Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Môi trường kinh tế - xã hội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.18 KB, 4 trang )

Môi trường kinh tế - xã hội (đóng vai trò quyết định)
A. Môi trường kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến xây dựng gtvt
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
- Các ngành kinh tế khác đều là các khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Không có một quá trình sản xuất nào, hay một hoạt động, một sinh hoạt nào của con
người có thể diễn ra mà không cần đến những công trình xây dựng như nhà xưởng,
đường sá, cầu cống, nhà ở, công trình công cộng và văn hóa…
- Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng,
quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao
thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.
Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với ở
vùng mới khai thác. Các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát
triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô tô hạng nặng. Mỗi loại hàng hoá cần vận chuyển
lại có yêu cầu riêng về phương tiện vận tải.
Sự phân bố các cơ sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này sẽ quy định
việc tổ chức vận tải của từng loại phương tiện.
Ví dụ: Có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây
dựng, quặng, than…), lại có loại hàng hoá đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hoá chất,
vật liệu dễ cháy nổ
- Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho
phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải.
Sự phát triển của công nghệ tạo ra các phương tiện , thiết bị có thể khắc phục
những trở ngại của thiên nhiên.
Ví dụ: Tàu phá băng nguyên tử
Máy bay khắc phục trở ngại về địa hình…
Trình độ KHKT quyết định đến mật độ và loại hình GTVT.
-Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố của các thành phố lớn và các chùm đô
thị có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải
đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.


B. GTVT ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội:
“Phát triển kinh tế- xã hội theo con đường củng cố độc lập và xây dựng XHCN của
nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một XH
do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo
mọi điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”
(Theo cương lĩnh XD nước cộng hòa XHCN Việt Nam)
Trong quá trình thực hiện cương lĩnh đã nêu thì nghành xây dựng gtvt giữ vai trò vô cùng
quan trọng, vì đó là nghành tham gia trực tiếp vào việc xây dựng nên toàn bộ cơ sở vật
chất hạ tầng cho CNXH.
Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Cả
trong thời chiến lẫn thời bình, giao thông luôn đi trước, mở đường phục vụ tiền
tuyến và xây dựng đất nước.
Ngành xây dựng GTVT hàng năm tiêu tốn một lượng lớn vốn và con người, cho nên
kết quả tốt hay xấu của nghành xây dựng cơ bản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế quốc dân.
Vì rằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 70% quỹ tích lũy của nền kinh tế, còn
số người tham gia lao dộng chiếm 12-20% dân số toàn quốc, mặc dầu tài sản cố định của
nghành xây dựng chỉ khoảng 8% giá trị tài sản cố định của toàn nền kinh tế
Năm nay ,nguồn vốn khoảng 15 nghìn tỷ đồng sẽ được đầu tư và thực hiện trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản nghành GTVT. Dự kiến sẽ hoàn thành làm mới , nâng
cấp ,cải tạo, mở rộng khoảng 550km đường bộ,gần 19km cầu,tiếp tục đầu tư
chương trình GT nông thôn qua việc đầu tư cho khoảng 300 xã chưa có đường ô tô
đến trung tâm xã bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Trong đó,nguồn vốn ngân
sách nhà nước giao đầu tư phát triển GTVT 5357 tỷ đồng,bao gồm 3000 tỷ đồng
vốn nhà nước,2357 tỷ đồng vốn trong nước
C. Thực trạng hiện nay:
- Dự án giao thông triển khai chậm, phát sinh vốn, không đảm bảo hành lang an
toàn giao thông, tắc đường vẫn tồn tại
Ví dụ: TPHCM: Nhiều công trình giao thông trọng điểm dây dưa do vướng đền bù
1. Về dự án thi công nút giao thông Gò Dưa, bố trí đủ vốn cho dự án nhưng vẫn

