Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến thức cha me cần biết - Phần 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.78 KB, 6 trang )

Con cái ức hiếp cha mẹ
Hiện tượng con cái áp bức cha mẹ đang có chiều hướng gia tăng và đáng báo
động. Ngoài những gia đình không hạnh phúc, con cái hư hỏng thì trong những gia
đình khá giả, nền nếp, bố mẹ là trí thức, có địa vị xã hội cũng bị con cái ức hiếp,
''bắt nạt”.
Trước khi đến trường, Thành - học sinh lớp 10 - ''thông báo'' với cha mẹ: ''Các bạn
con đứa nào cũng có xe máy, con thì không. Tuần tới ba mẹ không mua xe máy
cho con thì con nghỉ học luôn!'' Thông điệp ngắn gọn của cậu con làm ông bà
Châu (phường 8, Quận 3) sửng sốt, chẳng nói được tiếng nào. Con đi rồi, ông bà
quay sang trách nhau không biết dạy con, để rồi tự an ủi: ''Nó chỉ dọa thôi mà".
Vài tháng nay, Thành liên tục xin cha mẹ mua xe vì: "Con lớn rồi, ba mẹ đưa đón
mãi cũng kỳ, đi xe ôm thì nhục nhã với bạn bè''. Chuyện xe cộ luôn ám ảnh đầu
óc Thành, ảnh hưởng đến cả chuyện học của nó. Đi đâu nó cũng để ý nhìn và bàn
luận về xe máy, cái này xịn, cái kia ngầu, cái nọ đáng để bạn bè phải lác mắt.
Chuyện trò với bạn qua điện thoại, ngồi ăn cơm với gia đình, nó cũng luôn đề cập
chuyện mua xe.
Tưởng thằng con chỉ dọa, ai dè vài ngày sau nó nghỉ học thật. Mặc cha la mắng,
chửi rủa, mẹ khóc lóc, Thành cứ nằm ườn ở nhà, không chịu đi học, đến giờ thì
mặt mày sưng sỉa ngồi vào bàn ăn, không nói với ai lời nào. Ngày thứ ba nó không
ở nhà mà bỏ đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gọi điện thoại đến nhà hỏi sao học trò
không đi học, cũng không xin phép. Thành vốn là đứa bé hiền ngoan, được cha mẹ
yêu chiều, có vẻ khang khác kể từ khi lên cấp III, chơi với đám bạn nhà giàu trong
lớp. Núng thế, ông bà gọi nó ra đàm phán: "Thôi được, ba mẹ đồng ý, nhưng mua
xe thường thôi nhé''. Thằng con hớn hở hẳn: ''Cũng được. Thằng bạn con vừa được
bố mẹ nó sắm cho con rim nên nó đang muốn bán lại chiếc Cúp 81, ba mua cho
con đi''.
Xe mua về hôm trước, hôm sau nó vui vẻ đi học trở lại. Một thời gian sau, nó ra
điều kiện: "Hết năm học này, ba mua con Nouvo cho con nhé. Bữa nào ba ghé bãi
xe trường con mà xem, toàn xe xịn không à, chiếc 81 của con dựng bên thấy hổ
thẹn quá". "Con lấy xe ba mà đi''. ''Xe 82 của ba con không thích, tụt hậu rồi.
Thằng bạn con lại muốn bán con rim vì ba nó hứa sắm cho con pây xì rồi, hay ba


