Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 34 trang )

Chương V: SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG


I. KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP

Trong điều kiện tự nhiên, sự hiện diện và mật số tương đối của côn trùng tùy
thuộc vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm nội tại của chính côn trùng như: tiềm năng sinh học, hành vi, tác
động của nhóm.
- Đặc điểm sinh vật của môi trường: cây ký chủ và các yếu tố thiên địch.
- Các yếu tố phi sinh vật: thời tiết, đất đai, chế
độ nước.
Trong điều kiện tự nhiên, giữa các yếu tố nêu trên có những tác động qua lại:
một tác động nào đó trên một trong những yếu tố môi trường (như thay đổi thời tiết, sự
can thiệp của con người) đều có những tác động đến những yếu tố sinh học khác. Ví
dụ như sự thay đổi về cây ký chủ sẽ tác động lên côn trùng gây hại và từ đó sẽ tác
độ
ng lên thiên địch của côn trùng gây hại theo những qui luật riêng của các loài thiên
địch này.
Cần chú ý rằng trong các yếu tố của môi trường, chính yếu tố nhỏ nhất lại có
tác động lớn nhất. Hơn nữa người ta cũng ghi nhận rằng thường những yếu tố thay đổi
lại có tác động mạnh hơn những yếu tố bền vững và dù cho những yếu tố khác của môi
trường thích hợp, động v
ật cũng không thể tồn tại nếu một yếu tố nào đó của môi
trường không thích hợp.

II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ PHI SINH VẬT

Chính thời tiết đã quyết định phần lớn sự phân bố, phát triển và hoạt động cũng
như sự phát sinh thành dịch của côn trùng. Có thể phân biệt:
- Đại khí hậu (macroclimat) của các nhà địa dư học hay các nhà nông học, đây


là khí hậu của một vùng rộng lớn, được đo đạc trong các điều kiện chuẩn của các đài
khí tượng, từ những số liệu này, người ta
đã thiết lập được những biểu đồ đơn giản
như sinh thái khí hậu đồ (ecoclimatogrammes) chẳng hạn. Việc nghiên cứu về sinh
thái khí hậu đồ trong một chừng mực nào đó cho phép dự đoán trước những nguy cơ
có thể xảy ra do việc di chuyển côn trùng từ vùng này sang vùng khác (vùng chưa bị
nhiễm như trường hợp có khí hậu tương tự nguy cơ càng lớn). Có thể hoàn chỉnh kết
quả c
ủa sinh thái khí hậu đồ với những số liệu có liên quan đến các yêu cầu, điều kiện
cần thiết để phát triển của côn trùng.
- Trung khí hậu (mesoclimat): của một vùng thuần nhất (đồng đều).
- Vi khí hậu (microclimat): của một vùng rất giới hạn của một ổ sinh thái mà
nơi đó côn trùng đang sinh sống; thật ra rất khó đo đạc các yếu tố vi khí hậu của những
loài côn trùng sống trên mạch lá - vi khí h
ậu của một chổ nứt trên vỏ cây không giống
với vi khí hậu trên mặt một cành cây phẳng phiu

108




Hình V.1. Sự liên hệ giữa côn trùng gây hại và các yếu tố môi trường

109

Hình V.2. Biểu đồ tác động về cường độ của một yếu tố vật lý đến tầm quan trọng của
mật số côn trùng. (1): loài không hiện diện,(2): loài hiện diện hiếm hoi.
(3): loài hiện diện phổ biến.



Hình V.3. Biểu đồ hoạt động của côn trùng theo nhiệt độ

Nếu đại khí hậu (macroclimat) xác định sự phân bố tổng quát của một loài (như
côn trùng vùng sa mạc, côn trùng vùng Đại Tây Dương, ) thì trung và vi khí hậu là

110
yếu tố quyết định sự hiện diện hữu hiệu (bền vững) của một động vật trong sinh cảnh
hay nói rõ hơn là trong một ổ sinh thái (niche ecologique) nhất định.

1. Nhiệt độ

Đây là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất: côn trùng là động vật máu lạnh, nhiệt
độ của cơ thể gần bằng với nhiệt độ của môi trường chung quanh và thay đổi cùng vớ
i
sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ quyết định tốc độ của các phản ứng hóa
học (định luật VAN'T HOFF: cường độ của tất cả các hiệu lực sinh học và biến dưỡng
tùy thuộc chặt chẽ vào các yếu tố của nhiệt độ). Hơn nữa, nhiệt độ còn tác động đến
hành vi và có thể là nguyên nhân gây ra sự tử vong ở côn trùng.

a- Tác độ
ng của nhiệt độ đến cường độ của các hiện tượng sinh học (hoặc đến
thời gian và tốc độ của sự phát triển)

Côn trùng chỉ có thể phát triển trong một số giới hạn nhất định của nhiệt độ mà
người ta gọi là nhiệt độ hữu hiệu cho sự phát triển, nhiệt độ này thay đổi tùy theo loài
và trên cùng một loài côn trùng theo các giai đoạn phát triển và đôi khi cũng thay đổ
i
theo các yếu tố khí hậu khác.


Trong khoảng giới hạn nhiệt độ này, người ta có thể xây dựng một đường cong
về thời gian phát triển và tốc độ phát triển theo nhiệt độ dựa trên những số liệu thí
nghiệm có được trong những điều kiện nhiệt độ nhất định. Qua biểu đồ, người ta thấy
rõ rằng thời gian của sự phát triển giảm khi nhiệt độ t
ăng. Ngược lại, tốc độ phát triển
(V=1/D) lại tăng theo nhiệt độ (trong khoảng giới hạn nhiệt độ hữu hiệu cho sự phát
triển). Gần về phía nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao, đường biểu diễn tốc độ phát triển có
dạng cong và hình chữ S.

Khảo sát 2 đường biểu diễn này cho thấy có 2 khái niệm quan trọng:

* Nhiệt độ tối thiểu (lý thuyết) của ngưỡ
ng sinh học (K)

Có được khi kéo dài đường thẳng biểu diễn tốc độ của sự phát triển theo nhiệt
độ cho đến khi phần này giao nhau với trục hoành độ (trục nhiệt độ) và người ta thừa
nhận rằng dưới giá trị K này, côn trùng sẽ không phát triển được.

