Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÂN TÍCH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.42 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
000
Tiểu luận:
“ PHÂN TÍCH, CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP VIỆT- Ý”
Giáo viên hướng dẫn: Dr. Nguyễn Thị Lan
Nhóm sinh viên thực hiện:
Hà Phương Ngân- Msv: 0853030118
Nguyễn Thị Yến- Msv: 0853030200
Phạm Thị Thu Nga-Msv: 0853030115
Phùng Thị Vân Anh-Msv: 0853030001
Hà Nội 9/2011
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
với chức năng là trung gian chuyển tiếp vốn giữa người thừa vốn và thiếu vốn đã thúc
đẩy sự phát triển, tạo nguồn đầu tư cho các tổ chức và cá nhân. Hoạt động này được thể
hiện rõ nét trong nghiệp vụ tín dụng.
Chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các
NHTM nhưng đồng thời đó là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất, tín dụng cần phải được
quan tâm nhiều hơn, được chú trọng trong chính sách tín dụng đúng đắn.
Chính sách tín dụng của một NHTM phản ánh quy trình làm việc, xem xét mức độ tín
nhiệm của một khách hàng. Đây là một khâu có ảnh hưởng rẩt lớn đến độ tín nhiệm của
khoản tín dụng. Đặc biệt, khi một khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp có sự sụt giảm
uy tín hay về khả năng tài chính. Sự sụt giảm này có ảnh hưởng nhiều tới khả năng thu
hồi nợ của ngân hàng.
Trên cơ sở hiểu và nắm rõ tầm quan trọng như vậy, và mô hình giả định, bài
tiểu luận “ Phân tích báo cáo tài chính và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp- Công ty CP
Thép Việt- Ý” gồm có:
Chương I: Vài nét về nghiệp vụ Tín dụng


Chương II: Phân tích và chấm điểm tín dụng công ty Thép Việt- Ý
Chương III: Đánh giá- Nhận xét chung
Trang 2
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
1.1 Khái niệm tín dụng
• Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh
nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi
vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh
toán.
• Phân biệt giữa cho vay và tín dụng: Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm
thời (có hoàn trả) về tài sản đều phản ánh qua hệ tín dụng. Trong khi đó, cho vay
tức là tín dụng bằng tiền. Như vậy, nội dung tín dụng rộng hơn nội dung cho
vay. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng thì cho vay (tín dụng bằng tiền) là hoạt
động quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất tại NHTM, vì vậy, thuật ngữ tín
dụng và cho vay được dùng đan xen và thay thế cho nhau
• Đặc trưng tín dụng:
- Chủ thể: cho vay là NHTM
Đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức KT-XH
- Đối tượng của tín dụng: tiền và tài sản
- Cơ sở tín dụng: niềm tin của người cho vay đối với người đi vay. ( có khả năng
trả nợ hay không, chứ không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo)
- Giá trị hoàn trả: lãi vay phải lớn hơn tốc độ trượt giá
- Điều chỉnh quan hệ tín dụng: là hợp đồng tín dụng.
1.2 Tầm quan trọng của tín dụng trong hoạt động Ngân hàng
a. Ý nghĩa
• Tạo ra lợi nhuận lớn cho hoạt động của Ngân hàng
• Cho biết khả năng sử dụng vốn và mức độ tín nhiệm của Ngân hàng tới đâu.
• Là hoạt động chính thể hiện chức năng kênh chu chuyển vốn của NHTM trong

nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b. Rủi ro tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt động Ngân hàng
Trang 3
• Khái niệm: Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không
trả được đầy đủ gốc và lãi vay của khoản vay hoặc khách hàng không thanh
toán đúng hạn nợ gốc và lãi đúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng ( cả
nội bảng và ngoại bảng)
• Ảnh hưởng:
Rủi ro tín dụng khiến cho các NHTM bị mất cơ hội thu được khoản tiền lãi vay,
tổn thất trước hết là tới lợi nhuận và sau đó là nguồn vốn tự có của NHTM. Đồng
thời, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên
trong tình huống nợ xấu quá nhiều, NHTM phải sử dụng nguồn vốn của mình để
trả cho khách hàng gửi tiền và trong một giới hạn nào đó khi NHTM không còn
khả năng thanh toán thì sẽ dẫn đến việc phá sản.
1.3 Quy trình tín dụng
a. Tóm tắt quy trình
• Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
• Phân tích tín dụng
• Quyết định tín dụng
• Giải ngân
• Giám sát tín dụng
• Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
• Thanh lý khoản vay.
b. Chi tiết về chấm điểm,phân tích tín dụng
• Phân tích tín dụng là bước thứ hai trong quy trình tín dụng. Đây là quá trình mà
NHTM tìm hiểu thông tin về khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người đi
vay. Bằng việc sử dụng các thông tin phi tài chính và tài chính mà NHTM có
quyết định cho vay hay không. .
• Việc phân tích tín dụng không chỉ giúp các NHTM giảm bớt rủi ro khi cho vay
khách hàng xấu mà còn giúp các NHTM có các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro

