Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát hiện sớm bệnh Sa sút trí tuệ (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.38 KB, 6 trang )

Phát hiện sớm bệnh Sa sút trí tuệ
(Kỳ 1)
1. Sa sút trí tuệ là gì ?
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một tình trạng mất chức năng của não liên quan đến
trí nhớ, hành vi , nhận biết và truyền đạt. SSTT được định nghĩa như sau :

- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn hay dài hạn cộng thêm:
- Mất ngôn ngữ (vận ngôn, định danh, lặp lại…)
- Mất thực dụng (không thực hiện được động tác theo yêu cầu mặc dù có
thể làm tự phát)
- Mất nhận thức: rối loạn nhận biết và ý thức xung quanh
- Rối loạn về chức năng thi hành, khả năng trừu tượng và đánh giá

2. Các thể SSTT
Có nhiều thể SSTT từ tổn thương não như bệnh Alzheimer, SSTT mạch
máu, SSTT hỗn hợp, SSTT thể Lewy, SSTT trán-thái dương, bệnh Creutzfeldt-
Jakob, SSTT do xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Willson, não úng thủy áp lực bình
thường…Ngoài ra, SSTT còn có thể do nguyên nhân chuyển hóa, bệnh lý tuyến
giáp, thiếu vitamin B12 và nhiễm trùng. Trong đó, bệnh Alzheimer và SSTT mạch
máu là hai thể thường gặp nhất

a. Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một dạng SSTT trước tuổi già xảy ra trước 65 tuổi liên
quan đến thoái hóa não, diễn tiến từ từ và ngày càng xấu đi. Qua nghiên cứu của
nhiều tác giả nhận thấy có sự hiện diện những protein lạ và các yếu tố
Apolipoprotein E 4, CYP 46 có liên quan đến bệnh

b. SSTT mạch máu
SSTT mạch máu phát sinh từ các tổn thương mạch máu lớn của não hoặc
nhồi máu não đa ổ do huyết khối. Đặc điểm lâm sàng là biểu hiện sự giảm sút
nhận thức tăng dần sau mỗi lần đột quỵ.Có hai dạng:


- SSTT do tổn thương vỏ não: gây mất chức năng vận động, mất ngôn ngữ
trầm trọng, mất nhận thức xuất hiện đột ngột
- SSTT do tổn thương dưới vỏ: làm suy giảm chức năng nhận thức + hội
chứng giã hành , hội chứng liệt cứng hai bên, rối loạn ngôn ngữ kiểu Broca hay
Wernicke, trầm cảm, rối loạn hành vi, cảm xúc và rối loạn vận động ngoại tháp

Sinh bệnh học của SSTT mạch máu phức tạp liên quan mức độ đột quỵ, số
lượng ổ nhồi máu, vị trí tổn thương, thiếu máu chất trắng, cùng tồn tại SSTT
Alzheimer, giảm sút trí tuệ trước đột quỵ là một bằng chứng làm gia tăng mối liên
quan cơ chế sinh bệnh học. Ngoài ra, Apolipoprotein E4 cũng liên quan SSTT
mạch máu

3. Làm thế nào để phân biệt bệnh Alzheimer và SSTT mạch máu
Phân biệt giữa bệnh Alzheimer và SSTT mạch máu chủ yếu dựa vào diễn
tiến bệnh, dấu hiệu thần kinh cục bộ và hình ảnh học
*Hình ảnh học trong SSTT mạch máu: có tổn thương não do nguyên nhân
mạch máu



Nhồi máu não cục bộ do xơ vữa động mạch


* Hình ảnh học trong bệnh Alzheimer: teo não và thoái hóa chất trắng
quanh não thất


×