Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuẩn bị đến trường mầm non ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.75 KB, 7 trang )

Chuẩn bị đến trường mầm non
Việc đầu tiên, cha mẹ phải chuẩn bị cho con cặp sách. Trên cặp ghi rõ họ tên, số
điện thoại liên lạc ở nơi dễ thấy nhất. Nên chuẩn bị sẵn bao đựng đồ bẩn (dơ) cho
trẻ mỗi ngày và đặt bao ở ngăn dễ tìm để cô giáo khỏi mất thời gian lục tìm.
Về quần áo, nếu trẻ hay tè dầm, hay đổ mồ hôi , phụ huynh nên đem thêm một
vài bộ quần áo dự phòng. Quần áo phải đơn giản, thoáng mát, nhẹ nhàng không
quá cầu kỳ làm cô giáo mất thời gian khi mặc vào hay cởi ra cho cháu. Có nhiều
người cho con bận đồ rất mốt, nhiều nút, nhiều dây đến khi trẻ cần vệ sinh không
cởi ra kịp. Quần áo cũng cần phải thêu tên rõ ràng, dễ thấy.
Về giày dép cần đơn giản, dễ mang dễ tháo. Giày dép quá chật, quá rộng, quá
cứng sẽ làm trẻ đau chân, dễ bị tai nạn khi di chuyển.
Một vài lưu ý khác:
 Không đem bánh kẹo, đồ chơi ở nhà vào lớp để tránh tình trạng trẻ giành
bánh kẹo đồ chơi của nhau.
 Khi đón con về cần kiểm tra lại đồ đạc trong cặp. Nếu thiếu, nhầm hoặc có
đồ chơi không phải của con mình thì báo với cô ngay để tìm lại đúng đồ.
Tránh trường hợp trẻ thích những đồ chơi của bạn, của lớp nên lén lấy về
nhà.
 Đầu năm học là khoảng thời gian không chỉ vất vả với phụ huynh, khó khăn
với trẻ mà còn vất vả cho giáo viên vì chưa nhớ hết tên, đặc điểm trẻ, đồ
dùng cá nhân của các em. Vì thế sự hợp tác của phụ huynh là điều rất cần
thiết.

Chuẩn bị đồ đi cắm trại
Cuối hè, thiếu nhi thường được đi dã ngoại ở một nơi nào đó. Các bậc cha mẹ rất
hay lo lắng, không biết phải chuẩn bị những gì để con đi chơi thoải mái và an toàn
nhất. Hãy tham khảo một vài gợi ý sau:
- Mang theo túi thuốc cấp cứu, ngoài cồn, bông băng, thuốc đỏ, thuốc tím nên có
thêm những loại trị đau đầu, chống say xe, giảm đau, đi ngoài.
- Nên chọn những bộ đồ rộng, mỏng, hút mồ hôi mang theo. Lên rừng cần mang
áo mưa và mặc quần áo dài. Vào hang động cần đi giày đế cao su có độ bám cao.


- Nên chọn hành trình vừa phải, căn cứ vào độ tuổi và giới tính.
- Thức ăn mang theo cần nhiều chất dinh dưỡng, bảo quản được lâu và khó dập nát.
- Không nên mang rau sống, sữa chưa tiệt trùng, kem, nước đá và thịt cá sống. Với
các loại tôm, sò, cua, ốc cần cảnh giác nếu cơ thể con bạn dễ bị dị ứng.
- Trẻ đi chơi về, mồ hôi nhễ nhại không nên cho nhảy xuống sông, hồ tắm vì dễ bị
cảm.

Chuẩn bị khi bé chơi máy vi tính
Ðể định hướng cho con cái sử dụng máy tính đúng cách, các bậc phụ huynh nên
lưu ý:
1. Khoảng cách nhìn: Mắt nên cách màn hình khoảng 70-90cm. Màn hình nên
được đặt sao cho thật dễ nhìn để khuyến khích trẻ luôn giữ khoảng cách thích hợp,
tốt nhất chỉ nên cao tới trán để trẻ không phải ngó nghiêng tới lui khi nhìn lên nó.
Kích cỡ font chữ nên to hơn bình thường (khoảng 14-16), được tô đậm và khoảng
cách giữa các dòng nên lớn.
2. Ngồi trên máy: Nên khuyến khích trẻ ngọ ngoạy khi ngồi vào máy. Tránh
ngồi yên quá lâu trước máy tính. Hãy để trẻ tự do đứng, ngồi, đi lại, chúng sẽ khỏe
mạnh và ít bị tổn thương hơn.
3. Tư thế và độ cao khi ngồi: Ngồi sai tư thế sẽ gây ra nhiều loại bệnh như đau cổ
tay, mỏi mắt, nhức đầu, đau lưng Do vậy, phụ huynh nên chọn mua loại bàn ghế
có thể điều chỉnh sao cho khi dùng bàn phím hoặc dùng chuột, khuỷu tay trẻ tạo
thành một góc 90 độ với mặt bàn. Nếu không thể điều chỉnh được ghế, hãy dùng
vật gì đó lót cho trẻ ngồi để đạt độ cao thích hợp. Trong trường hợp trẻ muốn đứng
hay chọn một thế ngồi thoải mái hơn, hãy chiều theo ý chúng. Ngồi đúng sẽ giúp
máu lưu thông tốt hơn.
4. Vật gác chân: Nếu chân của trẻ không chạm đất khi ngồi, hãy dùng dụng cụ
nào đó cho trẻ để chân, tránh làm chân bị tê.
5. Con chuột: Hầu hết chuột máy tính được sản xuất cho người lớn nên hãy cố
gắng tìm loại thích hợp với bàn tay của trẻ và đặt nó ở nơi trẻ dễ với tới nhất. Hầu
hết trẻ em không có kỹ năng vận động phát triển cao trong việc sử dụng chuột nên