trong quá trình cho vay.
• Dựa vào mô hình CAMPARI ( tính cách người đi vay, năng lực người đi vay,
lãi vay, mục đích vay vốn, số tiền, sự hoàn trả và đảm bảo) thì các NHTM sẽ
Trang 4
đưa ra quyết định. Trong đó, việc đưa ra hạn mức tín dụng đối với khách hàng
đi vay sẽ rất quan trọng bởi NHTM không thể chịu rủi ro một mình trong việc
xem xét các phương án kinh doanh. Hiện nay, việc phân tích các chỉ tiêu tài
chính trên các báo cáo tài chính và mô hình điểm số Z đang là phương pháp
chính được sử dụng.
Trang 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CÔNG TY CP
THÉP VIỆT- Ý
2.1. Vài nét giới thiệu về công ty CP Thép Việt – Ý
a. Lịch sử hình thành
• Ngày 02/01/2002 , Tổng công ty Sông Đà đã quyết định đầu tư xây dựng dây
chuyền thiết bị cán thép đồng bộ theo công nghệ sản xuất thép Danieli (Ý) cung
cấp. 14/6/2003, nhà máy chính thức đi vào hoạt động.
• Theo Quyết định số 1748/QĐ-BXD của Bộ trưởng bộ Xây dựng ngày 26/12/2003
về việc chuyển đổi bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, Nhà
máy thép Việt Ý và phòng Thị trường thuộc Công ty Sông Đà 12 được chuyển đổi
thành Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VISCO).
• Ngày 11/02/2004, công ty tiến hành họp đại hội cổ đông lần đầu. Ngày 20/02/2004
, công ty nhân giấy phép đăng ký kinh doanh và chính thức hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần.
• Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán VIS ngày 25/12/2006 trên sàn giao
dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tổ chức tư vấn: công ty chứng khoán Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam. Kiểm toán độc lập: công ty kiểm toán Việt Nam
(VACO).
• Tổng số lao động hiện nay của công ty là khoảng hơn 400 người. Công ty có 01
văn phòng bán hàng tại TP Hồ Chí Minh. 02 chi nhánh tại Đà Nẵng và Hà Nội, 01

văn phòng tại Hà Nội, 01 ban quản lý dự án tại Hải Phòng và 03 xưởng sản xuất
b. Ngành nghề kinh doanh
• Công ty chuyên chính trong sản xuất và kinh doanh các loại thép thương hiệu Việt-
Ý
• Chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho ngành
thép
• Kinh doanh, vận tải hàng hóa
c. Các công ty con-liên kết và số vốn chủ sở hữu
• Công ty con-liên kết: Công ty cổ phần luyện thép Sông Đà với vốn góp là 199.41
tỷ đồng, chiếm 42.5% vốn chủ sở hữu.
Trang 6
• Vốn điều lệ : 300,000,000,000 đồng
• Số lượng cổ phiếu lưu hành: 30,000,000 cổ phiếu
2.2. Phân tích báo cáo tài chính- Kết quả hoạt động kinh doanh từ các năm 2008
đến 2010 và sáu tháng đầu năm 2011
2.2.1. Phân tích chỉ số tài chính:
Báo cáo tài chính của công ty thép Việt-Ý:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Trang 7
2008 2009 2010 2011F
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 687,565,073,190 687,168,144,821 1,335,467,535,482 926,019,334,655
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền 89,616,330,369 180,125,491,523 226,782,408,392 143,360,520,613
2. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 56,000,000,000
3. Các khoản phải thu
ngắn hạn 342,005,478,082 170,611,503,172 91,091,376,747 276,920,392,544
4. Hàng tồn kho 243,655,983,725 322,656,760,798 861,125,626,132 483,900,359,377
5. Tài sản ngắn hạn khác 12,287,281,014 13,774,389,328 100,468,124,211 21,838,062,121


II - TÀI SẢN DÀI HẠN 334,812,696,502 810,349,578,655 322,387,316,126 330,132,805,239
1. Các khoản phải thu dài
hạn 508,506,978,052
2. Tài sản cố định 322,404,782,566 138,955,002,666 121,408,258,727 105,441,283,345
3. Lợi thế thương mại
4. Bất động sản đầu tư
5. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 1,000,000,000 162,160,000,000 200,410,000,000 200,070,000,000
6. Tài sản dài hạn khác 11,407,913,936 727,597,937 569,057,399 24,621,521,894
Tổng cộng tài sản 1,022,377,769,692 1,497,517,723,476 1,657,854,851,608 1,256,152,139,894

I - NỢ PHẢI TRẢ 663,797,073,621 1,058,544,486,592 1,076,373,056,976 670,994,485,200

1. Nợ ngắn hạn 342,218,300,379 515,688,753,603 1,071,088,721,724 670,256,005,248
1.10. Dự phòng phải trả
ngắn hạn 5,437,840,573 967,331,015
2. Nợ dài hạn 321,578,773,242 542,855,732,989 5,284,335,252 738,479,952

II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 269,461,636,371 438,973,236,884 581,481,794,632 585,157,654,694
1. Vốn chủ sở hữu 269,084,221,630 435,445,320,804 581,481,794,632 585,157,654,694
1.10. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 112,630,445,276 238,315,872,643 141,695,870,174 119,956,335,873
2. Nguồn kinh phí và các
quỹ khác 377,414,741 3,527,916,080
III - LỢI ÍCH CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ 89,119,059,700
Tổng cộng nguồn vốn 1,022,377,769,692 1,497,517,723,476 1,657,854,851,608 1,256,152,139,894
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2008 2009 2010 2011F
1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1,716,456,968,046 2,084,025,041,394 3,104,305,259,335 981,121,842,860
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu 7,248,713,831 15,894,602,648 20,142,313,948 8,733,711,080
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 1,709,208,254,215 2,068,130,438,746 3,084,162,945,387 972,388,131,780
4. Giá vốn hàng bán 1,453,951,753,773 1,746,230,158,828 2,851,494,649,843 894,177,690,798
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 255,256,500,442 321,900,279,918 232,668,295,544 78,210,440,982
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 6,781,860,528 10,705,284,064 15,800,854,826 2,867,859,706
7. Chi phí tài chính 78,921,978,446 33,026,681,915 55,856,537,963 17,088,572,014
Trong đó: Chi phí lãi vay 52,313,067,600 23,333,359,035 33,547,519,220 16,073,148,651
8. Chi phí bán hàng 25,074,935,328 26,012,708,609 26,828,554,702 10,610,663,927
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 13,924,211,129 18,422,026,904 22,688,751,074 5,953,867,714
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 144,117,236,067 255,144,146,554 143,095,306,631 47,425,197,033
11. Thu nhập khác 7,549,354,813 5,114,316,047 4,701,707,382 30,000,000
12. Chi phí khác 135,012,092 74,295,562 2,339,094,687 298,273,088
13. Lợi nhuận khác 7,414,342,721 5,040,020,485 2,362,612,695 -268,273,088
14. Phần lãi (lỗ thuần) trong
công ty liên doanh/liên kết
15. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 151,531,578,788 260,184,167,039 145,457,919,326 47,156,923,945
16. Chi phí thuế TNDN hiện
hành 20,913,035,965 34,490,158,870 34,884,342,027 11,936,159,132
17. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại -591,902,453 269,381,872 158,182,936 356,747,626
18. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 131,210,445,276 225,424,626,297 110,415,394,363 34,864,017,187

