Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Không phải là cách tốt nhất pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.5 KB, 5 trang )

Không phải là cách tốt nhất
Cắt giảm toàn bộ chi phí, trì hoãn tất cả các hoạt động marketing
và xây dựng thương hiệu không phải là cách tốt nhất đối với
doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.


Theo đánh giá của ông Nguyễn Trần Quang, chuyên gia về
marketing và thương hiệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty
FutureOne, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, xã hội
thường hướng về gia đình, ít hướng về cá nhân như trước đây.
Điều này tạo nên một xu hướng mới trong mua sắm tiêu dùng,
người tiêu dùng sẽ hướng về hàng hoá lâu bền và giá rẻ thay vì
các mặt hàng xa xỉ như trước đây. Trong bối cảnh doanh thu
giảm, lãi giảm, bị lỗ hoặc có thể dẫn đến phá sản, điều doanh
nghiệp nghĩ đến đầu tiên là giảm chi phí quảng cáo, marketing.
Thực tế này được ông Trần Phục Hưng, Giám đốc chiến lược
Công ty Quảng cáo Stormeyes (TP.HCM) thừa nhận. Ông Hưng
cho biết, hầu hết các công ty đa quốc gia với ngân sách dành cho
quảng cáo và marketing được duyệt từ năm trước vẫn tiếp tục
thực hiện kế hoạch nằm trong chiến lược tổng thể của mình.
Tuy nhiên, với một số công ty đa quốc gia, khi tỷ trọng ngân sách
dành cho marketing/doanh số không đạt, ngân sách cũng đã bị
cắt giảm. “Những thương hiệu mạnh có sức đề kháng tốt hơn,
những thương hiệu nhỏ nếu không tỉnh táo trong giai đoạn này sẽ
bị mất hút trên thị trường”, ông Hưng nói và còn khẳng định, nếu
có chiến lược đúng đắn, thì đây là giai đoạn mang đến nhiều cơ
hội cho những thương hiệu nhỏ.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Quang cho rằng, doanh nghiệp
không nên đột ngột cắt những khoản chi cho marketing và xây
dựng thương hiệu. Việc doanh nghiệp cần làm là phải đánh giá
lại vị thế cạnh tranh của mình và điều chỉnh lại chiến lược cho


phù hợp hơn với tình hình hiện nay. Cụ thể, doanh nghiệp nên
đánh giá về các áp lực và xu thế thay đổi thị trường, hoạt động
của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng,
nguồn lực và định vị của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp
xác định mục tiêu và chọn lựa các chiến lược phù hợp.
“Tuỳ vào mục tiêu chiến lược và ưu thế cạnh tranh mà doanh
nghiệp có thể đưa ra các chiến lược nắm bắt cơ hội khi thị trường
xuống thấp hoặc siết chặt quản lý chi tiêu để qua cơn bão táp”,
ông Quang chia sẻ. Nếu xem giai đoạn này như một cơ hội tăng
thị phần, đẩy mạnh giá trị thương hiệu, doanh nghiệp có thể tấn
công vào những thị trường béo bở nhất của đối thủ để chiếm thị
phần, tăng cường mức độ xuất hiện trước người tiêu dùng để áp
đảo đối thủ cạnh tranh, tìm những hình thức quảng cáo mới hiệu
quả hơn và có thể đo lường được tính hữu ích của nó.
Nếu chọn giải pháp tồn tại qua thời gian này, việc doanh nghiệp
nên làm là rà soát, đo lường lại toàn bộ hiệu quả của hoạt động
marketing, chọn lựa những kênh tiếp thị trực tiếp có thể tạo được
hiệu quả cụ thể, liên kết để tạo cơ hội mới và tiết giảm chi phí tìm
kiếm khách hàng, cắt giảm những hoạt động tiếp thị khó đo lường
được hiệu quả…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về những giải pháp mà
doanh nghiệp cần làm để tiếp tục các hoạt động marketing và
phát triển thương hiệu trong giai đoạn này, ông Ngô Trọng
Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Mancom cho rằng, doanh
nghiệp cần xác định một cách chính xác hoạt động và sản phẩm
lõi (cốt yếu) của mình rồi tập trung các giải pháp marketing cho
hoạt động/sản phẩm này.
“Đây là cơ hội để doanh nghiệp ngồi lại và xác định rõ ràng mục
tiêu cốt lõi, chiến lược phát triển của mình nằm ở đâu, từ đó đưa
ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu mà không dàn trải như thời kỳ

trước đây”, ông Thanh cho biết.


×