theo mùa (mùa khô mát và mùa mưa ẩm) nên
tạo điều kiện “tiểu khí hậu” thích hợp cho phòng ủ để mốc chao phát triển tốt, vi sinh
vật tạp (nhất là mốc đen, mốc xanh, vi khuẩn gây thối rửa) không phát triển và các côn
trùng ruồi, gián, chuột không xâm phạm được vào trong phòng ủ.
3.3. Để chao chín
Khi mốc chao đã đủ chín, có mùi đặc trưng của chao, không có mùi úng thúi thì
đem sắp vào keo, lọ để đổ dung dịch mặn vào và tiếp tục cho chao chín.
Tuỳ theo lượng muối trong miếng chao và nồng độ muối trong nước chao mà
người ta có khuynh hướng làm hai loại chao: chao nổi và chao chìm. (Thật ra thì
không đáng để phân loại như thế). Chao ít muối (chao nổi) mau chua hơn chao nhiều
muối (chao chìm) nhưng dễ bị thúi. Để làm loại chao này không thúi, người ta phải
dùng bột chống mốc Sodium benzoat. Nên sử dụng nước muối 13 – 14
0
Bê và 10%
rượu etylic cùng với gia vị để lên men yếm khí làm cho chao chín từ từ. Thường thì từ
40 đến 60 ngày, thì chao chín.

Sau đó, hấp keo chao ở lò nóng để thanh trùng trước khi phân phối tiêu dùng.
Chất gia vị thường được dùng để làm amù sắc và tăng hương vị chao. Người ta
dùng gạo lứt đỏ và đậu nành rang nghiền ra thành bột để cho vào dung dịch mặn, cùng
với ớt xay nhỏ để làm chao có màu đỏ hoặc dùng gạo lên men, nghiền thành bột để
cho thêm hương vị rượu cho chao. Đôi khi cũng dùng tiêu, hương hoa hồng.
Theo phương pháp truyền thống, các công đoạn diệt khuẩn rất cần thiết để ngăn
sự tạp nhiễm vi sinh vật nhất là vi khuẩn chưa được quan tâm nên phẩm chất chao
thường xảy ra có mùi hôi thúi, vị đắng. Để sản xuất chao có chất lượng tốt, một số
công đoạn và yêu cầu vệ sinh cần được bổ sung vào quy trình cho hoàn chỉnh như sau:
- Khi cô sữa đậu nành ằng nước chua, nên lưu ý cho tỷ lệ khoảng 6% muối ăn
để giúp ngăn ngừa vi sinh vật tạp nhiễm phát triển làm ung thúi chao.
- Nên dùng CaSO
4
hay MgSO
4
với nồng độ 0,03 - 0,04N thay cho nước chua
để cô kết sữa đậu nành, có lợi hơn là cấu trạng miếng chao, thích hợp hơn và còn là
nguồn calcium cho sản phẩm. Nhưng trước khi ủ mốc, phải nhúng chao vào dung dịch
nước mặn chứa 6% muối ăn và 2,5% axit citric C
6
H
8
O
7
OH trong khoảng 1 giờ để có
pH 3 – 4 cho mốc chao phát triển tốt.
- Trước khi cho lên mốc, các miếng chao cần được thanh trùng (hấp ở 100
0
C
trong khoảng 15 phút để diệt khuẩn).

