ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỊ XÃ SA ĐÉC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 58/KH-UBND Sa Đéc, ngày 01tháng 09 năm 2011
KẾ HOẠCH
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước thị xã Sa Đéc giai đoạn 2011 - 2015
Căn cứ Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015;
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại các cơ
quan nhà nước của thị xã giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung sau:
I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
THỊ XÃ THỜI GIAN QUA:
Từ cuối năm 2006 đến nay, được sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở
Thông tin - Truyền thông, sự đồng tình của các ngành, các cấp trong việc thực
hiện chiến lược phát triển công nghệ thông tin, Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc
đã đưa việc ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý hành chính Nhà nước,
tập trung đầu tư thiết bị để xây dựng Trang tin điện tử thị xã; xây dựng
mạng LAN kết nối thông tin các cơ quan, ban, ngành thị xã để triển khai công
tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện trao đổi thông tin, chuyển các văn bản trong hệ
thống hộp thư điện tử của Tỉnh cho tất cả các phòng, ban, đơn vị và cán bộ công
nhân viên chức trên địa bàn.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho các xã, phường tiếp cận với internet, khai thác,
truy cập thông tin, nhận chủ trương, điều hành của cấp trên qua Trang tin điện tử
của thị xã và gửi báo cáo bằng thư điện tử, Văn phòng HĐND & UBND thị xã
thành lập tổ công tác công nghệ thông tin do Chánh Văn phòng làm tổ trưởng
cùng quản trị, chuyên viên nghiên cứu và phòng Văn hóa - Thông tin. Tổ đã phối
hợp với các đơn vị chuyên môn của Tỉnh tổ chức các đợt tập huấn tin học cho cán
bộ, công chức nhà nước; tư vấn kỹ thuật cho các ban, ngành và xã, phường.
Hiện nay, hầu hết các cơ quan của thị xã đã được đầu tư trang bị đầy đủ
máy vi tính, bảo trì thiết bị kịp thời, kết nối Internet bằng đường truyền ADSL,
thuận tiện cho việc truy cập tìm hiểu, thông tin một cách nhanh nhất, đảm bảo
cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương được thông suốt.
Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các ban, ngành thị xã
và các xã, phường cũng gặp không ít khó khăn, đó là: lĩnh vực CNTT là vấn đề
mới, cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu; một bộ
phận cán bộ, công chức chưa tiếp cận với máy vi tính; nguồn kinh phí chi cho
CNTT còn hạn chế, một số máy vi tính, tốc độ xử lý chậm và thường bị hư
hỏng, ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của
các cơ quan, đơn vị.
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước nhằm phục vụ nhân dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, thì việc đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước trong thời gian tới là rất cần thiết.
II. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THỊ XÃ TỪ NAY ĐẾN NĂM
2015:
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung:
- Từng bước xây dựng hệ thống thông tin trong công tác quản lý hành
chính nhà nước, đổi mới phương thức quản lý, quy trình điều hành, tác nghiệp
nhằm xây dựng bộ máy hành chính năng động, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả.
- Đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin từ Ủy ban nhân dân thị xã đến Ủy
ban nhân dân Tỉnh, các Sở, Ngành Tỉnh nhanh chóng, kịp thời; công tác chỉ đạo,
điều hành, trao đổi thông tin của Ủy ban nhân dân thị xã với các ban, ngành thị
xã và các xã, phường được thông suốt, kịp thời.
- Góp phần cải cách hành chính, đáp ứng nhu cầu và quyền lợi chính đáng của
nhân dân, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước:
- 100% cán bộ, công chức chuyên môn cấp thị xã được trang bị máy tính
phục vụ cho công việc vào năm 2012; 100% công chức và cán bộ chuyên trách
cấp xã, phường được trang bị máy tính phục vụ cho công việc vào năm 2015.
- Trên 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà
nước được trao đổi dưới dạng điện tử.
- Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử
trong công việc.
- Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ trên 70% hoạt động trong cơ quan nhà nước.
b. Phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Đảm bảo trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28
Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu
hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 đến người dân và doanh nghiệp.
- Đảm bảo phục vụ đến 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh
nghiệp qua mạng.
- Khuyến khích các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn
sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; tất cả kế hoạch đấu thầu, thông
báo mời thầu, thông báo sơ tuyển, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia
đăng tải trên mạng.