mua con rim này cho con? Nếu ba mua con hứa sẽ học hành chăm chỉ. Còn không
thì ba biết con thế nào rồi đấy!''
Hai bà mẹ tuổi trạc 40, nước mắt ngắn dài, dắt díu nhau đến Trung tâm Tư vấn
tâm lý - tình yêu - hôn nhân - gia đình. Hai chị vốn là bạn học cũ có hai đứa con
gái tuổi 15, học cùng lớp 9 ở một trường điểm của thành phố. Nỗi khổ của hai bà
mẹ này là "không biết dạy con làm sao nữa vì tụi nó hư không chịu nổi".
Chị Kiều Thanh, mẹ của Uyên Nhi, khóc nức nở: ''Tôi không để nó thiếu thứ gì,
việc nhà cũng không phải làm, chỉ việc học nhưng bây giờ lại bất trị, không lo học
hành mà lo ăn chơi đua đòi. Muốn đòi gì phải được, không như là dọa bỏ học, tự
tử, cha mẹ phải chào thua riết đến nỗi đâm sợ con". Chị Yến Trinh, mẹ của Như
Mai, mặt rầu rầu: ''Con gái tôi lúc nhỏ vốn ngoan, tính tình dễ thương, vui vẻ tự
nhiên lớn lên sinh lầm lì, khó dạy. Mấy tuổi ranh bày đặt mơ mộng, yêu đương.
Hai gia đình chúng tôi thân nhau, hai đứa trẻ học cùng lớp cũng thân nhau, hư
giống nhau. Hôm trước hai đứa đàn đúm với một đám bạn đi chơi đêm, về khuya,
chửi bới cấm cản thế nào cũng không được. Mới đêm qua, chúng tôi phải khóa cửa
phòng con lại, sáng nay không thấy nó xuống ăn sáng, gọi không được, phá cửa
vào phòng mới hay nó trốn nhà, nhảy xuống đường qua cửa sổ để đi chơi, giờ
chưa về. Chúng tôi cũng không biết tìm con ở đâu''
Bà Ngọc Mai ở Vĩnh Long lại có nỗi khổ khác. Vợ chồng bà chỉ có một đứa con
trai duy nhất nên cưng như trứng mỏng. Hải - tên cậu con trai - học rất giỏi, ích kỷ
"bẩm sinh'', hay "bắt nạt" cha mẹ, ép cha mẹ làm theo ý mình, không như ý thì làm
mình làm mẩy, thậm chí có lần nó dọa chặt ngón tay nếu ông bà không mua cho
nó bộ đồ chơi điện tử Play Station.
Đang học lớp 11, Hải bỏ ngang vì ''chán học'', nói cách nào cũng không được, ông
bà gửi con lên Sài Gòn học khóa quay video ở đài truyền hình với dự tính sau này
sẽ mở tiệm quay phim, chụp hình cho con. Ngoài tiền học phí, cậu ''lĩnh'' tiền trọ,
tiền cơm, xài vặt đều đều vài triệu mỗi tháng, nhưng 6 tháng trôi qua vẫn chưa
thấy con ra nghề, mà tiền nó yêu sách để học nâng cao, mua sắm thiết bị, chi phí
thực tập ngày càng tăng nại khó khăn thì nó nói sẽ bỏ học về nhà nằm chình
ình cho ba mẹ biết thân.