18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu
số
18.2 Lợi nhuận sau thuế của
công ty mẹ 131,210,445,276 225,424,626,297 110,415,394,363 34,864,017,187
17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 8,747 15,028 4,005 1,162
18. Cổ tức
a. Chỉ tiêu tài chính:
Hiện tại, VIS đang hoạt động và sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ Danieli
Morgardshamma do tập đoàn Danieli-Italia cung cấp với công suất thiết kế là 250000 tấn/
năm. Trong quý II năm 2011, VIS khởi công dự án nâng cấp công suất nhà máy lên 450000
tấn/năm, tổng vốn đầu tư là 903.63 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn dự kiến là 4 năm. Thị phần
chủ yếu của VIS là miền Bắc và miền Trung. VIS đang xâm nhập vào thị trường miền Nam.
Trang 8
Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính của công ty CP Thép Việt-Ý. Trên cơ sở này, để
đưa ra một vài nhận định về tình hình tài chính của công ty.
BẢNG CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÉP VIỆT Ý
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
6t đầu năm
2011
Bình quân
ngành
Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản
Tỷ số thanh toán hiện thời
(x)

2.009 1.333 1.247 1.382 1.31
Tỷ số thanh toán nhanh(x)
1.297 0.707 0.443 0.66 0.61
Tỷ số khả năng thanh toán
tiền mặt(x)
0.262 0.349 0.264 0.214
Hệ số thanh toán lãi vay
3.51 10.66 4.29 2.17 3.02
Nhóm chỉ tiêu kết cấu tài chính
Tỷ số nợ(%)
64.93 70.69 64.93 53.42
Tỷ số nợ trên VCSH(%)
246.34 241.14 185.11 114.67
Hệ số tự tài trợ(%)
26.36 29.31 35.07 46.58
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
379.41 341.14 285.11 214.67
Tỷ số nợ dài hạn (%)
31.45 36.25 0.32 0.06
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân( ngày)
56.63 44.28 44.66 67.52 49.34
Vòng quay hàng tồn
kho( vòng)
5.96 6.17 4.82 1.33 3.02
Vòng quay tổng tài sản
1.67 1.38 1.86 1.57
Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận(%)
7.64% 10.82% 3.56% 3.55%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản(%)
14.48% 17.89% 7.00% 2.39% 9.10%
Tỷ suất lợi nhuận trên
VCSH(%)
48.69% 51.35% 18.99% 5.96% 22.70%
Nhóm tỷ số giá trị thị trường
EPS (vnd)
8,747 15,028 4,005 2,959 4.09
P/E(x)
8.25 6.5
P/B(x)
2.07 1.5
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng tổng tài sản
29.48% 46.47% 10.71%
Tăng trưởng doanh thu
16.37% 21.00% 49.13%
Tăng trưởng lợi nhuận trước
thuế
492% 71.70% -44.09%
Trang 9
b. Phân tích tình hình tài chính của công ty:
Về nhóm tỷ số thanh khoản
Năm 2008-2009 là năm khủng hoảng tài chính thế giới, vì vậy mà hầu như ở tất cả các chỉ
số đều có sự thay đổi lớn và có nhiều chênh lệch đáng kể.
• Với tỷ số thanh toán hiện thời:
So với năm 2008, năm 2009 đã giảm đi 33.68% và năm 2010 giảm so với năm
2009 là 6.43%. Hai con số này có sự chênh lệch đáng kể cho thấy khả năng thanh toán
của công ty đã giảm sút rất nhiều đặc biệt là năm 2009 . Điều này cũng là tất yếu sau

thời gian khủng hoảng vào năm 2008, tình hình tài chính của công ty cũng gặp nhiều
khó khăn nên 2 năm 2009 và 2010, công ty cũng vay nợ nhiều hơn nên tỷ số lại càng
sụt giảm.
Tuy nhiên ta cũng có thể nhận thấy rằng, tuy tỷ số này giảm đáng kể nhưng vẫn
trên mức chỉ tiêu ngành và luôn luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty vẫn có khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tương đối tốt. Đến 6 tháng đầu năm 2011 với
Trang 10
Tốc độ tăng/ giảm 2009 2010 2011F
tỷ số thanh toán -33.68% -6.43% 10.81%
tỷ số thanh toán nhanh -45.51% -37.35% 48.95%
tỷ số khả năng thanh
toán tiền mặt 33.38% -24.41% -18.99%
hệ số thanh toán lãi vay 204% -60% -49%
tình hình kinh tế có nhiều biến động, khả năng thanh toán của công ty đã được cải
thiện rất nhiều, tăng 10.81% so với năm 2010.
• Với tỷ số thanh toán nhanh:
Sau khi loại đi hàng tồn kho bình quân cho thấy có sự khác biệt khá lớn. Khi mà
mức chênh lệch thay đổi giữa năm 2010 và năm 2009 cho thấy số lượng hàng tồn kho
của năm 2010 tăng gấp gần 3 lần. Công ty có nhiều hàng tồn kho có thể là do tích trữ
nguyên vật liệu, vì đặc điểm của ngành thì mùa xây dựng vào khoảng tháng 11-12 nên
việc công ty tích trữ nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động xây dựng cuối năm
cũng là điều hợp lý.
Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy số hàng tồn kho giảm đi đáng kể, có thể
lý giải cho điều này là vì thảm hoạ động đất sóng thần ở Nhật bản vào đầu năm 2011
đã phá huỷ các khu công nghiệp và hải cảng quan trọng của Nhật Bản nên nhu cầu
xây dựng của nước này tăng lên. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 6/2011,cả nước
đã xuất khẩu 98,9 triệu USD sản phẩm từ sắt thép, tăng 53,4% so với tháng 5, nâng
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép 6 tháng đầu năm lên 493 triệu USD, tăng
36,58% so với cùng kỳ năm 2010. Điều này cho thấy rằng, công ty thép Việt Ý cũng
là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thép sang thị trường Nhật, vì vậy hàng tốn

