Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm cơ tim (Myocarditis) (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.64 KB, 5 trang )

Viêm cơ tim
(Myocarditis)
(Kỳ 1)
TS. Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa:
Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim (bao gồm
tế bào cơ tim, khoảng kẽ và các mạch máu ở tim).
Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim; ít khi
viêm cơ tim đơn độc.
1.2. Đặc điểm của viêm cơ tim:
- Hay gặp ở lứa tuổi trẻ.
- Nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh thì bệnh nặng hơn nhiễm một loại
tác nhân gây bệnh.

- Có khi triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc chiếm ưu thế, lấn át triệu
chứng của viêm cơ tim.
- Bệnh phụ thuộc vào mức sống, kinh tế, vệ sinh của môi trường xã hội.
2. Nguyên nhân.
2.1. Do vi khuẩn:
Liên cầu (streptococcus), tụ cầu (staphylococcus), phế cầu
(pneumococcus), màng não cầu (meningococcus), lậu cầu (gonococcus), thương
hàn (salmonella), lao (tuberculosis), brucellisis (sốt gợn sóng, sốt Malta),
hemophilus, tularemia.
2.2. Do xoắn khuẩn:
Leptospira, xoắn khuẩn gây bệnh Lyme, giang mai (syphilis), xoắn
khuẩn gây sốt hồi qui (relapsing fever).
2.3. Do nấm:
Aspergillosis, actinomycosis, blastomycosis, candida.
2.4. Do virut:
Adenovirut, arbovirut, coxsackievirut, cytomegalovirut, echovirut, virut


gây viêm não-cơ tim (encephalomyocarditis virut), virut viêm gan (hepatitis), HIV,
cúm (influenza), quai bị (mumps), viêm phổi không điển hình (mycoplasma
pneumonie), bại liệt (poliomyelítis), dại (rabies), rubella, rubeolla, sốt vàng.
2.5. Do rickettsia:
Sốt Q (do R. burnettii), sốt Rocky (do R. rickettsii), sốt mò (do R.
tsutsugamushi).
2.6. Do ký sinh trùng:
- Chagas’ disease (do Trypanosoma cruzi), Toxoplasma gondii, giun xoắn
(trichinela), sán ấu trùng (echinocoque), sốt rét, trùng roi.
2.7. Do thuốc và các hoá chất:
Bao gồm: kim loại nặng, phospho vô cơ, khí CO, thủy ngân, sulfamid,
thuốc chống ung thư, cocain, emetin
2.8. Do tia xạ:
Khi bị chiếu liều quá 400 Rad.
2.9. Do các nguyên nhân khác:
- Sau đẻ, do các tế bào khổng lồ, do rượu, do bệnh tổ chức liên kết.
- Viêm cơ tim không rõ nguyên nhân
3. Cơ chế bệnh sinh.
Các tác nhân nhiễm khuẩn gây viêm cơ tim theo 3 cơ chế sau:
- Xâm nhập vào cơ tim.
- Tạo ra độc tố cho cơ tim (như bạch hầu).
- Phá hủy cơ tim thông qua cơ chế miễn dịch.
Viêm cơ tim do virut được cho là phản ứng miễn dịch qua trung gian tế
bào đối với các thay
đổi bề mặt của các tế bào lạ cũng như kháng nguyên từ virut.
Người ta cũng thấy phức bộ kháng nguyên hoà hợp tổ chức ở tổ chức
cơ thể người bị viêm cơ tim. Viêm cơ tim cũng có thể là hậu quả của phản ứng
dị ứng hay do thuốc, do một số bệnh lý viêm mạch máu gây nên.
4. Giải phẫu bệnh.
Tổn thương giải phẫu bệnh lý trong bệnh viêm cơ tim rất khác nhau,

phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, cơ chế gây tổn thương cơ tim, nguyên nhân gây
viêm cơ tim.
4.1. Loại tổn thương chỉ ở nhu mô cơ tim:
Các sợi cơ tim thoái hoá, tổn thương có thể tập trung thành từng mảng
hoặc chỉ ở một số sợi cơ.
4.2. Loại tổn thương chỉ ở tổ chức kẽ:
- Tim giãn to, màu xám.
- Có thể có một vài ổ áp xe nhỏ, màng tim phù nề, dày lên.
- Thâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính, ái toan và tương bào. Có thể
có những nốt xuất huyết và tìm thấy vi khuẩn ở nơi tổn thương.
4.3. Loại tổn thương cả ở nhu mô và tổ chức khe:
Kết hợp hình ảnh giải phẫu bệnh của 2 loại trên.

×