Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức cha me cần biết - Phần 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.75 KB, 7 trang )

Con cần gì nhất ở người cha?
Trước tiên, hãy lắng nghe tiếng nói của kinh nghiệm thực sự. Kim hờn dỗi, thở dài,
rồi đi khắp nhà tìm chú chó con bị thương. Có lúc Kim bật khóc. Cha mẹ lo lắng
hỏi Kim: "Có chuyện gì vậy con?", nhưng Kim nói: "Không có gì đâu". Làm sao
Kim có thể giải thích chuyện thất vọng về yêu thương mà người lớn lại không hề
biết?
Cuối cùng, người cha ngồi xuống, cầm tay con gái và nhẹ nhàng hỏi han. Người
cha cũng biết được nguyên nhân làm buồn lòng con gái. Ông đã nói chuyện với
con gái về cuộc sống và tình yêu, đồng thời an ủi con. Kim mới 6 tuổi. Không
cười chê con mà ông vẫn cư xử nghiêm chỉnh và tỏ sự quan tâm sâu sắc.
Làm cha, ông luôn tỏ sự yêu thương con, dành thời gian cho con và tìm hiểu ý
muốn của con. Quả thật, có con thì dễ, nhưng làm cha thì rất khó. Do vậy mà luôn
luôn phải cố gắng. Chuyên gia tâm lý Ray Guarendi giải thích: "Người cha đem lại
sự hiện diện độc nhất và sức mạnh đặc biệt đối với việc nuôi dạy con cái". Các giá
trị truyền thống - căn nguyên nền tảng của sự tin tưởng lẫn nhau, sự thật và tình
yêu thương vô điều kiện, vẫn là các bí quyết để nuôi dạy con cái nên người. Trong
đó, người cha đem lại món quà quý giá cho việc làm cha mẹ.
Bản năng làm cha đôi khi xảy đến dễ dàng, nhưng đôi khi lại cần được học tập.
Công việc nuôi dạy con cái đòi hỏi nỗ lực không ngừng nhưng có hiệu quả tích
cực. Đây là 4 điều mà con cái cần nhất ở người cha:
1. TÌNH YÊU THƯƠNG
Sau nhiều năm tư vấn gia đình, Kenneth Meade đúc kết: "Con cái muốn người cha
biểu lộ tình thương bằng ngôn ngữ và cử chỉ". Những động thái của người cha
luôn quan trọng đối với con cái, tạo nên tính cách của chúng. "Mẹ răn một trăm
không bằng cha ngăm một tiếng" (ca dao).
Các biểu hiện rõ ràng đều khả dĩ khuyến khích con cái, vì dù nhỏ nhưng chúng rất
nhạy bén về sự cảm nhận tình thương. Cần có "mật mã yêu thương" để con cái tin
rằng nó được yêu thương rất nhiều. Người cha có thể biểu cảm với con cái qua sự
yêu thương của người mẹ dành cho con cái. Hạnh phúc vợ chồng là động lực tái
ổn định các yếu tố đối với con cái.
2. DÀNH THỜI GIAN