- Cho phép người dân đăng ký kinh doanh, đăng ký ô tô, xe máy, xin cấp
phép xây dựng ... thực hiện qua mạng.
- Hỗ trợ người dân theo dõi kết quả học tập của con, em mình qua mạng.
-2-
- Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động, hỗ trợ người lao động tìm
việc làm qua mạng.
2. Nội dung ứng dụng:
2.1. Xây dựng các phần mềm ứng dụng:
Rà soát và đánh giá tất cả các hệ thống thông tin quản lý đã và đang hoạt
động tại các cơ quan quản lý Nhà nước (bao gồm các hệ thống cơ sở dữ liệu
dùng chung, các hệ thống thông tin quản lý, các chương trình ứng dụng, các
website). Qua đó kịp thời xây dựng các giải pháp bổ sung, sửa đổi, cập nhật và
tối ưu hóa các hệ thống đảm bảo phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất cho công tác
lãnh đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp. Đồng thời, triển khai ứng dụng rộng
rãi các chương trình đã được đánh giá và nâng cấp.
Phân tích, tổ chức hợp lý, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, tác nghiệp
trong nội bộ và giữa các cơ quan đơn vị. Trên cơ sở đó từng bước tin học hóa
các quy trình, nghiệp vụ hành chính, chuyển hóa các luồng thông tin công văn
bằng văn bản giấy sang luồng thông tin công văn điện tử để đảm bảo kịp thời
trong công tác trao đổi thông tin, trong chỉ đạo điều hành và quản lý. Đồng thời,
chuẩn hóa các hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ và quản lý thông tin, hồ sơ nhằm
đảm bảo hợp chuẩn trong trao đổi thông tin, đảm bảo tính tối ưu trong cập nhật
lưu trữ và an toàn trong quá trình khai thác thông tin.
Xây dựng các phần mềm ứng dụng đáp ứng theo mô hình “một cửa”, tiến
tới mô hình chính quyền lấy công dân làm trọng tâm, thực sự cung cấp được các
dịch vụ mà công dân cần, theo cách công dân muốn.
a. Phần mềm tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo mô hình một cửa:
Nhằm minh bạch hóa các thủ tục hành chính đối với công dân, đầu tiên
công dân nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” theo thủ tục đã được niệm yết công
khai, sau đó bộ phận “một cửa” sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp
lệ, công dân sẽ nhận giấy hẹn trả kết quả và hồ sơ sẽ được chuyển đến bộ phận
chức năng liên quan. Hồ sơ sẽ được bộ phận chức năng liên quan kiểm tra tính
hợp lệ một lần nữa và chuyển đến cán bộ có thẩm quyền ký duyệt. Cuối cùng,
công dân sẽ nhận lại kết quả từ bộ phận “một cửa”. Phần mềm đã được Sở thông
tin và Truyền thông triển khai và phát huy hiệu quả tại thị xã.
b. Trang thông tin điện tử thị xã phải được cập nhật kịp thời và có
những thông tin chủ yếu sau:
- Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã và
của từng đơn vị trực thuộc;
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp
luật có liên quan;
- Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc,
tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành
chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;
- Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ,
chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;
-3-
- Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và
cán bộ, công chức có thẩm quyền;
- Lịch công tác tuần của Ủy ban nhân dân thị xã;
- Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
- Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
* Tiếp nhận và khai thác, sử dụng các phần mềm chuyên ngành bao gồm:
- Phần mềm quản lý hồ sơ nhà đất.
- Phần mềm quản lý đơn khiếu nại, tố cáo.
- Phần mềm quản lý cán bộ, công chức.
- Phần mềm quản lý hộ tịch.
2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:
- Đầu tư thêm máy vi tính và thiết bị mạng.
- Để các phần mềm ứng dụng hoạt động một cách đồng bộ, đáp ứng được
công việc chuyên môn của mỗi cơ quan, Ủy ban nhân dân thị xã tiếp tục triển
khai, lắp đặt mạng Lan ở các phòng, ban trực thuộc. Đồng thời kết nối vào mạng
WAN của thị xã, tỉnh tạo thành một hệ thống thông tin khép kín, dễ dàng trong
việc tổng hợp và dùng chung số liệu.
- Đảm bảo 100% đơn vị trực thuộc được nối mạng Internet, ưu tiên sử
dụng dịch vụ Internet băng rộng.
