Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các thầy giáo khi mua xe củ cần lưu ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.08 KB, 3 trang )

Nếu bạn mua ô tô cũ từ các đại lý hoặc tại nơi bán xe cũ chuyên nghiệp, bạn nên thương
thảo để họ thực hiện “trọn gói” từ việc sang tên, đổi chủ, đổi sổ lưu hành cho bạn. Nếu
thương lượng được việc này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức vì thủ
tục mua xe cũ rất rắc rối. Còn nếu bạn muốn tự mình đi lo thủ tục thì nên theo các bước
sau.
1. Làm hợp đồng mua bán ô tô: Đây là bước đầu tiên thực hiện sau khi hai bên mua-bán
đã xem kỹ tình trạng xe, giấy tờ xe, kiểm tra đối tác, thống nhất được giá và các điều kiện
mua bán khác. Tiếp theo, bên bán hoặc bên mua sẽ đi làm thủ tục mua bán có công chứng
(thường là người bán) tại bất kỳ phòng công chứng nhà nước nào.
Tại đây, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: giấy Đăng ký ô tô, sổ Đăng kiểm ô tô, Bảo
hiểm ô tô, CMND người bán-người mua (đều là bản photocopy) và hợp đồng viết tay-để
soạn nội dung và lấy giá tiền. Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ, bạn mang bộ hồ sơ này đến
Phòng Công chứng Nhà nước.
Công chứng viên sẽ xem, soạn thảo hợp đồng và hẹn ngày giờ mời cả bên bán-bên mua
cùng đến. Tại đây công chứng viên sẽ đọc lại hợp đồng mua bán cho hai bên cùng nghe,
mỗi bên sẽ được đọc kỹ lại hợp đồng và ký vào hợp đồng trước mặt công chứng viên.
Công chứng viên ký xác nhận việc mua bán của hai bên và đóng dấu của Phòng Công
chứng. Phí công chứng khoảng 160.000 đồng.
2. Nộp thuế trước bạ: Đây là một thủ tục rất quan trọng. Nếu bạn là người mua thì phải
mang toàn bộ giấy tờ xe và hợp đồng mua bán xe có công chứng đến Chi cục Thuế quận -
huyện nơi mình ở để nộp thuế trước bạ (thông thường xe du lịch là 2%), tiếp đó là thủ tục
đăng ký xe. Sau khi có hóa đơn thuế trước bạ, người mua mang bộ hồ sơ này đến cơ quan
công an đăng ký ô tô. Ở đây có một lưu ý, nếu bạn mua xe không cùng tỉnh - thành bạn
đang có hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán rút hồ sơ xe (hồ sơ gốc) tại cơ
quan công an tỉnh - thành nơi ô tô đó đang đăng ký. Điều này là bắt buộc, nếu không bạn
không đăng ký sang tên được. Đây còn gọi là thủ tục chuyển vùng.
Tại cơ quan công an, bạn được phát Tờ khai đăng ký ô tô, (rất cần chữ ký của người bán
vào tờ khai này) sau đó bạn phải cà số khung, số máy để dán vào tờ khai. Sau khi tiếp
nhận hồ sơ của bạn, nếu cùng tỉnh - thành, ô tô của bạn sẽ giữ nguyên biển số, cơ quan
công an sẽ hẹn ngày tới lấy giấy đăng ký xe mới-khoảng 10 ngày. Nếu xe của bạn thuộc
dạng chuyển vùng, sẽ được cấp ngay biển số mới và cũng được hẹn ngày lấy giấy đăng


ký xe.
3. Đổi sổ lưu hành và khám lưu hành xe. Sau khi đã có xe và giấy đăng ký mang tên bạn,
lúc này bạn phải đi đổi sổ lưu hành và khám lưu hành xe. Lưu ý, nếu bạn mua xe không
cùng tỉnh - thành nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn phải yêu cầu người bán đến
trạm đăng kiểm gốc (nơi cấp sổ đăng kiểm cho ô tô này) để rút hồ sơ.
Nếu không làm điều này bạn sẽ không đăng kiểm được xe. Tại cơ quan đăng kiểm bạn sẽ
được yêu cầu mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự - nếu xe của bạn chưa mua hoặc hết hạn.
Xe của bạn phải khám lưu hành để có lưu hành mới, đồng thời sổ lưu hành cũng được đổi
sang biển số xe mới của bạn-nếu xe đổi biển số. Chi phí khám xe đăng kiểm khoảng
140.000 đồng/lần.
HỦ TỤC ĐĂNG KÍ XE.
Chủ xe đến đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe, thủ tục để đăng ký xe gồm có:
1. Giấy khai đăng ký (theo mẫu): Chủ xe phải tự khai
2. Giấy tờ của chủ xe: chủ xe phải mang các loại giấy tờ sau:
Chủ xe là người Việt Nam cần có một trong các giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân, trường hợp chưa có CMND, hoặc nơi đăng ký thường trú
trong chứng minh không phù hợp với tờ khai thì xuất trình hộ khẩu.
- Giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng minh An ninh nhân dân, giấy chứng
nhận cảnh sát nhân dân hoặc giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, kèm theo giấy giới thiệu của đơn vị công tác.
- Thẻ học viên, sinh viên, kèm giấy giới thiệu của nhà trường.
- Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam:
Giấy khai báo tạm trú, thường trú theo quy định và xuất trình hộ chiếu (còn giá trị).
Chủ xe là người nước ngoài cần có một trong các giấy tờ sau:
- Xuất trình chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ (còn giá trị) và
giấy giới thiệu của Vụ Lễ tân hoặc Sở Ngoại vụ.
- Xuất trình hộ chiếu (còn giá trị), giấy phép lao động theo quy định hoặc giấy giới thiệu
của cơ quan Việt Nam quản lý người nước ngoài hoặc Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú từ 1
năm trở lên
Chủ xe là cơ quan, tổ chức cần có:

- Cơ quan, tổ chức Việt Nam: Giấy giới thiệu kèm theo giấy tờ tuỳ thân của người đến
đăng ký xe.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Vụ
Lễ tân hoặc Sở Ngoại vụ ghi rõ tên cơ quan, tổ chức kèm theo giấy tờ tuỳ thân của người
đến đăng ký xe.
- Doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại
diện, Công ty nước ngoài trúng thầu, các tổ chức phi chính phủ: Giấy giới thiệu kèm theo
giấy tờ tuỳ thân của người đến đăng ký xe.
Người được uỷ quyền đăng ký xe phải có giấy uỷ quyền của chủ xe có xác nhận của Uỷ
ban nhân dân phường, xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác và xuất trình chứng minh nhân
dân.
3. Các giấy tờ của xe
Giấy tờ của xe gồm: Chứng từ mua bán, cho tặng xe; lệ phí trước bạ và chứng từ nguồn
gốc của xe.
- Chứng từ mua bán, cho tặng xe, quyết định hoặc hợp đồng hoặc văn bản thừa kế theo
quy định của pháp luật, hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài Chính. Trường hợp
xe của đồng sở hữu khi bán, cho tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy uỷ quyền bán thay của
các sở hữu chủ.
- Chứng từ lệ phí trước bạ, được quy định như sau:
Biên lai hoặc chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính, hoặc giấy nộp
tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận
của kho bạc nhà nước đã nhận tiền).
Trường hợp xe được miễn lệ phí trước bạ thì phải có tờ khai lệ phí trước bạ (nếu nhiều xe
chung một chứng từ lệ phí trước bạ thì phải có bản sao công chứng hoặc chứng thực của
cơ quan cấp đối với từng xe).
- Chứng từ nguồn gốc xe:
Đối với xe nhập nguyên chiếc:
* Xe nhập theo hợp đồng thương mại, xe miễn thuế, xe chuyên dùng có thuế suất 0%, xe
viện trợ và các xe thuộc đối tượng Bộ tài chính quy định thì phải có tờ khai nguồn gốc xe
ô tô, xe hai bánh gắn máy nhập khẩu theo quy định

* Xe nhập khẩu theo chế độ tạm nhập, tái xuất của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi
miễn trừ ngoại giao hoặc chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình dự án ODA ở
Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm việc theo lời mời thì phải
có Giấy phép nhập khẩu xe của cơ quan Hải quan.
* Xe nhập khẩu phi mậu dịch, xe là quà biếu hoặc xe nhập khẩu là tài sản di chuyển, phải
có tờ khai hàng nhập khẩu phi mậu dịch theo quy định của Bộ tài chính; Biên lai thu thuế
xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trường hợp không có biên lai thì phải có
quyết định miễn thuế hoặc văn bản cho miễn thuế của cấp có thẩm quyền.
Đối với rơ moóc, sơmi rơ moóc nhập khẩu: Tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu theo qui
định của Bộ tài chính.
Đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước thì cần phải có:
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ
sở sản xuất, lắp ráp.
- Tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe hai bánh gắn máy nhập khẩu đối với xe được lắp ráp từ
bộ linh kiện theo quy định của Tổng cục Hải quan phải có tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe
hai bánh gắn máy nhập khẩu.
Để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi, chủ xe phải có đầy đủ bộ hồ sơ hợp pháp; nộp lệ
phí đăng ký và biển số theo quy định. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa
số máy, số khung để đăng ký. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe đảm bảo đúng quy định, cơ
quan đăng ký xe cấp ngay biển số; Cấp đăng ký, hồ sơ (trường hợp sang tên di chuyển),
giấy chứng nhận xoá sổ (trường hợp xoá sổ) hoặc cấp lại đăng ký, biển số xe. Thời hạn
tối đa không quá 3 ngày làm việc (không kể ngày lễ, thứ 7, chủ nhật).
Địa chỉ đăng ký xe tại Hà Nội

×