* Qui tắc của sự bền vững nhiệt độ


111
Trong khoảng nhiệt độ mà tốc độ phát triển thay đổi theo một đường thẳng, tích
của thời gian phát triển (D) và hiệu của nhiệt độ môi trường (T) và nhiệt độ tối thiểu
của ngưỡng sinh học (K) là một hằng số.
D(T-K) = C (hằng số nhiệt độ)


Hình V.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ (T) trên thời gian của sự phát triển (D) và
trên tốc độ phát triển V (V=1/D) của một loài côn trùng. K = ngưỡng nhiệt độ tối thiểu

(lý thuyết) của sự phát triển. Tm-TM = khoảng nhiệt độ mà trong khoảng này tốc độ
phát triển (V) biến thiên theo một đường thẳng. V = tốc độ phát triển. D = thời gian
phát triển
Nếu D được tính bằng ngày, T và K bằng độ thì C được biể
u thị bằng
o
N (
o
D),
C biểu thị cho tổng nhiệt lượng và được gọi là tổng tích ôn hữu hiệu cần thiết cho sự
phát triển của côn trùng. Điều này cho thấy để hoàn thành một giai đoạn phát triển mỗi
loài côn trùng (cũng như mỗi loài sinh vật nói chung) đều đòi hỏi phải có tổng nhiệt
lượng nhất định. Tổng nhiệt lượng này là một hằng số nhiệt độ có hiệu quả cho s
ự phát
dục của mỗi loài côn trùng.

Qui luật về sự bền vững nhiệt độ được áp dụng khi côn trùng hoạt động trong
các điều kiện nhiệt độ khác nhau như trong các điều kiện tự nhiên với điều kiện là
nhiệt độ bên ngoài biến động trong khoảng từ Tm - TM trong đó đường biểu diễn về
thời gian phát triển theo nhiệt độ là một đường cong hyperbole. Như vậy có ngh
ĩa là từ
những hiểu biết về tổng tích ôn hữu hiệu, người ta có thể tính số thế hệ có thể xuất
hiện trong một năm của từng loài côn trùng nhất định ở từng vùng cụ thể. Nếu gọi
sigma C là tổng tích ôn hữu hiệu cả năm của một loài côn trùng A trong địa phương B,
thì giá trị sigma C được tính như sau:

112
Nhi

t d



Sigma C = 31 (Tn1 - K) + 28 (Tn2 - K) + 31 (Tn12 - K)

* Ghi chú: số 31, 28, 31 là số ngày của tháng 1,2, ,12
Tn1, Tn2, ,Tn12 giá trị độ nhiệt trung bình của các tháng 1,2, 12

Từ đó số thế hệ lý thuyết trong năm của loài sâu A bằng

Sigma C
C

N
=
* Ghi chú : C là tổng tích ôn hữu hiệu cần thiết để hoàn thành một vòng đời

Hiện nay phương pháp dự tính dự báo dựa trên qui luật của sự bền vững nhiệt
độ đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nơ
i. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng phương pháp
này có một số mặt hạn chế nhất định. Vì để thu được kết quả chính xác, giá trị của Tn
phải ổn định, điều này rất khó xảy ra trên đồng ruộng. Hơn nữa, phương pháp này chỉ
mới xét đến vai trò của nhiệt độ, thực ra tốc độ sinh sản, phát triển của côn trùng còn
chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhi
ều nhân tố sinh thái khác như độ ẩm, ánh sáng, thức
ăn.

Ngoài ra cần chú ý thêm rằng trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới về mùa khô
hoặc mùa hè, có những thời điểm trong ngày, nhiệt độ Tn rất cao, có thể lớn hơn
ngưỡng TM, do đó hiệu số của trị số trung bình Tn trong ngày đó và K không phản
ánh đúng độ nhiệt hữu hiệu.

Trong công tác dự tính, dự báo sâu hại, để xác định được t
ổng tích ôn hữu hiệu
cho từng loài côn trùng, trước hết cần phải tính khởi điểm phát dục K của chúng. Dựa
vào kết quả nuôi sâu trong tủ định ôn, ít nhất của 2 thế hệ, trong điều kiện nhiệt độ
khác nhau, có thể tính được bằng cách như sau:

- Trong điều kiện nhiệt độ Tn1: C = D1 (Tn1 - K)
- Trong điều kiện nhiệt độ Tn2: C = D2 (Tn2 - K)
Vì giá trị của C không đổi cho từng loài côn trùng nên:
D1Tn1 - D1K = D2Tn2 - D2K
D1Tn1 - D2Tn2 = D1K - D2K
K (D1 - D2) = D1Tn1 - D2Tn2
D1Tn1 - D2Tn2
K =
D1 - D2

113
Khi đã biết K, có thể tính được C và D
D1Tn1 - D2Tn2
C = D1 (Tn1 - )
D1 - D2
C
D =
Tn - K
Kết quả nuôi sâu cắn gié Leucania separata Walk của Trường Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội cho một ví dụ rõ ràng về mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và
thời gian phát dục của côn trùng.

Khi biết được trị số C, số K và ngày đẻ của côn trùng thì người ta có thể dự
đoán ngày nở của trứng hay ngày cuối của các giai đoạn phát triển c

ủa côn trùng bằng
cách ghi nhận nhiệt độ hàng ngày. Các bộ phận, cơ quan về Bảo Vệ Thực Vật thường
sử dụng những dữ liệu này để dự tính, dự báo và theo dõi tình hình phát sinh và phát
triển của sâu hại. Người ta ghi nhận rằng sự gia tăng cường độ của các hiện tượng biến
dưỡng theo nhiệt độ sẽ đưa đến sự gia tăng về nhu cầu thức ăn. Sự
tiêu thụ thức ăn gia
tăng có ý nghĩa là sự gây hại sẽ gia tăng, Ở các vùng ôn đới, một sự gia tăng về nhiệt
độ bên ngoài có thể gây ra một sự gia tăng trầm trọng về sự gây hại.

