Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Giáo án môn Lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.36 KB, 41 trang )

BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
( Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN )
TUẦN 3: NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700
năm TCN.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
- Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và một phần
Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên
bảng.
- GV giới thiệu về trục thời gian: Người
ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên;
phía bên hoặc phía dưới năm CN là
những năm trước Công nguyên; phía bên
phải hoặc phía trên năm CN là những
năm sau Công nguyên.
HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV phát phiếu học tập kẻ khung sơ đồ
(để trống, chưa điền nội dung) như mẫu
SGV/18.
HĐ3: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung bảng thống kê (bỏ


trống, chưa điền nội dung) phản ánh đời
sống vật chất và tinh thần của người Lạc
Việt, như sau:
Sản
xuất
Ăn,
uống
Mặc và
trang
điểm
Ở Lễ hội
* Hoạt động của học sinh
- Một số HS dựa vào kênh hình và kênh
chữ trong Sgk, xác định địa phận của
nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên
bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục
thời gian.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc Sgk và điền vào sơ đồ các tầng
lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân,
Nô tì sao cho phù hợp.
- Một vài HS đọc sơ đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.
HĐ4: Làm việc cả lớp
-H: Địa phương em còn lưu giữ những tục
lệ nào của người Lạc Việt?
- GV kết luận.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Nước Âu Lạc.
- HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để

điền nội dung vào các cột cho hợp lí.
- Một vài HS mô tả bằng lời của mình về
đời sống của người Lạc Việt.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 4: NƯỚC ÂU LẠC
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của
Triệu Đà.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Hình trong Sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc Sgk và làm bài tập
sau: Em hãy điền dấu x vào sau những
điểm giống nhau về cuộc sống của người

Lạc Việt và người Âu Việt.
+ Sống cùng trên một địa bàn
+ Đều biết chế tạo đồ đồng
+ Đều biết rèn sắt
+ Đềug trồng lúa và chăn nuôi
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của
người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều
điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với
nhau.
HĐ2: Làm việc cả lớp
- H: So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô
của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa
(qua sơ đồ).
HĐ3: Làm việc cả lớp
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà
lại bị thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi
vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
HĐ tiếp nối: Bài sau: Nước ta dưới ách đô
hộ của các triều đại phong kiến phương
Bắc.
* Hoạt động của học sinh
- HS điền dấu x vào để chỉ những điểm
giống nhau trong cuộc sống của người Lạc
Việt và người Âu Việt.
- HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng
đô của nước Âu Lạc.

- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc Sgk: “Từ năm 207 TCN… phương
Bắc”
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP
( Từ năm 179 TCN đến năm 938 )
TUẦN 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân ta.
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân
xâm lược. giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội
dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau
khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc

đô hộ:
Thời gian
Các mặt
Trước năm 179
TCN
Từ năm 179 TCN
đến năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hóa
- GV giải thích các khái niệm: chủ quyền,
văn hóa.
- GV nhận xét, kết luận chung.
HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra bảng thống kê (có ghi thời gian
diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc
khởi nghĩa để trống) như mẫu SGV/22.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà
Trưng.
* Hoạt động của học sinh
- HS điền nội dung vào các ô trống.
- Báo cáo kết quả làm việc của mình trước
lớp.
- HS điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột.
- Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của
mình trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
( Năm 40 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong
kiến phương Bắc đô hộ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thảo luận nhóm
- GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ:
Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao
Chỉ.
- GV đưa vấn đề sau để cho các nhóm thảo
luận:
Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng, có hai ý kiến:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược,
đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị

Tô Định giết hại.
Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS kết luận: Việc Thi Sách
bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa
nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu
nước, căm thù giặc của Hai Bà.
HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra
trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh
khu vực chính nổ ra khởi nghĩa.
HĐ3: Làm việc cả lớp
- H: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý
nghĩa gì?
- GV kết luận: Sau hơn 200 năm bị phong
kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân
ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ
nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện báo cáo kết quả làm việc.
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để
trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi
nghĩa.
- Hai HS lên bảng trình bày lại diễn biến
chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
truyền thống bất khuất chống giặc ngoại

xâm.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Chiến thắng Bạch
Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
( Năm 938 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Vì sao có trận Bạch Đằng.
- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô
Quyền.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc
để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
HĐ3: Làm việc cả lớp
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Sau
khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã
làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

