Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những kỹ năng giải quyết vấn đề pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.13 KB, 5 trang )

Những kỹ năng giải quyết vấn đề
Một trong những khía cạnh thú vị nhất của cuộc sống là chuỗi những cơ hội mà
bạn có trên cơ sở thường ngày. Một vài quyết định rất đơn giản, như là quyết định
ăn gì cho bữa tối hay sẽ mặc chiếc áo nào. Tuy nhiên, một số cơ hội rất thử thách
và phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng

Khi chúng ta được đương đầu với những loại quyết định này, thật sự rất khó khăn
để quyết định lựa chọn tốt nhất, và chúng ta có thể gây tai họa bởi sự do dự.
Chúng ta có thể bị buộc phải chọn giữa hai lực chọn đều tốt, hay có lẽ, chúng ta có
thể phải chọn giữa hai cơ hội mà cả hai đều có nhược điểm. Chúng ta có thể lung
lay giữa những lựa chọn khác nhau và có thể cảm thấy bị tê liệt để đưa ra quyết
định
Điều này là một phản ứng rất bình thường đối với những cơ hội khó khăn trong
cuộc sống của chúng ta, và tất cả chúng ta thỉnh thoảng trải qua cảm giác không
thể quyết định chọn một số lựa chọn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát triển
phương pháp kỹ thuật mà nhiều người tìm thẩy rằng rất hữu ích khi họ cố gắng
đưa ra quyết định khó khăn hay giải quyết một vấn đề mà dường như là nan giải.
Thủ tục này liên quan đến một loạt các bước mà bạn có thể tự thực hiện khi bạn
được đương đầu với một quyết định hay vấn đề mà cần được giải quyết. Phương
pháp này có thể không hiệu quả một cách hoàn hảo cho tất cả những khó khăn,
nhưng nó có thể hữu ích với nhiều vấn đề mà bạn phải đương đầu trong cuộc sống
của bạn.



Bước 1: Định hướng vấn đề
Bước này liên quan đến việc công nhận rằng một vấn đề tồn tại và việc giải quyết
khó khăn là một nỗ lực đáng giá. Rất quan trọng để bạn tiếp cận tiến trình đưa ra
quyết định với một thái độ tích cực và xem xét tình thế như một cơ hội hay thử
thách. Bạn nên cố gắng tiếp cận tình thế với sự tự tin và với sự sẵn sàng để cống
hiến thời gian và nỗ lực đối với việc tìm ra một giải pháp phù hợp cho vấn đề của


bạn. Hãy nhớ rằng bạn là một người có thẩm quyền và vấn đề mà bạn đang đối
mặt với khả năng có thể giải quyết với một chút nỗ lực.
Bước 2: Xác định vấn đề
Trước khi bạn bắt đầu giải quyết vấn đề hiện tại, rất quan trọng để hiểu rõ sự khó
khăn và tại sao bạn không hài lòng với tình thế hiện tại. Điều này có vẻ rõ ràng,
nhưng quan trọng là bạn thực sự nghĩ về và tập trung thông tin về vấn đề, và chắc
chắn rằng vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết là vấn đề thực sự. Điều đó tức là
thỉnh thoảng mọi người tìm một vấn đề khác hơn những vấn đề còn lại, điều đó
thực sự khiến họ lo lắng, và sẽ dồn hết sức tập trung vào vấn đề này, bởi vì nó dễ
hơn là đối phó với vấn đề thực sự. Bước này thực sự liên quan đến suy nghĩ của
bạn về khó khăn bạn đang gặp phải, hiểu rõ vấn để và suy niệm tại sao tình thế lại
khiến bạn lo lắng như vậy. Một số người nghĩ về những vấn đề như một sự khác
biệt giữa điều bạn muốn và tình thế hiện tại như thế nào. Rất hữu ích trong suốt
giai đoạn này để nghĩ về tình thế hiện tại khác như thế nào so với việc bạn muốn
nó như thế nào, và mục tiêu cho công việc của bạn là gì. Nếu hiện tại bạn đang
phải đương đầu với nhiều quyết định khó khắn, nó có thể hữu ich để ưu tiên những
vấn đề này và xử lý chúng mỗi việc một lúc.
Bước 3: Phát sinh những giải pháp lựa chọn
Trong suốt giai đoạn này, bạn nên tự hỏi chính mình, “Tôi đã làm gì ở tình thế này
trong quá khứ, và điều đó có hiệu quả tốt như thế nào?” Nếu bạn thấy rằng những
gì bạn đã làm trong quá khứ đã không mang lại hiệu quả như bạn muốn, sẽ rất hữu
ích để phát sinh ra một vài giải pháp khác mà có thể có hiệu quả tốt hơn. Ngay cả
khi nếu cách cư xử của bạn trong quá khứ có hiệu quả như bạn muốn, bạn cũng
nên nghĩ về những giải pháp khác, bởi vì bạn có thể sáng tạo ra một ý tưởng tốt
hơn. Khi bạn bắt đầu nghĩ về những giải pháp có khả thi, đừng nên tự hạn chế
mình, hãy nghĩ về những lựa chọn khả thi nhiều như có thể, thậm chí nếu chúng
dường như không hiện thực. Bạn có thể hủy bỏ những ý tưởng không hợp lý sau
đó, hay hỏi những người khác những giải pháp nào họ có thể đề nghị cho vấn đề
của bạn.




Bước 4: Đưa ra quyết đinh
Bây giờ bạn sẵn sàng thu hẹp lại một số lựa chọn mà bạn phát sinh ở bước trước.
Rất quan trọng để bạn kiểm tra mỗi lựa chọn, và nghĩ về việc mỗi quyết định thực
tế như thế nào, bạn có thể thực hiện giải pháp đó như thế nào, và những hạn chế
tiềm năng của mỗi quyết định. Ví dụ, nếu giải pháp của bạn tốn rất nhiều chi phí
hay đòi hỏi quá nhiều thời gian nỗ lực mỗi ngày, điều này có thể quá khó thực
hiện. Bạn cũng nên xem xét khả năng ma mỗi lựa chọn có trong những khoản mà
bạn có thể đạt được mục tiêu mà bạn muốn về giải pháp. Khi bạn bắt đầu thu hẹp
lại những lựa chọn của mình, hãy nhớ rằng, không có cách giải quyết vấn đề nào
là hoàn hảo cả và tất cả sẽ có những mặt hạn chết, nhưng bạn có thể luôn xem lại
giải pháp nếu nó không hiệu quả theo cách mà bạn muốn.
Bước 5: Xác minh và thực hiện giải pháp
Khi bạn kiểm tra tất cả các lựa chọn của bạn và quyết định chọn một lựa chọn mà
dường như có thể đạt tới những mục tiêu của bạn và giảm thiểu tối đa chi phí, đã
đến lúc để kiểm tra nó. Hãy chắc chắn rằng khi bạn thực hiện giải pháp này, bạn sẽ
làm hết lòng và sẽ nỗ lực hết sức. Trong suốt giai đoạn này, bạn nên tiếp tục kiểm
tra giải pháp đã được chọn và mức độ mà nó giải quyết vấn đề của bạn. Nếu bạn
thấy rằng giải pháp quá khó để thực hiện hay nó không hiệu quả, hãy xem xét nó
hoặc sẽ thử giải pháp khác. Nhưng, đừng từ bỏ hy vọng, bởi vì sự kiên trì và sự nỗ
lực hết sức của bạn nhiều quyết định và vấn đề khó khăn có thể có hiệu quả tốt
hơn.

×