- Nên phân lập và nuôi nhân mốc chao thuần chủng trong khi gieo miếng chao
để ủ, để các loại mốc đen, mốc xanh không phát triển được.
17
Các mốc Mucor elegans, Mucor hiemalis, Mucor silvaticus, Mucor
subtilissimus đều có đặc tính lên men chua tốt nhưng mốc Mucor elegans là tốt nhất.
Chao thành phẩm tốt, khi các miếng chao còn nguyên miếng, bề mặt nguyên
vẹn, nhẵn mịn. Trạng thái của chao chắc, không rã nát, lợn cợn hạt, có màu vàng ngà
đặc trưng, không đen thâm hoặc xanh đen, nước chao không đục. Chao có mùi chua
đặc trưng không có mùi thúi hoặc hôi. Vị của chao béo, thơm và hơi chua, dịu, không
có vị đắng, tanh hoặc vị khó chịu nào khác. Chao làm từ đậu nành sạch, nước muối
lắng lược tốt… sẽ không có cát hoặc vật thể lạ.
Chao làm từ nước chua lên men lactic ở 41
0
C có hàm lượng đạm toàn phần,
tính trên chất khô khoảng 55%, từ axit acetic hàm lượng đạm có thể lên đến 57,1% và
so với cô đặc bằng calcium sulfat là 54% tính trên chất khô.
4. Sản xuất chao theo phương pháp hiện đại
Có rất nhiều loại chao khác nhau nhưng về cơ bản quy trình công nghệ nào cũng
gồm 5 bước:
- Sản xuất đậu phụ làm chao.
- Nuôi mốc.
- Ướp muối.
- Lên men và chế biến.
- Đóng gói.
4.1. Qui trình sản xuất
18
4.2. Giải thích qui trình
19
 Chuẩn bị đậu phụ chao:
Đậu nành qua lựa chọn đem phơi khô, rửa sạch rồi ngâm nước khoảng 5–6 giờ

để vỏ đậu mềm, sau đó xả nước và đãi cho tróc bớt vỏ đi.
Xay ướt trong cối đá đến khi được dịch sữa đậu nành.
Để đảm bảo đậu phụ chao không chứa vi sinh vật tạp và vi sinh vật kị khí, sữa
phải được đun sôi ngay và giữ ở nhiệt độ này trong 5 phút, sau đó lọc qua vải màn để
tách phần bã còn lại.
Kết tủa protein:
- Mục đích:
+ Đây là công đoạn đông tụ sữa đậu thành hoa đậu bằng cách đưa dịch
sữa đậu về khoảng pI của protein đậu nành (pI ≈ 4).
- Tác nhân kết tủa:
+ Có thể dùng CaSO
4
, MgSO
4
hoặc nước chua (nước ép sau khi làm đậu
phụ kỳ trước, để lại mấy ngày cho chua). Trong sản xuất chao thực tế người ta
thấy CaSO
4
giúp thu hồi protein tốt nhất. Hàm lượng thường dùng là 2g/l, sau
khi nâng nhiệt độ của dịch sữa lên 100
o
C thì lượng đạm Nitơ còn lại trong nước
lọc rất ít, chỉ khoảng 4–5% so với tổng lượng Nitơ.
+ Nếu so với sử dụng nước chua để kết tủa như trong ngành sản xuất đậu
phụ thường dùng thì CaSO
4
có những ưu điểm rõ rệt:
 Trong dịch kết tủa không có tạp khuẩn gây thối và các vi khuẩn kị
khí.
 Dễ kiếm, rẻ tiền.

 Thao tác đơn giản, do đó có thể cơ giới hóa.
 Khi dùng đúng lượng sẽ ép được bánh đậu rắn chắc, có lượng
nước phù hợp với yêu cầu phát triển của nấm mốc.
Phương pháp thực hiện:
- Đem 1 kg CaSO
4
(loại 98% Ca
2+
) hòa trong 15l H
2
O, lọc bỏ rác cặn, đun sôi
dung dịch này.
- Khi cho dung dịch CaSO
4
vào phải tiến hành khuấy đều, nhẹ tay từ dưới lên
trên để tránh hiện tượng xảy ra đông tụ cục bộ. Kinh nghiệm cho thấy khi trên mặt
dịch sữa xuất hiện những luồng nước trong, màu vàng nhạt, lẫn trong hoa đậu là được.
Để lắng 2–3 phút, sau đó chắt bỏ phần nước (whey, có thể dùng nuôi gia súc). Kết tủa
đem đi ép sẽ được bánh đậu phụ dùng để sản xuất chao.
- Thông thường hoa đậu được đưa vào một mảnh vải đặt trong khuôn ép, gói lại
rồi ép. Bánh đậu sau khi ép xong không được có chiều dày lớn hơn 2cm, vì nếu quá
dày thì enzyme của mốc sau này không thẩm thấu vào giữa được, làm cho bánh chao
có phẩm chất không đồng đều.
Lưu ý:
20
- Lượng tác nhân kết tủa để sản xuất đậu phụ chao cao hơn 20% so với sản xuất
đậu phụ thường, vì vậy bánh đậu này rắn chắc hơn bánh đậu ăn hàng ngày rất nhiều.
Lượng protein kết tủa khoảng 2.5–3.5% khối lượng chất khô ban đầu của đậu nành.
Cần chú ý nếu cho quá nhiều CaSO
4