kho đầu năm 2011 giảm đáng kể là vì nguyên nhân này. Cũng có thể thấy do đặc thù
của ngành về thời gian, nhu cầu xây dựng nên chỉ tiêu này ở ngành thép thường nhỏ
hơn 1.
• Với tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt:
Xu hướng chỉ số này qua 3 năm là giảm nhưng không nhiều. Điều này cho thấy
tiền mặt và chứng khoán khả mại giảm đi, có thể là do công ty đang đầu tư vào dây
chuyền sản xuất hay chuẩn bị cho đợt sản xuất tiếp theo. Tuy nhiên, có thể tính được
với máy móc thiết bị nhà xưởng được khấu hao hết trong 10 năm thì số năm khấu hao
còn lại trung bình của cả 2 năm 2009 và 2010 là 4 năm nữa, với con số đó, ta có thể
thấy rằng công ty cũng có đầu tư trang thiết bị mới nhưng không nhiều trong khi vay
nợ thì lại không ngừng tăng lên.
Có thể thấy rằng chỉ số của công ty rất thấp, một phần là do tích trữ nguyên vật
liệu khiến hàng tồn kho tăng cao, một phần là do nợ của ngắn hạn của công ty nhiều,
Trang 11
riêng năm 2010 các khoản nợ ngắn hạn đã gấp đôi năm 2009 và có xu hướng tăng
trong năm 2011.
Để có thể có cái nhìn tổng quát hơn về khả năng thanh toán của công ty ta có biểu
đồ so sánh VIS với các công ty khác cùng ngành trong năm 2010:
Trong đó:
HLA:công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu
HMC: Công ty cổ phần Kim Khí Thành
Phố Hồ Chí Minh
HSG: công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
POM: công ty cổ phần thép Pomina
SMC: công ty cổ phần đầu tư thương mại
VIS: công ty cổ phần thép Việt Ý
Ta có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của VIS là cao nhất cho thấy khả năng
tiêu thụ hang tồn kho của VIS tốt hơn những doanh nghiệp khác. Trong khi đó, khả
năng thanh toán hiện thời cũng chỉ sau POM.
• Với hệ số thanh toán lãi vay

Năm 2009 tăng vọt so với năm 2008, đến năm 2010 và năm 2011 giảm hẳn đi,
dao động quanh mức 50%, giảm cách đáng kể. Điều này cho thấy công ty tạm thời
không thể thanh toán được mức lãi vay tài chính để phục vụ hoạt động sản xuất. So
Trang 12
sánh thời gian cùng kì hết quý 2 năm 2010, hệ số thanh toán lãi vay giảm 13.7%, một
phần là do chi phí trả lãi Q2/2010 thấp hơn so với chi phí trả lãi Q2/2011, tốc độ tăng
chi phí trả lãi nhanh hơn với 50.65% so với tốc độ tăng EBIT chỉ có trên 30%
Kết luận: So sánh các chỉ số với chỉ số trung bình ngành năm 2010, có thể thấy
công ty thanh toán lãi vay tốt hơn so với các công ty trong ngành khác.Tuy nhiên việc
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn lại thấp hơn so với chỉ số ngành, công ty không
nắm giữ khoản tiền để chi trả các khoản nợ trong thời gian ngắn.
Về nhóm tỷ số kết cấu tài chính:
Tăng/giảm(%) 2009 2010
Tỷ số nợ(%) 5.76 -5.76
Tỷ số nợ trên VCSH(%) -5.2 -56.03
Hệ số tự tài trợ(%) 2.95 5.76
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu -10 -16
Tỷ số nợ dài hạn (%) 4.8 -35.93
• Với Tỷ số nợ trên VCSH:
Nhận thấy rằng, tỷ số này ở công ty rất cao, ở cả 4 năm đều lớn hơn 1, đặc biệt là năm
2008 và 2009 lên đến 2,4. Có thể lý giải con số lớn này là do khủng hoảng tài chính năm
2008 nhưng đến năm 2010 và đầu năm 2011, tỷ số này tuy giảm khoảng 5,76% so với
những năm trước nhưng vẫn ở mức quá cao. Điều này cho thấy tình trạng của công ty rất
khó khăn, trên góc độ ngân hàng, tỷ số này nên nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Công ty đã
quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy nếu cho doanh nghiệp vạy thì rủi ro sẽ dồn hết cho
ngân hàng gánh chịu.
• Với tỷ số nợ:
Qua các năm 2008-2010, công ty thép Việt Ý sử dụng từ 64%-70% nguồn vốn để tài
trợ cho tài sản của công ty là từ nợ phải trả. Có thể thấy rằng tỷ số nợ của công ty khá là
cao, nếu các chủ nợ đòi cùng một lúc thì công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.