Tổng tích ôn hữu hiệu và khởi điểm phát dục của một số loài côn trùng:
* Bọ xít trên bắp cải K: 13
0
C ; C = 240
0
N
* Trứng của sâu táo Carpocapse K: 10
0
C, C = 90
0
N
* Nhộng của ruồi củ cải đỏ K: 6
0
C, C = 200
0
N
* Trứng và ấu trùng của bộ Cánh cứng (Chrysomelidae) trên cây Colza
K: 7
0
C, C = 290
0

N


114
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến thời gian sinh trưởng của sâu cắn gié
Leucania separata Walk (Hồ Khắc Tín, 1980)

Giai đoạn Nhiệt độ Thời gian phát
phát triển (
0
C) triển (ngày)

16,8 11
18,9 8
TRỨNG 19,7 6
23,6 5
26,6 4
30,8 3

16,4 41
18,5 30
SÂU NON 21,5 27
24,7 22
28,4 18

17,6 22
18,9 16
21,5 13
NHỘNG 25,8 11
28,2 9

29,2 7

20,4 11
22,5 10
TRƯỞNG THÀNH 27,8 8
29,2 7
30,6 6



115
b- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số hoạt động và hành vi của côn trùng

Một số hoạt động sống như di chuyển, hoạt động kiếm mồi, tốc độ di chuyển,
gia tăng khi nhiệt độ gia tăng.

Một đôi khi có những ngưỡng nhiệt độ mà trên ngưỡng nhiệt độ này, một số
hoạt động sống của côn trùng được bộc phát m
ột cách ngoạn mục: ấu trùng của các
loài cào cào di cư chỉ di chuyển khi nhiệt độ đất đạt đến 31,5
0
C, rầy mềm có cánh
(Aphis fabae) bắt đầu bay khi nhiệt độ không khí đạt trên 17
0
C; bướm của các loài sâu
táo Carpocapse chỉ bay vào lúc hoàng hôn, khi nhiệt độ không khí đạt trên 15
0
C.

Khi được để trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, côn trùng cũng biểu lộ

một sự ưa thích đối với một số nhiệt độ. Sự ưa thích này thay đổi tùy theo loài, và
cũng thay đổi tùy theo những điều kiện của môi trường, đặc biệt là đối với điều kiện
ẩm độ.

Hành vi này có thể được biểu thị qua vấn đề chọn nơ
i định cư của côn trùng
như kiến ở dưới lá, ruồi dưới ánh sáng mặt trời, những loài côn trùng ký sinh động
vật máu nóng như muỗi, bọ chét, phát hiện được ký chủ là do đã phát hiện được
nguồn nhiệt. Muỗi có thể phân biệt được sự khác biệt về nhiệt độ ở mức dưới 1/10
0
C
và chích trên da ký chủ nhờ một loại kích thích gọi là kích thích nhiệt.

c- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự giới hạn dân số

Nhiệt độ tối đa hay tối thiểu đều có thể là yếu tố giới hạn mật số côn trùng,
trong điều kiện khí hậu ôn đới, nhiệt độ thấp của mùa đông chỉ có một tác động rất
giớ
i hạn trên các côn trùng địa phương vì những loài này chịu đựng được những độ
lạnh mãnh liệt (-20
0
C - -25
0
C) một cách dễ dàng. Ở nhiệt độ này, những loài côn trùng
này có một sự biến dưỡng rất đặc biệt, cho phép chúng chịu được các yếu tố bất lợi đó
là hiện tượng tiềm sinh (diapause).

Trái lại, nhiệt độ lạnh của mùa đông có thể diệt trừ những loài côn trùng được
đưa vào một cách tình cờ từ những vùng nóng. Ví dụ loài ruồi Địa Trung Hải gây hại
trên nhiều loại cây ăn trái của vùng Tây Ban Nha và B

ắc Phi, mặc dù được du nhập rất
nhiều lần vào nước Pháp qua việc nhập khẩu những loại trái cây như cam, đào, và có
thể gây một số thiệt hại tại Pháp, nhưng loài này đã không thể định cư được ở Pháp do
không chịu được nhiệt độ lạnh của mùa đông tại Pháp.

Tại vùng ôn đới nếu nhiệt độ lạnh của mùa đông không phải là yếu tố giới hạ
n
mật số côn trùng địa phương thì nhiệt độ thấp quan sát thấy trong mùa xuân hoặc mùa

116
thu lại có thể đưa đến sự tử vong cao ở nhiều loài, khi kết hợp với những yếu tố khác
như ẩm độ tương đối, bệnh,

Nhiệt độ cao của mùa hè không phải là yếu tố hủy diệt côn trùng, trừ một số
trường hợp đặc biệt như trường hợp của trứng và ấu trùng thuộc thế hệ thứ hai của ruồi
gây h
ại trên củ cải đỏ, loài này thường bị chết hàng loạt vào mùa hè khi nhiệt độ ở nơi
ẩn trú vượt qua 28
o
C trong thời gian nhất định.

Thường thì côn trùng có thể chống chịu được sức nóng của môi trường bằng
nhiều cách gia tăng sự thoát hơi nước, đi vào một tình trạng đặc biệt của tiềm sinh,
thích ứng về hình thái như màu sắc của cánh, thường gặp ở bộ Cánh cứng
(Coleoptera).

2. Ẩm độ và lượng mưa

a- Ảnh hưởng của ẩm độ đối với sự
tử vong và sống sót của côn trùng


Ẩm độ giữ một vai trò rất quan trọng đối với đời sống côn trùng. Mỗi loài côn
trùng đều có yêu cầu đặc biệt đối với yếu tố này.
Người ta ghi nhận rằng tỉ lệ sống sót của các loài côn trùng gây hại trong kho
vựa sẽ rất cao nếu ẩm độ thấp hay nói khác đi các loài này phát triển tốt trong điều
kiện khô hạn. Những loài côn trùng gây hại trên thực v
ật trái lại là những loài đòi hỏi
những điều kiện ẩm độ tương đối khá cao.

Tuy nhiên cần chú ý rằng tác động ẩm độ tương đối trên tỉ lệ tử vong của côn
trùng thay đổi rất nhiều theo nhiệt độ, và khả năng chống chịu sức nóng thì rất tốt
trong điều kiện ẩm độ thấp.

Tại vùng ôn đới, tác động của ẩm độ t
ương đối không rõ như ở các vùng Địa
Trung Hải hay nhiệt đới. Tuy vậy, ngay tại vùng ôn đới, sự làm khô đất bởi những kỹ
thuật canh tác khác nhau như cày làm đất, cho ngập nước có thể gây tử vong cho
nhiều loài côn trùng sống trong đất. Đây là những biện pháp để diệt những loài côn
trùng gây hại sống trong đất.

b- Ảnh hưởng của ẩm độ đối với hoạt động, hành vi và sự phân bố của côn
trùng

Sự hoạt động trở lại vào mùa xuân của nhiều loài côn trùng thường tùy thuộc
vào lượng mưa. Ở phía Bắc nước ta vào khoảng tháng 3, nếu có mưa xuân đều đặn, đất
đủ ẩm và được sưởi ấm, nhộng của các loài bọ hung hại gốc lúa sẽ trưởng thành rộ.