còn 69 hộ trong tổng số 338 hộ chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Đường lên cầu Gò Dưa lổn nhổn rác, cỏ.
2. Dự án cải tạo, mở rộng liên tỉnh lộ 25 B, tuyến đường huyết mạch nối hệ thống cảng
biển TPHCM (tại khu vực Cát Lái, quận 2) với các tỉnh miền Đông Nam bộ đang được
thi công khá dè dặt do chưa có mặt bằng. Hiện nay cầu Giồng Ông Tố đã thi công xong
nhưng do liên tỉnh lộ 25B kết nối vào chưa được mở rộng tương ứng nên chưa phát huy
được hết tác dụng. Vấn nạn ùn ứ giao thông ở khu vực liên tỉnh lộ 25B vẫn diễn biến
hết sức phức tạp. AN NHIÊN(BÁO SG GIẢI PHÓNG)
* Thiếu kinh phí đền bù – hàng lang an toàn giao thông vẫn “lem nhem”
Chính phủ chưa đủ kinh phí để thực hiện giải tỏa đền bù triệt để nên những hộ dân
sống bên hành lang an toàn giao không không được phép xây mới, không được cơi nới,
nhưng trên kiến trúc cũ vẫn được hoạt động sản xuất kinh doanh, miễn là không mất tầm
nhìn, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Còn có những chỗ đã được giải tỏa, đã được
đền bù nhưng vẫn lấn chiếm, xây cất mà địa phương chưa xử lý được
* Lãng phí trong xây dựng công trình giao thông
Nguyên nhân đầu tiên thuộc về tư vấn. Thứ hai là năng lực tài chính của các nhà thầu,
nhất là doanh nghiệp trong nước, còn yếu kém cộng với trình độ công tác, tổ chức quản
lý giám sát còn nhiều hạn chế. Thứ ba là tư vấn giám sát chưa được coi trọng, nhất là
các dự án sử dụng vốn trong nước.
Ví dụ: Về nguyên nhân dẫn đến khó khăn, nợ nần chồng chất của Vinashin. Về
khách quan, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ giữa năm
2008 đã ảnh hưởng nặng nề đến Vinashin, gây nhiều khó khăn về tài chính, nhất là
không huy động được nguồn vốn vay nước ngoài; cam kết vốn của một số ngân
hàng và tổ chức tài chính trong nước bị hủy bỏ dẫn đến không bảo đảm bố trí đủ
nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện. Mặt khác, rất nhiều chủ tàu gặp
khó khăn về tài chính (do các ngân hàng đã cam kết nhưng sau đó từ chối tài trợ) đã
đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán…
Nhưng nguyên nhân chủ quan mới là quan trọng, đặc biệt là đầu tư dàn trải, quản
lý dự án, công nợ còn hạn chế, hệ thống quản lý có nhiều khâu chưa theo kịp và
thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng nên họat động sản xuất kinh

doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn, phải khẩn
trương, kiên quyết cơ cấu lại, cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính.
-Ngành GTVT có vai trò, vị trí quan trọng trong khả năng xảy ra tham nhũng, sai phạm.
Điển hình như vụ PMU18, điều tra về lập khống danh sách trả lương cho cán bộ tư vấn
tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy để tham ô 3,4 tỷ đồng với 11 bị can; vụ án nguyên Giám
đốc Cty Cổ phần Xây dựng 484 lập chứng từ khống rút nhiều tỷ đồng của đơn vị chi cho
mục đích khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và cho cá nhân; vụ Cty 586 sai
phạm trong quản lý tài chính thông qua hoạt động cổ phần hoá để biến tài sản Nhà nước
thành tài sản cá nhân với khối lượng lớn tiền, tài sản là bất động sản
(Theo Thanh tra Online)
- Tái diễn nguy cơ nợ đọng vốn xây dựng cơ bản
Năm nay, Bộ GTVT chỉ bố trí được 3.176 tỷ đồng cho 30 dự án xây dựng các công trình
cầu, đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Tính bình quân, mỗi dự
án đang triển khai chỉ nhận được khoảng 100 tỷ đồng. Chúng tôi đang kiến nghị Bộ
GTVT bố trí thêm cho các dự án chuyển tiếp năm 2010 khoảng 1.400 tỷ đồng”, ông
Nguyễn Đức Thắng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết

×