• Với hệ số tự tài trợ:
Vốn tự tài trợ của công ty qua số liệu 3 năm chiếm khoảng từ 26%-35% tổng nguồn
vốn. Công ty thép Việt Ý là 1 công ty cổ phần với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng và nằm
trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏn nên vốn tự tài trợ không nhiều mà chủ yếu các
khoản đầu tư vào tài sản là nợ như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, 6tháng đầu năm 2011
Trang 13
cho thấy công ty đã tăng vốn tự tài trợ lên 47%, đó là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện
khả năng tài chính của công ty đã có dấu hiệu khả quan hơn.
• Với tỷ số nợ dài hạn:
Tỷ số này đang từ hơn 36,25% tụt xuống một cách đáng ngạc nhiên vào năm 2010 chỉ
còn có 0.32%, tương tự năm 2011 còn giảm nhiều hơn nữa chỉ còn có 0.06%. Con số này
cho ta thấy rằng nợ dài hạn của công ty là rất ít. Chứng tỏ công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Điều này càng khẳng định tình hình tài chính của công ty sẽ rất khó khăn vì những khoản
phải trả vào năm tới rất nhiều.
Qua tính toán các chỉ số nợ, chúng ta thấy rằng công ty CP thép Việt Ý sử dụng gần
200% nợ so với vốn chủ sở hữu như một nguồn tài trợ cho hoạt động của công ty nhưng
so với tổng tài sản thì lại chiếm khoảng 60%. Điều này cho thấy cơ cấu vốn của công ty
không hợp lý. Cần lưu ý rằng tỷ số nợ dài hạn của công ty gần bằng 0 trong khi tỷ số nợ
so với tổng tài sản ở mức 60%. Như vậy, gần như hoàn toàn nợ của công ty là nợ ngắn
hạn.
Về nhóm tỷ số hoạt động :
Tăng/ giảm 2009 2010
kỳ thu tiền bình quân( ngày) -22% 1%
vòng quay hàng tồn kho( vòng) 4% -22%
Vòng quay tổng tài sản -17% 35%
• Với chỉ số vòng quay tổng tài sản:
Hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu tăng trong năm 2009 giảm so với năm
2008 là 17% và đến năm 2010 tăng lên 35%. Điều này cho thấy việc đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất phôi thép tại thành phố Hải phòng vào năm 2008 đã tạo ra thêm
doanh thu cho công ty và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tương đối tốt. Đến nửa

đầu năm 2011, với việc chuẩn bị đưa vào công nghệ sản xuất mới nên hệ số này tất
nhiên giảm đi so với năm 2010
• Kỳ thu tiền bình quân ( tương ứng với mức khoản phải thu và doanh thu
bán hàng của công ty):
Năm 2008 do công ty tăng thêm một khoản phải thu khác cao hơn đó là tiền góp
vốn của cán bộ công nhân viên ủy quyền công ty đầu tư vào công ty Bất động sản Dầu
Trang 14
khí, doanh thu của năm 2009 cao gấp gần 2 lần so với năm 2008. Đến năm 2009 và
năm 2010, do khoản phải thu dài hạn và ngắn hạn tính đến ngày 31/12/2009 chủ yếu
là phải thu công ty CP Luyện thép Sông Đà và năm 2010 thì VIS chuyển toàn bộ dư
nợ này cho CTCP Luyện thép sông Đà. So sánh với chỉ số ngành năm 2010 cho biết
khả năng chính sách đòi nợ của công ty chặt chẽ hơn so với bình quân ngành.
• Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 tăng 4% so với năm 2008 nhưng lại giảm 22%
vào năm 2010. Tính đến cuối năm 2010 thì vòng quay cao hơn toàn ngành cho thấy
công ty hoạt động tốt hơn, bán được nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, so sánh giữa
nguyên vật liệu của năm 2010 cao hơn gấp 3 lần năm 2009, thành phẩm gấp gần 2 lần,
trong khi đó số hàng gửi đi bán lại thấp hơn so với 2009. Mặt khác, giá vốn hàng bán
năm 2009 thấp hơn so với năm 2010, do nền kinh tế lạm phát lớn, giá nguyên vật liệu
sản xuất cao hơn, đẩy giá thành sản phẩm lên. Cùng kì hết Q2/2011 cao hơn so với
2010 chứng tỏ giá vốn hàng bán trong năm nay tăng lên khá cao. Tuy nhiên có thể
nhận thấy rằng vòng quay hàng tồn kho của ngành thép rất thấp chứng tỏ hiệu quả
hoạt động trong ngành này không cao.
Nhìn chung hiệu quả hoạt động của ngành thép không được cao, tuy nhiên so với
bình quân ngành thì công ty sử dụng tài sản khá tốt và có chính sách tín dụng chặt chẽ
hơn các công ty khác, quản lý các khoản phải thu tốt hơn. Vòng quay hàng tồn kho
tương đối thấp vì công ty tích trữ nhiều nguyên vật liệu. Do chịu ảnh hưởng của rủi ro
tỷ giá và biến động giá phôi thép thế giới (70% lượng phôi thép của VIS phải nhập
khẩu) nên hiện tại hiệu quả hoạt động, của VIS thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái
nhưng vẫn cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Ta có biểu đồ so sánh về hiệu quả hoạt động với các công ty khác cùng ngành
trong năm 2010:
Trang 15
Vòng quay hàng tồn kho của VIS so với các công ty khác là cao hơn, chỉ đứng sau
HMC và SMC trong khi đó một công ty lớn như POM lại có vòng quay rất thấp
chứng tỏ công ty này tích trữ rất nhiều nguyên vật liệu.
Về nhóm tỷ số khả năng sinh lời:
Tăng/ giảm 2009 2010 2011F
tỷ suất lợi nhuận(%) 3% -7% 0%
tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(%) 3% -11% -5%
tỷ suất lợi nhuận trên VCSH(%) 3% -32% -13%
• Tỷ suất lợi nhuận:
Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận tăng 3% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lại
giảm 7% và hầu như không tăng trong 6 tháng đầu năm 2011. Đây là vấn đề bất
thường do chi phí tài chính của năm 2010 cao hơn rất nhiều so với năm 2009 thêm
vào đó chi phí khác tăng đột biến với các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi vay, khoản
thuế được hưởng ưu đãi của năm 2009 cao hơn nên số tiền thuế phải đóng ít hơn, hơn
nữa năm 2010 giá thép giảm nên làm giảm lợi nhuận của công ty trong khi đó giá vốn
hàng bán năm 2010 cao hơn năm 2009. Mặt khác, công ty chủ yếu là nhập phôi thép
Trang 16
từ nước ngoài nên giá thép bị ảnh hưởng rất nhiều từ giá thép trên thế giới do lượng
phôi thép nhập khẩu chiếm hơn 60% lượng phôi dùng trong sản xuất thép. Do vậy rủi
ro tỷ giá đối với công ty là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty,
nhất là trong thời kỳ 2010-2011, tỷ giá biến động mạnh do ảnh hưởng của các cuộc
khủng hoảng nền kinh tế lớn trên thế giới và giá vàng.
• Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA):
Lợi nhuận ròng của năm 2010 thấp hơn so với 2009, trong khi đó việc đầu tư thêm
tài sản và các khoản đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn cao hơn nhiều.Điều
này dẫn đến chỉ số ROA giảm đi đáng kể so với 2009 và năm 2008. Chỉ số vào năm
2010 cho thấy khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của công ty thấp hơn so