, trên mặt bánh đậu sẽ có những khoang trắng
loang lổ, dễ làm cho chao có vị nồng và đắng chát, đồng thời giảm vị béo ngậy của
chao sau này.
- Bánh đậu được coi là có chất lượng tốt là bánh đậu sau khi ép xong phải rắn
chắc, lấy dao cắt để lại vết cắt mịn, không có lỗ rỗng. Thành phần bánh đậu như sau là
tốt nhất: hàm lượng nước nhỏ hơn 60% (cao hơn dễ ảnh hưởng đến quá trình nuôi
mốc), tuy nhiên thông thường hàm ẩm khoảng 63–72%, pH = 6–6.5.
Thiết bị: lọc kết tủa bằng máy lọc khung bản.
 Nuôi mốc:
Mục đích:
- Là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất chao. Sự phát triển của
mốc có ý nghĩa rất lớn trong sự chuyển hóa protein và làm cứng bánh chao. Bản chất
của quá trình này là sinh tổng hợp hệ enzyme cho giai đoạn lên men.
Phương pháp thực hiện:
- Bánh đậu thu được đem cắt khối, kích thước thông thường là4x4x2cm, có thể
thay đổi tùy thị hiếu người tiêu dùng. Mục đích việc này là tăng diện tích bề mặt nuôi
mốc.
- Trước khi cấy mốc, bánh đậu cần được xử lý nhiệt để tiêu diệt vi sinh vật tạp
nhiễm. Có thể chần nước sôi hoặc sấy ở 100
o
C trong 15 phút.
- Mốc chao sau khi đã được sản xuất ở dạng bào tử, cấy trực tiếp vào bánh đậu
không cần phải thêm chất dinh dưỡng nào khác, ta có thể cấy giống mốc vào bánh
chao bằng máy hoặc thủ công. Lượng giống mốc cho vào theo tỉ lệ: 100kg bánh đậu
cần dùng 0,5kg giống mốc bào tử, 500kg bánh đậu cần 1kg và 1000kg ta dùng 1,2kg.
Nếu cho mốc bằng phương pháp thủ công thì lượng giống mốc phải nhân với hệ số
0,2–0,3.
- Sau khi cấy mốc xong thì phải đảm bảo nuôi ở nhiệt độ 28–30
0
C, hàm ẩm

không khí là 90% ở những giờ đầu. Sau 14–16 giờ nuôi, trên bề mặt đậu xuất hiện
những khuẩn ty màu trắng ta phải đưa hàm ẩm lên 95%. Ở những giờ cuối nuôi mốc
cần phải làm giảm hàm ẩm xuống để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vì nếu mốc
quá tốt (khuẩn ty dài trên 2.5cm) sẽ có hoạt lực enzyme quá cao, thủy phân protein quá
mạnh, làm cho chao nặng mùi không hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Đối với khí hậu nước ta, kinh nghiệm trong sản xuất thường điều chỉnh hàm
ẩm của bầu không khí xung quanh bánh đậu nuôi mốc bằng cách: 5 giờ đầu phủ xô
màn ướt lên các giá mốc, sau 12 giờ nhúng nước khăn một lần. 28–30 giờ sau, bỏ khăn
ẩm để giảm ẩm tránh tình trạng kéo dài thời gian nuôi, đồng thời khống chế được hàm
lượng men cho phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất.
- Khống chế hàm ẩm thích hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm
mốc là vấn đề hết sức phức tạp, phải nắm vững 3 yếu tố có liên quan mật thiết với
nhau để điều chỉnh cho thích hợp.
21
+ Hàm ẩm của bánh đậu sau khi ép.
+ Hàm ẩm của phòng nuôi mốc.
+ Hàm ẩm của không khí.
- Đặc biệt những tháng hạn khô, độ ẩm của không khí có khi xuống tới 60–70%
phải tăng cường độ ẩm, những tháng ẩm ướt phải tùy theo thời gian sinh trưởng của
mốc mà khống chế hàm ẩm của phòng nuôi cho thích hợp. Nói chung độ ẩm của
không khí thấp thì mốc sẽ cằn cỗi, nếu độ ẩm cao nuôi sẽ không đúng thời gian quy
định, mốc sẽ lâu già làm cho các khâu trong dây chuyền sản xuất không nhịp nhàng.
- Nuôi mốc đúng kỹ thuật sau 36–42 giờ mốc có hoạt lực thủy phân protein cao
nhất là 2.8–3.5 đơn vị protease. Khi thấy mốc chuyển từ màu trắng sang màu hung nâu
là kết thúc giai đoạn nuôi mốc. Lúc này khuẩn ty của mốc có thể đạt đến 2cm.
- Để việc nuôi mốc tốt cần lưu ý phòng nuôi mốc phải có thiết bị điều chỉnh
nhiệt độ (10–20
0
C), giữ được ẩm và nền phòng phải có khả năng thoát nước. Một
phòng chỉ nên nuôi mốc trong 1000kg đậu. Thông thường đối với các phòng thông gió

