Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hiểm họa từ viêm cơ tim – Kỳ II docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.73 KB, 5 trang )

Hiểm họa từ viêm cơ tim – Kỳ II

Điện tim đồ kiểm tra nhịp tim ở người viêm cơ tim.
Kỳ II: Thách thức cho thầy thuốc
Viêm cơ tim (VCT) là một bệnh lý phức tạp, người bệnh có thể tử vong nếu
không được điều trị kịp thời. Tính đa dạng trong diễn biến của VCT khiến thầy
thuốc gặp nhiều khó khăn trong tiên lượng. Khuynh hướng tương lai cần có những
chiến lược chẩn đoán mới phản ánh đầy đủ quá trình sinh lý bệnh. Sự tiến bộ của
các phương pháp nhằm làm rõ tương tác giữa virut, cơ tim và miễn dịch học cho
phép chẩn đoán chính xác hơn, tiên lượng hợp lý hơn và điều trị hiệu quả hơn.
Ngăn chặn sự nhân lên của virut
Trong giai đoạn 1 của VCT, khi có sự nhân lên của virut, trong hầu hết các
trường hợp thật khó để xác định nhanh chóng và chính xác chủng loại virut nhằm
điều trị kháng virut đặc hiệu. Giai đoạn này có thể diễn ra mà không được ghi
nhận vì không kèm triệu chứng suy tim.
Khi tổn thương cơ tim rõ ràng trong giai đoạn 1, hầu hết các trường hợp
chẩn đoán VCT dựa vào: nhóm dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virut (sốt, tăng
bạch cầu lympho, các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp hoặc tiêu hoá). Bệnh nhân có
thể đau ngực và loạn nhịp nhĩ hoặc thất. Điều trị trong giai đoạn này bao gồm
tránh ức chế miễn dịch gây hại, sử dụng các biện pháp kháng virut không đặc hiệu
và kháng virut - trực tiếp khi tác nhân virut được xác định hoặc trong bối cảnh
dịch tễ virut đã biết được. Nếu chức năng co bóp của tim giảm quá nặng cùng với
giảm huyết áp thì có thể phải dùng dopamine hoặc epinephrine. Tuy nhiên các
thuốc tăng co bóp cơ tim phải sử dụng hết sức thận trọng vì bệnh nhân VCT dễ bị
rối loạn nhịp tim với các thuốc này. Trong trường hợp suy tim quá nặng, các biện
pháp sử dụng thuốc không mang lại kết quả mong muốn thì cần phải đặt bóng trợ
tim trong động mạch chủ (IABP), dụng cụ hỗ trợ thất Nếu có tràn dịch màng tim
gây ép tim cấp thì phải chọc tháo dịch màng ngoài tim. Sử dụng các thuốc chống
rối loạn nhịp tim nếu cần và phải đặt tạo nhịp ngoài nếu bệnh nhân bị blốc nhĩ thất
mức độ cao hay nhịp tim quá chậm.
Giai đoạn hoạt hoá miễn dịch


Lý tưởng nhất hệ thống miễn dịch tự trở về tình trạng nghỉ ngơi ban đầu
nếu như quá trình tăng sinh virut đã được kiểm soát. Tuy nhiên nếu hoạt hoá miễn
dịch của vật chủ vẫn tiếp tục không suy giảm dù đã loại bỏ được virut thì bệnh tự
miễn có thể xảy ra và khởi phát giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 của bệnh là kết quả của hoạt hoá miễn dịch có thể chẩn đoán
xác định qua sinh thiết. Chẩn đoán đảm bảo nhất khi tiến hành sinh thiết chỉ một
vài ngày đến một vài tuần sau khi phục hồi triệu chứng nhiễm virut. Có rất nhiều
cách thức điều trị điều hoà miễn dịch trong giai đoạn này bao gồm các thuốc ức
chế miễn dịch, globuline miễn dịch có tác dụng điều hoà miễn dịch không có tác
dụng chống virut trực tiếp cũng đã được sử dụng. Hiện nay chỉ các thuốc ức chế
miễn dịch đã được chứng minh qua các nghiên cứu nên được sử dụng trong giai
đoạn này của bệnh và chỉ khi giai đoạn này đã được xác định rõ ràng.
Người ta thấy rằng các bệnh nhân VCT tối cấp tiến triển rối loạn huyết
động đột ngột có tiên lượng tốt hơn những người VCT cấp và mạn dạng nhẹ.
Những bệnh nhân này cần được điều trị tích cực với dụng cụ hỗ trợ thất trái vì khả
năng phục hồi cao.
Tiên lượng của VCT cấp
do virut ở trẻ sơ sinh còn rất ảm đạm,
tỷ lệ tử vong lên đến 75%. Tiên lượng
của trẻ lớn bị bệnh cơ tim giãn do
Giai đoạn bệnh cơ tim giãn nở
Khi không còn nhiễm virut và tái phát
hoạt hoá tự miễn thì bệnh nhân giai đoạn 3 phải
được xử trí như bệnh cơ tim giãn nở vô căn và
suy tim ứ huyết. Tái cấu trúc thất trái và bệnh
cảnh lâm sàng tiến triển xấu hơn có thể được
ngăn ngừa bằng thuốc ức chế men chuyển, ức
chế bêta, spinorolactone. Đặt máy khử rung nên
xem xét ở những người được chứng minh là có rối loạn nhịp thất đe doạ đến tính
mạng người bệnh. Nếu suy tim quá nặng phải xem xét đến khả năng thay tim.

Điều trị đối với trường hợp VCT nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị triệu
chứng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đợi tim bệnh nhân tự phục hồi.
Dùng kháng sinh nếu vi khuẩn là nguyên nhân viêm nhiễm. Khi tình trạng VCT
giảm bớt, bệnh nhân có thể hoạt động lại từ từ. Trong giai đoạn này, bệnh nhân
cần ăn nhạt, kiêng rượu, bia, thuốc lá và không gắng sức để giảm bớt gánh nặng
lên tim. Một số bệnh nhân VCT có thể sẽ diễn biến đến tổn thương mạn tính
không hồi phục của cơ tim và cần được chăm sóc điều trị suốt đời. Trong khi các
bệnh nhân khác lại chỉ cần dùng thuốc trong một thời gian, rồi sau đó bình phục
hoàn toàn.
Có thể phòng ngừa bệnh?
virut cũng không khả quan lắm.
Những bệnh nhân này tiếp tục có biểu
hiện bệnh cơ tim giãn, xơ hoá và suy
giảm chức năng co bóp của cơ tim. Ở
người lớn có từ 5-10% bệnh tự lui.
Tuy nhiên có đến 50% bệnh nhân tử
vong trong vòng 2 năm và 80% tử
vong trong vòng 5 năm nếu không
được thay tim.
Phòng ngừa VCT không dễ dàng do có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.
Một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ:
Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm virut hoặc có hội chứng
giống cảm cúm cho đến khi họ bình phục hoàn toàn. Nếu bạn đang có những triệu
chứng giống nhiễm virut thì nên tránh tiếp xúc gây phơi nhiễm cho người khác.
Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn nên đeo khẩu trang để phòng
bệnh cho bạn và cho người xung quanh bạn. Vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường
xuyên là một biện pháp có hiệu quả để phòng tránh bệnh lan rộng. Cần thực hiện
tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm để tránh lây nhiễm virut viêm
gan và HIV. Các vaccin hiệu quả có thể ngăn ngừa hậu quả bất lợi của nhiễm
virut, bao gồm cả VCT.


×