117
Khi làm tơi xốp đất, mưa cho phép những loài côn trùng hóa nhộng trong đất chui ra
dễ dàng, vì vậy những trận mưa đầu mùa thường được theo sau bởi sự vũ hóa của

nhiều loài côn trùng.

Mỗi loài côn trùng đều biểu lộ một sự ưa thích đối với những điều kiện ẩm độ
nhất định, điều này có thể giải thích được các sự lựa chọn nơi định c
ư của côn trùng
dưới lá cây, trong vết nứt của vỏ cây, dưới những chất dư thừa thực vật, Những hành
vi này ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sự gây hại của côn trùng trong nông nghiệp, sự
khô hạn sẽ làm cho các loài sâu thép (Elateridae), sùng (Scarabaeidae) càng chui sâu
xuống đất và điều đó sẽ làm giảm sự gây hại của các loài này trên rễ cây trồng.

Nhìn chung đa số côn trùng thích độ ẩm không khí từ 80 % trở lên. Tuy nhiên
đối với từ
ng loài và ngay đối với từng giai đoạn phát triển, mỗi loài đều có vùng cực
thuận độ ẩm tương đối xác định, ở đó cơ thể côn trùng duy trì được một hàm lượng
nước, thích hợp, bảo đảm điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất. Và khi độ ẩm dao
động ngoài phạm vi cực thuận (cao hơn hay thấp hơn) đều làm giảm sức sống của côn
trùng.

Sự tác động c
ủa độ ẩm đến côn trùng có liên quan chặt chẽ với các nhân tố
khác, đặc biệt là đối với độ nhiệt. Nói chung sự thiếu hay thừa độ ẩm thường gây hại
rõ rệt cho sự sống của côn trùng khi độ nhiệt không khí dao động ngoài phạm vi cực
thuận. Trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao sẽ làm hạn chế khả năng điều hòa
nhiệt. Trong điều kiệ
n độ nhiệt thấp, độ ẩm cao sẽ làm giảm sức chịu lạnh của côn
trùng (Guglle, 1901). Ví dụ trong điều kiện độ ẩm cao, loài gián (Blatta orientalis L.)
bị chết ngay ở 28
0
C, trái lại trong không khí khô ráo, gián có thể chịu đựng được tới
48

0
C.

Độ ẩm còn ảnh hưởng tới sự sinh sản, hoạt tính và sự phân bố của côn trùng.
Theo dõi trên sâu cắn gié, người ta ghi nhận thấy ở độ nhiệt 25
0
C nếu độ ẩm tương đối
thấp (60%), số trứng đẻ chỉ bằng 93,5 % so với số trứng đẻ ở ẩm độ 90 %. Nếu độ ẩm
thấp hơn nữa (40%) số trứng đẻ chỉ còn 50,2 % (Hồ Khắc Tín, 1980).

Ngoài ảnh hưởng gián tiếp thông qua độ ẩm không khí, lượng mưa có tác động
hết sức lớn đến đời sống côn trùng thông qua độ ẩm không khí, độ ẩm
đất và thông
qua các tác động cơ giới của mưa. Mưa lớn và kéo dài ngăn cản các hoạt động giao
phối, sinh sản và phát tán của côn trùng. Nhiều loài côn trùng nhỏ như rầy mềm, rầy
phấn, sâu mới nở, đều bị những trận mưa lớn rửa trôi. Mưa lớn nhiều ngày, làm mực
nước ruộng dâng cao cũng gây sự tử vong của sâu và nhộng của sâu đục thân mía 5
vạch (Hồ Khắc Tín, 1980) và làm giảm kh
ả năng gây hại của rầy nâu (Nilaparvata
lugens). Tuy nhiên cũng có một số loài côn trùng như sâu đàn (Spodoptera mauritia)
thường phát sinh thành dịch trên lúa vào những năm có mưa lớn, gây ngập lụt đồng
ruộng.


118
Do nhiệt độ và ẩm độ thường phối hợp chặt chẽ và tác động một cách tổng hợp
lên côn trùng vì vậy trong khi nghiên cứu về côn trùng người ta thường xét đến tác
động tổng hợp của 2 yếu tố này qua việc xây dựng những khí hậu đồ (climatogramme)
và sinh khí hậu đồ (bioclimatogramme). Trong các loại biểu đồ này, đường biểu biễn
tổ hợp yếu tố nhiệt độ và độ ẩm được đố

i chiếu với các vùng độ nhiệt và độ ẩm mà tại
đó côn trùng có phản ứng khác nhau.


Hình V.5. Ảnh hưởng của các điều kiện ẩm độ trên tỷ lệ sống sót của côn trùng sống
trên thức ăn tươi (sâu bướm) và trên các loại hạt khô (mọt).

3. Ánh sáng và quang kỳ

Ánh sáng có thể tác động (bởi cường độ và thời gian chiếu sáng) đến các hoạt
động và hành vi cũng như đến sự điều hòa các hoạt động theo chu kỳ mùa của côn
trùng. Nhìn chung côn trùng chỉ có khả năng cảm thụ nh
ững tia sáng có bước sóng
ngắn từ 6500 đến 2700 Anstron (vàng, lục, lam, chàm và tử ngoại), tuy vậy xu tính của
chúng đối với ánh sáng rất khác nhau tùy theo loài. Có những loài côn trùng chỉ
chuyên hoạt động về ban ngày như bướm phấn (Pieridae), bướm phượng
(Papilionidae), hoặc chỉ hoạt động vào lúc hoàng hôn như bọ hung (Scarabaeidae)
hoặc vào ban đêm như các loài ngài đêm (Noctuidae), muỗi, Trong nhiều trường hợp
cường độ chiếu sáng có thể đã giữ một vai trò quan trọng trong việc tác động đế
n các
hành vi này, tuy nhiên bên cạnh đó, một số yếu tố khác như: tính chất của ánh sáng và
ẩm độ tương đối của môi trường cũng có thể có ảnh hưởng.