tự nhiên 100kg bánh đậu dùng để nuôi mốc cần có dung tích 6–7m
3
khí trên diện tích
2m
2
.
- Ở Trung Quốc, vào mùa xuân hoặc thu, sau 3–7 ngày thấy hệ nấm mốc trắng
mọc trên bề mặt các miếng đậu phụ, lúc này ngừng quá trình nuôi mốc và đậu phụ
được lấy ra ngay để ướp muối.
 Ướp muối:
Mục đích: ngừng sự phát triển của nấm mốc, chuẩn bị chuyển sang lên men.
Phương pháp thực hiện:
- Đậu phụ chao lên mốc được chuyển vào các hũ sành lớn (7 hL/hũ – Trung
Quốc). Xếp vào hũ sành cứ một lớp đậu một lớp muối. Lượng muối thích hợp để ngâm
là 130–150g/kg bánh đậu đã mọc mốc. Đến lớp đậu cuối cùng thì phủ một lớp kín bề
mặt đậu. Muối để ướp phải sạch. Thời gian ướp muối khoảng 24 giờ (ở Trung Quốc là
3–4 ngày), sau đó các miếng đậu được lấy ra, rửa nước sạch và xếp vào hũ khác để chế
biến.
- Ngoài phương pháp ướp muối, còn có phương pháp nhúng muối, thực hiện
như sau: chuẩn bị dung dịch muối có nồng độ 300–320g/l và nhúng bánh đậu đã lên
men trong liên tục 6–7 giờ thì nhấc lên, để khô 24 giờ, sau đó cho vào thiết bị lên men.
 Lên men và chế biến:
Mục đích:
Sau nuôi mốc, lên men là công đoạn rất quan trọng, giai đoạn này quyết định
chất lượng của sản phẩm. Trong giai đoạn này các enzyme của nấm mốc sẽ tham gia
hàng loạt các phản ứng sinh hóa, mà chủ yếu là protease với sự thủy phân protein
thành các acid amin, lipid và các ester thơm, tạo thành các sản phẩm và hương vị đặc
trưng cho chao. Hương vị này do 4 nhóm chính tạo nên: các acid amin và NH
3
, các sản