- GV kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô
Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất
nước được độc lập sau hơn một nghìn năm
bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Ôn tập.
* Hoạt động của học sinh
- HS đọc Sgk: “Sang đánh nước ta…hoàn
toàn thất bại”, để trả lời các câu hỏi sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương
nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để
làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- Một vài HS thuật lại trận đánh.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 8: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một
nghìn năm đấu tranh giành độc lập.

- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trục thời gian.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu cho mỗi nhóm và yêu cầu
HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian
có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179
TCN, 938.
HĐ3: Làm việc cá nhân
- GV kết luận chung.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ quân.
* Hoạt động của học sinh
- HS làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu
của GV.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 3.
- HS chuẩn bị theo yêu cầu.
- Một số HS báo cáo kết quả làm việc của
mình trước lớp.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
( Từ năm 938 đến năm 1009 )
TUẦN 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến
tranh liên miên.
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: GV giới thiệu
- Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục
tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt
thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích,
ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài
bờ cõi.
HĐ2: Làm việc cả lớp
- GV lần lượt nêu các câu hỏi:
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh
đã làm gì?
- GV giải thích các từ: Hoàng, Đại Cồ Việt,
Thái Bình.
HĐ3: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh đất
nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu:

Thời gian
Các mặt
Trước khi
thống nhất
Sau khi thống
nhất
Đất nước
Triều đình
Đời sống của
nhân dân
- GV kết luận chung.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm
việc của nhóm trước cả lớp.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TUẦN 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ NHẤT
( Năm 981 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:

- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV đặt vấn đề:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh
nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có
được nhân dân ủng hộ không?
- GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng.
HĐ2: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận dựa theo
các câu hỏi sau:
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian
nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những
đường nào?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra
như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm
lược của chúng không?
HĐ3: Làm việc cả lớp
H: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân
dân ta?
- GV kết luận: nền độc lập của nước nhà
được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng

vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Nhà Lý dời đô ra
Thăng Long.
* Hoạt động của học sinh
- HS đọc Sgk: “Năm 979… sử cũ gọi là nhà
Tiền Lê”
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
( Từ năm 1009 đến năm 1226 )
TUẦN 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người
đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Sau đó Lý Thánh Tông đặt tên
nước là Đại Việt.
- Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV

- GV giới thiệu: Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý.
Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1226.
Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là tìm hiểu
xem nhà Lý được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi thành
Thăng Long diễn ra như thế nào? Vài nét về
kinh thành Thăng Long thời Lý.
HĐ1: GV giới thiệu
- Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê Long
Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công
Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long
Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua.
Nhà Lý bắt đầu từ đây.
HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV đưa bản đồ hành chính miền Bắc Việt
Nam, yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô
Hoa Lư và Đại La (Thăng Long).
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ trong Sgk,
đoạn “Mùa xuân năm 1010…màu mỡ này”, để
lập bảng so sánh theo mẫu sau:
Vùng đất
Nội dung
so sánh
Hoa Lư Thăng Long
Vị trí
Địa thế
H: Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết
định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- GV giới thiệu: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ
quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi

tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý
Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
- GV giải thích từ Thăng Long và Đại Việt.
HĐ3: Làm việc cả lớp
H: Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng
như thế nào?
- GV kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài,
cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Một vài HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Một vài HS báo cáo kết quả.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
đông và lập nên phố, nên phường.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Chùa thời Lý.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