với các công ty khác cùng ngành. Điều này lý giải cho việc trang thiết bị sử dụng
trong sản xuất còn chưa hiệu quả.
• Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tương tự như với tỷ số ROA, tỷ số ROE cũng cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận
của công ty nhưng lại so với vốn chủ sở hữu. Năm 2009, tỷ số này tăng 3% so với
năm 2008 nhưng sau đó tiếp tục giảm 32% rồi 13% vào năm 2010 và 2011. Với việc
tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng- gấp đôi so với 2009 thông qua việc chào bán cổ
phiếu thưởng( sở hữu 2 cổ phiếu được thêm 1 cổ phiếu) và chào bán theo phương thức
thực hiện quyền mua ( cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu)
và giá thép giảm dẫn đến lợi nhuận của VIS giảm trong năm 2010. Tuy nhiên mức tỷ
suất lợi nhuận cũng khá cao và hấp dẫn nhà đầu tư với 19% mặc dù vẫn thấp hơn mức
trung bình ngành là 23%.
Sau đây là biểu đồ so sánh về chỉ số ROA và ROE trong năm 2010 của công ty
thép Việt-Ý so với các công ty cùng ngành:
Trang 17
Nhận thấy ROA và ROE của các công ty ngành thép tương đối cao và hấp dẫn nhà
đầu tư, VIS nằm trong top 3 công ty có hai chỉ số này cao chỉ đứng sau POM và SMC.
Về nhóm tỷ số giá trị thị trường
• Chỉ số EPS:
Thông qua việc tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu làm tăng số lượng
cổ phiếu đang lưu hành và dẫn đến làm giảm EPS của công ty, và xuống thấp hơn so
với toàn ngành, nhưng không đáng kể. Điều này khá dễ hiều khi năm 2010 khi mà nền
kinh tế có nhiều biến động, thì ngành thép cũng không phải là một ngoại lệ nên việc
tạo ra lợi nhuận ròng cao là điều khó. Giá thép biến động cùng với sự biến động của
nền kinh tế, của hoạt động cung cầu thép trên thế giới.
• Chỉ số P/E và P/B:
Chỉ số P/E và P/B của ngành thép khá thấp chỉ khoảng 6.5 và 1.5 lần cho thấy
ngành thép đang bị định giá thấp, so với các công ty khác trong ngành, VIS có chỉ số
P/E :8.25 và P/B: 2.07 là khá cao chứng tỏ VIS chưa thích hợp để đầu tư tại vùng giá
hiện tại.

Tương tự, ta có biểu đồ thể hiện giá chỉ số giá thị trường vào năm 2010 của các
công ty ngành thép:
Trang 18
Về chỉ tiêu tăng trưởng :
• Tăng trưởng tổng tài sản: tăng đều qua các năm mà thành phần tăng chủ yếu là hàng
tồn kho và các khoản đầu tư dài hạn trong khi đó tài sản dài hạn thì hầu như không
được đầu tư mới. Khoản đầu tư dài hạn ngày càng tăng trong khi nguồn vốn chủ yếu
của công ty là nợ ngắn hạn cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty không tốt
lắm
• Tăng trưởng doanh thu: doanh thu cũng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm là
do trong tháng 5,6/2010 công ty đã tích trữ được lượng phôi thép giá rẻ khi giá phôi
trên thế giới giảm mạnh trong 2 tháng này. Với ưu thế này, năm 2011 công ty sẽ giảm
được chi phí giá vốn. Đồng thời lượng hàng tồn kho khá lớn từ những tháng trước sẽ
là lợi thế trong quý IV này khi nhu cầu về thép xây dựng tăng mạnh. Với những lý do
đó khiến doanh thu năm 2010 và 2011 tăng mạnh
• Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: năm 2009 tăng mạnh với 492% nhưng năm 2010
mức tăng giảm dần, và đến 2011 thì giảm 44.09%. Qua phân tích ở trên ta thấy doanh
thu đều tăng ổn định qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế lãi có sự lên xuống khá
bất ngờ thể hiện qua các loại chi phí đều tăng đăc biệt là chi phí tài chính và chi phí
Trang 19
khác dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm. Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu ngân hàng
quan tâm hơn lợi nhuận sau thuế vì phần trả gốc và lãi là phần chi trả trước khi nộp
thuế.
2.2.2. Mô hình điểm số Z ( Zscore)
• Công ty CP Thép Việt- Ý là công ty đã cổ phần hóa, do đó chúng ta sẽ lựa chọn mô
hình tính điểm số sau:
Z = 1.2X
1
+ 1.4X
2

+ 3.3X
3
+ 0.64X
4
+ 1.0X
5
Z” = 6.56X
1
+ 3.26X
2
+ 6.72X
3
+ 1.05X
4

Trong đó:
X
1
= vốn lưu động thuần/ tổng tài sản
X
2
= lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản
X
3
= EBIT/tổng tài sản