Bảng 2. Phản ứng đối với nhiệt độ và ẩm độ của sâu đục trái táo Carpocapsa
pomonella L. (Hồ Khắc Tín, 1980)

119

KHOẢNG CÁCH GIỚI HẠN
VÙNG HOẠT ĐỘNG

T
0
C H %

I. Ngừng hoạt động 2,5 >= >=41 15>= >=95

II. Không thuận lợi 5 - 9 và 34 - 41 15 - 40 và 75 - 95

III. Thuận lợi 9 - 15 và 30 - 34 40 - 50 và 70 - 75

IV. Cực thuận 15 - 30 50 - 70


Ở các loài ong, người ta ghi nhận hướng của các tia sáng đã giúp cho ong định
hướng để tìm đến nơi có thức ăn và tìm đường về tổ. Bọ hung trưởng thành thường sử
dụng ánh sáng của mặt phẳng phân cực vào lúc hoàng hôn để tìm hướng bay.

Bên cạnh đó, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng là một trong những yếu tố
chính quyết định ngừng phát dục (diapause) của nhiều loài côn trùng ở vùng ôn đới.


120
Hình V.6. Sinh khí hậu đồ của sâu đục trái táo vùng ngoại ô Bucarest (C. Manolache)

121


Hình V.7. Sự biến động về tỷ lệ chết của côn trùng dưới tác động phối hợp của nhiệt
độ và ẩm độ tương đối.



Hình V.8. Sử dụng khí hậu đồ (climatogramme) để dự tính dự báo sự phân bố địa lý
của ruồi đục trái Địa Trung Hải.
A: vùng rất thuận lợi cho sự phát triển của ruồi; B: vùng thuận lợi cho sự phát
triển của ruồi; C: vùng giới hạn cho sự phát triển của ruồi
D: vùng không thuận lợi cho sự phát triển của ruồi


122

Thời
g
ian
q
uan sá
t
Mật số côn trùng
Hình V.10. Sự biến động của mật số côn trùng gây hại dưới tác động của
thiên địch
Hình V.9. Sự biến động số côn trùng trong một thế hệ, (1) = giai đoạn gia tăng
mật số; (2) = giai đoạn giảm mật số dưới tác động của nhiều yếu tố khác
nhau
Thành trùn
g

Ấu trùng
TRỨNG
(2)
(1)
Mật số côn trùng

Thời gian quan sát

123


Hình V.11. Sự biến động mật số của một loài côn trùng trong một thời gian dài


124
4. Gió và áp suất không khí

a- Gió

Gió là một yếu tố vừa thuận lợi lại vừa bất lợi cho sự phân bố của những
động vật có kích thước nhỏ. Gió yếu và những luồng gió đi lên có thể phát tán côn
trùng có cánh (rầy mềm, ong ký sinh), kích thước nhỏ đi những khoảng cách rất xa.
Ngài sâu hồng hại bông được các luồng không khí mang lên cao gần 1 km và nhờ gió
thổi nên dạt từ Mê-hi-cô đến Mỹ. Và cũng nh
ờ gió mà một loài sâu hại quan trọng trên
khoai tây là Leptinotara decemlineata (Coleoptera) đã phát tán, lây lan khắp Châu Âu.
Nhờ những luồng gió yếu mà côn trùng có thể phát hiện được cây ký chủ hoặc cá thể
khác giống qua mùi vị (pheromones) tiết ra từ cá thể này. Tuy nhiên, thường thì hoạt
động sống của côn trùng rất cao khi trời nắng ấm và yên tỉnh và gió mạnh thường ngăn
cản những loài có cánh bay và các loài này thường tìm nơi ẩn trú.

Ngoài tác động quan trọng trong sự phân bố côn trùng, gió còn ảnh hưởng gián
tiếp bằ
ng cách làm thay đổi nhiệt độ môi trường, làm giảm ẩm độ không khí và làm
gia tăng sự thoát hơi nước.


b- Áp suất không khí

Thường hoạt động của côn trùng gia tăng khi áp suất không khí giảm: trước
những cơn giông, bão thì côn trùng vào đèn rất nhiều, trước cơn bão sự ion hóa không
khí làm gia tăng số lượng ion dương đã làm gia tăng rõ rệt các hoạt động của côn
trùng.

5. Đất

Theo thống kê của Ghilarop (1949) có tới 95 % số loài côn trùng có liên hệ ít,
nhiều đến đất. Nhiều loài côn trùng thuộc lớp phụ không cánh (Apterygota) sinh sống
hoàn toàn ở trong đất. Ở lớp phụ có cánh (Pterygota), cũng có một số loài hầu như suốt
đời không rời khỏi đất như các loài dế mèn, dế nhũi, mối, kiến, và có rất nhiều loài
có đời sống liên hệ với đất trong những giai đoạn nhất định của chu kỳ phát triển và
trong những mùa vụ nhất định như
nhiều loài cào cào, châu chấu, bọ hung đẻ trứng
trong đất.

Một số loài khác có giai đoạn sâu non ở trong đất như ve sầu, sâu thép
(elateridae), hoặc giai đoạn nhộng ở trong đất như nhiều loài ngài thuộc bộ Cánh vẩy
như sâu xanh (Heliothis armigera), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu ăn tạp
(Spodoptera litura), sâu đục trái đậu nành (Etiella zinckenella). Nhiều loài ngài đêm
(Noctuidae), vào giai đoạn ấu trùng tuổi nhỏ sống trên cây nhưng đến giai đoạn ấu

125
trùng tuổi lớn thì ban ngày trốn dưới đất, và ban đêm mới chui lên cây để ăn phá.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy đất có ảnh hưởng quan trọng không những trên côn
trùng sống trong đất mà cả những loài có tập quán hóa nhộng trong đất.

Nói chung gió tác động chủ yếu qua các thành phần, cấu trúc và độ thoáng của

đất. Trái lại pH và thành phần hóa học chỉ có ảnh hưởng rất ít đến đời sống côn trùng.
Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận là ph
ần lớn ấu trùng họ Bổ củi (Elateridae) tập
trung nhiều nhất trong các chân đất có pH = 4 - 5,2 và ngược lại loài Bóng tối
(Tenebrionidae) lại thích sống trong đất cát trung tính hơi kiềm (pH = 7 - 8). Đất nhẹ
rất thích hợp cho sự phát tán và gia tăng mật số của các loài dế nhũi, trái lại những đất
sét chặt, dễ bị khô cứng trên bề mặt vào mùa khô có thể gây tử vong cho nhiều loài
côn trùng có cơ thể mềm sống trong đất và ngăn cản s
ự vũ hóa của các loài côn trùng
hóa nhộng trong đất.