2.3. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT:
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết
định đối với việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Ủy ban nhân dân thị
xã định hướng liên kết với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đào tạo nguồn
nhân lực CNTT thời gian tới trên địa bàn như sau:
- Đào tạo cơ bản về CNTT: chủ yếu giúp cho cán bộ công chức tiếp cận và
sử dụng được các chức năng cơ bản như: soạn thảo văn bản, khai thác thông tin
trên internet, sử dụng thư điện tử ...
- Đào tạo CNTT cho cán bộ công chức ở đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu tin
học hóa lĩnh vực mà cán bộ công chức đó phụ trách. Chương trình, nội dung đào
tạo sẽ được gắn kết với việc triển khai các dự án về CNTT.
- Đào tạo chuyên sâu: tập trung đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ chuyên
trách về CNTT để có đủ năng lực tiếp nhận, vận hành và quản lý, đảm bảo an toàn
cho toàn bộ hệ thống thông tin trong suốt quá trình vận hành.
- Tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng cho cán bộ.
3. Lộ trình thực hiện:
* Năm 2011:
- Đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật mạng LAN, WAN hiện có,
hệ thống đường truyền, thiết bị và giải pháp đồng bộ đảm bảo việc kết nối thông
suốt giữa các cơ ngành trong thị xã;
- Nâng cấp đường truyền Internet cáp quang (FTTH) lên gói cước cao
nhất, đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chống và ổn định;
- Mua sắm, lắp đặt thiết bị phát sóng Wifi;
-4-
- Mua sắm, lắp đặt Camera bảo vệ;
- Nâng cấp, mua máy tính mới cho các phòng ban nhằm thay thế cho các
máy tính cũ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Đảm bảo 100% cán bộ
công chức các phòng ban có máy tính phục vụ cho công việc;
- Phối hợp với Tỉnh triển khai hệ thống thư điện tử email <tên người
dùng>@dongthap.gov.vn. Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức sử dụng
thường xuyên hộp thư điện tử trong công việc để trao đổi thông tin;
- Mua sắm bản quyền các phần mềm cơ bản: chương trình diệt virut cho
60 máy (Kaspersky, BKAV Pro)…;
- Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng phục vụ công tác điều hành
quản lý: quản lý hồ sơ nhà đất; quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo;
- Đào tạo tin học cơ bản trình độ A, B cho 2 đối tượng: cán bộ công chức
và cán bộ lãnh đạo. Đảm bảo 100% cán bộ sử dụng được máy tính: soạn thảo
văn bản; gửi và nhận thư điện tử; khai thác được thông tin internet…
- Đào tạo quản trị mạng, an toàn mạng chuyên sâu cho các cán bộ quản lý
công nghệ thông tin.
* Năm 2012:
- Trang bị máy chiếu (projector) cho các phòng họp, hội trường;
- Trang bị cho mỗi phòng ban 01 máy tính xách tay (đối với các đơn vị
chưa được trang bị) phục vụ cho công việc: đi công tác; các buổi họp cần trình
chiếu trên máy tính;
- Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng phục vụ công tác điều hành
quản lý: quản lý cán bộ, công chức; quản lý hộ tịch;
- Xây dựng hoàn thiện trang thông tin điện tử của thị xã trên Cổng thông
tin điện tử của tỉnh;
- Triển khai sử dụng hộp thư điện tử vào việc trao đổi thông tin giữ các
phòng ban: lịch công tác, lịch họp; thư mời; báo cáo…
* Năm 2013:
- Bảo trì, nâng cấp hệ thống mạng Lan, Wan, Wifi hiện có đảm bảo hệ
thống vận hành tốt không gián đoạn.
- Đánh giá, nâng cấp các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác điều hành
quản lý đã đưa vào sử dụng.
- Tiếp tục hoàn thiện website của thị xã trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh:
+ Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2, đảm bảo
100% hồ sơ thủ tục hành chính điều được đưa lên web.
+ Cập nhật bổ sung hoàn chỉnh tin tức, các thông báo, tình hình hoạt
động của UB và HĐND.
- Đào tạo tin học cơ bản trình độ A, B cho 2 đối tượng: cán bộ và cán bộ
lãnh đạo. Nhằm nâng cao kiến thức về CNTT cho các cán bộ, đảm bảo 100%
cán bộ sử dụng được máy tính: soạn thảo văn bản; gửi và nhận thư điện tử; khai
thác được thông tin Internet…
-5-