Có hai điều quan trọng nhất mà người cha có thể dành cho con cái là tình thương
và thời gian. Nhiều khi con cái chỉ cần người cha. Điều làm cho con cái nhớ cha
mình đó là sự hiện diện thường xuyên của người cha trong gia đình. Nhà văn
Susan Jacoby nhớ lại: "Có lần cha tôi gọi tôi đang ở ngoài vườn về ăn cơm. Cha
tôi không hề nói: Cứ mặc kệ nó".
Dành thời gian cho con cái có thể là trò chuyện hoặc chơi với chúng, kiểm tra và
hướng dẫn chúng học tập, dẫn chúng đi chơi Đó là những giây phút quý giá
trong quan hệ phụ tử, gọi là "giờ gia đình".
3. TÌM HIỂU Ý MUỐN
Một trong các quy luật chăm sóc con cái đối với người cha là nghĩ lại thời thơ ấu
của mình với bao điều kỳ diệu, sợ hãi và khôi hài đối với tuổi thơ. Đừng quên
quan điểm phức tạp của con cái. Những hộp đồ chơi đối với chúng là lâu đài sang
trọng chứ không đơn giản như người lớn tưởng.
Tìm hiểu ý muốn của con cái để giúp chúng hướng về điều tốt, cần nghiêm nghị
chứ không nghiêm khắc, cương trực chứ không áp đặt. Hiểu ý con cái để khả dĩ
gần gũi và trò chuyện thân mật với chúng. Sự cởi mở của người cha sẽ tạo sự tin
tưởng nơi con cái. Cởi mở chứ không dễ dãi hoặc nuông chiều.
4. ĐẶT GIỚI HẠN
Cha mẹ miễn cưỡng kỷ luật con cái thì thiếu trực giác và quên rằng con cái cũng
có trực giác về kỷ luật và tự do. Chúng cũng có quyền tranh luận hoặc phản đối
khuyết điểm của cha mẹ - dĩ nhiên vẫn phải giữ lễ phép. Chúng cần biết một giới
hạn, nhưng vẫn biết tò mò một cách khoa học mà không sợ hãi.
Kỷ luật là hình thức cương trực của tình thương, có chút mạo hiểm vì trẻ em
thường rất ghét động thái "ra lệnh". Các nghiên cứu cho thấy rằng kỷ luật đúng trở
thành nền tảng của yêu thương rất hữu ích. Người cha không dám kỷ luật là người
cha quá nhu nhược. Đôi khi cũng cần trừng phạt vì kỷ luật là "điều làm cho con
cái", còn trừng phạt là "điều làm đối với con cái". Với mục đích rõ ràng, đó là sửa
sai cách cư xử của con cái bằng cả tình yêu thương.
Nếu con cái nói dối, phải kỷ luật ngay, dù là điều nhỏ. Hãy phân tích cho con cái
thấy rằng cần có sự chân thật trong cuộc sống. Nhờ vậy, con cái sẽ sống lương

thiện, không lợi dụng ai, biết cảm thông và trở thành người tốt đúng nghĩa.
Những trẻ được kỷ luật đúng, chứ không trừng phạt độc đoán, sẽ không tức giận
cha mẹ mà còn biết ơn. Những trẻ này sẽ đức hạnh và nhạy cảm. Con cái rất cần
sự nghiêm nghị của người cha.
Nữ y tá Nancy Carothers cho biết: "Nhiều trẻ em khi đau đớn hoặc sắp chết đều
muốn gặp người cha. Có em nắm tay mẹ mà vẫn gọi người cha. Tôi thấy trẻ em
yêu mẹ nhưng cần cha. Dù được mẹ cho mọi thứ, nhưng chúng vẫn cảm thấy an
toàn và được bảo vệ khi có người cha. Không gì thay đổi được nhu cầu cần cha
trong cuộc đời con cái".

Con đầu lòng, con giữa và út
Con đầu lòng
Ðứa con đầu lòng bao giờ cũng đem lại cho đôi vợ chồng trẻ niềm hạnh phúc to
lớn. Nếu cưới nhau đã lâu, hai vợ chồng đã lớn tuổi, mới sinh được con muộn thì
đứa con đó lại càng quý. Người xưa hay chúc tụng vợ chồng đó bằng câu “lão
bạng sinh châu” (con trai đã già mà còn sinh được ngọc). Trong một đại gia đình,
nhiều anh em, người nào có con đầu lòng đầu tiên thì đứa con đó sẽ được các chú,
bác yêu chuộng gấp bội. Nhiều gia đình cho rằng có đứa con sẽ làm cho tình cảm
gia đình bền chặt, thắm thiết hơn. Trong các gia đình Á Ðông, phong tục trọng
nam khinh nữ còn nặng, đứa con đầu lòng là con trai thường được quý hơn con gái.
Có con đầu lòng là con trai coi như dòng họ đã có người nối dõi tông đường.
Trong một xã hội mà gia đình chỉ có một con như xã hội Trung Quốc, việc sinh
con trai đầu lòng lại càng quan trọng.
Con đầu lòng cũng là nạn nhân của sự thiếu kinh nghiệm của cha mẹ, do mới sinh
lần đầu. Do vị trí đặc biệt trong gia đình, con đầu lòng vừa là niềm hy vọng vừa là
chỗ dựa của cha mẹ. Cha mẹ thường giao cho nó trách nhiệm coi sóc và làm
gương cho các em. Giúp đỡ cha mẹ, làm "anh hai" (hay "chị hai") của các em, là
điều tự nhiên và hợp lẽ nhất trong các gia đình lao động nghèo và neo đơn. Nhưng
các nhà giáo dục và tâm ý học khuyên các bậc cha mẹ không nên quên rằng các
cháu đầu lòng dẫu sao cũng là những đứa trẻ như những đứa trẻ khác, nếu có điều