III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SINH VẬT

1. Yếu tố nội tại của côn trùng

Quan trọng nhất là 2 yếu tố: tiềm năng sinh học và tác động của nhóm, ngoài ra
còn có một số yếu tố khác như khả năng phân tán, hành vi, kiểu sinh sản,

a- Tiềm năng sinh sản

Tiềm năng sinh sản hay khả năng gia tăng mật số của một loài trong những điều
kiện tối ưu. Khả nă
ng này tùy thuộc vào 2 yếu tố nội tại của côn trùng:
- Khả năng sinh sản của con cái.
- Tốc độ phát triển.
Trong 2 yếu tố này thì yếu tố thứ hai quan trọng nhất, một loài có khả năng sinh
sản kém nhưng có tốc độ phát triển nhanh thì sẽ có một tiềm năng sinh học và những
khả năng phát sinh thành dịch cao hơn rất nhiều so với loài có khả năng sinh sản cao
nhưng tốc độ phát tri
ển chậm. Có thể so sánh hai loài: một loài chỉ có một thế hệ/năm,

có thể sinh sản được 10.000 cá thể, như vậy trong một năm loài này sẽ cho ra 10.000
cá thể, và loài thứ hai mặc dù khả năng sinh sản thấp, chỉ có 100 cá thể con nhưng lại
có 3 thế hệ/ năm thì trong một năm loài này có thể cho ra đời 250.000 cá thể con. Nói
chung thì trong tính toán lý thuyết, sự gia tăng mật số côn trùng được thực hiện theo
một sự gia tăng v
ề số học (progression geométrique), nhưng trong thực tế thì những
con số này không bao giờ đạt được vì luôn luôn có một sự tử vong khá lớn, dù là ở
trong điều kiện tối hảo. Hầu hết các công thức, mô hình toán học được tính toán, xây
dựng để xác định các quy luật về phát triển chính xác của côn trùng thường không xét
đến điều kiện thực tế.


126
Trong nông nghiệp, những loài côn trùng nguy hiểm thường là những loài côn
trùng có nhiều thế hệ trong một năm như rầy nâu Nilaparvata lugens trên lúa, loài này
có chu kỳ sinh trưởng ngắn thường là < một tháng, có nhiều thế hệ/năm vì vậy có khả
năng gây thành dịch rất nhanh trong điều kiện môi trường thích hợp hoặc nếu sử dụng
các loại thuốc trừ sâu không đúng đã hủy diệt thiên địch của chúng.

Tuy vậ
y cũng có một số trường hợp ngoại lệ quan trọng, có một số loài côn
trùng có tiềm năng sinh học kém nhưng vẫn có khả năng phát triển thành dịch nếu con
người tạo điều kiện cho chúng gia tăng mật số liên tục, ví dụ như việc độc canh một
loại cây trồng Ngoài ra cũng cần ghi nhận là một số loài côn trùng mặc dù mật số rất
thấp vẫn có thể gây h
ại quan trọng cho cây trồng như các loài ruồi, ngài, sâu đục trái.


b- Tác động của nhóm


Trong một số loài côn trùng, sự sống thành tập thể, đàn, đã đưa đến những sự
biến đổi sâu sắc về sinh lý, hành vi và cả hình thái của côn trùng. Hiện tượng này
thường được quan sát trên rầy mềm (Aphididae) và cào cào (Acrididae), hoặc những
loài côn trùng sống thành xã hội thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera) và tác động của
nhóm đã giữ một vai trò quan trọng trong nông nghiệp vì đó c
ũng là nguyên nhân của
các sự gây hại và sự tập trung sống thành đàn của côn trùng. Ghi nhận 3 trường hợp:

* Hiện tượng xuất hiện dạng có cánh ở rầy mềm

Trong thời gian đầu khi côn trùng mới đến định cư trên một loại cây trồng thích
hợp, những côn trùng này sinh sản đơn tính và con cái (đực) có hai dạng cánh: có cánh
và không cánh. Khi mật số rầy mềm trên cây thấp, tất cả con cái đều không có cánh, ở
tại chỗ và sau đ
ó gia tăng mật số rất nhanh. Khi mật số cao lại xuất hiện những con cái
có cánh, những con này sẽ rời bỏ ký chủ để phân tán đi nơi khác và để sống sót.

Trường hợp tương tự cũng ghi nhận được ở rầy nâu trên lúa. Vào giai đoạn đầu
khi rầy nâu có cánh đến định cư trên ruộng lúa, cả con đực và con cái đều có cánh,
nhưng sau khi sinh sản, ở các thế hệ kế tiếp, hầu h
ết con cái đều không có cánh, khả
năng sinh sản rất cao. Đến khi mật số cao, thì sẽ hình thành những cá thể cái có cánh,
khả năng sinh sản thấp, những cá thể này sẽ rời bỏ ký chủ để phân tán đi nơi khác tìm
ký chủ mới. Hai ví dụ trên cho thấy sự tiếp xúc giữa các thể có thể đã giữ một vai trò
nào đó và sự thay đổi về chất và lượng của thức ăn cũng có một vai trò tươ
ng tự.

* Sự tập trung sống thành đàn ở cào cào



127
Ở những loài cào cào thường sống thành đàn, quan sát thấy 2 dạng cá thể: cá
thể sống riêng lẻ và cá thể sống thành đàn. Hai dạng này có hình thái bên ngoài, chu
kỳ sinh trưởng và hành vi rất khác nhau. Bình thường cào cào sống riêng lẻ, lẫn trốn
và sống xa nhau. Khi điều kiện bên ngoài đưa đến tình trạng khan hiếm thức ăn, những
loài này bắt buộc phải sống tập trung vào một ổ sinh thái (Biotope) đặc biệt và trong ổ
sinh thái này, các thế hệ sau sẽ
được tiến hoá thành các dạng sống thành đàn, chúng có
được những bản năng mới khiến chúng sống tập hợp thành nhóm. Điều này đã đưa đến
sự thành lập những băng, nhóm, đàn khổng lồ, di chuyển trên những khoảng cách rất
xa và gây những thiệt hại to lớn trên những vùng mà chúng bay qua.