phẩm thủy phân protein, các acid béo, và methylacetone.
Phương pháp thực hiện:
22
- Thiết bị hũ lên men khoảng 80 lít, thường bằng sành.
+ Đầu tiên phải chuẩn bị hỗn hợp áo ngoài (dressing mixture), các hỗn
hợp này rất đa dạng vì có rất nhiều loại chao.
Ví dụ:
-Chao đỏ: bổ sung red Koji (cơm mọc mốc M.purpureus).
-Chao Kwangtung (Đài Loan): dùng bột ớt đỏ, hồi bên cạnh muối và red
Koji.
+ Xếp lần lượt từng lớp đậu và hỗn hợp áo ngoài vào hũ đến 80% thể
tích hũ, sau đó cho vào dung dịch nước muối nồng độ khoảng 20%.
+ Mặc dù có nhiều loại hỗn hợp áo ngoài cho chao, nhưng công thức
chung như sau:
Muối ăn 2kg
Bột đậu nành nghiền 1kg
Red Koji 0,6kg
Jaggery 0,6kg
Nước 0,6kg
+ Một số công thức khác :
- Chao hồng (rose sufu): bổ sung thêm tinh chất hoa hồng.
- Chao Tsao (Tsao sufu): bổ sung thêm hèm rượu gạo.
+ Sau đó cho thêm rượu trắng vào, mục đích chính là để bảo quản:
chống vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây thối.
+ Các hũ sành được đậy bằng nắp gỗ và ủ kín trong vòng 3 tháng (về
nguyên tắc chao để càng lâu càng ngon).
+ Trong phương pháp truyền thống, đậu phụ được đem phơi nắng
khoảng vài giờ, mục đích là tận dụng UV của ánh sáng mặt trời tiệt trùng bề
mặt đậu phụ. Tuy nhiên phương pháp này sẽ dẫn đến tổn thất do sự phân hủy
của đậu phụ.

5. Quy trình sản xuất vi sinh vật:
5.1. Sản xuất giống ống thạch:
Sản xuất giống ống thạch là khâu đầu tiên của công tác giống vì vậy phải hết
sức thận trọng, mọi công việc đều phải tiến hành trong điều kiện vô trùng để giống
không bị tạp nhiễm. Môi trường nuôi cấy có nhiều loại, môi trường tiêu biểu có thành
phần như sau:
Thạch 18–20g
Đường 20g
Nước giá đậu 1000ml
23
Cách làm:
- Rửa sạch 300g giá đậu cho vào 1000ml nước, đun sôi nửa giờ, chắt lấy nước,
bổ sung thêm nước cho đủ 1000ml, cho thạch và đường vào đun sôi, lọc, lại đun sôi
tiệt trùng lần nữa, điều chỉnh pH môi trường đạt 4.5–5.0 bằng acid citric hoặc acid
acetic.
- Trường hợp nếu không có giá đậu có thể lấy hạt đậu nành, ngâm vào nước từ
6–8 giờ, tùy theo thời tiết khác nhau. Rửa sạch gạn bỏ nước, cho nước mới vào theo tỷ
lệ một đậu bốn nước, đun 3–4 giờ, chắt lấy nước. Thường 100g đậu lấy được 200ml
dung dịch. Cứ 1000ml dung dịch lại cho thêm 25–30g thạch và 4% đường maltose, lọc
qua vải màn ta được môi trường.
- Trước khi phân phối môi trường vào các ống nghiệm, ống nghiệm phải được
cọ sạch, thanh trùng, đậy nút bông, sấy ở nhiệt độ 100
o
C trong 1 giờ. Môi trường chứa
trong mỗi ống nghiệm chỉ được bằng 1/5 dung tích của nó, không để dính môi trường
vào miệng ống dễ gây nhiễm. Sau khi phân phối xong đậy nút bông, lấy giấy dầu bịt
kín đầu ống nghiệm, đưa vào thanh trùng ở áp lực 1,2 kg/cm
2
trong 1 giờ. Nếu không
có nồi hấp áp lực thì dùng phương pháp thanh trùng gián đoạn (hấp cách thủy 1giờ lấy

