Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các đề Văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.12 KB, 6 trang )

Viết bài văn số 3 - nghị luận văn học
(Bài làm ở lớp)
I- Mục tiêu cần đạt
1. Vận dụng những kiến thức cơ bản đã học trong các văn bản đọc hiểu để viết bài
nghị luận về một đoạn thơ trữ tình.
2. Vận dụng đợc khả năng nghị luận văn học để viết bài làm văn phù hợp với yêu cầu
cụ thể của đề bài.
II. chuẩn bị của thầy và trò
1. Công việc của trò
+ Ôn lại kiến thức văn học sử trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến cuối thế kỉ XX và kiến thức đọc hiểu về các văn bản : Tây Tiến
(Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), đoạn trích Đất nớc (trích trờng ca Mặt đờng khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm).
2. Công việc của thầy
a) Hớng dẫn trò chuẩn bị tốt cho bài viết số 3.
b) Ra đề và đáp án.
III. Tổ chức làm bài trên lớp
1. ổn định lớp, nắm sĩ số HS.
2. Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài : tự giác, độc lập, không dùng tài liệu,
không nhìn bài của bạn,
3. Phát đề bài.
4. Giám sát quá trình làm bài của HS.
5. Thu bài.
IV. RA
Chn 1 trong 2 :
1
Câu 1 (3 điểm) : theo anh chị trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), những câu thơ
nào biểu hiện rõ nét nhất vẻ đẹp bi tráng và tâm hồn phóng khoáng, thơ mộng của ngời
lính? Phân tích ngắn gọn để giải thích ý kiến của mình.
Câu 2 (7 điểm) : Cảm nhận của anh chị về hình tợng thiên nhiên và con ngời Việt Bắc
trong đoạn thơ sau :


Ta về mình có nhớ ta,
Ta về ta nhớ những hoa cùng ngời
Rừng xanh hoa chuối đỏ tơi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ ngời đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ em cô gái hái măng một mình
Trời thu trăng dọi hoà bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung;
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
Gợi ý :
Câu 1 : Chọn đợc những câu thơ tiêu biểu, đặc biệt là những câu trong đoạn 2 và
đoạn 3 của bài thơ ; phân tích một cách ngắn gọn vẻ đẹp của những câu thơ đó.
Câu 2 : Cần đảm bảo các ý cơ bản sau :
a) Hai câu mở đầu mang nội dung khái quát toàn bộ đoạn thơ : thiên nhiên Việt Bắc
(hoa) hòa với con ngời Việt Bắc (ngời) trong tâm trạng nhớ thơng vơi đầy (nhớ).
b) Tám câu còn lại chia thành 4 cặp, mỗi cặp làm thành một bức tranh, bức nào cũng
có cảnh (hoa) có ngời. Nét đặc sắc của cả bốn bức tranh là có đủ màu sắc, âm thanh, ánh
sáng, đờng nét
c) Đặc biệt trên cái nền của thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc ấy hiện lên hình ảnh
những con ngời Việt Bắc với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, vẻ đẹp khỏe khoắn hay duyên
dáng, tài hoa trong công việc lao động, vẻ đẹp của những con ngời nặng ân tình.
d) Thiên nhiên và con ngời hòa quyện với nhau, tôn vẻ đẹp cho nhau. Đó là sự gắn
bó không thể tách rời. Tất cả cứ lung linh hiện lên trong nỗi nhớ thơng tha thiết.
Đề 2:
Câu 1 (3 điểm) : Trong đoạn trích Đất nớc (trích trờng ca Mặt đờng khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm). Câu thơ "Cha mẹ thơng nhau bằng gừng cay muối mặn" có nét tơng
đồng với những lời ca dao nào ? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối
chiếu, so ánh với những bài ca dao mà anh (chị) đã liên tởng.

Câu 2 (7 điểm) : Phân tích vẻ đẹp hình tợng ngời lính trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng.
Gợi ý :
Câu 1 : Chọn đợc những câu ca dao nh: Tay nâng chén muối, đĩa gừng/ Gừng cay
muối mặn xin đừng quên nhau ; Sử dụng thao tác lập luận so sánh để phân tích làm nổi
bật t tởng và sự sáng tạo của câu thơ.
Câu 2 : Cần phân tích hình tợng ngời lính Tây Tiến hiện lên trong nỗi nhớ của nhà
thơ với những nét nổi bật:
- Hình tợng ngời lính đợc kết hợp bởi nhiều đờng nét, hình ảnh, kết hợp bởi nhiều
âm điệu, cảm hứng, kết hợp bởi bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng.
- Tác giả tô đậm cuộc sống gian khổ, đói rét, bệnh tật đến mức khác thờng, dữ dội
(Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm) để khắc họa vẻ đẹp
hào hùng của ngời lính
- Vẻ đẹp hào hoa thanh lịch của ngời lính Tây Tiến đợc khắc họa với những khoảnh
khắc riêng t (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
- Tác giả đặt chết chóc đau thơng trong cảm hứng lãng mạn hào hùng tạo cho hình t-
ợng ngời lính một vẻ đẹp bi tráng, lẫm liệt.
Làm văn:
Viết bài làm văn số 6- nghị luận văn học
A- Mục tiêu bi học
- Củng cố và nâng cao kiến thức về các thể loại văn học
- Cng c v nâng cao trình lm vn ngh lun v các mt: xác nh , lp
dn ý, din t.
- Nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
- Vit c bi vn ngh lun vn hc th hin ý kin ca mình mt cách rõ rng,
mạch lạc, có sức thuyết phục.
B. phơng tiện dạy học
SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
C. Phơng pháp dạy học
Bi hc tp trung vo ngh lun mt vn vn hc. => Lu ý HS ôn li nhng tri

