Thuốc dùng trong hội chứng sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng (hay tình trạng) giảm thiểu chức
nang mắc phải và tuần tiến ở vùng vỏ não và dưới vỏ não dẫn đến huỷ hoại (hoặc
tổn thương) quá trình nhận thức (hoạt động tinh thần) và khả năng về mặt trí tuệ
bao gồm trí nhớ, xét đoán, ngôn ngữ, giao tiếp, cảm xúc, nhân cách... và tư duy
trừu tượng.
SSTT thường gặp 5-10% ở người từ 65 tuổi trở lên, 20% người trên 80 tuổi,
47% người trên 85 tuổi. Trong số này có tới 50-70% người mắc bệnh Alzheimer, 15-
20% do nhồi máu não, số còn lại vừa bị Alzeihmer vừa có nguyên nhân mạch máu.
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hội chứng này không phải là hậu quả của
quá trình lão hoá, có thể có nhiều nguyên nhân:
Người già hay mắc chứng sa sút trí tuệ.
Do thoái hoá thần kinh như Alzheimer, Parkinson, Pick Huntington, teo não, xơ
cứng rải rác. Do bệnh mạch máu, do chấn thương, do các u ác tính, do nhiễm khuẩn hệ
thần kinh trung ương, do rối loạn nội tiết, do nhiễm độc rượu hoặc dung môi hữu cơ
hoặc kim loại nặng, đặc biệt do thuốc (thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chẹn H2,
digoxin, thuốc làm dịu chẹn H1, thuốc chống trầm cảm, các AINS, meperidin,
propoxyphen).
Bệnh Alzheimer chiếm tỷ lệ cao trong SSTT. Đó là một chứng thoái hoá dần dà
ở hệ thần kinh trung ương. Tăng nồng độ hymocystein huyết thanh dễ nhận thấy và
thường tăng quá mức Al (nhôm) ở dịch thẩm phân, tuy nhiên vai trò của Al trong bệnh
Alzeihmer chưa được biết rõ. Giảm sút sinh tổng hợp acetylcholin là điều chắc chắn.
Điều trị
Một số thuốc hay được dùng trong SSTT:
Tiền chất acetylcholin như lecithin, cholin đơn độc thường không được coi như
tạo ra cải thiện, tuy nhiên cholin alfoscerat (biệt dược gliatilin - Italia) có phần nào hữu
ích.
Những chất ức chế cholinesterase khác được thử nghiệm ở bệnh Alzheimer như
metrifonat, physostigmin cũng chưa có kết quả rõ ràng.
Fampridin làm tăng giải phóng acetylcholin từ các đầu dây thần kinh đang được
thử nghiệm nhưng ít chứng cứ về lợi ích trên lâm sàng.
Vài chất chủ vận tiết cholin, ghi nhận có cải thiện hạn chế nhưng lưu ý là
pilocarpin có thể làm bệnh nặng thêm.
Tacrin với biệt dược cognex với giả thuyết cho rằng bệnh Alzheimer gây ra tổn
thương đến hệ thống tiết cholin, được FDA thừa nhận dùng trong bệnh Alzheimer từ
nhẹ đến vừa đã đem lại chút ít hy vọng, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân đáp
ứng với thuốc này. Thuốc lại đắt tiền.
Giả thiết về các gốc tự do có thể khởi động cơ chế gây ra thoái hoá thần kinh ở
bệnh Alzheimer đã thúc đẩy việc nghiên cứu các thuốc như vitamin E làm chậm sự
tiến triển của bệnh, ginkgo biloba, idebenon, selegilin... với tư liệu chống ôxy hoá
nhưng kết quả thực tế còn cần được xác định.
Các thuốc hướng trí tuệ (nostropic) như codergocrin mesylat, piracetam được
coi như làm tăng trí nhớ và nhận thức, tăng cường chuyển hoá hướng trí tuệ cũng còn
ít chứng cứ hữu ích cũng cần được xác định
Các thuốc nostropic khác cũng đã được dùng như ceribrolysin, citicolin,
buflomedil, viapocetin, raubacin, meclofenoxat... với các tác dụng kích thích chuyển
hoá, cải thiện sử dụng glucose ở mô não, kích thích sinh tổng hợp phospholipid, tăng
cường vi tuần hoàn não, chống thiếu máu cục bộ não, phục hồi chức năng ở neuron
thần kinh... đang được sử dụng rộng rãi trong bổ trợ hội chứng SSTT.
Memantin là chất đối kháng thụ thể N-methyl-D-Aspartat cũng được dùng
trong bệnh Alzheimer từ vừa đến nặng, cho rằng có tác động qua thích ứng hiệu lực
của glutamat là chất dẫn truyền thần kinh.
Việc dùng estrogen có thể làm giảm nguy cơ và làm chậm lại sự diễn biến bệnh
Alzheimer ở phụ nữ qua tuổi mãn kinh cũng đang được nghiên cứu, kiểm chứng
nhưng cho đến nay vẫn chưa chứng minh được hiệu lực hữu ích.
Một vài loại vaccin dùng cho bệnh Alzheimer đang được xúc tiến khẩn trương.
SSTT là một trạng thái bệnh lý đáng sợ nhất của tuổi già, một ám ảnh thực sự
với người cao tuổi. Bệnh gây ra vấn đề lớn cho y tế xã hội và kinh tế, trong khi người
già đang tăng trong dân số. Bệnh cần được phát hiện sớm các SSTT mà nguyên nhân
của nó có thể chữa trị được.