ra để trong tủ ấm 28–30°C trong một ngày rồi lại hấp tiếp đủ 3 lần). Sau lần hấp cuối
cùng đặt nghiêng ống nghiệm để tạo thành ống môi trường có mặt nghiêng, rồi đặt vào
tủ ấm 28–30°C giữ 3 ngày. Kiểm tra lại không thấy có khuẩn lạc xuất hiện mới cấy
giống. Dùng que cấy giống, nuôi ở nhiệt độ 28–30°C trong 4–5 ngày khi thấy mốc có
màu hung là được, vì lúc này mốc ở thời kỳ có đủ bào tử. Giống ống thạch chỉ nên
dùng qua 7 thế hệ, sau đó phải thay giống gốc mới.
5.2. Sản xuất mốc giống trung gian:
Giống trung gian là loại giống đã được nhân từ ống thạch ra, sử dụng trực tiếp
cấy vào nguyên liệu sản xuất. Có 2 cách nuôi giống trung gian: nuôi trong bình tam
giác và nuôi trong hộp nhôm.
 Nuôi giống trong bình tam giác:
- Đối với những xưởng sản xuất qui mô nhỏ (500–1000kg chao/ngày) có thể
dùng bình tam giác cỡ 1 lít để nhân giống trung gian. Thành phần môi trường:
Bã đậu phụ 1kg
Bột mì 0.5kg
- Các nguyên liệu này được phối hợp với nước để cho môi trường có hàm ẩm
70–72%, pH của môi trường được điều chỉnh 5.5–6.0 bằng acid citric hoặc acid acetic.
- Môi trường phân phối vào mỗi bình tam giác từ 50–60g, đậy nút bông, dùng
giấy bạc hoặc giấy dầu bịt kín miệng, hấp ở áp lực 1,2 kg/cm
2
trong 45 phút (nếu hấp ở
áp lực thường phải 2 giờ). Môi trường sau khi hấp xong có màu nâu nhạt là tốt, đậm
quá là hỏng vì protid đã bị biến tính là do môi trường quá acid, thời gian hấp quá dài,
áp lực hấp quá cao, nhiệt độ hấp quá lớn. Hoặc có trường hợp môi trường sau khi hấp
xong bị vón cục do hàm ẩm quá cao hoặc quá thấp. Môi trường sau khi hấp xong phải
lắc ngay để nguyên liệu trong bình có đủ độ tơi và xốp giúp cho mốc phát triển tốt.
Khi môi trường nguội đến 30–35°C, cấy giống ống thạch vào. Nuôi ở nhiệt độ 28–
24
30°C khoảng 18–24 giờ sau, ta thấy xuất hiện các khuẩn ty ngắn màu trắng, 3–4 ngày
sau các khuẩn ty phát triển dài đến 3–4cm.

 Nuôi trong các hộp bằng nhôm:
- Ở những xuởng sản xuất qui mô lớn (1 tấn/ngày trở lên), phải dùng các hộp
nhôm để nhân giống trung gian. Hộp nhôm có kích thước phù hợp là loại có đường
kính 30cm, cao 12cm, có nắp đậy vừa khít, đặt trong các phòng tương đối vô trùng để
nuôi. Thành phần môi trường cũng như đối với bình tam giác nhưng hàm ẩm phải thấp
hơn 60–67% nếu hấp trong điều kiện thủ công, 62–67% trong điều kiện áp lực cao để
sau khi hấp xong môi trường có hàm ẩm 70% phù hợp với yêu cầu phát triển của nấm
mốc. Phương pháp hấp cũng như nuôi tiến hành giống như nuôi trong bình tam giác,
tuy nhiên thời gian nuôi ngắn hơn chỉ khoảng 48–56 giờ là được.
5.3. Sản xuất mốc bột bào tử:
Mốc giống trung gian cho vào bột mì đã rang chín vàng với tỉ lệ 1:1, dùng tay
sạch bóp thật nhỏ môi trường để các bào tử trên khuẩn ty quyện lẫn vào bột, rây lấy
bột ta có mốc bột bào tử. Khi chưa dùng, đem bột sấy ở nhiệt độ 40
o
C trong 4 giờ,
đóng vào các túi P.P hai lớp, bảo quản ở nhiệt độ 0–3
o
C, sử dụng dần trong 7–8 ngày.
Qui trình sản xuất giốngvi sinh vật
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chao:
6.1.Ảnh hưởng của muối:
25
Giá đậu
Nước
Đun sôi
Lọc
Nước đậu
Đun sôi
Hấp
Ống môi trường

Cấy giống
Nuôi mốc giống
Ống giống
Bã đậu+bột mì+nước
Trộn đều
Phân phối vào hộp nhôm hoặc bình tam giác
Hấp
Cấy giống
Nuôi
Trộn
Rây
Bột mì rang chín

Bào tử giống cho sản xuất

×