thc v ngh lun, v thao tác lp lun, HS bit cách lp lun mt cách cht ch,
nêu lun im rõ rng, a dn chng thuyt phc, hp dn.
D. tiến trình lên lớp
1. n nh, kim tra s s lp.
2. Ra lm vn cho HS: GV có th vn dng theo bi trong SGK hoc t ra
cho phù vi i tng hc sinh.
- Thu bài.
Gợi ý một số đề tham khảo
Đề 1: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên
quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài nh sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi
trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [], rộng
bằng cả nớc ta và ra ngoài cả nớc ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông
truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp ngời đi trớc: tổ tiên, ông cha, cho đến đời
chị em Chiến, Việt.
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
1. Chuyện gia đình cũng dài nh sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.
Có thể hiểu:
+ Chỉ đợc coi là con của gia đình những ai đã ghi đợc, làm đợc "khúc" của mình
trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp
nối truyền thống.
+ Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh
ra nó. Cũng nh vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống
gia đình đã sinh ra những đứa con ấy.
Chứng minh:
+ Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà
kết tinh ở hình tợng chú Năm:
- Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con ngời chú
Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xa.

- Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hớng về truyền thống, sống với truyền
thống, đại diện cho truyền thống và lu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn
sổ gia đình).
+ Hình tợng ngời mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
- Một con ngời sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai
lực lỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "ngời sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của
cần cù ma nắng.
- ấn tợng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thơng để sống, để che chở cho đàn
con và tranh đấu.
- Ngời mẹ không biết sợ, không chùn bớc, kiên cờng và cao cả.
+ Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
- Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ.
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa
hơn khúc sông trớc. Ngời mẹ mang nỗi đau mất chồng nhng cha có dịp cầm súng, còn
Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.
- Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô t.
- Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thơng chỉ có một mình
vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi
bị thơng vẫn là ngời đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng ắm
[], rộng bằng cả nớc ta và ra ngoài cả nớc ta".
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biểm cả,
đến đại dơng của nhân dân và nhân loại.
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức
mạnh sinh ra từ những đau thơng.
Ngày soạn:
Tiết Làm văn
Viết bài làm văn số 1- Nghị luận xã hội
(Bài làm ở lớp)

A- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học, viết đợc bài nghị luận xã
hội bàn bạc một vấn đề t tởng, đạo lí.
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong
bài nghị luận xã hội nh giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận
- Nâng cao nhận thức về lí tởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
B. chuẩn bị của thầy và trò
1. Công việc của trò
+ Xem lại bài Nghị luận về một t tởng, đạo lí.
+ Xem phần hớng dẫn và phần gợi ý một số đề tham khảo.
2. Công việc của thầy
+ Hớng dẫn trò chuẩn bị tốt cho bài viết số 1.
+ Ra đề và đáp án.
c. Tổ chức làm bài trên lớp
- ổn định lớp, nắm sĩ số HS.
- Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài: tự giác, độc lập, không dùng tài liệu, không
nhìn bài của bạn,
- Phát đề bài.
- Giám sát quá trình làm bài của HS.
- Thu bài.
I. Đề bài
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
ý kiến trên của nhà văn Pháp M.Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về
việc tu dỡng và học tập của bản thân ?
II. H ớng dẫn chấm:
a) Giải thích khái niệm đức hạnh và hành động, mối quan hệ của chúng với tầm
quan trọng của hành động. Hành động lại gắn với hiểu biết, tài năng. Cho nên nói đến một
đức hạnh đợc thực thi là đã hàm chứa các điều kiện làm nên sức mạnh của đức hạnh ấy (ý
chí, tình cảm, tài năng)
b) Phân tích các khía cạnh của mối quan hệ đức hạnh và hành động.

- Có đức hạnh mà không hành động chỉ là nói suông. Thực chất không thể hiện
đức hạnh nào cả. Ngợc lại "hành động" mà không bắt nguồn từ một "đức hạnh" thì rất
nguy hiểm, dễ trở nên tàn nhẫn, độc ác.
- Chứng minh cụ thể sự thể hiện đức hạnh bằng hành động. Ví dụ : sự tôn kính ông
bà, cha mẹ, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, lòng vị tha, tính khoan dung, cần cù, chăm chỉ.
Làm rõ, những hành động sai quấy hay độc ác đều thiếu đức, vô hạnh.
c) Bình luận ý nghĩa đúng đắn của quan niệm này và định hớng rèn đức, luyện tài
của bản thân, nhất là thế hệ trẻ.
D. dặn dò: Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×