hãy cho trẻ dùng chuột có bi lăn vì chúng dễ thao tác hơn chuột thường.
6. Bàn phím: Tốt nhất là chọn loại bàn phím có kích cỡ như một quyển sổ tay vì
khoảng cách phím gần nhau hơn. Phím phải nhạy để trẻ khỏi mỏi tay và còn nhằm
tránh hình thành nơi trẻ thói quen xấu là gõ phím mạnh bạo.





Chuẩn bị tâm lý đi khám bệnh
Khi trẻ đoán trước được sắp phải "đi khám bác sĩ" chúng sẽ vô cùng lo lắng và sợ
hãi. Mỗi lần trước khi đi đến bác sĩ, trước ngày thi, hay trước một sự cố nào đó trẻ
đều cảm thấy lo lắng, nhiều lúc còn cảm thấy áy náy, bất an trong người.
Với những trẻ biểu lộ nỗi sợ hãi rõ ràng, bố mẹ có thể nói chuyện với chúng,
nhưng có một số trẻ giấu cảm giác đó trong lòng không nói ra, bạn phải vất vả hơn
để giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, tạo một cảm giác an tâm và vượt qua được nỗi lo âu
này.
Những cảm giác mà trẻ thường gặp phải trước khi đi gặp bác sĩ:
Sợ bị cách ly: Trẻ thường sợ bố mẹ bỏ rơi chúng khi đang ở phòng bệnh, chúng
sợ bố mẹ không ở bên cạnh trong suốt quá trình bác sĩ khám. Nỗi sợ hãi này
thường rơi vào những trẻ dưới 7 tuổi, nhưng nó cũng "đe dọa" cho đến khi trẻ
được 12 hay 13 tuổi.
Sợ đau: Một phần lo lắng trong đi khi khám là sợ bị đau. Chúng đặc biệt rất sợ bị
tiêm, trẻ từ 6 đến 12 tuổi luôn lo lắng với điều này.
Sợ bác sĩ: Thật không may mắn một trong những mối bận tâm của trẻ là cách
khám của bác sĩ. Trẻ có thể hiểu sai về cách chữa bệnh của bác sĩ, chúng chưa thể
nhận thức được những điều bác sĩ làm là cần thiết bởi vậy chúng sẽ có những phản
ứng khó chịu.
"Lo xa": Nỗi sợ hãi vì không biết gì, trẻ thường lo lắng bệnh của chúng nhiều
hơn cả những điều bố mẹ nói cho chúng biết, chúng thường bị ám ảnh những ca

mổ, nhập viện hay một số trẻ còn nghĩ xa xôi hơn là chúng có thể chết.
Thêm nữa, trẻ cũng hay có cảm giác tội lỗi. Chúng tin rằng bệnh tật có thể là một
cách trừng phạt vì chúng không nghe lời bố mẹ hay làm sai một điều gì đó. Và trẻ
cũng tự gieo trong suy nghĩ của mình rằng tiêm, hay uống thuốc cũng là một phần
của sự "trừng phạt".
Bố mẹ nên làm gì?
Là một ông bố bà mẹ, bạn chỉ có thể giúp trẻ bằng cách khuyến khích bé bộc lộ
nỗi sợ hãi của mình và giải thích thêm cho trẻ hiểu về việc đi khám bệnh.
Giải thích lý do đi khám bệnh:
Khi ngày đi đến bạn con thể nói " Đây là lần đi khám cho những trẻ em ngoan
ngoãn, bác sĩ chỉ khám để biết xem con lớn và phát triển như thế nào thôi". Bạn
cũng có thể giải thích kỹ thêm, bác sĩ sẽ hỏi để kiểm tra chắc chắn rằng con hoàn
toàn khỏe mạnh. Cũng nhấn mạnh thêm rằng trẻ khỏe mạnh đi khám bác sĩ đơn
thuần chỉ là một cuộc viếng thăm.
Nếu lần đi khám là để chẩn đoán hay chữa trị bệnh, hãy giải thích với ngôn từ đơn
giản và nhẹ nhàng nhất: "Bác sĩ chỉ muốn kiểm tra để tìm cách làm cho nó khỏe
mạnh và giúp con thấy tốt hơn thôi". Chú ý vào những cảm giác tội lỗi mà trẻ có
thể gặp phải.
Bạn cũng nên tham khảo từ những người cùng cảnh ngộ để giúp trẻ tốt hơn. Nếu
trẻ cần sự quan tâm của bác sĩ nhiều hơn mà điều đó có thể làm cho trẻ cảm thấy
mình đang "dành giật" với các bạn cùng khám thì bố mẹ cần nỗ lực hơn gấp đôi để
xoa dịu cảm giác xấu hổ và an ủi trẻ.
Trong bất cứ trường hợp nào cũng vậy, hãy giải thích cho trẻ hiểu việc đi khám
bác sĩ không phải là một sự trừng phạt nào hết. Đó là một điều rất bình thường như
bao trẻ khác và bác sĩ là một người luôn giúp đỡ mọi người khỏe mạnh và "giải
quyết" mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe.


×