kiện hãy để cho nó được sống tuổi thơ ngây của nó. Tuổi thơ ngây, đời người chỉ
có một lần, thật đáng tiếc là trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta, các cháu bắt
buộc phải già trước tuổi, và nếu có thể thì cha mẹ không nên làm cho chúng già
thêm.
Con giữa
Ðứa (hoặc những đứa) con giữa - tức là giữa anh cả và em út - có vị trí bình
thường hơn, ít đặc biệt hơn. Nó có thuận lợi là có thể "liên minh" hoặc với anh cả
hoặc với em út, tùy theo trường hợp. Nhưng các nhà tâm lý lại cho rằng chính đứa
con (hoặc những đứa con) ở giữa là những đứa mà cha mẹ thường ít quan tâm hơn.
Cháu không có đặc quyền của con đầu lòng cũng như của con út. Nếu cha mẹ
không chú ý thì nó sẽ cảm thấy ít được yêu thương và không quan trọng bằng
những đứa khác. Nó sẽ tự co mình lại, dồn nén tình cảm hoặc tìm cách để thu hút
sự chú ý của cha mẹ. Nhưng mặt khác, cũng có khía cạnh tích cực trong vị trí này:
ít được cha mẹ chú ý có nghĩa là sẽ ít chịu áp lực hơn. Nó dễ có nhiều quan hệ tốt
với mọi người, có thể đóng vai trò người hòa giải và xoa dịu những bất đồng hàng
ngày trong anh em.
Con út
Cha mẹ thường có xu hướng cho nó là "bé" ngay đến lúc nó không còn bé nữa, coi
nó là "thằng nhỏ" còn những đứa khác là "thằng lớn". Ðặc biệt là khi cha mẹ đã
quyết định thôi sinh đẻ thì thằng út dù lớn đến đâu cũng được coi là đứa bé nhất.
Sự nuông chiều đặc biệt của cha mẹ và các anh chị lớn thường là nguyên nhân hư
hỏng của nhiều con út. Nhưng nhiều khi ngược lại, có không ít phân bì ganh tỵ từ
phía anh chị lớn. Thương yêu con thì cha mẹ phải đòi hỏi ở con như những đứa
khác và giao cho nó những trách nhiệm tùy theo lứa tuổi, tạo điều kiện phát triển
bình thường như các anh chị nó.
Con sinh đôi
Ðối với những đứa con sinh đôi (hay sinh ba), người ta khuyên cha mẹ nên coi các
cháu như anh em, chị em bình thường không hơn, không kém. Ðiều đó có nghĩa là
mỗi cháu sẽ trưởng thành bình thường, phát triển nhân cách riêng của mình mà
không lệ thuộc người anh em song sinh. Nếu các cháu muốn sống chung, chơi

chung với nhau thì cha mẹ không nên bắt buộc các cháu phải tách ra, nhưng nên
khuyến khích các cháu sống tự lập, mỗi đứa tìm lấy con đường phát triển riêng của
mình và có các bạn riêng. Không nên nhấn mạnh sự giống nhau giữa các cháu.
Phải gọi chúng bằng tên riêng của mỗi đứa. Phải chú ý đến đặc điểm của từng đứa.
Thí dụ: “Con biết rõ hoa lá, con hái cho mẹ một bông hoa…", còn "con thích bơi
cuối tuần sẽ về nhà dì ba để bơi…”. Tuyệt đối không nên cho hai đứa hai cái áo,
một cái bánh như nhau, cùng một lúc. Trái lại, phải chú ý đến tính tình của từng
đứa, như thế các cháu sẽ thấy cha mẹ yêu mình hơn.


×