X
4
= thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của tổng số nợ
X

5
=Doanh thu/Tổng tài sản
• Ta có bảng thống kê sau:
Chỉ số 2009 2010 2011F
X
1
0.115 0.159 0.204
X
2
0.159 0.085 0.095
X
3
0.189 0.108 0.050
X
4
1.169 0.881 0.747
X
5
1.392 1.872 0.781
Z 3.125 3.103 1.803
Z" 3.770 2.975 2.769
Thông qua bảng tính trên qua các năm 2009,2010 và 6 tháng đầu năm 2011 ta có thể
nhận thấy công ty CP Thép Việt- Ý đều nằm trong vùng an toàn, không có nguy cơ phá
Trang 20
sản. Riêng đối với mô hình tính Z thì 6 tháng đầu năm 2011, thì có sự khác nhau giữa 2
chỉ số. Có thể kết hợp cùng với việc phân tích chỉ số thì khả năng thu hồi và kinh doanh
của công ty vẫn đảm bảo an toàn.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trước khi đưa ra những nhận xét cuối cùng tổng quan về tình hình tài chính của Công
ty thép Việt-Ý, chúng ta cần xem xét tình hình ngành thép Việt Nam hiện nay cũng như

Trang 21
những thách thức khó khăn mà ngành đang gặp phải để có một cái nhìn toàn diện và chính
xác nhất về tình hình của công ty CP Thép Việt- Ý.
3. 1.Ngành thép hiện nay,những thách thức và khó khăn
Những năm gần đây, sản xuất thép nước ta phát triển ở mức 20-30%/năm, nhưng
giống một số ngành công nghiệp khác, ngành thép đã bộc lộ nhiều điểm yếu mà để khắc phục
phải mất thời gian dài. Ðó là đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch gây mất cân đối trầm
trọng. Các sản phẩm thép xây dựng, thép ống thông thường được đầu tư quá mức, vượt xa
nhu cầu, trong khi nhiều sản phẩm đặc chủng như thép tấm, cuộn cán nóng, thép chế tạo, bị
bỏ sót, mỗi năm phải nhập khẩu hơn năm triệu tấn, khiến nhập siêu của ngành thép khoảng
sáu tỷ USD/năm. Ðầu tư cho ngành thép thiếu tính bền vững, quy mô công suất nhỏ, công
nghệ lạc hậu, không đủ điều kiện vận hành ổn định lâu dài. Nhiều "siêu dự án thép" FDI với
mức đầu tư từ 5 đến 7 tỷ USD được cấp phép mà không cân nhắc kỹ, có nhiều dấu hỏi nghi
vấn về tính hiện thực. Tình hình cung vượt cầu trong ngành thép những tháng gần đây đã
khiến nhiều nhà máy phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, thép thành phẩm tồn kho
tới gần 500 nghìn tấn, chi phí trả lãi vay ngân hàng mỗi tháng tới hàng trăm tỷ đồng, trong
khi giá bán ở dưới mức giá thành. Cụ thể,những khó khăn mà ngành thép đang gặp phải là:
• Giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao.
Đầu vào cho ngành thép là quặng sắt và thép phế. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu tới 70%
thép phế và chỉ sản xuất được khoảng 20% thép dẹt với 100% nguyên liệu nhập khẩu. Như
vậy, ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động của giá phôi trên thế giới.
Nguyên liệu sản xuất phôi thép chủ yếu là quặng sắt và than cốc. Từ cuối năm 2010, giá bán
quặng sắt và than cốc trên thị trường thế giới đã tăng cao. Các nước Australia, Brazil chiếm
đến 70% thị phần thế giới. Họ gần như độc quyền và mỗi năm đều tăng giá từ 30 - 40%.
Than cốc cũng được cung cấp từ Trung Quốc và các nước này cũng đã tăng đến 70%.
Bên cạnh đó, giá điện, giá xăng dầu trong nước tăng cũng góp phần đẩy giá thành sản xuất
thép lên cao. Từ đầu năm 2011, giá xăng tăng 2.900 đồng/lít, mỗi tấn thép tiêu hao 50 lít
xăng, như vậy việc giá xăng trong nước tăng khiến mỗi tấn thép phải "đội" thêm 145.000
Trang 22
đồng. Giá điện cũng tăng từ 1/3, tuy không tác động lớn đến giá thành nhưng cũng chiếm từ

6 - 8% cơ cấu giá thành của thép.
• Biến động tỷ giá
Phần lớn nguyên liệu đầu vào của ngành thép là nhập khẩu. Do đó, ngoài việc chịu sự biến
động của giá nguyên liệu đầu vào, các DN ngành thép còn phải chịu rủi ro tỷ giá. Ngày
11/2/2011, NHNN điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 9,3%. Điều này sẽ khiến các khoản lỗ
do chênh lệch tỷ giá của các DN trong ngành tăng cao.
• Lãi suất cao
Hiện nay, do đặc thù của ngành là nhu cầu vốn lưu động lớn nên các DN trong ngành thường
duy trì tỷ lệ Nợ/Tổng TS lớn (từ 51% đến 79%). Trước áp lực lạm phát và để ổn định kinh tế
vĩ mô, NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng duy trì ở
mức cao. Điều này không những khiến các DN khó tiếp cận nguồn vốn mà còn khiến chi phí
của các DN sử dụng đòn bẩy tài chính cao gia tăng.
• Áp lực cạnh tranh
Hiện tượng cấp giấy phép đầu tư tràn lan vào ngành thép có thể khiến cho ngành thép bị vỡ
quy hoạch và gây ra những hậu quả khó lường. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các
nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất, Liên doanh Tata steel và Vnsteel khi
đi vào sản xuất thì nguồn cung thép sẽ tăng gấp 2 lần lượng tiêu thụ của thị trường nội địa.
Trong khi đó, nhu cầu thép xây dựng sẽ giảm khi nhiều công trình được đầu tư bằng vốn
ngân sách bị giãn, tạm dừng tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Các DN thép trong nước hiện còn phải đối mặt với áp lực thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung
Quốc. Các nhà nhập khẩu đã khai thác được lỗ hổng hàng rào thuế quan để được hưởng thuế
nhập khẩu 0%.
• Ảnh hưởng của chính sách Cắt giảm đầu tư công
Sản phẩm thép được sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho xây dựng, mà xây dựng thì bao gồm
các dự án triển khai đầu tư của nhà nước, hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển….Trong khi đó,
trong tháng 8 , nhà nước vẫn tiếp tục thực thi các giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị
quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, trong đó việc kiên quyết cắt giảm đầu tư
Trang 23
công, thắt chặt tín dụng của ngân hàng cho các mục tiêu phi sản xuất hàng hóa, đã ảnh hưởng
mạnh đến các dự án đầu tư bất động sản. Tình trạng nhiều chủ dự án phải đình hoãn thi công