Sự hiểu biết về cơ chế của vấn đề sống tập trung thành đàn đã cho phép xác
đị
nh những phương pháp phòng chống hiệu quả các loài cào cào di cư tại nhiều nước
trên thế giới. Hiện nay trụ sở quốc tế phòng chống cào cào di cư tại Luân Đôn có
nhiệm vụ theo dõi những vùng thường xẩy ra những sự tụ tập thành đàn của cào cào và
bảo đảm hủy diệt những băng, nhóm cào cào khi những băng nhóm này mới được
thành lập.
* Vấn đề điều hòa trong xã hội củ
a các loài mối, kiến và ong

Thành phần cá thể của các xã hội này được điều chỉnh nhờ "tác động của
nhóm". Những chất pheromones giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều
chỉnh này. Được tiết ra bởi con chúa, pheromones được truyền từ cá thể này đến cá thể
khác trong quá trình trao đổi thức ăn và do sự liếm láp lẫn nhau. Những chất này đã
gây ra sự triệt sản ở các ong thợ, vò vẻ,

2. Tác
động của cây ký chủ


a- Nhu cầu thức ăn của côn trùng

Cũng như các loài động vật khác, côn trùng cũng cần những loài thức ăn như
sau:

- Thức ăn cần thiết cho sự cấu tạo tổ chức cơ thể côn trùng, cần thiết cho sự
phát triển và sinh sản như protein và các acid amine.

- Thức ăn năng lượng cần thiết cho sự bảo trì và hoạt động của cơ
thể như
glucid.

Hai loại thức ăn kể trên rất cần thiết cho ấu trùng của tất cả các loài côn trùng
và cho thành trùng của các loài côn trùng có biến thái không hoàn toàn (như cào cào,
châu chấu, dế nhũi, bọ xít, rầy, rệp dính, ). Đây là những nhóm mà thành trùng và ấu
trùng cùng có kiểu gây hại giống nhau trên cây trồng. Riêng đối với thành trùng của

128
côn trùng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn (bộ Coleoptera, Lepidoptera, Diptera, ) có
một sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm và khác biệt ngay cả các loài.

Một số loài đòi hỏi một loại thức ăn đầy đủ để sinh sản, chúng thường tìm thức
ăn trên những loài cây khác nhau với những cây mà trên đó ấu trùng của chúng cũng
có thể phát triển bình thường như các loài bọ hung thường sống trong rừng, vườn.
Bướm và ruồi thường sống bằng ph
ấn hoa và mật hoa. Ở nhiều loài, thức ăn đã được
dự trữ trong cơ thể ngay từ giai đoạn ấu trùng sau khi vũ hóa được ít lâu sẽ đẻ ngay mà
không cần ăn thêm (như trường hợp của nhiều loài thuộc bộ cánh vẩy) hoặc chỉ ăn
những chất glucid (như bướm và ruồi) và vì thế thành trùng của những loài biến thái

hoàn toàn thường không hoặc ít gây hại hơn giai đoạn ấ
u trùng.

Nói chung tính ăn của côn trùng có thể chia thành các loại sau đây:

- Tính ăn rất hẹp: như sâu đục thân 2 chấm (Tryporyza incertulas) và rầy nâu
(Nilaparvata lugens) chỉ gây hại chủ yếu trên lúa. Bọ rùa châu Úc (Rodolia cardinalis)
chỉ ăn loài rệp sáp sơ (Icerya purchasi) hại cam quít.

- Tính ăn hẹp: một số loài côn trùng chỉ ăn một số loại cây thuộc một giống
hoặc một họ nào đó như sâu bướm phấ
n Pieris canidia L. chỉ ăn những thực vật thuộc
họ thập tự.

- Tính ăn rộng: Một số loài côn trùng có khả năng thích ứng rộng có thể ăn
được nhiều loại cây như sâu xanh (Spodoptera exigua) có thể tấn công hầu hết các loại
cây họ đậu, hành, ớt, bắp cải,

- Tính ăn tạp: ăn được cả những thức ăn động vật lẫ
n thực vật như gián.

b- Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn

Chất lượng thức ăn ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh sản, tỷ lệ chết, tốc độ phát
triển, hoạt tính và hiện tượng ngừng phát dục cũng như sự phân bố, phát tán của côn
trùng. Quan sát trên sâu đục thân hai chấm trên lúa ghi nhận: lứa sâu phá hại trên lúa ở
cuối giai đoạn tăng trưở
ng tích cực và làm đòng có trọng lượng cơ thể sâu non lớn, tỷ
lệ chết thấp và sức sinh sản cao hơn hẳn so với lứa sâu phá hại trên mạ. Tương tự, rầy
nâu hại lúa Nilaparvata lugens khi tấn công trên lúa vào cuối giai đoạn tăng trưởng

tích cực và làm đòng thì tỷ lệ con cái có loại hình cánh ngắn (khả năng sinh sản cao)
rất cao, nhưng nếu tấn công trên lúa đã trổ đều thì con cái hầu hết có d
ạng cánh dài
(khả năng sinh sản thấp).


129
Rầy bông (Pseudococus citri Risso) khi sống trên cam quít thì cá thể đực hầu
như không hiện diện, tuy nhiên nếu sống trên mầm khoai tây, nhất là khi mật độ rầy
lớn thì tỉ lệ đực có thể đạt đến 13 %. Côn trùng thường thích tấn công những cây khỏe
mạnh hơn là những cây yếu, bệnh. Ví dụ như loài ruồi trên củ cải đỏ không phát triển
được khi nuôi bằng những lá củ cải đỏ bị nhiễm bệ
nh vàng lá. Trên cây bắp, người ta
ghi nhận có một số giống bắp kháng sâu đục thân bắp (Pyrausta nubilalis), ấu trùng
khi tấn công những giống bắp này sẽ không phát triển, có thể do cây thiếu một số chất
sinh tố cần thiết cho sự phát triển của côn trùng, đồng thời trong cây cũng có thể chứa
những chất độc (như 6-methoxy 2-3 benza xazilone).

Ngoài ra phân bón và những loại thuốc trừ dịch hại có thể làm thay đổi chất
lượng c
ủa cây trồng. Tùy theo từng trường hợp có thể tốt hơn hoặc xấu hơn. Việc sử
dụng nhiều loại phân đạm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài sâu
thuộc bộ Cánh vẩy. Người ta đã ghi nhận có một số loại thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ cỏ,
có thể làm chất lượng của cây tốt hơn, cây phát triển khá h
ơn. Sự thay đổi chất lượng
thức ăn có thể có ảnh hưởng rõ đến chu kỳ sinh học của côn trùng ăn thực vật: Tại
vùng ôn đới, sự qua đông có thể xảy ra khi lá bắt đầu già giữa tháng 8.

c- Ảnh hưởng của khối lượng thức ăn


Khối lượng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gia tăng mật số củ
a côn
trùng trong thiên nhiên. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, có thể quan sát được một
số tình trạng như sau:

- Mặc dù có nhiều yếu tố giới hạn và làm giảm nguy cơ nhưng việc trồng trọt
các loại cây trồng là một điều kiện rất thích hợp cho sự phát triển của các loài côn
trùng gây hại vì sẽ cung cấp cho côn trùng một khối lượng lớn thức ăn và khối lượng
này thường có chất l
ượng cao hơn những cây mọc tự nhiên.

