Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TĂNG HUYẾT ÁP (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.08 KB, 6 trang )

TĂNG HUYẾT ÁP
(Kỳ 1)
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thờng gặp và hiện đã trở thành một
vấn đề xã hội. Ở các nớc phát triển, tỷ lệ THA ở ngời lớn (>18 tuổi) theo định
nghĩa của JNC VI là khoảng gần 30 % dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi
có THA. Theo thống kê ở Việt nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ THA ở ngời
lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ THA ở Hà nội cho ngời lớn đã
khoảng 20 %.
THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết ngời
mà còn để lại những di chứng nặng nề (vd. tai biến mạch não) ảnh hởng đến chất
lợng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình xã hội.
Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về THA, phơng thức
điều trị cũng nh việc giáo dục bệnh nhân đã tác động đến tiên lợng của THA.
I. Định nghĩa tăng huyết áp (THA)
Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế (World Health
Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống
nhất gọi là THA khi huyết áp tâm thu ³ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trơng ≥
90 mmHg. Con số này có đợc là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ cho
thấy:
Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở ngời lớn có con số
huyết áp ≥ 140/90 mmHg.
Tỷ lệ TBMN ở ngời có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt.
II. Giai đoạn tăng huyết áp
Hầu hết hiện nay ngời ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban
phòng chống huyết áp Hoa kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Thêm vào
đó WHO-ISH cũng cho cách phân loại tơng tự chỉ khác nhau về thuật ngữ (bảng
7-1). Những điểm chú ý trong cách phân loại này:
Đã đề cập đến khái niệm HA bình thờng cao, vì những nghiên cứu cho
thấy trong một số trờng hợp với những nguy cơ cao (ví dụ tiểu đờng) thì đã cần
điều trị.
Không còn giai đoạn IV nh trớc đây (HA > 210/120 mmHg) vì trong thực


tế trờng hợp này gặp không nhiều và phơng án điều trị thì giống nh giai đoạn III.
Bảng 7-1. Phân loại THA theo JNC VI (1997).
Khái niệm

HA
tâm thu
(mmHg)

HA tâm
trương (mmHg)

HA tối u < 120

và < 80
HA bình
thờng
< 130

và < 85
Bình th-
ờng cao
130 -

139
và 85-89
Tăng huyết áp
Giai đo
ạn
I
140 -


159
và/hoặc

90 - 99
Giai đo
ạn
II
160 -

179
và/hoặc

100 - 109

Giai đo
ạn
III
> 180

và/hoặc

> 110
III. Xác định và đánh giá một bệnh nhân THA
A. Chẩn đoán xác định THA: rất đơn giản là đo HA.
1. Những lu ý khi xác định huyết áp:
a. Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trớc đo), không
dùng các chất kích thích có ảnh hởng đến huyết áp (cà phê, hút thuốc lá).
b. Bệnh nhân nên ở t thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu
ngang với mức tim. Trong một số trờng hợp đặc biệt cần đo HA ở cả t thế nằm và

ngồi hoặc đứng.
c. Bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80 % chu vi cánh tay, do đó ở một số
bệnh nhân tay to cần dùng loại bao rộng hơn.
d. Nên dùng loại máy đo huyết áp thuỷ ngân.
e. Con số huyết áp tâm thu tơng ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện
tiếng đập đầu tiên) và huyết áp tâm trơng là ở pha V (mất tiếng đập). Cần chú ý là
có thể gặp khoảng trống HA.
f. Nên đo HA ở cả hai tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.
g. Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối
cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg.
2. Xác định là THA: Nếu khi đo ngay lần đầu HA > 160/100 mmHg thì có
thể xác định là bị THA, nếu không thì nên khám lại để khẳng định (bảng 7-2).
Bảng 7-2. Thái độ đối với bệnh nhân THA khi đo lần đầu (theo JNC VI).
HA
tối đa
HA
tối thiểu
Thái độ
<
130
< 85 Kiểm tra lại trong 2 năm
130-
139
85-89

Kiểm tra lại trong 1 năm
140-
159
90-99


Khẳng định lại trong v
òng
2 tháng
160- 100- Đánh giá và đi
ều trị trong
179 109 vòng 1 tháng
>
180
> 110

Lập tức đánh giá và đi
ều
trị ngay hoặc trong vòng 1 tu
ần
tuỳ tình hình lâm sàng
3. Một số phơng pháp đo huyết áp khác:
a. Giáo dục bệnh nhân tự đo huyết áp theo dõi, việc này có những lợi ích là:
tránh cho bệnh nhân phải đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí, giúp theo dõi điều
trị tốt; tránh hiện tợng THA “áo choàng trắng”; làm bệnh nhân tích cực với điều trị
THA.
b. Đo huyết áp liên tục (Holter huyết áp). Biện pháp này không dùng để áp
dụng thờng quy, nó có ích trong một số trờng hợp nh nghi ngờ bệnh nhân có THA
“áo choàng trắng”, THA cơn, THA kháng lại điều trị, tụt HA do dùng thuốc hạ
HA.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×