do không vay được vốn ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất cao, làm cho dự án không còn
khả thi đã làm cho tiêu thụ thép trong nước nhiều tháng nay đã giảm rõ rệt. Sau khi có NQ11,
tiêu thụ thép giảm rõ rệt nhất là tháng 4,5,6/2011. Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng thép
xây dựng đạt 13,5%, thép tiêu thụ gần 10%. Ngoài ra, từ 1/7 các ngân hàng phải thực hiện
quy định về tín dụng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất giảm xuống ở ức đầu tiên 22%,
vài tháng nữa xuống dưới 20% thì ngành thép sẽ phải chịu đựng thử thách lớn hơn, mức tiêu
thụ chậm hơn.
• Khủng hoảng thừa
Ngành thép đang có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng thừa. Hiện nhu cầu thép xây dựng
trong nước chỉ dao động ở mức hơn 6 triệu tấn mỗi năm, trong khi tổng công suất thép xây
dựng cả nước lên 9 triệu tấn. Đó là chưa kể sắp tới, ngành thép sẽ có thêm 5 dự án thép xây
dựng công suất lớn đi vào hoạt động với tổng công suất 1,5 triệu tấn mỗi năm.
3.2 .Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty
Sau khi đã có một cái nhìn toàn diện về ngành thép hiện nay, cùng với lưu ý về việc
công ty vừa khởi công dự án nâng cấp công suất nhà máy lên 450000 tấn/năm với tổng số
vốn đầu tư là 903.63 tỉ đồng và thời gian hoàn vốn là 4năm, chúng ta có thể có một số kết
luận chung về tình hình tài chính của công ty như sau:
• Là một thành viên Tổng công ty xây dựng Sông đà, vì vậy hầu như các dự án xây
dựng của tổng công ty đều do Công ty CP Thép Việt- Ý cung cấp nguyên vật liệu.
Đây được coi là một điểm đáng chú ý bởi có thể thấy rằng đầu ra của sản phẩm được
đảm bảo một cách chắc chắn. Ngoài ra, mạng lưới phân phối của công ty khá là rộng
tao nên một bước đệm khá tốt cho việc kinh doanh của công ty.
• Về khả năng thanh toán, công ty đã cải thiện được khă năng thanh toán của mình so
với các năm trước. Tuy nhiên khă năng thanh toán lãi vay và lượng tiền mặt sẵn có
thấp do chi phí lãi vay tăng cao. Điều này sẽ có phần khả quan hơn khi NHNN ấn định
lãi suất cho vay ở mức 19%/năm.
Trang 24
• Về kết cấu tài chính, công ty đã dần trả được những khoản nợ kếch xù(điều rất dễ thấy
ở ngành thép) đặc biệt là nợ dài hạn. Đây là một tín hiệu khả quan với những ngân
hàng có ý định cho công ty vay dài hạn.

• Về hiệu quả hoạt động, có thể thấy công ty đầu tư rất tốt về mặt tài sản thông qua
doanh thu của việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép tại thành phố Hải
phòng vào năm 2008 đã mang lại. Việc tiếp tục đầu tư nâng cấp công suất nhà máy
hứa hẹn doanh thu cao hơn rất nhiều trong những năm tới. Trong tình hình khó khăn
chung của ngành thép, công ty có kết quả kinh doanh rất khả quan.
• Về khả năng sinh lời, việc công ty đầu tư lớn vào dự án nâng cấp cũng như tăng vốn
điều lệ lên 300 tỷ đồng vào đầu năm nay ( gấp đôi 2009) nên không thể nhận định gì
nhiều về mức sinh lời của công ty qua sự sụt giảm của các chỉ số.
• Kết hợp với mô hình Z score, một lần nữa có thể kết luận rằng công ty thép Việt Ý có
tình hình tài chính khá tốt và tốt so với các công ty cùng ngành cũng như là một công
ty an toàn và tiềm năng để đầu tư.
3.3. Nhận định từ góc độ ngân hàng
• Trước cơ hội đồng loạt các ngân hàng hạ lãi suất cho vay xuống mức 17% - 19%
nhiều khu vực thị trường kinh doanh đang có dấu hiệu ấm lên tức thời, song thị trường
Thép vẫn cơ bản chưa có dấu hiệu bứt phá so với cuối tháng 8. Tuy vậy, do nhu cầu
xây dựng tăng về các tháng cuối năm nên tiêu thụ thép từ tháng 8 bắt đầu có dấu hiệu
khởi sắc.Theo số liệu của hiệp hội thép Việt Nam trao đổi với PV Dothi.net thì tổng số
thép bán được của các công ty trong Hiệp Hội Thép 8 tháng đầu năm 2011 là
3.264.060 tấn, so với 8 tháng đầu năm 2010 tăng 2,61%. Chỉ số này trong nửa đầu
tháng 9 đang có dấu hiệu tăng đều. theo dự báo của hiệp hội thép Việt Nam thì cuối
tháng 9 tình hình thị trường trong nước do tác động của nhiều giải pháp điều chỉnh
kinh tế vĩ mô của Chính phủ đặc biệt là về tài chính ngân hàng có thể tạo thuận lợi
hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn vay, đồng thời lại là mùa xây
dựng cuối năm nên tiêu thụ thép sẽ tăng tích cực.
• Chính sách hạ lãi suất khó có thể có tác động ngay tới thị trường thép. Do thị trường
Thép không nằm trong nhóm ưu tiên trong chính sách giảm lãi suất lần này. Hơn nữa
thị trường thép chịu ảnh hướng trực tiếp từ mức độ nóng lên của thị trường xây dựng
mà tác động này cần có thời gian. Hơn nữa lượng thép xây dựng tồn ở các công ty tính
Trang 25

×