Bà Mai lên TP hỏi thăm mới hay thằng con chỉ học hai tháng rồi bỏ ngang, vậy nó
lấy tiền nhà làm gì? ''Có thằng bạn phụ bán xe ở khu Gia Long, con ra đó học nghề
để sau này buôn bán xe''. Bà Mai khóc lóc, sợ thằng con xa nhà ăn chơi, lêu lổng
rồi hư hỏng nên bà yêu cầu nó về Vĩnh Long rồi tính nhưng thằng con không chịu,
trốn đi ở trọ chỗ khác. Nhờ thằng con rể đi lùng kiếm mấy ngày, bà Mai mới tìm
thấy thằng con râu ria, tóc tai bù xù ốm nhách trong một khu nhà trọ tồi tàn mà
những hàng xóm của nó trông cũng không mấy lương thiện. Phỉnh nịnh, dụ dỗ,
hứa hẹn đủ điều bà Mai mới ''dinh" được thằng con về quê nằm chình ình vô
dụng ở nhà nhưng bà thấy yên tâm hơn là để nó bay nhảy trên TP mà không kiểm
soát được
Bên cạnh lớp trẻ chăm chỉ học hành, cần cù lao động, có ý chí vươn lên thì cũng
xuất hiện không ít người trẻ vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Các em sống ích
kỷ, chỉ biết mình, đòi hỏi thỏa mãn mọi ý thích của bản thân bất chấp người xung
quanh, hậu quả. Hiện nay có nhiều gia đình mà bố mẹ không chỉ huy được con cái
mà ngược lại bị con ''áp bức''! - bà Nguyễn Thị Hòa Minh - Phó Giám đốc Trung
tâm Tư vấn nói.
Theo bà Minh, vấn nạn trên là hậu quả từ nguồn gốc giáo dục gia đình, khi cha mẹ
quá nuông chiều con, thỏa mãn mọi ý thích của con mà thiếu suy xét, cân nhắc lợi
hại. Có những gia đình giàu có, mua cho con xe hơi, cho đi du học nước ngoài
mà thiếu giáo dục, định hướng cho con cũng góp phần tạo nên những kẻ ăn chơi,
đua đòi, quậy phá và vi phạm pháp luật. Vốn được cưng chiều, điều kiện sống đầy
đủ, dễ dãi nên khi trái ý trẻ thường ra điều kiện "áp bức" cha mẹ để đạt mong
muốn, không được thì bị sốc, thậm chí bị tâm thần.
Một phụ nữ xin tư vấn qua điện thoại, hỏi chuyên viên tư vấn về trường hợp khó
xử của mình, có nên tiếp tục cho con gái du học ở nước ngoài hay không. Cô con
gái cưng của chị được gia đình cho du học ở Hà Lan. Nhưng cô bé khó hội nhập
với môi trường mới, cuộc sống xa nhà có nhiều khó khăn khiến em khó "tồn tại".
Mỗi ngày bà mẹ gọi điện thoại cho con gái 10 lần để đánh thức con dậy đi học,
hướng dẫn con nên ăn gì. Người dì (Việt kiều) của em đến thăm ''phản ánh'' về gia
đình em là ''con gái gì mà ăn ở dơ bẩn, phòng ốc bừa bộn ".

Sự nuông chiều, ấp ủ con thái quá dẫn đến hậu quả là hạn chế trẻ cơ hội trải qua,
tiếp thu và học được những kỹ năng sống. Trong khi các gia đình ngày càng ít con,
cha mẹ ngày càng khá giả, tiền nhiều được dốc vào con, chiều chuộng, thỏa mãn
mọi ý thích của con để bù đắp những ngày cha mẹ nghèo khó. Bà Minh cho rằng
đây là một sai lầm vì trẻ không lao động, chưa làm ra tiền nên không biết giá trị
thật sự của đồng tiền lại quen được chu cấp, sử dụng tiền thoải mái nên hình thành
thói quen xấu ảnh hưởng đến tính cách, đạo đức, trái ngược với mong muốn của
cha mẹ.
Một trong những chức năng chính của gia đình là giáo dục con cái. Giáo dục con
tồi sẽ cung cấp cho xã hội những sản phẩm xấu. Tệ nạn, tỉ lệ tội phạm, các băng
cướp trẻ ngày càng tăng một phần cũng từ đây mà ra. Giáo dục trong gia đình rất
quan trọng. Gia đình cũng là một trường học và người mẹ là cô giáo đầu tiên của
trẻ, phải dạy dỗ, đưa trẻ vào nề nếp, kỷ luật từ nhỏ. Cha mẹ phải gương mẫu, hiểu
tâm lý lứa tuổi của trẻ và có phương pháp giáo dục con cái hợp lý, khoa học -
muốn thế cha mẹ phải có kiến thức, trong đó vai trò của người mẹ là quan trọng
nhất do là người trực tiếp chăm sóc và có thời gian gần gũi trẻ nhiều nhất.
Sự kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ phải dựa trên nền
tảng giáo dục gia đình. Những giải pháp hiệu quả để giáo dục trẻ trong gia đình,
theo bà Minh là: tạo thói quen tốt cho trẻ từ nhỏ; phải xét nhu cầu vật chất của con
có hợp lý không, không hợp lý phải giải thích để con hiểu; thái độ của cha mẹ rất
quan trọng, không nên dỗ dành, mặc cả "con ngoan, học giỏi bố mẹ sẽ cho "; góp
phần dẫn dắt, giáo dục, hình thành ở con tính cách tự lập, độc lập để hình thành
những kỹ năng sống, ngược lại trẻ sẽ yếu đuối, ỷ lại, ích kỷ


×