TUẦN 12: CHÙA THỜI LÝ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
- GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước
ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người
theo đạo Phật.
HĐ1: Làm việc cả lớp
H: Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở
nên phát triển nhất”?
- GV kết luận: Nhiều vua đã từng theo đạo
Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh
thành Thăng Long và các làng xã có rất
nhiều chùa.
HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác
dụng của chùa dưới thời nhà Lý.
HĐ2: Làm việc cả lớp
- GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng
Phật A-di-đà và khẳng định chùa là một
công trình kiênd trúc đẹp.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
* Hoạt động của học sinh

- Lắng nghe.
- Dựa vào nội dung Sgk, HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Qua đọc Sgk và vận dụng hiểu biết của bản
thân, HS điền dấu x vào ô sau những ý
đúng:
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã.
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
- Một vài HS báo cáo kết quả bài lamf của
mình.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ HAI
( 1075 – 1077 )
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống
dưới thời Lý.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.

- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người
anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: Việc Lý
Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai
ý khác nhau:
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà
Tống.
Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến
nào đúng? Vì sao?
- GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng.
HĐ2: Làm việc cả lớp
GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng
chiến trên lược đồ.
HĐ3: Thảo luận nhóm
- GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến
thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- GV kết luận nguyên nhân thắng lợi là do
quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là
một tướng tài (chủ động tấn công sang đất
Tống; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt)
HĐ4: Làm việc cả lớp
Dựa vào Sgk, GV trình bày kết quả của cuộc
kháng chiến.

HĐ tiếp nối: Bài sau: Nhà Trần thành lập.
* Hoạt động của học sinh
- HS đọc Sgk: “Cuối năm 1072…rồi rút về”.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
( Từ năm 1226 đến năm 1400 )
TUẦN 14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
- Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc
biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
- GV trình bày tóm tắt hoàn cảnh ra đời của
nhà Trần.

HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc Sgk, sau đó điền dấu x
vào ô sau chính sách nào được nhà Trần
thực hiện:
+ Đứng đầu nhà nước là vua.
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.
+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền
sứ.
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân
đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc
cầu xin.
+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu,
huyện, xã.
+ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân
đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh
thì tham gia chiến đấu.
HĐ2: Làm việc cả lớp
H: Những việc nào trong bài chứng tỏ rằng
giữa vua với quan và vua với dân chúng
dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá
xa?
- GV kết luận.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Nhà Trần và việc đắp
đê.
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu của GV trên phiếu
bài tập.
- Một vài HS trình bày kết quả làm việc của
mình.

- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việccả lớp
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Sông ngoài tạo nhiều thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những
khó khăn gì?
+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà
em đã chứng kiến hoặc được biết qua các
phương tiện thông tin.
- GV nhận xét về lời kể của một số em.
- GV kết luận: Sông ngoài cung cấp nước
cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi
gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông
nghiệp.

HĐ2: Làm việc cả lớp
H: Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên
sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
- GV kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người
đều phải tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần
cũng trông nom việc đắp đê.
HĐ3: Làm việc cả lớp
H: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế
nào trong công cuộc đắp đê?
HĐ4: Làm việc cả lớp
H: Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để
chống lũ lụt?
HĐ tiếp nối: Bài sau: Cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
* Hoạt động của học sinh
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà
Trần nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
- GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV phát phiếu học tập cho HS với nội
dung sau:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu
thần…đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng
thanh của các bô lão: “…”
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “…phơi
ngoài nội cỏ…gói trong da ngựa, ta cũng
cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai
chữ “…”.
- GV kết luận.

HĐ2: Làm việc cả lớp
H: Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân
khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao?
HĐ tiếp nối: Bài sau: Nước ta cuối thời
Trần.
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- HS điền vào chỗ (…) cho đúng câu nói, câu
viết của một số nhân vật thời Trần.
- Dựa vào kết quả làm việc, HS trình bày
tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông-
Nguyên của quân dân nhà Trần.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc Sgk: “Cả ba lần…xâm lược nước
ta nữa”
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 17-18: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TUẦN 19: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thảo luận nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội
dung của phiếu:
Vào nữa sau thế kỉ XIV:
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra
sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều
đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
- GV kết luận.
HĐ2: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Qúy Ly là người như thế nào?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Qúy
Ly có hợp với lòng dân không?
- GV kết luận chung.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Chiến thắng Chi
Lăng.
* Hoạt động của học sinh
- Các nhóm thảo luận trả lời những câu hỏi
trong phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm dựa vào kết quả thảo
luận trình bày tình hình nước ta dưới thời
nhà Trần từ nữa sau thế kỉ XIV.

- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ
( Thế kỉ XV )
TUẦN 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
- Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi
Lăng.
HĐ2: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trong
Sgk và đọc các thông tin trong bài để thấy
được khung cảnh của ải Chi Lăng.

HĐ3: Thảo luận nhóm
- GV đưa ra các câu hỏi sau cho HS thảo
luận nhóm:
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị
binh ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào
trước hành động của quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra
sao?
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế
nào?
HĐ4: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi:
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn
đã thể hiện sự thông minh như thế nào?
+ Sau trận Chi Lăng thái độ của quân Minh
ra sao?
- GV kết luận chung.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Nhà Hậu Lê và việc
quản lí đất nước.
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm thảo luận.
- Hai HS dựa vào dàn ý để thuật lại diễn biến
chính của trận Chi Lăng.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 21: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối
chặt chẽ.
- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.
- Một số điểm của Bộ luật Hồng Đức.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà
Hậu Lê.
HĐ2: Làm việc cả lớp
H: Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình
vua Lê và nội dung bài học, em hãy tìm
những sự việc thể hiện vua là người có uy
quyền tối cao?
- GV kết luận: Tính tập quyền rất cao. Vua
là con trời có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy
quân đội.

HĐ3: Làm việc cá nhân
- GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng
Đức rồi nhấn mạnh: đây là công cụ để quản
lí đất nước.
- GV thông báo một số điểm về nội dung của
Bộ luật Hồng Đức.
H: Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
HĐ tiếp nối: Bài sau: Trường học thời Hậu
Lê.
* Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời

Hậu Lê.
- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nền nếp hơn.
- Coi trọng sự tự học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS đọc Sgk và thảo luận các
câu hỏi:
+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức
như thế nào?
+ Trường học thời Hậu Lê dạy những điều
gì?
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào?
- GV khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê có
tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho
giáo.
HĐ2: Làm việc cả lớp
H: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích
học tập?
- GV kết luận: tổ chức lễ đọc tên người đỗ,
lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia
đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn
Miếu.
HĐ tiếp nối: Bài sau: Văn học và khoa học
thời Hậu Lê.
* Hoạt động của học sinh
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS xem và tìm hểu nội dung các hình trong
Sgk và tranh ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn
Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng 2
bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh
để thấy được nhà Hậu Lê rất coi trọng giáo
dục.
* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TUẦN 23: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê,
nhất là Nguyễn Trải, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm, các công trình
đó.
- Đến thời Hậu Lê, văn học và klhoa học phát triển hơn các giai đoạn trước.
- Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong Sgk phóng to.
- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV

HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội
dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời
Hậu Lê
Tác giả Tác phẩm Nội dung
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn,
Nguyễn Mộng
Tuân
………………
………………
Phản ánh khí phách
anh hùng và niềm tự
hào chân chính của
dân tộc.
-Hội Tao Đàn Các tác phẩm
thơ
……………………
……………………
……………
……………….
……………….
Ức Trai thi tập
Các bài thơ
Tâm sự của những
người không được
đem hết tài năng để
phụng sự đất nước.
- GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu
của một số tác giả thời Hậu Lê.

HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung,
tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời
Hậu Lê
Tác giả Công trình
khoa học
Nội dung
Lịch sử nước ta từ
thời Hùng Vương
đến đầu thời Hậu
Lê.
Lịch sử cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
Xác định lãnh thổ,
giới thiệu tài
nguyên, phong tục
tập quán của nước
ta.
Kiến thức toán học.
H: Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ,
* Hoạt động của học sinh
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội
dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu
biểu dưới thời Hậu Lê.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại sự
phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê.
- HS trả lời.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×