- Mặc dù sự cạnh tranh thức ăn giữa các loài khác nhau hay trong cùng một loài
thường ít quan sát thấy trong nông nghiệp, tuy nhiên cũng có thể ghi nhận được sự
cạnh tranh giữa rầy nâu (Nilaparvata lugens) và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) ở
trên lúa và thường giữa 2 loài này thì rầy nâu chiếm ưu thế, hoặc là khi mật số của
sùng trong các vườn cây hay đồng cỏ gia tăng cao thì sẽ đưa tới sự biến m
ất của các
tập đoàn sùng sau đó.

- Vấn đề ảnh hưởng của khối lượng thức ăn còn đưa đến một số vấn đề khác
như: côn trùng xuất hiện vào thời điểm mà cây trồng không ở vào giai đoạn thích hợp
hoặc chưa có. Trong cả hai trường hợp này, mật số côn trùng đều được giữ ở một mức
độ rất thấp và sự gây hạ
i sẽ không xảy ra hoặc không đáng kể.


130
3. Yếu tố thiên địch

Trong thiên nhiên, côn trùng gây hại có thể bị nhiều kẻ thù tấn công như các

loại dịch bệnh, côn trùng ăn mồi, côn trùng ký sinh.

a - Vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng

Côn trùng rất dễ bị nhiễm các loại bệnh do các loài vi sinh vật gây ra. Phổ biến
nhất là các loại bệnh do nấm gây ra. Bào tử nấm nẩy mầm và xâm nhiễm qua da,
khuẩn ty phát triển bên trong cơ thể và sau đó sinh sôi nẩy nở trên cơ thể côn trùng. Có
th
ể ghi nhận một số loài nấm gây hại phổ biến như bệnh nấm trắng Beauveria
bassiana trên ấu trùng bộ Cánh vẩy, bệnh do nấm Enthomophthora gây bệnh cho các
loài rầy mềm.

Côn trùng cũng thường còn bị chết vì bệnh do vi khuẩn gây ra. Các bệnh vi
khuẩn thường thấy trên ong, ấu trùng bộ Cánh vẩy và ấu trùng bộ Cánh cứng. Các loài
côn trùng thường bị nhiễm khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khu
ẩn. Bên cạnh đó
các bệnh do siêu vi khuẩn (virus) gây ra cũng là một mối đe dọa thường xuyên đối với
ấu trùng bộ Cánh vẩy và ấu trùng của các ong ăn lá. Khi chết cơ thể côn trùng chứa
một dịch rất loảng màu đen, Những ấu trùng bị nhiễm bệnh này, khi gần chết thường
leo rất cao trên cây và chết trên ngọn cây. Vì vậy ở Châu Âu người ta còn gọi là "bệnh
của ngọn cây". Bệnh vi khuẩn và siêu vi khuẩ
n rất dễ dàng lây lan và nhiều trường hợp
đã gây thành dịch rất lớn và có thể tiêu diệt côn trùng gây hại một cách rất nhanh
chóng.

b- Côn trùng thiên địch

Gồm chủ yếu hai nhóm: côn trùng ăn mồi và côn trùng ký sinh.

* Côn trùng ăn mồi


Gồm một lực lượng côn trùng rất phong phú, côn trùng ăn mồi thường có kích
thước lớn hơn con mồi, chúng săn bắt và ăn thịt con mồi rất nhanh và mạnh, gồm
những loài phổ biế
n như: chuồn chuồn cỏ (Chrysopa); bọ rùa (Coccinellidae) chuyên
ăn rầy mềm; kiến (Formicidae); ruồi ăn rệp (Syrphidae); mòng ăn sâu (Asilidae);
chuồn chuồn (Odonata); bọ chân chạy (Carabidae); vằn hổ (Cicindellidae); cánh cụt
(Staphylinidae). Trong thiên nhiên, nếu không bị các yếu tố bất lợi làm giới hạn mật số
thì lực lượng này trong nhiều trường hợp có thể khống chế sự phát triển của sâu hại
một cách rất có hiệu quả.


131
*Côn trùng ký sinh

Gồm chủ yếu là các loài ong có kích thước rất nhỏ, rất phổ biến ở trong thiên
nhiên như các họ Braconidae, Ichneumonidae, Chalcididae, Trichogrammmatidae,
Encyrtidae, Một số loài ruồi thuộc họ Tachinidae cũng là côn trùng ký sinh sâu non
bộ Cánh vẩy thường thấy trên đồng ruộng. Ở giai đoạn ấu trùng, côn trùng ký sinh
thường tấn công côn trùng gây hại bằng cách sống bám bên ngoài (ngoại ký sinh) hoặc
sống ký sinh bên trong cơ thể ký chủ (nội ký sinh). Thường thì khi côn trùng ký sinh
hoàn thành giai đoạn phát triển thì côn trùng ký ch
ủ sẽ chết ngay sau đó. Tất cả các
giai đoạn sinh trưởng của côn trùng đều có thể bị tấn công bởi các loài côn trùng ký
sinh nhưng phổ biến nhất là vào giai đoạn ấu trùng.

* Một số động vật ăn mồi khác

Bao gồm các loài chim, ếch nhái, dơi, rắn và cá. Tại đồng bằng sông Cửu Long,
vai trò của các loài ếch nhái, cá và chim khá quan trọng nhưng việc sử dụng bừa bải

thuốc trừ
sâu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các lực lượng bảo vệ thiên nhiên
này. Riêng đối với chim, thì côn trùng đặc biệt là ấu trùng bộ Cánh vẩy thường là
những mồi ưa thích của chim, tuy nhiên tác động của chim trên sâu thường quá trể khi
mật số sâu hại đã quá cao.



Thành trùng Nhộng Thành trùng Ấu trùng

Hình V.12. Bọ rùa đỏ Micraspis sp. Hình V.13. Bọ rùa Menochilus sexmaculatus




Hình V.14. Thành trùng và trứng của côn trùng thuộc họ Chrysopidae
bộ Neuroptera (Borror và ctv,1981)

132

×